I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Khái niệm về nguồn gốc ngôn ngữ, về quan hệ họ hàng, dòng, nhánh ngôn ngữ nói chung v tiếng Việt nói riêng.
- Những điểm chủ yếu trong tiến trình phát triển lịch sử của tiếng Việt qua các thời kì.
- Chữ viết của tiếng Việt : chữ Nôm và chữ quốc ngữ.
2. Kĩ năng:
- Phối hợp kiến thức cơ bản về lịch sử tiếng Việt và lịch sử chữ viết của tiếng Việt với kiến thức về tiến trình văn học Việt Nam và những thành tựu văn học chữ Hán, chữ Nôm và chữ quốc ngữ.
- Vận dụng đặc điểm chữ quốc ngữ vào việt rèn luyện kĩ năng viết đúng chính tả trong văn bản.
3. Thái độ: yêu quý và giữ gìn tiếng Việt.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Giaó án, SGK, SGV
- HS: Đọc và soạn bài trước ở nhà
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1-Ổn định lớp.
2-Kiểm tra bài cũ:
3- Bài mới:
7 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1273 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tuần 23 tiết 64- Khi quát lịch sử tiếng việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23; tiết 64
KHI QUÁT LỊCH SỬ TIẾNG VIỆT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Khái niệm về nguồn gốc ngôn ngữ, về quan hệ họ hàng, dòng, nhánh ngôn ngữ nói chung v tiếng Việt nói riêng.
- Những điểm chủ yếu trong tiến trình phát triển lịch sử của tiếng Việt qua các thời kì.
- Chữ viết của tiếng Việt : chữ Nôm và chữ quốc ngữ.
2. Kĩ năng:
- Phối hợp kiến thức cơ bản về lịch sử tiếng Việt và lịch sử chữ viết của tiếng Việt với kiến thức về tiến trình văn học Việt Nam và những thành tựu văn học chữ Hán, chữ Nôm và chữ quốc ngữ.
- Vận dụng đặc điểm chữ quốc ngữ vào việt rèn luyện kĩ năng viết đúng chính tả trong văn bản.
3. Thái độ: yêu quý và giữ gìn tiếng Việt.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Giaó án, SGK, SGV
- HS: Đọc và soạn bài trước ở nhà
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1-Ổn định lớp.
2-Kiểm tra bài cũ:
3- Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
HĐ1
- GV: Tiếng Việt có nguồn gốc như thế nào? Tiếng Việt có quan hệ họ hàng với ngôn ngữ nào?
- HS: Dựa vo sgk, trả lời
- GV: Bổ sung, giảng giải, cho ví dụ
Chốt ý
Sự phát triển của tiếng Việt trong thời kì Bắc thuộc có gì đáng lưu ý?
- HS: Trả lời
- GV: Giảng giải
Sự phát triển của tiếng Việt trong thời kì độc lập tự chủ có gì đặc sắc?
- HS: Dựa vào sgk, tóm tắt nét chính
- GV: Bổ sung, chốt ý
Tiếng Việt ở thời kì này có gì khác so với thời kì trước?
- HS: Trả lời.
- GV:Tiếng Việt đã có vị trí như thế nào trong đất nước Việt Nam?
- HS: Trả lời
- GV: Giảng giải, chốt ý
HĐ2
- GV: Chữ viết của tiếng Việt có lịch sử phát triển như thế nào?
- HS: Trả lời
- GV: Chữ Quốc ngữ phát triển vào thời kì nào? Cho biết ưu điểm của chữ viết này?
- HS: Trả lời
- GV: Bổ sung, giảng giải, chốt ý
I. Lịch sử phát triển của Tiếng Việt
1. Tiếng Việt trong thời kì dựng nước.
a. Nguồn gốc của Tiếng Việt :
- Bản địa
- Dịng Mơn – Khơ me, họ ngơn ngữ Nam .
b. Quan hệ họ hàng của Tiếng Việt:
Có quan hệ cội nguồn, họ hàng với tiếng Mường, Bana, Katu và quan hệ tiếp xúc với tiếng Thái,...
2. Tiếng Việt trong thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc.
- Tiếng Việt vẫn phát triển trong mối quan hệ với các ngôn ngữ cùng họ Nam Á.
- Tiếng Việt đã vay mượn rất nhiều từ ngữ Hán
- Viêt hoá: âm đọc, ý nghĩa, phạm vi sử dụng
3. Tiếng Việt dưới thời kì độc lập tự chủ:
- Chữ Hán dần dần được đề cao và chiếm vị trí độc tôn
- Tiếng Việt vay mượn từ ngữ Hán theo hướng Việt hóa đã hình thành nên chữ Nôm.
4. Tiếng Việt trong thời kì Pháp thuộc:
- Tiếng Pháp chiếm vị trí độc tôn.
- Sự ra đời và phát triển của chữ Quốc ngữ đã góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của tiếng Việt.
- Trong tiếng Việt đã bắt đầu xuất hiện một số thuật ngữ khoa học, vay mượn của tiếng Pháp và tiếng Hán: giai cấp, kinh tế, a xít, ba zơ…
5. Tiếng Việt từ sau CM T 8 đến nay:
Tiếng Việt đã có một vị trí xứng đáng và được chuẩn hoá mạnh mẽ.
II. Chữ viết của Tiếng Việt
- Chữ Hán du nhập vào nước ta từ thời kì Bắc thuộc, chiếm vị trí độc tôn.
- Chữ Nôm xuất hiện tạo điều kiện cho nền văn học dân tộc hình thnh & phát triển.
- Chữ Quốc ngữ thực sự được xác định vào cuối thế kỉ XIX.
4. Củng cố: theo từng phần.
5. Hướng dẫn tự học:
- Tìm các ví dụ tiêu biểu về các tác phẩm văn học Việt Nam viết bằng chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ.
- Soạn bài: Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (Trích “Đại Việt sử kí toàn thư”)
VI. RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 65
HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN
(Trích Đại Việt sử kí tịan thư - Ngơ Sĩ Liên )
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nhân cách cao đẹp và đóng góp lớn lao của Hưng Đạo Đại Vương với đất nước.
- Cách xây dựng nhân vật lịch sử qua lời nói, cử chỉ và hành động; nghệ thuật kết hợp giữa biên niên và tự sự, lối kể chuyện kiệm lời, giàu kịch tính.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu sử kí trung đại.
- Đặt đoạn trích trong tương quan với tác phẩm Hịch tướng sĩ và các đoạn sử kí Thái sư Trần Thủ Độ, Thái phó Tô Hiến Thành.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Giáo án, sgk, sgv
- HS: Đọc sgk, soạn bài
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1 Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Họat động của GV - HS
Nội dung cấn đạt
HĐ1
- GV: Giới vài nét cơ bản về tác giả, tác phẩm?
- HS: Đọc phần tiểu dẫn SGK.
Trả lời
- GV: lưu ý một số nét cơ bản
Nhấn mạnh: TQT là nhân vật lịch sử nhưng qua ngòi bút kể chuyện sinh đông của tác gỉa, nhân vật hiện lên đậm chất văn chương.
HĐ2
- HS: Đọc văn bản
- GV:TQT trình bày kế sách giữ nước với vua như thế nào?
Gợi ý: Tìm những chi tiết nói về sách lược giữ nước
- HS: Dựa vo sgk, trả lời
Kế sách: “ Nếu chỉ thấy … dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm..khoan thư sức dân” .
-> Tùy thời thế mà có sách lược phù hợp, vận dụng binh pháp linh hoạt, có tướng giỏi và quan trong nhất là phải đoàn kết toàn dân.
- GV: Bổ sung
Qua lời trình bày của TQT em thấy ông là vị tướng như thế no?
- HS: Trả lời, bổ sung
TQT là vị tướng có tài, mưu lược, sáng suốt, trung quân ái quốc, thương dân, trọng dân.
- GV: Chốt ý
Chi tiết TQT đem lời cha dặn ra hỏi 2 người gia nô và hai người con và phản ứng của ông khi nghe câu trả lời của họ có ý nghĩa như thế no?
- HS: Trả lời
+ TQT ghi để lời cha dặn trong lịng nhưng không cho là phải.
+ Khi nghe câu trả lời của 2 gia nô TQT cảm phục đến khóc, khen ngợi 2 người.
+ Nghe lời của HVV, ông cho l phải.
+ Nghe câu trả lời của QT ông nổi giận.
-> TQT đặt nợ nước lên trên tình nhà, một tấm lòng tận trung với vua, l con người khiêm tốn, biết lắng nghe ý kiến người khác, là con người chân thành, thẳng thắn, nghiêm khắc trong giáo dục con cái.
- GV: Giảng giải,
Như vậy, đoạn trích đã làm nổi bật những đặc điểm gì về nhân cách của TQT?
- HS: Trả lời
- GV: Chốt ý
Nhận xét nghệ thuật kể chuyện và khắc hoạ chân dung nhân vật trong đoạn trích?
- HS: Trả lời
- GV: Bổ sung, phân tích
Chốt ý
HĐ3:
- GV: Ý nghĩa văn bản?
- HS: Trả lời
- GV: Bổ sung, khái quát
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả:
Trần Quốc Tuấn là một vị tướng có đủ đức, nhân, trí, nghĩa, dũng, được nhân dân phong thánh thờ phụng ở các đền trong nước.
2. Tác phẩm:
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Nội dung:
a. Phẩm chất của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn:
- Đề xuất kế sách giữ nước với vua Trần Anh Tông: thiên hạ trên dưới một lòng, dân không lìa, vua tôi đồng tâm, anh em hịa mục, cả nước góp sức, tùy thời tạo thế.
- Giữ tiết bề tôi:
+ Ghi để lời cha trong lịng nhưng không cho là phải.
+ Khi quyền quân quyền nước trong tay, ông dùng chuyện cũ để thử lòng gia nô và các con.
- Dặn con cách chôn cất mai táng khi mình qua đời.
- Tiến cử người hiền tài cho đất nước.
- Soạn sách để khích lệ tướng sĩ: Sưu tập binh pháp các nhà làm thành bát quái cửu cung đồ, đặt tên là Vạn Kiếp tông bí truyền thư.
b. Uy lực của Trần Quốc Tuấn sau khi chết, sự hiển linh của bậc đại thánh.
- Châu huyện Lạng Giang hễ có bệnh dịch, mọi người cầu đảo ông.
- Khi có giặc vào, đến lễ ở đền ồng hễ tráp đựng kiếm có tiếng kêu thì thế no cũng thắng.
2. Nghệ thuật:
- Lựa chọn chi tiết tiêu biểu, có sức khái quát cao.
- Cách xây dựng nhân vật lịch sử qua lời nói, cử chỉ và hành động; nghệ thuật kết hợp giữa biên niên và tự sự, lối kể chuyện kiệm lời, giàu kịch tính.
3. Ý nghĩa văn bản
Ca ngợi nhân cách cao đẹp và đóng góp lớn lao của Hưng Đạo Đại Vương với đất nước.
4. Củng Cố Theo từng phần
3. Hướng dẫn tự học:
- Thử lí giải việc Hưng Đạo Đai Vương Trần Quốc Tuấn được dân gian thờ phụng và coi là thánh với hiệu “ Đức thánh Trần”
- Soạn bài đọc thêm: Thái sư Trần Thủ Độ
VI. RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 66
PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh trong văn bản thuyết minh.
- Cc phương pháp được sử dụng trong văn bản thuyết minh .
- Các yêu cầu và nguyên tắc lựa chọn, vận dụng và phối hợp các phương pháp thuyết minh.
2. Kĩ năng:
- Nhận diện và phân tích hiệu quả mỗi phương pháp thuyết minh qua các ví dụ cụ thể.
- Lựa chọn, vận dụng và phối hợp các phương pháp thuyết minh.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Giáo án, sgk, sgv
- HS: Đọc sgk, soạn bài
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1 Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cấn đạt
HĐ1:
- GV: Cho hs đọc sgk.
Em hiểu thế nào là phương pháp?
- HS: Trả lời
Phương pháp cung cấp cho người viết những cách thức để trình bày một vấn đề, một ý kiến, đáp ứng được ý định đặt ra. Nó góp phần quan trọng tạo nên sức hấp dẫn của văn bản thuyết minh.
- GV: Giảng giải
Tầm quan trọng của pp trong bài văn tm?
- HS: Trả lời
- GV: Chốt ý
HĐ2
- HS: đọc các đoạn trích và xác định pp tm đ được sử dụng?
* Đoạn 1: pp nêu ví dụ, liệt kê.
-> Tác dụng : Làm sáng tỏ luận điểm “TQT lại khéo tiến cử người tài giỏi . . . nước “ , tăng tính thuyết phục người đọc .
* Đoạn 2: pp nêu định nghĩa.
-> Người viết li giải cho người đọc hiểu về ý nghĩa các bút danh.
* Đoạn 3 : pp dùng số liệu
-> Gây đươc sự thích thú, tính thuyết phục cao và ấn tượng sâu sắc.
* Đoạn 4 : pp phân tích .
-> Người đọc hình dung ra cấu tạo, cách thức sử dụng của nhạc cụ dng trong hát trống quan và giá trị của âm thanh đó.
- GV: Nhận xét, gợi dẫn HS trả lời
- HS: Trả lời câu hỏi sgk
- GV: Hướng dẫn HS phân biệt pp nêu định nghĩa và pp chú thích.
So sánh :
* Giống: Đều cấu tạo A l B.
* Khác :
- Đ/n : B -> nói đúng bản chất đối tượng.
-> bản chất đó phải là góc độ khái
quát nhất.
- Chú thích: làm sáng tỏ, không cần phải làm rõ bản chất; ở chi tiết, không ở khái quát.
- HS: Đọc đoạn trích trong SGK và trả lời câu hỏi bên dưới.
+ Mục đích (2) là chủ yếu.
+ Các ý của đoạn văn có quan hệ nhân quả với nhau.
Nguyên nhân: BaSơ yêu, say mê chuối.
Kq: Lấy bút danh mang tên lồi cây này.
-> Người viết đẫ sử dụng pp pháp hợp làm nổi bật một khía cạnh con người và gjai thoại lí thú về bút danh of một thi nhân, tạo ấn tượng sâu sắc.
HĐ3:
- GV: Cho biết những yêu cầu đối với việc vận dụng pp thuyết minh?
- HS: Trả lời, đọc ghi nhớ
* Ghi nhớ sgk
I. Tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh
II. Một số phương pháp thuyết minh:
1.Ôn tập.
- Nêu định nghĩa
- Liệt kê
- Nêu ví dụ
- Dùng số liệu
- Phân tích, so sánh,…
2. Tìm hiểu thêm một số phương pháp thuyết minh:.
a) Thuyết minh bằng cách chú thích.
- PP nêu định nghĩa: Làm rõ đối tượng đượcc nói đến ở bản chất, ở nội hàm của nó.
-PP chú thích : Làm rõ một khía cạnh nào đó của đối tượng
b) Thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên nhân – kết quả.
III. Yêu cầu:
1. Căn cứ vào mục đích thuyết minh để lựa chọn pptm. (Làm nỗi bật bản chất và đặc trưng của sự vật, hiện tượng).
2. Làm cho người đọc, người nghe tiếp nhận dễ dàng, hứng th.
4. Củng cố: theo từng phần
5. Hướng dẫn tự học:
- Sưu tầm thêm một số văn bản thuyết minh và tìm hiểu phương pháp thuyết minh được sử dụng trong văn bản đó.
- Soạn bài: Chuyên chức phán sự đền Tản Viên .
I V. RÚT KINH NGHIỆM
Duyệt tuần 23 – 04/02/2012
P.HT
File đính kèm:
- GA 10 T23.doc