A/. Mục tiêu bài học: Giúp HS:
- Củng cố và nâng cao hiểu biết về yêu cầu và cách thức xây dựng lập luận đã học ở THCS: khái niệm về lập luận, cách xác định luận điểm, tìm kiếm luận cứ và sử dụng các phương pháp lập luận.
- Xây dựng được lập luận trong bài nghị luận.
B/. Tiến trình tổ chức dạy học:
I/. Ổn định: + Sĩ số, vệ sinh, ánh sáng lớp học.
+ Nhắc học sinh gấp tập lại để kiểm tra.
II/. Kiểm tra bài:
1/. Đọc diễn cảm đoạn trích “Nỗi thương mình”?
2/. Nỗi đau tủi nhục của Kiều được thể hiện như thế nào trong đoạn trích “Nỗi thương mình”?
III/. Bài mới:
Bài học hôm nay sẽ giúp các em củng cố và nâng cao hiểu biết về yêu cầu và cách thức xây dựng lập luận đã học ở THCS.
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1159 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tuần 29 tiết 87- lập luận trong văn bản nghị luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 29
Tiết: 87
LẬP LUẬN TRONG VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
A/. Mục tiêu bài học: Giúp HS:
- Củng cố và nâng cao hiểu biết về yêu cầu và cách thức xây dựng lập luận đã học ở THCS: khái niệm về lập luận, cách xác định luận điểm, tìm kiếm luận cứ và sử dụng các phương pháp lập luận.
- Xây dựng được lập luận trong bài nghị luận.
B/. Tiến trình tổ chức dạy học:
I/. Ổn định: + Sĩ số, vệ sinh, ánh sáng lớp học.
+ Nhắc học sinh gấp tập lại để kiểm tra.
II/. Kiểm tra bài:
1/. Đọc diễn cảm đoạn trích “Nỗi thương mình”?
2/. Nỗi đau tủi nhục của Kiều được thể hiện như thế nào trong đoạn trích “Nỗi thương mình”?
III/. Bài mới:
Bài học hôm nay sẽ giúp các em củng cố và nâng cao hiểu biết về yêu cầu và cách thức xây dựng lập luận đã học ở THCS.
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung cần đạt
? Gọi HS đọc đoạn văn trong SGK tr 109?
? Kết luận(mục đích)của lập luận là gì?
? Để dẫn tới kết luận đó, tác giả đã đưa ra những lí lẽ hoặc dẫn chứng(luận cứ)nào?
? Thế nào là lập luận?
? Cách xây dựng lập luận phải tiến hành theo mấy bước? Kể ra?
? Luận điểm là gì?
Gọi HS đọc bài văn “Chữ ta”
? Bài văn bàn về vấn đề gì?
? Quan điểm của tác giả về vấn đề đó?
? Bài văn có bao nhiêu luận điểm? Tìm các luận điểm đó?
? Đọc đoạn văn ở mục I và bài văn “Chữ ta”?
? Tìm các luận cứ cho mỗi luận điểm?
? Cho biết đâu là luận cứ lí lẽ, đâu là bằng chứng thực tế?
? Đọc lại đoạn văn ở mục I và bài văn “Chữ ta”, xác định và phân tích các phương pháp lập luận được vận dụng?
? Kể thêm một số phương pháp lập luận thường được sử dụng trong văn bản nghị luận?
- Phương pháp loại suy: Dựa vào sự so sánh hai hoặc hơn hai đối tượng, chúng ta tìm ra được những thuộc tính giống nhau nào đó àchúng có những thuộc tính giống nhau khác.
VD: + Gà là gia cầm, có lông vũ, đẻ trứng…
+ Ngan là gia cầm, có lông vũ, đẻ trứng, có thể bay ngắn trên mặt đất
àKết luận: Gà cũng có thể bay ngắn trên mặt đất.
- Phương pháp phản đề: là phương pháp xuất phát từ một kết luận có sẵn(sai hoặc đúng) để suy ra một kết luận khác(sai hoặc đúng). Kết luận chung có thể đúng hoặc sai.
VD: + Cây nào cũng ra hoa để kết trái. Kết luận: Kể cả hoa đào trên cành đào ngày tết(sai).
+ Không phải cây nào cũng ra hoa để kết trái. Kết luận: Tất cả các cây đào như vậy(sai).
- Nguỵ biện: là phương phát xuất phát từ một thực tế hiển nhiên nào đó để suy ra những kết luận chủ quan nhằm bác bỏ ý kiến của đối phương. Kết luận chung có thể đúng khi chỉ dừng lại ở bề mặt hiện tượng, sai khi xem xét một cách toàn diện và bản chất.
VD: Một hạt cát chưa phải là sa mạc
Nhiều hạt cát cũng chưa phải là sa mạc.
Vô cùng nhiều hạt cát cũng chưa phải là sa mạc.
Kết luận: Trên hành tinh này không hề có sa mạc.
Gọi HS đọc yêu cầu bài luyện tậpàGV hướng dẫnàHS làm bài.
I/. Khái niệm về lập luận trong bài văn nghị luận:
1/. Đọc đoạn văn:
2/. Trả lời:
a/. Kết luận của lập luận: thuyết phục đối phương từ bỏ ý chí xâm lược. (Nay…được)
b/. Để dẫn tới kết luận đó, tác giả đã sử dụng:
- Lí lẽ 1: “Người…thôi”
- Lí lẽ 2: “Được… lớn”
- Lí lẽ 3: “Mất …thôi”
c/. Lập luận: Ghi nhớ SGK tr111
II/. Cách xây dựng lập luận:
1/. Xác định luận điểm:
- Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận.
- Đọc bài văn
- Trả lời
+ Bài văn bàn về vấn đề: Thái độ tự trọng trong việc sử dụng “Chữ ta”.
+ Quan điểm của tác giả: Khi thật cần thiết mới dùng tiếng nước ngoài.
+ Luận điểm:
● Tiếng nước ngoàiđang lấn lướt tiếng Việt trong các bảng hiệu, quảng cáo ở nước ta.
● Một số trường hợp tiếng nước ngoài được đưa vào báo chí một cách không cần thiết, gây thiệt thòi cho người đọc.
2/. Tìm luận cứ:
- Luận cứ: Lí lẽ và bàng chứng thuyết phục.
- Tìm các luận cứ cho mỗi luận điểm:
+ Văn bản I (xem phần 2b mục I)
+ Văn bản II:
Luận điểm1
● “Chữ nước ngoài…thắng cảnh”
● “Đi đâu…Triều Tiên”
● “Trong khi đó…nước khác”
Luận điểm 2
● “Có một số…rất đẹp”
● “Những…cần đọc”
● “Trong khi đó…thông tin”
- Nhận xét:
+ Văn bản I: Luận cứ lí lẽ
+ Văn bản II: bằng chứng thực tế.
3/. Lựa chọn phương pháp lập luận:
- Phương pháp lập luận là cách thức lựa chọn, sắp xếp luận điểm, luận cứ sao cho lập luận chặt chẽ và thuyết phục.
- Xác định và phân tích phương pháp lập luận:
+ Văn bản I: Phương pháp diễn dịch và quan hệ nhân quả.
● Bắt đầu bằng câu mang ý nghĩa khái quát “Nay … thôi”à Kết luận “Nay … được”
● Ý câu đầu và câu cuối có quan hệ nhân quả.
+ Văn bản II: Phương pháp quy nạp và so sánh đối lập
● Từ hai luận điểmà Kết luận “Phải chăng…suy ngẫm”
● So sánh đối lập “Trong khi đó…”
- Một số phương pháp lập luận khác: phương pháp loại suy, phương pháp phản đề, phương pháp nguỵ biện…
* Ghi nhớ: SGK tr111
III/. Luyện tập:
1/. Tìm và phân tích các luận điểm, luận cứ và phương pháp lập luận:
- Luận điểm: chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại rất phong phú đa dạng.
- Luận cứ:
+ Luận cứ lí lẽ: chủ nghĩa nhân đạo thể hiện ở lòng thương ngươi, lên án tố cáo những thế lực chà đạp lên con người…
+ Luận cứ thực tế: liệt kê các tác phẩm cụ thể giàu tính nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam từ văn học Phật giáo thời Lí à VH thế kỉ XVIII-giữa thế kỉ XIX.
2/. Tìm luận cứ làm sáng tỏ luận điểm:
- Đọc sách đem lại cho ta nhiều điều bổ ích:
+ Tích luỹ và mở rộng tri thức về tự nhiên và xã hội.
+ Khám phá bản thân để hiểu: mình là ai, đang quan hệ với ai, trong hoàn cảnh nào…
+ Khơi dậy khát vọng sáng tạo.
+ Học cách dùng từ, đặt câu diễn đạt…
- Môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề:
+ Rừng bị tàn phá, đất đai bị sa mạc hoá à lũ bùn, lũ quét.
+ Không khí ô nhiễm bởi khói bụi, chất độc hại… à gây ra nhiều căn bệnh hiểm nghèo.
+ Nguồn nước bị ô nhiễm do nước thải công nghiệp, nước sinh hoạt.
+ Đại dương ô nhiễm, nguồn lợi hải sản cạn kiệt.
- VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng:
+ VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ.
+ VHDG là những tác phẩm nghệ thuật truyền miệng.
3/. Chon một trong các luận điểm vừa xây dựng ở bài tập 2 để viết thành một đoạn văn (GV hướng dẫn HS về nhà làm)
IV/. Củng cố: Gọi 1, 2 HS:
1/. Thế nào là lập luận?
2/. Kể tên các loại phương pháp lập luận?
V/. Dặn dò: Học bài
Chuẩn bị bài “Chí khí anh hùng”
Giáo viên nhận xét và xếp loại tiết học.
File đính kèm:
- Lap luan trong van ban nghi luan(1).doc