Giáo án Ngữ văn 11 cơ bản tuần 10

A. MỤC TIÊU: Giúp HS

Đọc- hiểu khái quát về tác giả, tác phẩm

Phân tích vài nét về bức tranh phố huyện, bức tranh thu nhỏ của XHVN

Rèn kỹ năng đọc hiểu văn bản tự sự (trữ tình)

Trân trọng tài năng của tác giả, cảm thông với những con người nghèo khổ.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

SGK, SGV, GA, sách chuẩn kiến thức kĩ năng

C.CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Đọc SGK, SGV, TLTK, soạn giáo án .

- Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận,

2. Chuẩn bị của học sinh:

Đọc SGK, TLTK để củng cố kiến thức cũ

D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

I. Ổn định lớp- kiểm tra sĩ số:

II. Kiểm tra bài cũ: Hiện đại hóa văn học là gì? Quá trình hiện đại hóa diễn ra như thế nào?

III. Nội dung bài mới:

Thạch Lam là nhà văn xuất sắc của nhóm Tự lực văn đoàn. Người đọc khi đến với ông sẽ tìm thấy toàn bộ bức tranh nhân gian với sự hiện diện đầy đủ mọi hạng người, đặc biệt là những người nghèo khổ sống lam lũ, tối tăm bằng tình yêu thương đến khắc khoải, buốt nhức. "Hai đứa trẻ" là một ví dụ

 

doc7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1436 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 cơ bản tuần 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10 Ngày soạn : ...................... Ngày dạy: ........................ Tiết PPCT : 37+38+39 HAI ĐỨA TRẺ (Thạch Lam) A. MỤC TIÊU: Giúp HS Đọc- hiểu khái quát về tác giả, tác phẩm Phân tích vài nét về bức tranh phố huyện, bức tranh thu nhỏ của XHVN Rèn kỹ năng đọc hiểu văn bản tự sự (trữ tình) Trân trọng tài năng của tác giả, cảm thông với những con người nghèo khổ. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN SGK, SGV, GA, sách chuẩn kiến thức kĩ năng C.CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Đọc SGK, SGV, TLTK, soạn giáo án . - Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận, 2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc SGK, TLTK để củng cố kiến thức cũ D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY I. Ổn định lớp- kiểm tra sĩ số: II. Kiểm tra bài cũ: Hiện đại hóa văn học là gì? Quá trình hiện đại hóa diễn ra như thế nào? III. Nội dung bài mới: Thạch Lam là nhà văn xuất sắc của nhóm Tự lực văn đoàn. Người đọc khi đến với ông sẽ tìm thấy toàn bộ bức tranh nhân gian với sự hiện diện đầy đủ mọi hạng người, đặc biệt là những người nghèo khổ sống lam lũ, tối tăm bằng tình yêu thương đến khắc khoải, buốt nhức. "Hai đứa trẻ" là một ví dụ. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC H: Dựa vào phần tiểu dẫn sgk, hãy khái quát vài nét về tác giả Thạch Lam? GV: Bổ sung, giảng rõ - Tuổi thơ và tuổi trẻ sống ở phố huyện Cẩm Giàng- Hải Dương: phố huyện nghèo có một cái chợ, ga xép đêm đêm một chuyến tàu chạy qua, lù mù mấy ánh đền hàng phở, hàng nước chè tươi...in đậm trong tâm trí TL. Về sau, phố huyện nghèo này là không gian nghệ thuật, trở đi trở lại trong sáng tác của TL. - T.Lam là em ruột của Nhất Linh và Hoàng Đạo, cả 3 anh em đều là thành viên trụ cột của Nhóm Tự lực văn đoàn. T.Lam cũng có điểm giống các anh mình song ông vẫn chọn cho mình một hướng đi riêng: hai anh của ông hăng hái viết những tác phẩm đả phá lễ giáo PK, hô hào cải cách XH, còn bản thân ông thì viết về nông thôn, viết về người dân nghèo - Nguyễn Tuân nhận xét: “Cảm xúc của nhà văn Thạch Lam thường bắt nguồn và nảy nở lên từ những chân cảm đối với những người ở tầng lớp dân nghèo” → T.Lam luôn lặng lẽ thể hiện những niềm cảm thương chân thành đối với người nghèo. - T. Lam phát biểu về quan điểm NT: “VC không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay là sự quên, trái lại VC là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực để vừa tố cáo và thay đổi cái TG giả dối, đầy tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn” - Cốt truyện trong tp của T.L thường là các tình huống, các sự kiện chủ yếu mang chức năng bộc lộ trạng thái tâm tưởng của nhân vật. + Chất liệu truyện: những chi tiết nội tâm + Trần thuật: gợi cảm, thành phần cơ bản là lời văn mô tả hay là lời tự thuật, đây là loại truyện mang sắc thái trữ tình và chất thơ. H: Hãy nêu xuất xứ của tác phẩm? GV: Bổ sung, kết luận GV: Đọc- hướng dẫn cách đọc H: Đọc xong tác phẩm em thấy tác phẩm viết về chủ đề gì? Tiết 2 H: Bức tranh cảnh vật được tác giả miêu tả như thế nào? - Nhóm 1: tìm chi tiết miêu tả bức tranh phố huyện lúc chiều tàn? - Nhóm 2: tìm chi tiết miêu tả bức tranh phố huyện lúc đêm khuya? - Nhóm 3: tìm chi tiết miêu tả bức tranh phố huyện lúc chuyến tàu đến và đi qua? GV: Bổ sung, giảng rõ (so sánh với âm thanh tiếng trống canh trong bài “Tự tình” của Hồ Xuân Hương” GV Bổ sung: chừng ấy người trong bóng tối, ngày này qua ngày khác sống quẩn quanh, tù túng trong cái ao đời bằng phẳng (Xuân Diệu) HS Làm việc cá nhân, khái quát HS: * Tên thật: Nguyễn Tường Vinh hay Nguyễn Tường Lân * Xuất thân: gia đình công chức gốc quan lại * Là người thông minh, điềm đạm, trầm tĩnh và rất tinh tế. * Là nhà văn quý mến cuộc sống, trân trọng sự sống của mọi người xung quanh. HS: Trích trong tập truyện ngắn “Nắng trong vườn” (1930) → có sự đan xen giữa yếu tố hiện thực và yếu tố lãng mạn. HS đọc văn bản HS: Niềm xót xa của tác giả với những kiếp người có cuộc sống cơ cực nghèo khổ ở phố huyện. - Sự trân trong của tác giả đối với những ước mơ còn mơ hồ. HS Thảo luận theo nhóm, cử đại diện trình bày Nhóm 1: + Tiếng trống thu không: điểm nhịp cho cuộc sống nặng nề trôi. -Làm nền cho tiếng trống là "bản nhạc dân dã" quen thuộc, buồn bã, rên rĩ của côn trùng, ếch nhái, muỗi, tiếng đàn bầu rời rạc +"bóng tối ngập dần.... giờ khắc ngày tàn" Nhóm 2: - "Trời nhá nhem tối", "Trời bắt đầu đêm ...."," Đêm tối". Bóng tối Ánh sáng - Tối hết cả: đường phố, ngõ con... - Trống cầm canh: ngắn, khô khan, chìm ngay vào btối. -> bóng tối đang luồn lách, bám sát vào mọi cảnh vật, mọi hoạt động âm thầm của sinh vật, con người khe ánh sáng, vệt sáng, quầng sáng, chấm lửa, hột sáng, ngọn đèn con của chị Tí(7 lần) -> lẻ loi, hiếm hoi, yếu ớt, không đủ xé rách màn đêm, làm cho đêm tối mênh mông hơn. Nhịp sống: +Mẹ con chị Tí : ban ngày mò cua bắt tép, tối đến dọn hàng nước, thắp một ngọn đèn leo lét. Chiều nào chị cũng dọn hàng từ chập tối đến đêm nhưng "chả kiếm được bao nhiêu..." + Bóng bác phở Siêu chập chờn trong đêm. + V/c bác hát xẩm góp chuyện bằng mấy tiếng đàn bầu bật trong yên: lặng. Thằng con bò ra ngoài manh chiếu, nghịch nhặt những rác bẩn. + Bà cụ Thi hơi điên lại nghiện rượu với tiếng cười khanh khách, ghê sợ + Chị em Liên với hàng tạp hoá I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả Thạch Lam (1910- 1942) * Tên thật: Nguyễn Tường Vinh hay Nguyễn Tường Lân * Xuất thân: gia đình công chức gốc quan lại * Là người thông minh, điềm đạm, trầm tĩnh và rất tinh tế. * Là nhà văn quý mến cuộc sống, trân trọng sự sống của mọi người xung quanh. * Thạch lam là nhà văn có quan niệm VC tiến bộ, lành mạnh → ông cho rằng: nhà văn phải nâng đỡ cái tốt để trong cuộc đời có nhiều công bằng, yêu thương nhiều hơn. * Thạch Lam sở trường về truyện ngắn - truyện không có cốt truyện mà thiên về tâm trạng, đem chất thơ đó vào văn xuôi. Nhân vật của Thạch Lam là nhân vật của cảm xúc, tâm trạng nhiều hơn là tư duy. * Ông sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị: "Gió lạnh đầu mùa"; "Nắng trong vườn"; "Sợi tóc"; " Hà Nội 36 phố phường”; và là cây bút phê bình văn học xuất sắc. 2. Xuất xứ Hai đứa trẻ -Trích trong tập truyện ngắn “Nắng trong vườn” (1930) → có sự đan xen giữa yếu tố hiện thực và yếu tố lãng mạn. - Niềm xót xa của tác giả với những kiếp người có cuộc sống cơ cực nghèo khổ ở phố huyện. - Sự trân trong của tác giả đối với những ước mơ còn mơ hồ. II. Đọc hiểu văn bản: A.NỘI DUNG: 1. Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn: a.Cảnh vật: - Tiếng trống thu không: không khí lặng lẽ, tù đọng của phố huyện. *+"bóng tối ngập dần.... giờ khắc ngày tàn" - "Trời nhá nhem tối", b. Con người: chợ tàn, kiếp người tàn..( (vãn từ lâu, chỉ con rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị..., mùi âm ẩm bốc lên, góc chợ đơn sơ, quán hàng lụp xụp). nhịp sống buồn bã, tẻ nhạt của phố huyện chiều tàn.yên tĩnh, tù túng, chật hẹp. =>Nỗi buồn man mác và niềm trắc ẩn của Liên 2. Bức tranh phố huyện lúc về đêm: a.Khung cảnh thiên nhiên và con người: - Bóng tối đang luồn lách, bám sát vào mọi cảnh vật, mọi hoạt động âm thầm của sinh vật, con người; ánh sáng lẻ loi, hiếm hoi, yếu ớt, không đủ xé rách màn đêm, làm cho đêm tối mênh mông hơn. b.Nhịp sống của người dân: lặp lại một cách đơn điệu, quẩn quanh, tẻ nhạt, mỏi mòn, buồn chán.... vẫn hi vọng- cho dù hi vọng đó rất mơ hồ: “Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ”. Chính sự mong đợi mơ hồ này càng tô đậm thêm tình cảnh tội nghiệp của những nhân vật trong truyện. c.Tâm trạng của Liên: - Là đứa trẻ nghèo, nhưng giàu tình thương. - Là đứa trẻ hiếu thảo, đảm đang. - Là đứa trẻ có tâm hồn và biết ước mơ. -Cuộc sống cơm áo trói buộc cô vào chõng hàng, cướp đi niềm vui và quyền lợi của tuổi thơ. Liên sống mòn mỏi đợi chờ, nhìn những kiếp người này, Liên buồn bã, im lặng cảm nhận được cuộc sống tù đọng nơi đây. → Khung cảnh phố huyện ảm đạm, xao xác, ngập chìm trong bóng tối đậm đặc, kiếp người tàn tạ. H: Tìm những chi tiết chứng minh rằng TL tập trung bút lực miêu tả một cách tỉ mỉ, kĩ lưỡng theo trình tự thời gian, qua tâm trạng chờ mong của Liên và An? H: Đối với cuộc sống phố huyện, hình ảnh đoàn tàu có ý nghĩa gì?. HS: Thảo luận, trình bày ý nghĩa của đoàn tàu: nó mang đến phố huyện thế giới khác -> trở thành thói quen, niềm vui, nhu cầu thiết yếu của mọi người. GV: Bổ sung, kết luận H: Vì sao chị em Liên đợi tàu và điều đó có ý nghĩa gì?. HS: thảo luận và lí giải: -Nhìn thấy thế giới rực sáng, náo nhiệt khác hẵn phố huyện. - Gợi lại kỷ niệm về Hà Nội, mơ ước về Hà Nội sáng trưng, vui vẻ, huyên náo -> thoã mãn nỗi ước ao, khao khát. GV hướng dẫn học sinh tổng kết Nhóm 3: Con tàu mang đến một thế giới khác: + Nó như con thoi ánh sáng xuyên thủng màn đêm phố huyện, đem lại ánh sáng xa lạ, rực rỡ chốn thị thành, át đi ánh sáng mờ ảo, yếu ớt của phố huyện. + Âm thanh của còi tàu, bánh xe rít trên đường ray và tiếng ồn ào của hành khách át đi buồn tẻ, đơn điệu phố huyện. + Nó là thói quen, là niềm vui, là sự chờ đợi -> trở thành nhu cầu thiết yếu như cơm ơn, nước uống hàng ngày cho đời sống tinh thần người dân phố huyện - Chị em Liên đợi tàu không phải vì mục đích tầm thường là có khách mua hàng mà vì: + Nhìn thấy cái gì đó khác cuộc sống hàng ngày: mạnh mẽ, rực rỡ ánh sáng, giàu sang. + Niềm say mê + Mang đến thế giới kỷ niệm về Hà Nội -> đánh thức kỷ niệm về Hà Nội đẹp đẽ thiết tha. + Nhìn tàu là hành động thỏa mãn thị giác, tư tưởng -> nhìn thấy rõ hơn, sâu hơn sự tù túng, ngưng đọng của cuộc sống. 3. Bức tranh phố huyện lúc chuyến tàu đi qua: TL tập trung bút lực miêu tả một cách tỉ mỉ, kĩ lưỡng theo trình tự thời gian, qua tâm trạng chờ mong của Liên và An. -Con tàu mang đến một thế giới khác: + Nó như con thoi ánh sáng xuyên thủng màn đêm phố huyện, đem lại ánh sáng xa lạ, rực rỡ chốn thị thành, át đi ánh sáng mờ ảo, yếu ớt của phố huyện. + Âm thanh của còi tàu, bánh xe rít trên đường ray và tiếng ồn ào của hành khách át đi buồn tẻ, đơn điệu phố huyện. + Nó là thói quen, là niềm vui, là sự chờ đợi -> trở thành nhu cầu thiết yếu như cơm ăn, nước uống hàng ngày cho đời sống tinh thần người dân phố huyện - Chị em Liên đợi tàu không phải vì mục đích tầm thường là có khách mua hàng mà vì: + Nhìn thấy cái gì đó khác cuộc sống hàng ngày: mạnh mẽ, rực rỡ ánh sáng, giàu sang. + Niềm say mê + Mang đến thế giới kỷ niệm về Hà Nội -> đánh thức kỷ niệm về Hà Nội đẹp đẽ thiết tha. + Nhìn tàu là hành động thỏa mãn thị giác, tư tưởng -> nhìn thấy rõ hơn, sâu hơn sự tù túng, ngưng đọng của cuộc sống. B.NGHỆ THUẬT: -Truyện có cốt truyện đơn giản -Bút pháp tương phản, đối lập -Miêu tả sinh động những biến đổi tinh tế của cảnh vật và tâm trạng con người. -Ngôn ngữ súc tích, giàu tính biểu cảm, giàu chất thơ. - Giọng điệu thủ thỉ, thấm đượm chất thơ, chất trữ tình sâu lắng. C. Ý NGHĨA VĂN BẢN: TL thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía niềm xót thương đối với những kiếp người sống cơ cực, quẩn quanh, bế tắc ở phố huyện nghèo trước CM. Đồng thời, ông cũng thể hiện sự trân trọng đối với những mong ước tuy còn mơ hồn của họ. III. Tổng kết: IV. Củng cố: GV gọi HS đọc ghi nhớ V. Dặn dò: Chuẩn bị bài “Phong cách ngôn ngữ báo chí” Ngày soạn : ...................... Ngày dạy: ........................ Tiết PPCT : 40 NGỮ CẢNH A. MỤC TIÊU: Giúp HS -Nắm được khái niệm ngữ cảnh, các yếu tố của ngữ cảnh -Vai trò của ngữ cảnh trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ -Rèn kỹ năng lĩnh hội chính xác nội dung, mục đích của lời nói, câu văn trong quan hệ với ngữ cảnh. -Có ý thức nói và viết đúng ngữ cảnh B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN SÁCH GIÁO KHOA, SÁCH GIÁO VIÊN, SÁCH CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH * Giáo viên: Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi * Học sinh: Vở bài soạn- sách giáo khoa D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY I. Ổn định lớp- kiểm tra sĩ số: II. Kiểm tra bài cũ: III. Nội dung bài mới: Khi nói hoặc viết bao giờ chúng ta cũng phải quan tâm đến các vấn đề: ai viết, viết cho ai nghe, ai đọc ..Tất cả những vấn đề đó cho thấy khi nói không phải chỉ cần câu, chữ cụ thể trong văn bản mà còn phải quan tâm đến ngữ cảnh.. Để hiểu rõ điều đó chúng ta đi vào tìm hiểu bài “ngữ cảnh”. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh NỘI DUNG KIẾN THỨC GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu ví dụ để hình thành khái niệm. * Ví dụ 1: câu nói “Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?” H: Đột nhiên nghe câu nói trên em có hiểu ý nghĩa của câu nói đó không? Vì sao? GV: Nhấn mạnh Ví dụ 2: Đặt câu nói ấy vào trong đoạn văn của tác phẩm “Hai đứa trẻ” “ Đêm tối đối với Liên quen lắm...chị Tý phe phẩy lá chuối khô đuổi ruồi trên mấy thức hàng chậm rãi nói: giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?...” H: Câu nói ấy ở trong ví dụ 2 được xem là câu xác định và rõ nghĩa? Vì sao? H: Từ việc phân tích các ngữ liệu trên, em hãy cho biết, ngữ cảnh là gì? GV: Nhấn mạnh Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ nói hay ngôn ngữ viết đều có ngữ cảnh. H: Ngữ cảnh gồm có những nhân tố nào? Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, nhân vật giao tiếp bao gồm những đối tượng nào? Có mối quan hệ ra sao? GV: Hướng dẫn, gợi ý H: Bối cảnh là gì? Thế nào là hoàn cảnh rộng? Thế nào là bối cảnh hẹp? GV: Phân tích Vd để hình thành khái niệm - Câu nói của chị Tý: - Bối cảnh: + XHVN trước CMT8 (rộng) + tại phố huyện nghèo, trên đường... (hẹp) - Bối cảnh rộng: (bối cảnh văn hóa) đó là bối cảnh LS, XH, địa lý, văn hóa, phong tục tập quán, thể chế chính trị...ở bên ngoài ngôn ngữ. - Bối cảnh hẹp: thời gian, địa điểm cụ thể, tình huống giao tiếp. GV phân tích ví dụ cho học sinh nắm rõ. VD: “Nói dại nếu mình chửa hoang, bây giờ hắn chết rồi thì làm ăn thế nào” Hiện thực: + Thị Nở chửa hoang (nhục) + Đứa con của thị Nở không có bố (đau khổ) + Ai nuôi con với mình (vất vả) HS: Làm việc cá nhân, phát biểu - Không hiểu được ý nghĩa của câu nói vì - Đó là một câu vu vơ vì không thể xác định được: + Các nhân vật giao tiếp. + Thời gian, không gian câu đó xuất hiện. + Đối tượng được nói đến. + Thời điểm sự việc được nhắc đến. HS: Làm việc cá nhân, phát biểu Vì: xác định được các thông tin thông qua ngữ cảnh của câu nói. + Nhân vật giao tiếp: Chị Tí nói với Liên, gia đình bác xẩm, Bác Siêu… + Thời gian, không gian xác định. + Đối tượng được nói đến : mấy người phu gạo hay phu xe.. + Thời điểm của sự phủ định tính từ buổi tối. HS: Kết luận Ngữ cảnh: là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng ngôn ngữ và tạo lập lời nói đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội lời nói một cách thấu đáo. HS: Làm việc cá nhân, phát biểu HS: Nhân vật giao tiếp, Bối cảnh ngoài ngôn ngữ, Văn cảnh HS: - Là những người tham gia vào hoạt động giao tiếp. - Quan hệ tương tác: quan hệ và vị thế của nhân vật giao tiếp luôn chi phối đến hình thức và nội dung của câu nói. - Ví dụ: Xét câu nói của chị Dậu “Mày trói chồng bà, bà cho mày xem” + Nhân vật giao tiếp: Chị dậu và tên cai lệ + Mối quan hệ vị thế: chị Dậu lớn tuổi hơn tên cai lệ, chị Dậu là người bị áp bức, tên cai lệ là người đi áp bức + Hình thức lời nói: căm giận, thách thức + Nội dung: nói về sự áp bức của bọn cường hào đối với gia đình chị Dậu. HS: . Bối cảnh: là hoàn cảnh chung khi sự việc, sự vật, hiện tượng phát sinh và phát triển. - Bối cảnh giao tiếp rộng. - Bối cảnh giao tiếp hẹp HS làm việc nhóm Phân tích Vd để hình thành khái niệm - Câu nói của chị Tý: - Bối cảnh: + XHVN trước CMT8 (rộng) + tại phố huyện nghèo, trên đường... (hẹp) - Bối cảnh rộng: (bối cảnh văn hóa) đó là bối cảnh LS, XH, địa lý, văn hóa, phong tục tập quán, thể chế chính trị...ở bên ngoài ngôn ngữ. - Bối cảnh hẹp: thời gian, địa điểm cụ thể, tình huống giao tiếp. I. Khái niệm: * Ngữ cảnh: là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng ngôn ngữ và tạo lập lời nói đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội lời nói một cách thấu đáo. II. Các nhân tố giao tiếp: 1. Nhân vật giao tiếp: - Là những người tham gia vào hoạt động giao tiếp. - Quan hệ tương tác: quan hệ và vị thế của nhân vật giao tiếp luôn chi phối đến hình thức và nội dung của câu nói. 2. Bối cảnh ngoài ngôn ngữ: a. Bối cảnh: là hoàn cảnh chung khi sự việc, sự vật, hiện tượng phát sinh và phát triển. - Bối cảnh giao tiếp rộng. - Bối cảnh giao tiếp hẹp b. Hiện thực nói đến: đó là đề tài và nghĩa của sự việc được thể hiện trong câu nói. IV. Củng cố: Thế nào là ngữ cảnh? Các nhân tố của ngữ cảnh? V. Dặn dò: Học bài- làm bài tâp- soạn: Ngữ cảnh (tt)

File đính kèm:

  • docngu van 11tuan 10.doc
Giáo án liên quan