I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nắm được đặc điểm cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Trãi.
- Bản anh hùng ca tổng kết cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược gian khổ mà hào hùng của quân dân Đại Việt.
- Bản Tuyên ngôn Độc lập sáng chói tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước và khát vọng hòa bình.
- Nghệ thuật mạng đậm tính chất sử thi, lí lẽ chặt chẽ, đanh thép, chứng cứ giàu sức thuyết phục.
2. Kĩ năng:
- Dựa vào cuộc đời để khai thác nội dung tư tưởng của tác phẩm.
- Phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại cáo.
3. Thái độ:
- Trân trọng danh nhân của dân tộc.
- Nhận thức được vẻ đẹp của “áng thiên cổ hùng văn”.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Giaó án, SGK, SGV.
- HS: Đọc và soạn bài trước ở nhà.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1- Ổn định lớp.
2- Kiểm tra bài cũ:
3- Nội dung bài mới:
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1358 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tuần 21 tiết 58,59,60- Đại cáo bình ngô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuàn 21: Tiết: 58,59,60
ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ
(Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nắm được đặc điểm cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Trãi.
- Bản anh hùng ca tổng kết cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược gian khổ mà hào hùng của quân dân Đại Việt.
- Bản Tuyên ngôn Độc lập sáng chói tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước và khát vọng hòa bình.
- Nghệ thuật mạng đậm tính chất sử thi, lí lẽ chặt chẽ, đanh thép, chứng cứ giàu sức thuyết phục.
2. Kĩ năng:
- Dựa vào cuộc đời để khai thác nội dung tư tưởng của tác phẩm.
- Phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại cáo.
3. Thái độ:
- Trân trọng danh nhân của dân tộc.
- Nhận thức được vẻ đẹp của “áng thiên cổ hùng văn”.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Giaó án, SGK, SGV.
- HS: Đọc và soạn bài trước ở nhà.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1- Ổn định lớp.
2- Kiểm tra bài cũ:
3- Nội dung bài mới:
Hoạt động GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1
- GV: Nêu vài nét cơ bản về cuộc đời Nguyễn Trãi?
- HS: Dựa vào sgk, trình bày ngắn gọn về:
+ Năm sinh-mất, hiệu
+ Quê quán, gia đình
+ Bản thân
- GV: Nhận xét, nhấn mạnh ý chính.
HĐ2
- GV: Kể tên những tác phẩm chính của Nguyễn Trãi đã học hoặc đọc?
- HS: Trả lời
- GV: Nhấn mạnh những TP tiêu biểu
- GV: Giá trị nội dung thơ văn Nguyễn Trãi?
- HS: Trả lời, chứng minh bằng những tác phẩm đã học hoặc đọc.
- GV: Nhận xét, giảng giải
- GV: Giá trị nghệ thuật thơ văn Nguyễn Trãi?
- HS: Trả lời
- GV: Giảng giải, chốt ý chính
* Hướng dẫn tự học:
- Nắm vững cuộc đời, sự nghiệp thơ văn Nguyễn Trãi.
- Chuẩn bị: Đại cáo bình Ngô - Phần tác phẩm
HĐ1
- GV: + Cho biết hoàn cảnh sáng tác của bài ĐCBN?
+ Nêu hiểu biết của em về thể loại “Cáo”?
+ Ý nghĩa nhan đề tác phẩm?
- HS: Trả lời
- GV: Nhấn mạnh ý chính
HĐ2
- GV: Nguyên lí nào được khẳng định để làm chổ dựa cho việc triển khai nội dung bài cáo?
- HS: Trả lời
- GV: Nhân nghĩa là gì? Quan niệm của Nguyễn Trãi về nhân nghĩa?
- HS: Trả lời
+ Nhân nghĩa là mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người trên cơ sở tình thương và đạo lí.
+ Nhân nghĩa là yên dân trừ bạo, tiêu trừ tham tàn bạo ngược để bảo vệ cuộc sống yên bình cho nhân dân. Đây là hạt nhân cơ bản, tích cực nhất trong tư tưởng nhân nghĩa.
- GV: Giảng giải, chốt ý chính
Sau khi nêu tư tưởng nhân nghĩa, tác giả nêu chân lí khách quan về sư tồn tại độc lập có chủ quyền của nước Đại Việt như thế nào?
- HS: Trả lời, nêu dẫn chứng sgk.
- GV: Phân tích, so sánh với bài thơ Sông núi nước Nam (lãnh thổ và chủ quyền)
- Để khẳng định niềm tự hào về lịch sử dân tộc, NT đã vận dụng thủ pháp nghệ thuật nào?
- HS: Trả lời
- GV: Tác giả đả tố cáo những âm mưu , hành động, tội ác nào của giặc Minh?
- HS: Trả lời
Khi vạch rõ âm mưu xâm lược của giặc, NT đã đứng trên lập trường của dân tộc, nhưng khi tố cáo tội ác của chúng, NT đứng trên lập trường nhân bản .
- GV:Chủ trương cai trị của giặc Minh được tác giả miêu tả qua những chi tiết nào ?
- HS: Trao đổi, thảo luận
Đại diện trình bày
- GV: Bổ sung, giảng giải
Chốt ý
Chỉ ra giá trị nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong đoạn cáo trạng này?
- HS: Trả lời
“ Nướng”, “ vùi” -> động từ mạnh ,tội ác man rợ kiểu trung cổ của giặc M.
“Độc ác thay trúc nam sơn không ghi hết tội
Dơ bẩn thay nước Đông Hải không rửa sạch mùi”
-> Lấy cái vô hạn để nói cái vô hạn , dùng cái vô cùng để nói cái vô cùng tội ác của giặc.
- GV: Khái quát
- GV: Hình ảnh Lê Lợi được tác giả khắc họa qua những chi tiết nào?
- HS: Trả lời, dẫn chứng
- GV: Bổ sung, chốt ý
- Cuộc khởi nghĩa của ta đã gặp khó khăn, trở ngại nào?
- HS: Trả lời
- GV: Trước tình hình đó, Ta đã có hướng khắc phục ra sao?
- HS: Trả lời
Bổ sung
- GV: Khái quát
- GV:Với đường lối sách lược và lòng quyết tâm cao độ, quân ta đã dành chiến thắng như thế nào? Nhận xét giọng văn, nhịp điệu, cách sử dụng hình ảnh ở đoạn này so với đoạn trên?
- HS: Trả lời
.
- GV: Chủ trương hòa bình được thể hiện như thế nào trong bài cáo? Hành động này chứng tỏ điều gì?
- HS: Trả lời
+ Tha tội chết cho giặc
+ Cấp ngựa thuyền , lương thực
-> Thể hiện đức hiếu sinh, lòng nhân đạo tinh yêu hòa bình của nhân dân ta và một lần nữa NT đã làm sáng tỏ tư tương Nhân nghĩa - Yên dân trừ bạo.
- GV: NT đã tuyên bố điều gì?
- HS: Trả lời
- GV: Giá trị nghệ thuật và ý nghĩa văn bản?
- HS: Trả lời, đọc ghi nhớ sgk
I. CUỘC ĐỜI
- Nguyễn Trãi là bậc anh hùng dân tộc, một nhân vật toàn tài hiếm có, danh nhân văn hoá thế giới.
- Nguyễn Trãi là một con người phải chịu những oan khiên thảm khốc nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam.
II. SỰ NGHIỆP THƠ VĂN
1. Những tác phẩm chính:
- Viết bằng chữ Hán
- Viết bằng chữ Nôm
-> Nguyễn Trãi là tác giả xuất sắc ở nhiều thể loại văn học.
->Nguyễn Trãi là người khai sáng thơ ca tiếng Việt.
2. Giá trị văn chương:
a. Nội dung:
* Lí tưởng độc lập dân tộc và tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước thương dân.
- Đau đớn, căm giận trước tội ác của quân xâm lược, tinh thần chiến đấu chống ngoại xâm và tự hào dân tộc.
- Làm cho dân giàu, sống hạnh phúc, tôn trọng ý nguyện nhân dân và tận tâm, tận lực đem tài trí phục vụ nhân dân.
* Vẻ đẹp tâm hồn người anh hùng vĩ đại và “con người trần thế nhất trần gian”.
- Con người anh hùng:
+ Lí tưởng anh hùng: nhân nghĩa hòa hợp với yêu nước thương dân.
+ Phẩm chất, ý chí anh hùng: mạnh mẽ, kiên trung, vì dân vì nước chiến đấu chống ngoại xâm và cường quyền bạo ngược.
- Con người trần thế (đời thường):
+ Nỗi đau thế sự, tình yêu thương con người.
+ Tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước.
+ Nghĩa vua tôi, tình cha con sâu nặng.
+ Tình bằng hữu trong sáng.
b. Nghệ thuật:
- Thể loại: việt hoá thơ Đường luật
- Ngôn ngữ: sử dụng từ thuần việt, tục ngữ, ca dao, lời ăn tiếng nói hằng ngày,…
-> Nguyễn Tuân là bông hoa đầu mùa tuyệt đẹp của thơ Nôm Việt Nam.
III. KẾT LUẬN:
- Nội dung: yêu nước, nhân đạo.
- Nghệ thuật: thể loại, ngôn ngữ.
I TÌM HIỂU CHUNG
1. Hoàn cảnh ra đời:
Đầu năm 1428, sau khi dẹp xong giặc Minh, Lê Lợi lên ngôi vua, giao cho Nguyễn Trãi viết bài cáo để tuyên bố kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình cho đất nước.
2. Thể loại:
- Thể cáo.
- Lối văn biền ngẫu.
3. Ý nghĩa nhan đề:
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Nội dung:
a. Đoạn 1: Nêu luận đề chính nghĩa.
- Tư tưởng nhân nghĩa :
+ Yên dân.
+ Trừ bạo.
+ Chống xâm lược.
-> Tư tưởng tích cực.
- Chân lí khách quan về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của nước Đại Việt:
+ Cương vực lãnh thổ.
+ Phong tục tập quán.
+ Nền văn hiến lâu đời.
+ Lịch sử riêng.
+ Chế độ riêng với “hào kiệt đời nào cũng có”
-> Cơ sở chắc chắn từ thực tiễn lịch sử.
- Nghệ thuật:
+ Sử dụng từ ngữ chuẩn xác, trang trọng, giàu hình ảnh gợi cảm.
+ Biện pháp so sánh, liệt kê, đối.
b. Đoạn 2: Tố cáo tội ác của giặc
- Vạch trần âm mưu xâm lược:
Phù Trần diệt Hồ -> bịp bợm, giả nhân giả nghĩa của giặc, âm mưu thôn tính nước ta có sẳn từ lâu.
- Vạch trần chủ trương cai trị thâm độc:
+ Hủy hoại cuộc sống con người bằng những hành động diệt chủng: “nướng dân đen”,“ vùi con đỏ”
+ Vơ vét, bóc lột:
“ nặng thuế khóa”
“còng lưng mò ngoc”
“đãi cát tìm vàng “
“vét sản vật, bắt chim trả”
“bẩy hươu đen”
+ Phu phen: “nay xây nhà mai đắp đất”
+ Diệt sản suất: “tan tác cả nghề canh cửi”
+ Hủy hoại môi trường sống: “tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ” “Nheo nhóc thay kẻ góa bụa”
-> Tình cảnh dân ta khốn cùng, bi đát chốn chốn lưới chăng, nơi nơi cặm đặt.
+ Hình ảnh quân giặc: “thằng há miệng, đứa nhe răng máu mỡ bấy no nê chưa chán”
-> Thú dữ không còn tính người .
* Nghệ thuật viết cáo trạng:
+ Dùng hình tượng để diễn tả tội ác kẻ thù
+ Lấy cái vô hạn để nói cái vô hạn, dùng cái vô cùng để nói cái vô cùng tội ác của giặc.
+ Lời văn trong bản cáo trạng vừa đanh thép, vừa thống thiết, khi úât hận khi trào sôi, khi cảm thương tha thiết, lúc muốn hét thật to, lúc nghẹn ngào tấm tức.
Tóm lại: Bản cáo trạng được xây dựng trên tư tưởng nhân nghĩa và lập trường dân tộc, vì dân mà lên án tội ác của giặc MInh. ĐCBN chứa đựng những yếu tố cơ bản tuyên ngôn nhân quyền.
c. Đoạn 3:
*Giai đoạn đầu cuộc khởi nghĩa:
- Hình ảnh Lê Lợi :
+ Xuất thân bình thường : “chốn hoang dã nương mình”.
+ Con người có lòng căm thù giặc sâu sắc: “há đội trời chung, thề không cùng sống”
+ Có lí tưởng hoài bão lớn: “tấm lòng cứu nước, vẫn đăm đăm muốn tiến về đông”.
+ Có quyết tâm cao thực hiện lí tưởng: “đau lòng nhức óc, quên ăn vì giận”.
- Những khó khăn buổi đầu:
+ Lực lượng yếu.
+ Thiếu nhân tài.
+ Lương thực cạn kiệt.
- Hướng khắc phục khó khăn:
+ Cầu nhân tài.
+ Đòan kết toàn dân:
“nhân dân bốn cõi một nhà”
“tướng sĩ một lòng phụ tử”
+ Đường lối chiến tranh du kích:
“ Thế trận xuất kì”
“Dùng quân mai phục”
+ Tư tưởng chính trị:
“Đem đại nghĩ…thắng hung tàn”
“Lấy chí nhân… thay cường bạo”
* Những chiến thắng lẫy lừng:
- Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật.
- Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay.
- Tây Kinh, Đông Đô
- Ninh Kiều Tốt Động
- Chi Lăng, Xương Giang
-> Cách so sánh kì vĩ, động từ mạnh, tính từ chỉ mức độ, câu văn linh họat, âm thanh giòn giã rộn ràng NT đã khắc họa chiến thắng của ta bằng sức mạnh chính nghĩa và tấm lòng nhân đạo.
d. Đoạn 4:
Tuyên bố độc lập và hòa bình trang trọng, hùng hồn trong không gian, thời gian mang chiều kích vũ trụ vĩnh hằng.
2. Nghệ thuật:
Bút pháp anh hùng ca đậm tính chất sử thi với các thủ pháp nghệ thuật so sánh, tương phản, liệt kê; giọng văn biến hóa linh hoạt, hình ảnh sinh động, hoành tráng.
3. Ý nghĩa văn bản
- Bản anh hùng ca tổng kết cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược gian khổ mà hào hùng của quân dân Đại Việt.
- Bản Tuyên ngôn Độc lập sáng chói tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước và khát vọng hòa bình.
4. Củng cố: Học sinh nhắc lại phần ghi nhớ sgk.
5. Hướng dẫn tự học:
- Tự đưa ra vấn đề thuyết minh và luyện tập lập dàn ý cho bài văn thuyết minh.
- Soạn bài: Phú sông Bạch Đằng- Trương Hán Siêu
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Duyệt tuần 21 – 07/01/2012
P.HT
File đính kèm:
- GA 10 2012T21.doc