A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Nắm được các yêu cầu cơ bản và biết cách trình bày một vấn đề trước tập thể
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KĨ NĂNG,THÁI ĐỘ
1.Kiến thức:
- Tầm quan trọng và yêu cầu của việc trình bày một vấn đề trước tập thể
- Các bước chuẩn bị để trình bày một vấn đề
2. Kĩ năng:
- Nhận ra các tình huống cần trình bày một vấn đề trước tập thể
- Lập đề cương và trình bày một vấn đề trước tập thể
3.Thái độ: mạnh dạn, bình tĩnh, tự tin khi trình bày vấn đề.
C. PHƯƠNG PHÁP:.
thực hành, đặt câu hỏi, thảo luận
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định: 10a1 10a2
2. Bài cũ: 10a1 10a2 .
Kiểm tra trong quá trình bài dạy và kiểm tra việc học đề cương
3. Bài mới:
Trong cuộc sống hàng ngày, giao tiếp là một nhu cầu tất yếu. Trong khi giao tiếp kể cả nói và viết, chúng ta cần có kĩ năng trình bày để thể hiện rõ nhận thức, tư tưởng tình cảm của mình. Vậy, chúng ta cần có hiểu biết cách trình bày một vấn đề.
2 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1124 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tuần 17 tiết 50 làm văn: trình bày một vấn đề, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17 Ngày soạn: 11/ 12/ 2011 Tiết : 50 Ngày dạy: 13 / 12/ 2011
Làm văn: TRÌNH BÀY MỘT VẤN ĐỀ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Nắm được các yêu cầu cơ bản và biết cách trình bày một vấn đề trước tập thể
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KĨ NĂNG,THÁI ĐỘ
1.Kiến thức:
- Tầm quan trọng và yêu cầu của việc trình bày một vấn đề trước tập thể
- Các bước chuẩn bị để trình bày một vấn đề
2. Kĩ năng:
- Nhận ra các tình huống cần trình bày một vấn đề trước tập thể
- Lập đề cương và trình bày một vấn đề trước tập thể
3.Thái độ: mạnh dạn, bình tĩnh, tự tin khi trình bày vấn đề.
C. PHƯƠNG PHÁP:.
thực hành, đặt câu hỏi, thảo luận
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định: 10a1……………………………………10a2……………………………
2. Bài cũ: 10a1……………………………………10a2……………………………..
Kiểm tra trong quá trình bài dạy và kiểm tra việc học đề cương
3. Bài mới:
Trong cuộc sống hàng ngày, giao tiếp là một nhu cầu tất yếu. Trong khi giao tiếp kể cả nói và viết, chúng ta cần có kĩ năng trình bày để thể hiện rõ nhận thức, tư tưởng tình cảm của mình. Vậy, chúng ta cần có hiểu biết cách trình bày một vấn đề.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
? Trình bày một vấn đề có tầm quan trọng như thế nào?
? Muốn trình bày một vấn đề cần phải chuẩn bị những công việc gì?
? Chọn một vấn đề trình bày thuộc vào đề tài chung tức trình bày vấn đề gì? để có sự lựa chọn ấy cần xác định điều gì ?
? Khi trình bày ta chọn đề tài như thế nào ?
? Tại sao cần phải lập dàn ý cho bài trình bày?
? Khi trình bày một vấn đề ta phải thực hiện theo các bước nào?
? Hãy cho biết các câu sau đây tương ứng với phần nào trong quá trình trình bày.
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tầm quan trọng
- Trình bày một vấn đề là một kĩ năng giao tiếp quan trọng trong cuộc sống
2. Công việc chuẩn bị:
- Chọn vấn đề trình bày
+ Lựa chọn nội dung trình bày
+ Hiểu biết về đối tượng cần trình bày
+ Người nghe là ai ( tuổi tác, trình độ, giới tính và nghề nghiệp)
- Lập dàn ý cho bài trình bày:
+ Đề tài trình bày có bao nhiêu vấn đề
+ Các vấn đề được triển khai theo những ý nhỏ nào
3. Các bước trình bày :
Chào hỏi, tự giới thiệu, trình bày các nội dung, kết thúc và cảm ơn
* Chú ý: Cần đảm bảo các yêu cầu của giao tiếp khẩu ngữ để bài trình bày có sức thuyết phục
* Kết luận: Ghi nhớ SGK
II. LUYỆN TẬP:
Bài 1: sgk
a. Phần bắt đầu
- Chào các bạn. Tôi rất phấn khởi...
- Chào các bạn. Cảm ơn các bạn đã tới đây...
- Trước khi bắt đầu, cho phép tôi được nói đôi điều về bản thân...
b. Phần thuyết trình và kết thúc
- Tôi muốn kết thúc bài nói bằng cách nhắc lại đôi điều đã nêu lên ở lúc mở đầu...
- Giờ sắp kết thúc bài nói và đến đây tôi muốn một lần nữa lướt qua những điểm chính đã nêu...
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
- Áp dụng thực hành luyện tập trình bày một vấn đề trong các tính huống học tập và sinh hoạt
- cũng cố: xem phần ghi nhớ ở sgk
- Dặn dò:
+ làm bài tập còn lại ở sgk.
+ chuẩn bị bài: lập kế hoạch cá nhân
E. RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- Trình bày một vấn đề.DOC