Giáo án Ngữ văn 10 Tuần 19, tiết 55,56,57- Trình bày một vấn đề

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp HS:

1. Nắm được yêu cầu và cách thức trình bày một vần đề.

2. Áp dụng hiểu biết, kĩ năng để trình bày một vấn đề trước tập thể.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

 - S GK, SGV

 -Thiết kế bài học .

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 1. Kiểm tra bài cũ

 2. Giới thiệu bài mới: Trong khi giao tiếp kể cả nói và viết, chúng ta còn có kĩ năng trình bày hay thể hiện rõ nhận thức, tư tưởng tình cảm của mình. Vì vậy, chúng ta cần có hiểu biết cách trình bày một vấn đề.

 

doc7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1074 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tuần 19, tiết 55,56,57- Trình bày một vấn đề, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trình bày một vấn đề mục tiêu bài học Giúp HS: Nắm được yêu cầu và cách thức trình bày một vần đề. áp dụng hiểu biết, kĩ năng để trình bày một vấn đề trước tập thể. B. phương tiện thực hiện - S GK, SGV -Thiết kế bài học . c. tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ 2. Giới thiệu bài mới: Trong khi giao tiếp kể cả nói và viết, chúng ta còn có kĩ năng trình bày hay thể hiện rõ nhận thức, tư tưởng tình cảm của mình. Vì vậy, chúng ta cần có hiểu biết cách trình bày một vấn đề. Phương pháp Nội dung cần đạt GV: Cho HS đọc SGK của phần I, II, III GVH: Phần I SGK trình bày nội dung gì ? Em hãy nêu chỉ ra một cách khái quát ? (H/S đọc SGK) GVH: Anh (chị) chọn vấn đề trình bày như thế nào? Để có cơ sở lựa chọn phải có suy nghĩ và xác định gì? (H/S đọc SGK) GVH: Tại sao phải lập dàn ý cho bài trình bày ? GV: Cho các em thử xây dựng dàn ý về vấn đề an toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người. GVH: Có mấy bước trong khi trình bày ? GV: Nhắc HS tham khảo phần ghi nhớ SGk. I. Đọc – Hiểu HSĐ&TL : - Trình bày tầm quan trọng của việc trình bày một vấn đề. + Trình bày một vấn đề nào đó là nhu cầu cuộc sống lao động, học tập và công tác. + Mục đính để người khác, tập thể nhận thức, suy nghĩ, tình cảm của mình cũng như thuyết phục họ cảm thông và đồng tình. + Những công việc đó không dễ dàng. Vì vậy phải nắm được một số thao tác về trình bày một vấn đề. II. Công việc chuẩn bị: 1. Chọn vấn đề trình bày HSĐ&TL : - Chọn vấn đề trình bày tuỳ thuộc vào đề tài. Tức là trình bày vấn đề gì để có sự lựa chọn ấy cần xác định. + Hiểu biết của bản thân về vấn đề đó. + Người nghe là nhưng ai (tuổi tác, trình độ, giới tính và nghề nghiệp. Họ đang quan tâm tới đề gì). + Đề tài trình bày có bao nhiêu vấn đề. Sau khi đã xác định được như vậy, ta bắt đầu lập dàn ý cho vấn đề cần trình bày 2. Lập dàn ý cho bài trình bày HSĐ&TL - Để việc trình bày rõ ràng, rànhg mạch, đầy đủ không có khiếm khuyết cần phải có dàn ý cho bài trình bày. Dàn ý còn làm cho ta chủ động hơn trong quá trình trình bày, Dàn ý trình bày vấn đề cũng như bài văn. Ví dụ trình bày trước học sinh toàn trường về vấn đề an toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người. - Tập lập dàn ý như thế nào? Sau khi đặt vấn đề, các ý cần phải trình bày là: Quan niệm thế nào là an toàn giao thông? - Không làm ảnh hưởng tới người khác hoặc gián tiếp gây ra tai nạn trong quá trình tham gia giao thông., - Đi đến nơi về đến chôn. b. Một số vấn đề bức xúc trong quá trình tham gia giao thông hiện nay. - Số lượng lượt người tham gia giao thông quá đông với mật độ dày đặc. - Không phải ai cũng hiẻu biết về yêu cầu tham gia giao thông như nhau (còn phóng nhanh vượt ẩu, không chấp hành quy định của an toàn giao thông…) - Phương tiện tham gia giao thông không đảm bảo thông số kĩ thuật: - Đường giao thông không phải ở đâu, lúc nào cũng đạt về yêu cầu c. Trước tình hình ấy cần phải có biện pháp khắc phục như thế nào? - Có ý thức chấp hành luật lệ giao thông. - Phương tiện tham gia giao thông phải thật sự đẩm bảo, đúng quy định. - Mọi người phải tự gíac làm tốt và nhắc nhở chung để thực hiện. III. Trình bày: HSĐ&TL : - Thông thường có ba bước 1. Thủ thuật cần thiết (Đặt vấn đề) - Chào cử toạ và mọi người bằng lời lẽ ngắn gọn và đầy đủ nhất. - Nêu lí do trình bày. 2. Trình bày - Nội dung chính là gì - Nội dung ấy gồm bao nhiêu vấn đề - Mỗi vấn đề được cụ thể hoá như thế nào? - Cần có chuyển ý, chuyển đoạn. Mỗi vấn đề cần liên hệ dẫn chứng cụ thể cho sinh động. Chú ý: Xem thái độ cử chỉ của người nghe có gì phản ứng không (nói chuyện riêng…) để kịp thời chỉnh sửa nội dung và cách trình bày. 3. Kết thúc vấn đề - Tóm tắt, nhấn mạnh một số ý chính - Đặt ra yêu cầu cụ thể - Cám ơn người nghe lập kế hoạch cá nhân mục tiêu bài học Giúp HS Nắm được cách thành lập kế hoạch các nhân Có thói quen và kĩ năng lập kế hoạch cá nhân B. . phương tiện thưc hiện - S GK, SGV -Thiết kế bài học . c. tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ 2. Giới thiệu bài mới Phương pháp Nội dung cần đạt GV : Cho HS đọc SGK GVH: Kế hoạch cá nhân là gì ? GVH: Lập được kế hoạch cá nhân có lợi như thế nào ? GV: Cho H/S đọc SGK GVH: Đọc ví dụ SGK Anh (chị) cho biết bản kế hoạch cá nhân gồm mấy phần ? Nêu cụ thể ? GVH: Đọc bài 1 SGK và cho biết những điểm khác nhau của bản kế họach cá nhân. GVH: Bài 2 (Đọc ví dụ SGK) I. Sự cần thiết lập kế hoạch cá nhân HSĐ&TL : - Kế hoạch cá nhân là bản dự kiến nội dung, cách thức hành động và phân bố thời gian để hoàn thành cho một công việc nhất định của một người nào đó. - Lập được kế hoạch cá nhân ta sẽ hình dung trước công việc việc cần làm, phân phối thời gian hợp lí. Tránh bị động, bỏ sót, bỏ quên công việc. Vì vậy, lập kế hoạch cá nhân là thể hiện phong cách làm việc khoa học, chủ động, công việc sẽ tiến hành thuận lợi và đạt kết quả. Vậy cách lập kế hoạch cá nhân như thế nào? II. Cách lập kế hoạch cá nhân HSĐ&TL : - Bản kề hoạch cá nhân gồm hai phần . Cụ thể là: + Phần 1 nêu họ tên. Nơi làm việc, học tập của người lập kế hoạch. + Phần 2 nêu nội dung công việc cần làm, thời gian địa điểm tiến hành, dự kiến kết quả đạt được. Chú ý: Nếu làm kế hoạch cho riêng mình thì không cần phần 1, Lời văn ngắn gọn. Cần thiết có thể kẻ bảng. III. Củng cố - Tham khảo phần ghi nhớ SGK IV. Luyện tập HSĐ&TL : - Đây là thời gian biểu trong một ngày. Nó không phải là bản kế họach cá nhân dự kiến làm công việc nào đó. Đây chỉ có sự sắp xếp thời gian biểu cho một ngày. Công việc chỉ nêu chung. Không cụ thể. Không có phần dự kiến hoàn thành công việc, kết quả cần đạt. HSĐ&TL : - Nội dung cần bổ sung + Viết dự thảo báo cáo, dự kiến nội dung * Kiểm điểm quá trình thực hiện nhiêm vụ của chi đoàn những việc đã làm được, kết quả cụ thể * Nguyên nhân * Những mặt yếu, kém, nguyên nhân * Phương hướng công tác nhiệm vụ nhiệm kì tới, nêu rõ phương hướng cụ thể để thực hiện tốt những gì đã đề ra + Cách thức tiến hành đại hội * Thời gian ,địa điểm * Ai đảm nhiệm công tác tổ chức trang trí cho đại hội * Bí thư báo cáo * Đề cử, ứng cử vầo BCH * Bầu ban kiểm phiếu Tất cả phải có ý kiến tham gia của chủ nhiệm lớp và duyệt BCH Đoàn trường. Phuự Soõng Baùch ẹaống a. mục tiêu bài học Giúp HS : 1, Cảm nhận được nội dung yêu nước và tư tưởng nhân văn của bài Phú. 2, Thấy được những đặc trưng cơ bản của thể Phú về các mặt kết cấu, hình tượng nghệ thuật, lời văn… B. . phương tiện thưc hiện - S GK, SGV -Thiết kế bài học . c. tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ 2. Giới thiệu bài mới: Phửụng Phaựp Noọi Ding Caàn ẹaùt GV: Cho HS đọc tiểu dẫn, SGK Tr.3 GVH: Em hãy nêu những nét chính về cuộc đời của tác giả ? GVH: Em hãy nêu vài nét về tác phẩm (thể loại, bố cục, chủ đề) ? GV: Đọc diễn cảm một đoạn, sau đó gọi 1-2 em đọc nốt phần còn lại. GVH: Anh(chị) hãy cho biết nhà thơ ở đây là ai ? GVH: Anh(chị) hãy phân tích tư thế và diễn biến tâm trạng của khách khi đứng trước dòng sông lịch sử ? GV: Anh(chị) hãy đọc diễn cảm đoạn: “ Bên sông các bô lão…hoàn toàn chết trụi” GVH: Anh(chị) hãy cho biết hình ảnh các bô lão địa phương, vốn là những chàng trai quả cảm gần 50 năm trứơc từng tham dự và chứng kiến trận đánh trên sông,đến gặp THS để nói những gì? GV: Đọc diễn cảm 8 câu cuối bài. Nêu vấn đề cho HS thảo luận. GVH: Anh(chị) hãy cho biết nội dung lời ngâm của cả chủ và khách ? Quan hệ giữa hai bài ca ? Chân lí gì được nhấn mạnh ? GV: Có thể cho đọc lại bài thơ Bạch Đằng hải khẩu. Tìm nét tương đồng về nội dung. I, Giới thiệu chung: 1, Tác giả: HSĐ&TL : - Trương Hán Siêu là một trong những trí thức nho học chân chính giai đoạn Thịnh Trần. Ông là môn khách của Trần Hưng Đạo, tính tình cương trực, học vấn uyên thâm, sinh thời được các Vua Trần kính trọng. 2, Tác phẩm: HSĐ&TL - Dự đoán sáng tác khoảng 50 năm sau chiến thắng Bạch Đằng (1288 – 1350), lúc đó THS đã già. - Thể phú: được tiếp nhận từ văn học TQ, được Việt hoá ở VHTĐ Việt Nam. Nội dung của nó thường dùng để kể, tả, thuật lại một khách quan cảnh vật sự việc, phong tục, bàn chuyện đời…để người nghe tự nhận xét. Phú được viết bằng văn vần, văn xuôi hoặc văn biền ngẫu, bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm. Phú có hai loại: Cổ thể (có trước thời Đường)…Cận thể (Phú Đường luật)… - Bố cục: Chia làm 4 đoạn: + Đoạn 1: “Khách có kẻ…luống còn lưu” Giới thiệu nhân vật khách và tráng trí của ông, cảm xúc. + Đoạn 2: “ Bên sông các bô lão…chừ lệ chan”: Cuộc gặp gỡ bên sông và câu chuyện của các bô lão. + Đoạn 3: “Rồi vừa đi …lưu danh”: Lời bình luận của các bô lão. + Đoạn 4: Còn lại. Lời kết, bình luận của nhân vật khách (T/g). II, Nội dung chính 1, Hình tượng nhân vật khách: HSĐ&TL : - Nhân vật khách có thể là chính tác giả. Ông là một nhà Nho, một viên quan tướng của triều đình, một nhà thơ. Tuy tuổi đã già nhưng “tráng trí vẫn còn tha thiết” nên ông đã học người xưa đi khắp nơi thăm ngoạn phong cảnh, mở rộng hiểu biết, di dưỡng tinh thần, sống cuộc đời tự do tự tại. - Đoạn thơ đầu chủ yếu sử dụng những địa danh lừng lẫy ở TQ theo điển tích điển cố. Mục đích chỉ là để nhà thơ thể hiện tráng trí hải hồ của chim bằng chim phượng, bậc đại trượng phu tung hoành thiên hạ mà thôi. - Sông BĐ vào một chiều thu hiu hắt. Cảnh vật nhiên hiện ra thật bao la hùng vĩ, hoành tráng: sang kình…biển trời một sắc…Bên cạch đó là những chiến tích theo dòng thời gian ngày càng hoang phế, điêu tàn. => Đó là nỗi buồn hoài cổ, buồn vì cảnh vật hiu quạnh, thương cho những anh hùng chiến trận lừng lẫy một thời nay đã thành người thiên cổ. Rất có thể nhà thơ cũng đã dự cảm được sự đi xuống của triều đại nhà Trần. - Giọng văn vừa sảng khoái, vừa trầm lắng, vừa hào hùng, bi thiết. 2. Câu chuyện của các bô lão: HSĐ&TL : - Các bô lão địa phương hồ hởi đến gặp vị đại quan. đón khách bằng cả hai đường thuỷ bộ. Họ thăm hỏi chuyện trò với thái độ hiếu khách, tôn kính. - Sau đó là nhắc lại trận đánh xưa: diễn biến có trình tự theo cảnh, việc rất sinh động. Trong đoạn thơ có sử dụng biện pháp khoa trương, phóng đại, so sánh liên tưởng. - Nguyên nhân ta có thể chiến thắng thế giặc mạnh là: đựơc lòng trời, lòng người, ta có chính nghĩa, nhân nghĩa, ngược lại, giặc cậy mạnh, hung đồ, giả dối, phi nghĩa, làm trái lòng trời nên đại bại. Ngoài rat a còn có địa lợi, nhân tài (nhân tài). - ý nghĩa của trận đại thắng: là rửa nhục cho đất nước, tái tạo công lao để tiếng thơm còn mãi với lịch sử, thời gian. 3. Lời kết: - Lời hát của các bô lão khẳng định chân lí- quy luật thiên nhiên & lịch sử: + Dòng sông BĐ mênh mông rộng lớn chảy về biển Đông. + Kẻ bất nghĩa nhất định tiêu vong. + Người anh hùng nghìn năm lưu danh. => Các bô lão khẳng định và ca ngợi bài học của Nhân dân, bài học chân chính của lịch sử, sự bất tử của những anh hùng làm nên chiến thắng. Con người là quyết định của sự phát triển của lịch sử bên cạnh những yếu tố thiên thời, địa lợi. - Tác giả khẳng định lại và ngợi ca hai vị thánh quân anh minh (hai vua Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông). Đòng thời nhận thức: đại thắng quân giặc là nhờ vào đất nước có nhân tài, tuấn kiệt (hợp với suy nghĩ của các bô lão). Nhưng ông nhấn mạnh hơn là phẩm chất của người anh hùng phải thể hiện ở cả đức cao. => Đó là phẩm chất đạo đức cao cả, sáng ngời: vua tôi một lòng, vua sáng tôi hiền, cả nước gắng sức thì giặc mới chịu bắt, mới làm nên nghiệp lớn. Đó là tính nhân văn, cao cả, sâu sắc của ông ta. III. Củng cố HSĐ&TL : Phần ghi nhớ SGK

File đính kèm:

  • docNgu Van 10 Tuan 19.doc