A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS: + Biết vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã học về văn bản thuyết minh để viết một bài văn nhằm trình bày một cách chuẩn xác một sự vật, sự việc, hiện tượng quen thuộc trong thực tế đời sống.
+ Tích hợp với kiến thức văn, tiếng việt đã học với vốn thực tế đời sống.
B. PHƯƠNG PHÁP VÀ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1, Phương pháp dạy học
- SGK đã có những hướng dẫn cơ bản chỉ cần dựa vào đó để triển khai . Nhắc HS ôn lại đặc điểm chung của văn thuyết minh.
2, Tiến trình thực hiện
a. Giới thiệu đề bài
GV cho HS chọn 1 trong 03 đề có trong SGK.
HS có thể tìm hiểu thông qua một số câu hỏi gợi ý:
Đề 1:
+ Vì sao cần phải có cây cối ?
+ Tác dụng của cây cối đối với đời sông con người như thế nào ?
+ Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp.
Đề 2:
+ Ma tuý là gì ?
+ Tác hại của ma tuý đối với đời sống của con người như thế nào ?
+ Chúng ta cần phải làm gì để loại bỏ ma tuý ra khỏi cuộc sống ?
Đề 3:
+ Muốn làm văn tốt cần đáp ứng những yêu cầu gì ?
+ Quy trình để làm một bài văn tốt ?
+ Tác dụng tích cức của một bài văn đạt hiệu quả cao ?
* GV: chép đề nên bảng, nêu rõ yêu cầu của bài viết số 5
* HS cần hiểu được yêu cầu của đề, nếu chưa rõ phải hỏi.
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1031 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tuần 22, Tiết thứ: 64, 65, 66- Ra đề bài viết số 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ra đề bài viết số 5
(Học sinh làm tại lớp)
Mục tiêu bài học
Giúp HS: + Biết vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã học về văn bản thuyết minh để viết một bài văn nhằm trình bày một cách chuẩn xác một sự vật, sự việc, hiện tượng quen thuộc trong thực tế đời sống.
+ Tích hợp với kiến thức văn, tiếng việt đã học với vốn thực tế đời sống.
phương pháp và tiến trình tổ chức dạy học
1, Phương pháp dạy học
SGK đã có những hướng dẫn cơ bản chỉ cần dựa vào đó để triển khai . Nhắc HS ôn lại đặc điểm chung của văn thuyết minh.
2, Tiến trình thực hiện
a. Giới thiệu đề bài
GV cho HS chọn 1 trong 03 đề có trong SGK.
HS có thể tìm hiểu thông qua một số câu hỏi gợi ý:
Đề 1:
+ Vì sao cần phải có cây cối ?
+ Tác dụng của cây cối đối với đời sông con người như thế nào ?
+ Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp.
Đề 2:
+ Ma tuý là gì ?
+ Tác hại của ma tuý đối với đời sống của con người như thế nào ?
+ Chúng ta cần phải làm gì để loại bỏ ma tuý ra khỏi cuộc sống ?
Đề 3:
+ Muốn làm văn tốt cần đáp ứng những yêu cầu gì ?
+ Quy trình để làm một bài văn tốt ?
+ Tác dụng tích cức của một bài văn đạt hiệu quả cao ?
* GV: chép đề nên bảng, nêu rõ yêu cầu của bài viết số 5
* HS cần hiểu được yêu cầu của đề, nếu chưa rõ phải hỏi.
b. Tổ chức cho HS làm bài
GV nhắc nhở HS về ý thức và thái độ làm bài; động viên khuyến khích khả năng sáng tạo của các em. Giải đáp thắc mắc nếu có.
HS làm bài tự giác, không chép, copy bài bạn hoặc từ tài liệu, không mất trật tự.
c. Thu bài
GV cho HS thu bài theo bàn khi hết giờ
Nhắc nhở, nhận xét ý thức làm bài của các em
3. Thang điểm:
* Điểm 8,9: Bài làm đáp ứng khá tốt các yêu cầu của mỗi đề. Có sáng tạo, cảm xúc. Có thể còn mắc 1,2 lỗi diễn đạt nhỏ, không sai quá 2 lỗi chính tả.
* Điểm 5,6,7: Đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của đề. Diễn đạt chưa thật tốt, có thể còn mắc lỗi về chính tả nhưng không phải những từ cơ bản. Không sai kiến thức.
* Điểm 3,4,2: Bài làm lan man sơ sài, có lỗi kiến thức cơ bản, chưa đáp ứng được những yêu cầu cơ bản. Sai nhiều chính tả.
* Điểm 0,1: Bài làm lạc đề hoặc bỏ giấy trắng.
Khái quát lịch sử tiếng việt
mục tiêu bài học
Nắm được những nét chính về lịch sử hình thành,phát triển và các quan hệ tiếp xúc của tiếng Việt với tiếng Hán.
Tích hợp các văn bản thơ văn trung đại, hiện đại và tích hợp với vốn sống thực tế. Rèn luyện kĩ năng, ý thức sử dụng tiếng Việt.
phương tiện thực hiện
--SGK, SGV.
- Thiết kế bài học.
c. Tiến trìng dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
2. Giới thiệu bài mới
Phương pháp
Nội dung cần đạt
GV: Cho H/S đọc SGK
GVH: Em hiểu như thế nào về nguồn gốc tiếng Việt ?
GV: Cho H/S đọc phần hai SGK.
GVH: Đặc điểm chính của tiếng Việt thời kì này ?
GVH: Đặc điểm chính của tiếng Việt thời kì này có gì nổi bật ?
GVH: Anh (chị) phân tích sự thay đổi của vị trí tiếng Việt trong thời kì này ?
GV: Gọi HS đọc SGK và phát vấn.
GVH: Chữ viết của Tiếng Việt có lịch sử phát triển như thế nào ?
GVH: Anh (chị) hãy cho biết đặc điểm của chữ Nôm và chữ Quốc ngữ ?
I. Lịch sử phát triển của tiếng việt
1. Tiếng việt trong thời kì dựng nước
HSTL&PB
- Tiếng Việt dược xếp vào cùng một họ với tiếng Môn (Mianma) và tiếng Khmer (Campuchia)
- Cụ thể: Tiếng Việt thuộc họ ngôn ngữ Nam á, dòng Môn-Khmer, nhánh Việt Mường.
- Trong thời kì này tiếng Việt chưa có thanh điệu, còn có một số phụ âm kép tl, kl, pl… và các âm cuối l, h, s…
2. Tiếng Việt thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc
HSĐ&TL:
* Mặc dù tiếng Việt bị chèn ép bởi chính sách đồng hoá của phong kiến phương Bắc nhưng tiếng Việt vẫn đấu tranh để bảo tồn và phát triển: vay mượn từ Hán theo cách Việt hoá để làm phong phú thêm tiếng Việt
3, Tiếng Việt thời kì độc lập tự chủ
* Dưới các triều đại Việt Nam, việc học tập ngôn ngữ văn tự Hán được đẩy mạnh, do đó có một nền văn chương chữ Hán mang sắc thái Việt Nam hình thành và phát triển. Việc vay mượn từ ngữ Hán theo hướng Việt hoá làm phong phú các phương tiện biểu đạt của tiếng Việt. Đồng thời chữ Nôm được sáng chế và có những thành tựu bước đầu.
4, Tiếng Việt thời kì Pháp thuộc
* Tiếng Việt tiếp tục bị chèn ép, ngôn ngữ hành chính, ngoại giao, giáo dục là tiếng Pháp. Với sự thông dụng của chữ quốc ngữ và sự tiếp xúc với văn hoá phương Tây, văn chương, sách báo chữ quốc ngữ đã hình thành và phát triển, hệ thống thuật ngữ khoa học bằng tiếng Việt cũng ra đời.
5, Tiếng Việt từ sau cách mạng tháng Tám đến nay.
* Tiếng Việt có địa vị xứng đáng, các chức năng xã hội của tiếng Việt được mở rộng và trở thành quốc ngữ. Trải qua một thời gian phát triển dài tiếng Việt ngày càng trở nên phong phú, uyển chuyển, có đầy đủ khả năng đảm đương vai trò của ngôn ngữ quốc gia trong sự nghiệp hiện đại, công nghiệp hoá.
II. Chữ viết của tiếng việt
HSĐ&TL
HSPB:
- Theo truyền thuyết và dã sử, người Việt có thứ chữ cổ trông như đàn nòng nọc đang bơi hoặc lối văn tự kết nút.
- Chữ Nôm: Một hệ thống chữ viết ghi âm, dùng chữ Hán hoặc một bộ phận chữ Hán để ghi lại tiếng Việt theo nguyên tác ghi âm tiết.
- Chữ Quốc ngữ: Do một số giáo sĩ phương Tây sáng ché vào nửa đầu thế kỉ XVII nhằm phục vụ cho việc truyền đạo. Chữ quốc ngữ dựa trên bộ chữ cái la tinh theo nguyên tắc ghi âm vị. Trải qua quá trình cải tiến hàng thế kỉ đã đạt được độ hoàn thiện. Đó là thứ chữ dễ học, dễ nhớ.
III. Củng cố
- Tham khảo phần Ghi nhớ trong SGK.
File đính kèm:
- Ngu Van 10 Tuan 22.doc