A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Cảm nhận được tình bạn chân thành, trong sáng của Lí Bạch
- Hiểu được phong cách thơ tứ tuyệt của tác giả
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KĨ NĂNG,THÁI ĐỘ
1. Kiến thức
- Tình cảm chân thành, trong sáng, cảm động của nhà thơ đối với bạn
- Hình ảnh, ngôn ngữ thơ tươi sáng, gợi cảm
2. Kĩ năng
- Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại
- Phân tích theo những đặc trưng cơ bản của thơ
- Tự nhận thức bài học cho bản thân qua bài thơ
-Giao tiếp, trình bày suy nghĩ, ý tưởng về vẻ đẹp của tình bạn cao cả được thể hiện qua bài thơ
- Xác định giá trị chân thành, tình nghĩa với bạn bè
3. Thái độ: Giáo dục HS tình yêu cuộc sống ,yêu thiên nhiên đất nước .
C. PHƯƠNG PHÁP:.
-Phương pháp: Phát vấn, quy nạp, tích hợp( với Lịch sử : từ thế kỷ X-XVI)
D. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định: 10a1 10a2 .
2. Bài cũ: 10a1 10a2 .
Đọc thuộc lòng bài thơ “ Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm và cho biết cảm hứng chủ đạo của bài thơ?.
3. Bài mới:
VHVN có ảnh hưởng rất nhiều ở VHTQ bao gồm nhiều thể loại, nhất là thể thơ đường luật. Thơ đường luật là một thành tựu của thơ ca TQ và của thế giới. Thơ VN nói về tình bạn cũng rất nhiều, chúng ta thử tìm hiểu đề tài này đi vào thơ đường đã được tác giả Lý Bạch thể hiện thật đẹp như thế nào?
2 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1415 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tuần 15 tiết 43 đọc văn: tại lầu hoàng hạc tiễn mạnh hạo nhiên đi quảng lăng (lí bạch), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15 Ngày soạn: 227/ 11/ 2011 Tiết : 43 Ngày dạy: 10a1
10a2
Đọc văn:
TẠI LẦU HOÀNG HẠC TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG
(Lí Bạch)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Cảm nhận được tình bạn chân thành, trong sáng của Lí Bạch
- Hiểu được phong cách thơ tứ tuyệt của tác giả
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KĨ NĂNG,THÁI ĐỘ
1. Kiến thức
- Tình cảm chân thành, trong sáng, cảm động của nhà thơ đối với bạn
- Hình ảnh, ngôn ngữ thơ tươi sáng, gợi cảm
2. Kĩ năng
- Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại
- Phân tích theo những đặc trưng cơ bản của thơ
- Tự nhận thức bài học cho bản thân qua bài thơ
-Giao tiếp, trình bày suy nghĩ, ý tưởng về vẻ đẹp của tình bạn cao cả được thể hiện qua bài thơ
- Xác định giá trị chân thành, tình nghĩa với bạn bè
3. Thái độ: Giáo dục HS tình yêu cuộc sống ,yêu thiên nhiên đất nước .
C. PHƯƠNG PHÁP:.
-Phương pháp: Phát vấn, quy nạp, tích hợp( với Lịch sử : từ thế kỷ X-XVI)
D. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định: 10a1……………………………………10a2……………………………………...
2. Bài cũ: 10a1……………………………………10a2……………………………………...
Đọc thuộc lòng bài thơ “ Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm và cho biết cảm hứng chủ đạo của bài thơ?.
3. Bài mới:
VHVN có ảnh hưởng rất nhiều ở VHTQ bao gồm nhiều thể loại, nhất là thể thơ đường luật. Thơ đường luật là một thành tựu của thơ ca TQ và của thế giới. Thơ VN nói về tình bạn cũng rất nhiều, chúng ta thử tìm hiểu đề tài này đi vào thơ đường đã được tác giả Lý Bạch thể hiện thật đẹp như thế nào?
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
Hs đọc tiểu dẫn.
? Nêu những nét đáng chú ý về con người và sự nghiệp thơ ca của Lí Bạch?
? Mạnh Hạo Nhiên là người ntn?
? Bài thơ này được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Hs đọc bài thơ.
Gv nhận xét, hướng dẫn giọng đọc: chậm rãi, buồn, bâng khuâng.
- So sánh phần nguyên tác với dịch thơ qua các từ: cố nhân, yên hoa.
? Đọc hai câu đầu, em nhận thấy không gian, thời gian, nơi tiễn, nơi đến của Mạnh Hạo Nhiên ntn?
?Ở hai câu đầu, tác giả có đơn thuần chỉ tường thuật sự việc, miêu tả bối cảnh chia li ko? Vì sao?
Thảo luận nhóm
? Hình ảnh “cô phàm” và “bích ko tận” có quan hệ với nhau ntn? ý nghĩa của mối quan hệ đó?
GV bình : Sông Trường Giang là huyết mạch giao thông chính của miền Nam Trung Quốc, hẳn có nhiều thuyền bè xuôi ngược. Nhưng trong con mắt thi nhân, giữa ko gian bao la xanh thẳm ấy chỉ duy nhất hình ảnh “cô phàm” của “cố nhân” và sự dịch chuyển của nó là có ý nghĩa:
? Điều đó cho thấy tình cảm của tác giả với bạn ntn?
? Ko gian được gợi ra ở câu cuối ntn?
? Nó thường gợi cho chúng ta cảm giác gì?
? Nó cho thấy tâm trạng gì của tác giả?
? Nhận xét khái quát về nghệ thuật và ý nghĩa của bài thơ?
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Vài nét về tác giả Lí Bạch:
- Lí Bạch (701- 762)
- Nhà thơ lãng mạn lớn của Trung Quốc, được gợi là “ Thi tiên”
2. Mạnh Hạo Nhiên:
- Mạnh Hạo Nhiên (689-740):
- Là một nhà thơ nổi tiếng thời Đường
- Là bạn tri âm của Lí Bạch.
3. Tác phẩm:
- La bài thơ tiêu biểu nhất của Lí Bạch viết về đề tài tiễn biệt
II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN:
1. Đọc.
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Tình cảnh của kẻ ở đối với người đi
- Không gian: Trên sông Trường Giang, phía tây lầu Hoàng Hạc
- Thời gian: giữa một ngày xuân đẹp ( yên hoa, tam nguyệt)
- Người ra đi: Rời Hoàng Hạc để đến Dương Châu ( đô thị phồn hoa bậc nhất thời Đường)
" Thể hiện hiện tình cảm lưu luyến, bịn rịn, có cả sự náo nức của kẻ ở đối với người đi
b. Thiên nhiên trong lúc chia li
- Hình ảnh đối lập:
Cô phàm : îí bích ko tận:
Một cánh buồm mênh mông, rợn ngợp.
lẻ loi nhỏ bé, cô đơn
- Cánh buồm cũng mất hút vào không gian xa mãi, chỉ còn lại dòng Trường Giang chảy vào cõi trời
" Bút pháp tả cảnh ngụ tình
º Cảnh cũng trống vắng, cô đơn như con người
3 . Tổng kết bài học:
a. Nghệ thuật:
- Hình ảnh chọn lọc, ngôn ngữ gợi cảm, giọng điệu trầm lắng
- Tình hòa trong cảnh; kết hợp yếu tố trữ tình, tự sự và miêu tả
b. Ý nghĩa văn bản:
Tình bạn sâu sắc chân thành – điều không thể thiếu được trong đời sống tinh thần của con người ở mọi thời đại
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1. Bài cũ
- Học thuộc lòng bài thơ
? Em hãy tìm và liên hệ với một vài bài thơ Việt Nam trung đại về tình cảm bạn bè
? Qua bài thơ, tác giả muốn nói đến điều gì?
2. Bài mới:
- Soạn bài đọc thêm: Lầu Hoàn Hạc, Khe chim kêu, nỗi oán của người phòng khuê
? biện pháp nghệ thuật và nội dung chủ yếu của Lầu Hoàn Hạc, Khe chim kêu, nỗi oán của người phòng khuê là gì?
E. RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- Tại lầu hoàng hạc....doc