A.MỤC TIÊU BÀI HỌC
* Ôn tập và củng cố kĩ năng tóm tắt văn bản nói chung
* Rèn luyện kĩ năng tóm tắt văn bản thuyết minh và so sánh với việc tóm tắt văn bản tự sự. Củng cố các kĩ năng tổng hợp về văn bản thuyết minh.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
- S GK, SGV
-Thiết kế bài học .
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
2. Giới thiệu bài mới:
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1002 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tuần 26, Tiết 76,77,78- Tóm tắt văn bản thuyết minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt văn bản thuyết minh
A.mục tiêu bài học
* Ôn tập và củng cố kĩ năng tóm tắt văn bản nói chung
* Rèn luyện kĩ năng tóm tắt văn bản thuyết minh và so sánh với việc tóm tắt văn bản tự sự. Củng cố các kĩ năng tổng hợp về văn bản thuyết minh.
B. phương tiện thực hiện
- S GK, SGV
-Thiết kế bài học .
C. tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
2. Giới thiệu bài mới:
Phương pháp
Nội dung chính
GV: Cho H/S cần đọc phần I SGK trang 69.
GVH: Phần I có nội dung gì cần chú ý ?
GVH: Anh (chị) hãy đọc kĩ văn bản và xác định:
* Văn bản thuyết minh về đối tượng nào ? Đại ý của văn bản là gì ?
* Có thể chia văn bản thành mấy đoạn, ý chính của mỗi đoạn ? Anh (chị) có thể tóm tắt văn bản với độ dài 10 câu?
GVH: Dựa vào SGK, Anh (chị) hãy tóm tắt văn bản
“ Nhà sàn” khoảng 10 câu?
GVH: Cho HS đọc phần ghi nhớ SGK Tr 70.
GV: Cho HS đọc SGK Tr 71 và trả lời câu hỏi
GVH: Xác định đối tượng thuyết minh của văn bản ?
GVH: Tìm bố cục của văn bản ? Viết đoạn văn tóm tắt phần thuyết minh về thơ Hai- Cư ?
GV: Anh (chị) hãy SGK Tr 72 và thực hiện theo yêu cầu.
GVH: Xác định văn bản Đền Ngọc Sơn và hồn thơ Hà Nội thuyết minh vấn đề gì ?So với các văn bản thuyết minh ở phần trên, đối tượng và nội dung thuyết minh của Lương Quỳnh Khuê có gì khác ?
GVH: Viết tóm tắt đoạn giới thiệu cảnh Tháp Bút, Đài Nghiên?
I. Mục đích, yêu cầu tóm tắt văn bản thuyết minh
HSTL&PB :
=> Tóm tắt văn bản thuyết minh nhằm hiểu và ghi nhớ những nội dung cơ bản của bài văn hoặc giới thiệu với người khác về đối tượng thuyết minh hoặc về văn bản đó. Mục đích để tiết kiệm thời gian, giúp người nghe, đọc nhanh chóng nắm bắt được những thông tin chính xác về đối tượng.
II. cách tóm tắt văn bản thuyết minh
1. Đọc và tóm tắt văn bản
HSTL&PB
* Văn bản thuyết minh về một sự vật (nhà sàn)
=> Văn bản giới thiệu về nguồn gốc, kiến trúc và giá trị sử dụng của nhà sàn.
* Văn bản có thể chia làm 03 phần:
+ Mở bài: từ đầu đến văn hoá cộng đồng: Định nghĩa và nêu mục đích sử dụng nhà sàn.
+ Thân bài: tiếp theo đến nhà sàn: Thuyết minh nguồn gốc, cấu tạo và công dụng của nhà sàn.
+ Kết bài: đoạn còn lại: Khẳng định giá trị thẩm mĩ của nhà sàn.
* Tóm tắt: Nhà sàn là công trình có mái che dùng để ở hoặc sử dụng vào một số mục đích khác. Toàn bộ nhà sàn được cấu tạo bằng tre, giang, nứa, gỗ, gồm nhiều cột chống , mặt sàn, gầm sàn, các khoang nhà để ở hoặc rửa ráy. Hai đầu nhà có 02 cầu thang. Nhà sàn xuất hiện từ thời đá mới, tồn tại phổ biến ở miền núi Việt Nam và Đong Nam á. Nhà sàn có nhiều tiện ích: vừa phù hợp với nơi cư trú miền núi, đầm lầy, vừa tận dụng nguyên liệu tại chỗ, giữ được vệ sinh và an toàn cho người ở. Nhà sàn ở một số miền núi nước ta đạt đến trình độ kĩ thuật và thẩm mĩ cao, đã và đang hấp dẫn khách du lịch.
III. Luyện tập
1. Đọc phần tiểu dẫn của bài Thơ Hai – cư của Ba Sô (Ngữ văn 10, tập một) và thực hiện các yêu cầu.
HSTL&PB
* Đối tượng thuyết minh là tiểu sự và sự nghiệp nhà thơ Ma-su-ô Ba Sô và những đặc điểm của thể thơ Hai Cư.
* Bố cục của văn bản:
- Đoạn 1: từ đầu đến M.SI-KI (1867 – 1902): Tóm tắt tiểu sử và giới thiệu những tác phẩm của Ma-Su- Ô Ba Sô
- Đoạn 2: phần còn lại: Thuyết minh về đặc điểm nội dung và nghệ thuật của thơ Hai Cư.
* Viết đoạn văn tóm tắt:
Ma-Su-Ô Ba Sô là nhà thơ hàng đầu của Nhật Bản. Ông sinh ra ở U-ê-nô xứ I-ga trong một gia đình võ sĩ cấp thấp. Khoảng năm 28 tuổi, ông chuyển đến Ê đô, sinh sống và làm thơ Hai-Cư với bút hiệu là Ba Sô. So với thể loại khác trên thế giới, thơ Hai Cư có số từ vào loại ít nhất, chỉ có 17 âm tiết, được ngắt ra làm ba đoạn theo thứ tự là từ 5 đến 7 âm tiết. Thơ Hai Cư thấm đẫm tinh thần thiền tông và tinh thần văn hoá phương Đông nói chung. Như mmọt bức tranh thuỷ mặc, Hai Cư thường chỉ dùng những nét chấm phá, chỉ gợi chứ không tả, chừa rất nhiều khoảng trống cho trí tưởng tượng của người đọc. Cùng với nghệ thuật vườn cảnh, hoa đạo, trà đạo, hội hoạ, tiểu thuyết,…thơ Hai Cư là một đóng góp lớn của Nhật Bản vào kho tàng văn hoá nhân loại.
2. Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.
HSTL&PB :
* Văn bản thuyết minh về một thắng cảnh.
* Viết đoạn tóm tắt:
Đến thăm đền Ngọc Sơn, hình tượng kiến trúc đầu tiên gây ấn tượng là Tháp Bút, Đài Nghiên. Tháp Bút dựng trên đỉnh Ngọc Bội, đỉnh tháp có ngọn bút trỏ lên trời xanh, trên mình tháp có ba chữ “ tả thanh thiên” (viết lên trời xanh) đầy kiêu hãnh. Cạnh Tháp Bút là cổng Đài Nghiên. Gọi là Đài Nghiên bởi hình tượng cái cổng này là cái đài đỡ nghiên mực hình trái đào tạc bằng đá, đạt lên đầu ba chú ếch với thâm ý sâu xa “ ao nghiên, ruộng chữ”
Hoài troỏng Coồ Thaứnh
A. mục tiêu bài học
* Hiểu được tính cách bộc trực, ngay thẳng của Trương Phi cũng như tình nghĩa “vườn đào” cao đẹp của ba anh em kết nghĩa.
* Hồi trống đã gieo vào lòng người đọc âm vang chiến trận hào hùng, biểu tượng cuả tình nghĩa huynh đệ cao cả, của lòng tin.
B. phương tiện thực hiện
- S GK, SGV
-Thiết kế bài học .
C. tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
2. Giới thiệu bài mới:
Phương pháp
Nội dung chính
GV: Gọi H/S đọc phần tiểu dẫn SGK tr 74
GVH: Trong phần tiểu dẫn SGK giới thiệu với ta nội dung gì ?
GVH: Anh (chị) hãy tóm tắt tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa theo SGK ?
GV: Dựa vào SGK (Dạy và Học VHNN của Lê Huy Bắc) tóm tắt kĩ hơn, xác định vị trí đoạn trích.
GVH: Anh (chị) hãy cho biết Trương Phi là người có tính cách như thế nào ?
GVH: Anh (chị) hãy nhận xét về hành động của nhân vật trong đoạn văn “Phi nghe xong, chẳng nói…đâm quan công” ?
GVH: Anh (chị) hãy cho biết tại sao Trương Phi không thèm để ý đến những lời thanh minh, trần tình của Quan Công, của Tôn Càn, kể cả lời của hai chị, cứ một mực đòi giết Quan Công ? Phân tích những câu chất vấn và trả lời Quan Công, Tôn Càn, hai chị dâu của Trương Phi ?
GVH: Anh (chị) hãy cho biết việc Sái Dương xuất hiện đóng vai trò gì ?
GVH: Anh (chị) hãy tại sao khi đầu Sái Dương rơi mà Trương Phi vẫn chưa tin và nhận anh ? Trương Phi còn làm gì sau đó ? Cách xử sự của ông khi tạ lỗi Quan Công cho ta biết thêm điều gì ở Quan Công ?
GVH: Quan công rơi vào hoàn cảnh bất ngờ và khó khăn như thế nào? Vì sao nói đây là cửa ải thứ sáu với viên tướng thứ bảy đặc biệt nhất ?
GVH: Vì sao Quan Công không nói không rằng xông vào vào đánh Sái Dương, chưa hết một hồi trống đã chém rơi đầu tên tướng giặc ?
GVH: Tác giả hồi trống Cổ Thành gồm mấy câu ?Nhận xét ý nghĩa cuả hồi trống ?
GV: Gọi H/S đọc phần ghi nhớ SGK Tr 79.
I. Tìm hiểu chung
HSĐ&TL:
1.Tác giả:
* La Quán Trung (1330 – 1400 ?) tên La Bản, hiệu Hải Hồ tản nhân, người vùng Thái Nguyên thuộc Tỉnh Sơn Tây cũ.
Bình sinh La Quán Trung là người kín đáo, cô độc, nhưng lại có hùng tâm. Tương truyền cuối đời La Quán Trung mai danh ẩn tích, từ năm 1364 thì không còn ai bíêt rõ tung tích của ông nữa.
2. Tác Phẩm:
* Tác giả chuyên sưu tầm và biên soạn dã sử. Ngoài Tam Quốc diễn nghĩa, ông còn viết nhiều truyện khác: Tuỳ Đường lưỡng triều chí truyện, Tấn Đường Ngũ Đại sử diễn nghĩa, Bình yêu truyện…
* Dựa vào SGK.
3. Văn bản
HSPB:
* Đoạn trích thuộc hồi 28…
* Linh hồn đoạn trích được thâu tóm trong hồi trống. Đó là hồi trống thách thức, minh oan, đoàn tụ. Qua đó toát lên chủ đề chính: Kết nghĩa anh em, bạn bè,…phải nhằm mục đích trong sáng, cao cả thì mới bền vững.
II. Nội dung chính
1. Hình tượng nhân vật Trương Phi
HSTL&PB
* Đó là một dũng tướng, một người anh hùng lừng lẫy của Tam Quốc (tượng trưng cho Nhân Trí Dũng của phe chính nghĩa: Lưu Bị). Nhân vật được miêu tả: mình cao tám thước, đầu báo mắt tròn, râu hùm hàm én, tiếng như sấm động, đặc biệt tính tình nóng nảy, ngay thẳng cương trực và đơn giản.
HSPB:
* Do tin tức không thông, Trương Phi lại là người nóng nảy, bộc trực, với quan điểm bất di bất dịch: trung thần không thờ hai chủ, thà chết chứ không chịu hàng, chịu nhục nên trong con mắt của ông thì Quan Công là kẻ phản bội, phản bội anh em, phản bội lời thề kết nghĩa vườn đào. Do đó Trương Phi không thể chấp nhận Quan Công. Giờ đây, đinh ninh là Quan Công vâng lệnh Tào Tháo đến lừa bắt mình để lập công nên đã đối xử với người anh kết nghĩa như kẻ thù.
* 10 động từ thể hiện 10 hành động liên tiếp trong im lặng mà sục sôi bão táp bên trong, khiến nhịp văn nhanh, mạnh, gấp gáp tạo sức nổ, tạo nên ý vị hấp dẫn đặc biệt.
HSTL&PB
* Câu nói đầu tiên, cũng là câu trả lời đầu tiên của Trương Phi ném vào mặt Quan Công như một cái tát: Mày đã bội nghĩa, còn mặt nào đến gặp tao nữa ?
=> Cách nói trên đã chứng minh Trương Phi không còn tin Quan Công, coi Quan Công là kẻ thù.
* Câu thứ hai giải thích cái lí buộc tội thật khó chối cãi, thanh minh dựa vào những chứng cớ: bỏ anh (Lưu Bị); hàng Tào; được phong chức, lại đến lừa em. Và vì thế mà Trương Phi liều chết chứ nhất định không chịu mắc lừa, không chịu theo con đường của Quan Công.
* Hai chi dâu càng thanh minh lại như càng đổ dầu vào lửa khiến Trương Phi cho rằng hai chị cũng bị Quan Công lừa. Vì thế mâu thuẫn càng lúc càng căng thẳng. Tất cả mọi người ở đó, nhất là Quan Công không còn biết làm thế nào cho Trương Phi tin.
* Đang lúc bế tắc thì Sái Dương và đội quân xuất hiện. Việc Sái Dương tìm gặp Quan Vũ vì ông vừa giết cháu ngoại hắn là tướng Tần Kỳ bên bờ sông Hoàng Hà. Nhưng Trương Phi lại cho rằng đó là do Quan Công cố bắt mình nên gọi mang thêm quân.
* Đến lúc này Quan Công thật khó thanh minh. Nhưng cũng chính nhờ chi tiết này mà mâu thuẫn được giải quyết khi Quan Công đề xuất một cách thanh minh độc đáo: chém đầu tên tướng đó để tỏ lòng thực.
* Bởi vì Trương Phi không chỉ nóng nảy, đơn giản, không dễ dàng tin người mà còn là người thận trọng và tinh tế khôn ngoan. Phi hỏi kĩ tên lính bị bắt chuyện ở Hứa Đô, đưa hai chị vào thành và lắng nghe hai chị kể hết mọi chuyện. So sánh đối chiếu với chuyện hôm trước, lúc đó mới hoàn toàn tin anh mười phần.
* Mặt khác, Trương Phi là người khiêm tốn, phục thiện. Biết lỗi, nhận lỗi chân thành. Hành động khóc lạy anh chứng minh điều đó.
=> Tóm lại, hiện lên trong đoạn trích là hình ảnh tuyệt vời, dũng cảm, cương trực, trung nghĩa, nóng nảy, thô lỗ mà tinh tế, phục thiện của Trương Phi, một hổ tướng của nước Thục sau này.
2. Hình tượng Quan Công
HSTL&PB
* Vượt qua năm ải quan, chém bay đầu sáu tướng Tào, Quan Công không hề băn khoăn do dự bởi ông một lòng một dạ đi tìm anh, một chủ kiến là rời Tào Tháo, trước sau vẫn coi Tào Tháo là kẻ thù. Nhưng khi đến Cổ Thành, gặp lại người em kết nghĩa Trương Phi, lại chính là điều Quan Công không ngờ nhất. Đây là cửa quan thứ sáu và là viên tướng chặn đường là người em kết nghĩa.
* Với Quan Công, đây là cửa ải khó nhất vì đó là cửa ải thử thách lòng trung nghĩa, của quan bày tỏ lòng trong sáng, cửa quan không dung kẻ tham vàng phụ nghĩa. Và với viên tướng giữ thành này không thể vượt qua bằng cách vung thanh long đao yển nguyệt.
HSTL&PB
* Khẳng định ông là người trung dũng, giàu nghĩa khí, rất hiểu em mình, một người – thần, chỉ trong nháy mắt đã chém rơi đầu tên họ Sái, cũng như trước đây ông lấy đầu của thượng tướng Hoa Hùng, Nhan Lương, Văn Sú giữa muôn nghìn gươm giáo. Quả đung như lời Bác ca ngợi: “Vừng hồng sáng mãi dạ Quan Công”.
3, Âm vang hồi trống cổ thành.
* Chi tiết tả hồi trống Cỏ Thành rất ngắn gọn, chỉ bằng ba câu: “ Quan Công chẳng…đã lăn xuống đất.” Đó là lối văn rất cô đọng, hàm súc nhiều ý nghĩa. Không thể bỏ qua chi tiết nhỏ này. Bởi nếu bỏ sẽ mất đi ý vị của bộ truyện Tam Quốc – tiểu thuyết sử thi anh hùng trung đại.
* Âm vang hồi trống rung lên từ cánh tay giận dữ của Trương Dực Đức. Đó không phải là hồi trống thúc quân thông thường trong các trận đánh mà là:
+ Hồi trống giải nghi với Trương Phi
+ Hồi trống minh oan cho Quan Công
+ Biểu dương, ca ngợi đức tính cương trực, dứt khoát rành mạch, rõ ràng của Trương Phi.
+ Là điều kiện, hơn thế nữa là quan toà với quyền phán xét tối hậu đối với bị cáo Quan Công.
+ Là biểu tượng của lòng trung nghĩa, cho tinh thần dũng cảm, công minh chính nghĩa.
+ Thể hiện rất rõ tính cách của hai anh em, nhất là Trương Phi: nóng nảy, dứt khoát quyết liệt, không khoan nhượng, không chấp nhận dung tha đầu hàng kẻ phản bội, dù dó là anh mình.
+ Hồi trống thử thách, thách thức.
+ Hồi trống đoàn tụ anh em, làm sáng tỏ tình anh em kết nghĩa lí tưởng, qua thử thách, gian nguy lại càng trong sáng vô ngần.
+ Tạo nên không khí chiến trận hào hùng, ý vị hấp dẫn đặc biệt của bộ truyện Tam Quốc.
III. Tổng kết
HSĐ&PB
HSTL&PB
File đính kèm:
- Ngu Van 10 Tuan 26.doc