Phần I: TÁC GIẢ
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Nắm được những yếu tố về thời đại, gia đình và cuộc đời làm nên thiên tài Nguyễn Du cùng sự nghiệp văn học vĩ đại của bản thân.
- Những nội dung và nghệ thật chủ yếu của Truyện Kiều.
2. Kĩ năng:
Nhìn nhận sự tiếp nhận với mức độ phổ thông một đỉnh cao văn học.
3. Thái độ:
Biết trân trọng, kính trọng một bậc thiên tài và quý trọng những giá trị to lớn mà ông đã để lại.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Giáo án, thiết kế bài giảng, SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng.
2. Học sinh: Vở ghi, SGK, vở soạn bài.
III. Hoạt động dạy – học:
1. Ổn định tổ chức: 02’
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1259 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tuần 28 tiết 80 Đọc văn: TRUYỆN KIỀU, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: THPT Trần Quốc Toản Lớp 10C8
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thi Thủy Môn: Ngữ văn
Giáo sinh thực tập: Đinh Thi Hương Giang Tiết PPCT: 80
Tiết dạy: 05
Ngày dạy: 16/03/2011
Bài dạy: Truyện Kiều
Tuần 28, tiết 80
Đọc văn:
TRUYỆN KIỀU
Phần I: TÁC GIẢ
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Nắm được những yếu tố về thời đại, gia đình và cuộc đời làm nên thiên tài Nguyễn Du cùng sự nghiệp văn học vĩ đại của bản thân.
- Những nội dung và nghệ thật chủ yếu của Truyện Kiều.
2. Kĩ năng:
Nhìn nhận sự tiếp nhận với mức độ phổ thông một đỉnh cao văn học.
3. Thái độ:
Biết trân trọng, kính trọng một bậc thiên tài và quý trọng những giá trị to lớn mà ông đã để lại.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Giáo án, thiết kế bài giảng, SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng.
2. Học sinh: Vở ghi, SGK, vở soạn bài.
III. Hoạt động dạy – học:
1. Ổn định tổ chức: 02’
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Yêu cầu cần đạt
20’
20’
03’
- Theo dõi tiểu dẫn và trả lời câu hỏi xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XVIII – đầu XIX có gì đặc biệt?
- Gia đình và quê hương Nguyễn Du có tác động đặc biệt gì đến ông?
- Nêu những mốc quan trọng trong cuộc đời Nguyễn Du, tác động của chúng đến sự nghệp văn học của ông?
- Khái quát lại những yếu tố kết tinh nên thiên tài Nguyễn Du?
- Kể tên những sáng tác bằng chữ Hán của Nguyễn Du, nêu nội dung chính?
- Nêu các sáng tác bằng chữ Nôm của Nguyễn Du?
+ Nhắc lại những nét chính về “truyện kiều” đã được học?
+ Dựa vào SGK nêu một vài nôi dung chính của “văn chiêu hồn”?
- Hãy nêu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Du?
- Đọc ghi nhớ và nêu những kết luận chính về tác gia Nguyễn Du?
- Theo dõi tiểu dẫn, trả lời câu hỏi.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Suy nghĩ, phát biểu.
- Khái quát, phát biểu.
- Kể tên, nêu nội dung chính.
- Suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
+ Suy nghĩ, phát biểu.
- Suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
- Đọc SGK, phát biểu.
I. Cuộc đời:
1. Thời đại và xã hội:
- Cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX xã hội Việt Nam đầy biến động→ảnh hưởng đến tư tưởng trong sáng tác Nguyễn Du.
2. Gia đình và quê hương:
- Gia đình:
+ Cha: Nguyễn Nghiễm (1708-1775), là người tài hoa, từng giữ chức tể tướng.
+ Mẹ: Trần Thị Tần (1740-1778), là người con gái xứ Kinh Bắc.
→ Gia đình quyền quý, nhiều khoa bảng, giàu truyền thống văn hóa, văn học.
- Quê hương:
+ Cha: Hà Tĩnh: là vùng đất “ Địa linh nhân kiệt”, có truyền thống hiếu học. Nhiều câu hò, điệu ví…
+ Mẹ: Bắc Ninh: cái nôi của dân ca quan họ.
+ Sinh trưởng tại kinh thành Thăng Long nghìn năm văn hiến.
+ Quê vợ: Thái Bình.
→Tiếp thu nhiều truyền thống văn hóa phong phú của nhiều vùng miền tạo điều kiện cho việc tổng hợp nghệ thuật trong sáng tác văn chương.
3. Bản thân:
- Nguyễn Du (1765-1820)
- Tên chữ: Tố Như, hiệu: Thanh Hiên.
- Quê: làng Tiên Điền - Nghi Xuân – Hà Tĩnh.
* Từ năm 1765 đến trước năm 1789:
- Thời thơ ấu và niên thiếu sống trong không khí một gia đình quyền quý bậc nhất tại Thăng Long.
- 10 tuổi mất cha, 12 tuổi mất mẹ, ở với người anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản. Trong thời gian ở nhà anh→ có điều kiện để dùi mài kinh sử, tích lũy vốn văn hóa, văn học.
+ Tiếp xúc và hiểu rõ bản chất của hàng quan lại, quý tộc, cùng với cuộc sống phong lưu, xa hoa.
+ Có điều kiện tiếp xúc với giới ca kĩ.
→ Những yếu tố này đã để lại dấu ấn đậm nét trong các sáng tác của Nguyễn Du sau này.
→Trước 1789: cuộc sống phong lưu, êm ấm.
* Từ 1789 đến 1820:
- Trải qua hơn 10 năm gió bụi lưu lạc ở quê vợ Thái Bình, sống cuộc sống vô cùng khó khăn, thiếu thốn, cực khổ.
- 1802 ra làm quan cho nhà Nguyễn cho đến 1820. Trong thời gian này từng giữ nhiều chức quan: tri huyện tại huyện Phù Dung, Cần Chánh điện học sĩ giữ chức chánh sứ đi Trung Quốc…
- 1820 được cử đi xứ Trung Quốc lần nữa nhưng chưa đi thì bị ốm và mất.
→ đem lại cho ông nhiều hiểu biết và niềm cảm thông sâu sắc với cuộc sống cực khổ của nhân dân lao động Việt Nam và Trung Quốc→để lại dấu ấn đậm nét trong thơ văn ông.
→ Từ năm 1789 cuộc sống khổ cực nhưng đem lại cho ông nhiều trải nghiệm.
→Là người tài hoa nhưng chịu số phận thăng trầm, long đong, lận đận.
=> Một thời đại biến động, một gia đình quý tộc giàu truyền thống, tiếp thu nhiều tinh hoa văn hóa vùng miền, sự thăng trầm trong cuộc đời đã hun đúc nên một thiên tài Nguyễn Du.
II. Sự nghiệp sáng tác:
1. Các sáng tác chính:
a. Sáng tác bằng chữ Hán:
- “Thanh Hiên thi tập”: viết trong khoảng thời gian lưu lạc trước khi ra làm quan, nói về cuộc sống khổ cực và tâm trạng buồn bã.
- “Nam trung tạp ngâm”: viết trong thời gian làm quan cho nhà Nguyễn, nói lên tâm trạng bất đắc chí.
- “Bắc hành tạp lục”: viết trong thời gian đi sứ Trung Quốc, miêu tả những điều tai nghe mắt thấy.
=> Nội dung: thể hiện trực tiếp tư tưởng, tình cảm và nhân cách của Nguyễn Du qua các giai đoạn khác nhau trong cuộc đời.
b. Sáng tác bằng chữ Nôm:
* “Đoạn trường Tân Thanh” ( Truyện Kiều), gồm 3254 câu thơ.
- Nguồn gốc: cốt truyện từ tiểu thuyết chương hồi “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh tâm tài nhân(Trung Quốc).
- Sáng tạo:
+ Nội dung: • Nhấn mạnh về thân phận con người và quan niệm về nhân sinh.
• Bản cáo trạng đanh thép đối với xã hội phong kiến.
• Bài ca về tình yêu tự do, những ước mơ về công lí.
+ Nghệ thuật: • Thể loại: truyện thơ Nôm, thể thơ lục bát.
• Khắc họa rõ nét tâm lí nhân vật.
• Sử dụng ngôn ngữ: điêu luyện, tinh tế.
→ Là kiêt tác của văn học trung đại Viêt Nam.
* Văn chiêu hồn(văn tế thập loại chúng sinh):
- Thể lọai: văn tế, thể thơ: song thất lục bát.
- Nội dung: Thể hiện tình yêu thương con người một cách cảm động, thấm thía.
2. Đặc điểm nội dung và nghệ thuật:
a. Nôi dung:
- Đề cao “ tình”: tình đối với con người, cuộc sống, tình yêu nam nữ...
- Thấm đẫm giá trị nhân đạo:
+ Bộc lộ sự cảm thông sâu sắc của tác giả đối với cuộc sống và con người. Đặc biệt là những con người nhỏ bé, bất hạnh, nhất là phụ nữ.
+ Phê phán, tố cáo xã hội phong kiến.
+ Khái quát lên được những triết lí cao, thấm đẫm cảm xúc: “đau đớn thay phận đàn bà – lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”…
+ Một vấn đề mới: trân trọng những giá trị tinh thần→trân trọng chủ thể sáng tạo ra nó (hình ảnh người ca kĩ trong “ Long Thành cầm giả ca”).
b. Nghệ thuật: Đa dạng: - Sử dụng thành công nhiều thể thơ Trung Quốc(ngũ ngôn tư tuyệt…) và Việt Nam(lục bát, song thất lục bát…).
- Kết hợp nhuần nhuyễn, sáng tạo ngôn ngữ bình dân và bác học→làm giàu vốn ngôn ngữ dân tộc.
III. Kết luận:
Là một nhà nhân đạo chủ nghĩa, một thiên tài văn học, một đại thi hào dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới.
IV. Củng cố - dặn dò:
- Học bài và tìm hiểu thêm về tác gia Nguyễn Du.
- Soạn đoạn trích “trao duyên”.
EaKNốp, ngày 12 tháng 3 năm 2011
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Giáo sinh
Đinh Thị Hương Giang
File đính kèm:
- truyen kieu(1).doc