Giáo án Ngữ văn 10 Tuần 15 tiết 43,44- Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

- Khái niệm cơ bản về từng phép tu từ: An dụ, hoán dụ.

- Tác dụng của từng phép tu từ nói trên.

2. Kĩ năng:

- Nhận diện đứng hai phép tu từ trong văn bản.

- Phân tích được cách thức cấu tạo của hai phép tu từ.

- Bước đầu biết sử dụng ẩn dụ và hoán dụ trong những ngữ cảnh cần thiết.

II. CHUẨN BỊ

 - GV: Giáo án, SGK , SGV

 - HS: Đọc và soạn bài trước ở nhà

III. PHƯƠNG PHÁP

Vấn đáp, hoạt động nhóm, thảo luận.

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

 1- Ổn định lớp.

 2- Kiểm tra bài cũ:

 3- Bài mới:

 

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2342 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tuần 15 tiết 43,44- Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15 Tiết: 43,44 THỰC HÀNH PHÉP TU TỪ ẨN DỤ VÀ HOÁN DỤ I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Khái niệm cơ bản về từng phép tu từ: An dụ, hoán dụ. - Tác dụng của từng phép tu từ nói trên. 2. Kĩ năng: - Nhận diện đứng hai phép tu từ trong văn bản. - Phân tích được cách thức cấu tạo của hai phép tu từ. - Bước đầu biết sử dụng ẩn dụ và hoán dụ trong những ngữ cảnh cần thiết. II. CHUẨN BỊ - GV: Giáo án, SGK , SGV - HS: Đọc và soạn bài trước ở nhà III. PHƯƠNG PHÁP Vấn đáp, hoạt động nhóm, thảo luận. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1- Ổn định lớp. 2- Kiểm tra bài cũ: 3- Bài mới: Hoạt động của GV-HS Nội dung cần đạt HĐ1 - GV: Cho Hs hoạt động nhóm + Nhóm 1: bài tập 1 + Nhóm 2: bài tập 2 (1,2,3) - HS: Thảo luận từng câu hỏi Đại diện trình bày bảng phụ - GV: Nhận xét, đánh giá, bổ sung . - GV: Ẩn dụ là gì? Có mấy kiểu ẩn dụ? - HS: Trả lời + Ẩn dụ la gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. + Các kiểu ẩn dụ: ẩn dụ hình thức, cách thức, phẩm chất và chuyển đổi cảm giác. HĐ2 - GV: Yêu cầu Hs làm bài tập 1,2 sgk. - HS: Làm bài tập, cá nhân lên bảng trình bày - GV: nhận xét, bổ sung Hoán dụ là gì? Các kiểu hoán dụ? - HS: Trả lời + Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. + Các kiểu hoán dụ: * Lấy một bộ phận để gọi toàn thể * Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng * Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật * Lấy cái cụ thể để gị cái trừu tượng I. ẨN DỤ 1.a.Thuyền, con đò: luôn cơ động, ngược xuôi -> chỉ người con trai. - Bến, cây đa bến cũ: cố định, thụ đông -> chỉ người con gái - Thuyền, bến, cây đa, con đò mang nội dung ý nghĩa: chỉ con người, tình cảm trai gái trong cảnh ngộ xa nhau b. Thuyền, bến (1), cây đa bến cũ, con đò (2) khác nhau ở khung cảnh gt (tuy bề ngoài thể hiện giống nhau) 2.- Câu (1): ẩn dụ “lửa lựu lập loè”: cảnh sắc mùa hè hiện lên như có hồn,sống động - Câu (2): ẩn dụ “thứ văn nghệ ngòn ngọt”, “sự phè phỡn thoả thê”, “tình cảm gầy gò”: văn nghệ thoát li đời sống, vô bổ và chỉ những tình cảm riêng tư của cá nhân nhỏ bé, ích kỉ - Câu (3): ẩn dụ “hót” -> tiếng reo vui con người. “Giọt” -> thành quả của cách mạng, công cuộc xây dựng đất nước. “ Hứng”-> thừa hưởng thành quả một cách trân trọng. II. HOÁN DỤ 1. - “Đầu xanh”, “Má hồng” -> nàng Kiều cô gái lầu xanh còn trẻ, đẹp. => Hoán dụ lấy “bộ phận” chỉ “toàn thể “ -“Áo nâu”, “Áo xanh” -> người nông dân, công nhân. => Hoán dụ lấy “ đặc điểm của sự vật” để chỉ sự vật. 2.- Hoán dụ: Thôn Đoài, thôn Đông - An dụ: cau thôn Đoài, trầu không thôn nào (người đang yêu) -> quan hệ giữa những s.vật gắn bó khăng khít với nhau, tồn tại vì nhau. Đích người nói hướng về người yêu nhưng người nói lại dùng cách nói bâng quơ, lấp lửng. 4. Hướng dẫn tự học: - Tìm thêm ẩn dụ và hoán dụ trong các văn bản văn học ở SGK Ngữ văn 10 - Xem lại đề bài của bài làm văn số 3 chuẩn bị cho tiết trả bài viết. Tiết: 45 TRẢ BÀI SỐ 3 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Thấy được những ưu điểm, khuyết điểm của bài viết. - Kĩ năng phân tích, lập dàn ý. - Có ý thức tự rèn luyện để nâng cao năng lực viết văn. II. CHUẨN BỊ - GV: Soạn giáo án, SGK, bài viết của học sinh - HS: Chuẩn bị dàn ý trước ở nhà III. PHƯƠNG PHÁP Gợi mơ, vấn đáp, thảo luận, thuyết giảng. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: (Kèm file) 4. Hướng dẫn về nhà: - Xem lại bài làm văn số 3. - Đọc và soạn bài: Cảm xúc mùa thu ( Đỗ Phủ ) Duyệt tuần 15- 21/11/2011 P.HT

File đính kèm:

  • docGA 10 2012T15.doc