Giáo án ngữ văn 11 năm học 2007- 2008: bài ca ngất ngưởng - Nguyễn Công Trứ

A. Mục tiêu bài học: giúp hs.

1. Kiến thức: Hiểu.

- Bài thơ có giá trị thể hiện những đặc điểm trong phong cách nghệ thuật của NCT.

- Nhân cách và cá tính NCT.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng cảm nhận, phân tích bài thơ cổ.

3. Thái độ, tình cảm: tấm lòng trân trọng tài năng của nhà thơ

B. Phương pháp

Đọc sáng tạo, gợi tìm, thảo luận, trả lời câu hỏi.

C. Phương tiện dạy học.

1.GV: SGK + SGV + giáo án.

2. HS: SGK + Vở ghi + bài soạn.

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1566 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 11 năm học 2007- 2008: bài ca ngất ngưởng - Nguyễn Công Trứ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:23/9 Ngày giảng: 25/9 Tiết 13 , Giảng văn Bài ca ngất ngưởng - Nguyễn Công Trứ - A. Mục tiêu bài học: giúp hs. 1. Kiến thức: Hiểu. - Bài thơ có giá trị thể hiện những đặc điểm trong phong cách nghệ thuật của NCT. - Nhân cách và cá tính NCT. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng cảm nhận, phân tích bài thơ cổ. 3. Thái độ, tình cảm: tấm lòng trân trọng tài năng của nhà thơ B. Phương pháp Đọc sáng tạo, gợi tìm, thảo luận, trả lời câu hỏi. C. Phương tiện dạy học. 1.GV: SGK + SGV + giáo án. 2. HS: SGK + Vở ghi + bài soạn. D. Tiến trình lên lớp 1. Kiểm tra bài cũ: không . 2. Giới thiệu bài mới: ( 1’ ) NCT là một nhân vật khá đặc biệt trong lịch sử Việt Nam. Ông còn là nhà thơ có phong cách khá sắc nét. Ông đã để lại một số lượng thơ đáng kể, trong đó bài ca trù Bài ca ngất ngưởng là một minh chứng. 3.Nội dung. I. Vài nét về tác giả (1778 – 1858) (3’) ? Hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả NCT? - Quê Nghệ Tĩnh. Xuât thân trong một gia đình nặng nề nếp nho phong. - Là 1 trong những thi sĩ nổi tiếng nửa đầu TK 19. - 42 tuổi đỗ trạng nguyên, ra làm quan cho nhà Nguyễn. - Tiếp thu những yếu tố tích cực của một nhà nho chân chính. + Yêu nước thương dân + Làm quan liêm khiết II. Xuất xứ (2’) ? Bài ca ngất ngưởng được NCT viết trong hoàn cảnh nào? ý nghĩa của nó? - Viết năm 1848, năm ông cáo quan về nghỉ hưu - Đây là một bài thơ tự thuật được nâng lên tầm triết lí sống III. Phân tích (29’) 1. Cảm hứng chủ đạo (17’) ? Cảm hứng chủ đạo của bài thơ được thể hiện tập trung qua những từ nào? Hãy giải thích nội dung những từ đó? - Từ ngất ngưởng: Một tư thế, vị trí cao chênh vênh, không vững chắc, dễ đổ, dễ rơi. Thân hình vượt lên hẳn những người khác nhưng trong tư thế ngả ngiêng không vững. - Trong bài: chỉ lối sống không ham công danh địa vị, sự nhận thức về cái Tôi của nhà thơ một cách cực đoan mãnh liệt. Đó là một lối sống khác người; ngông nghênh, thách thức với mọi người, vượt lên trên thế tục bình thường ? Trong bài thơ NCT dùng từ ngất ngưởng mấy lần? Mối quan hệ giữa chúng? - Từ ngất ngưởng xuất hiện 4 lần (trừ tiêu đề) + Câu 4: Gồm thao lược đã lên tay ngất ngưởng -> Lời tự khen, đánh giá cao tài năng, lòng tự hào của một con người có đầy đủ ý thức về tài năng và nhân cách trong sáng của mình NCT coi mọi việc trong trời đất đều là việc của mình, công danh là lẽ sống Không công danh thà nát với cỏ cây. Đã làm trai đứng ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông. Ông luôn đề cao vai trò của kẻ sĩ và vì thế NCT đã phấn đấu không mệt moi trên con đường khoa cử để có danh có phận. ? Em hiểu như thế nào về từ ngất ngưởng trong câu thơ này? + Câu 8: Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng -> Sự kiện cởi mũ áo cáo quan về hưu Thông thường đạc ngựa là đồ trang sức đeo cho ngựa quý thì ông lại đeo cho bò cái vàng. Giai thoại kể rằng ông thường cưỡi bò đeo đạc ngựa đi chơi. => NCT đã trêu ngươi, khinh thị cả chốn kinh kì + Câu 12: Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng -> Về nghỉ hưu, NCT đã chọn lối sống phá cách dù chỉ để thích ý. Giữa ông với thế gian đã diễn ra những điều trái ngược. + Câu cuối: Trong triều ai ngất ngưởng như ông -> Hình thức là câu hỏi nhưng để khẳng định: chốn quan trường một mình ông ngất ngưởng => Nhà thơ đã tạo nên một hiện tượng mới không hề có trong thơ ca chính thống đương thời. Hình tượng con người thách thức đối lập với xung quanh 2. Những lời tự thuật (12’) ? Em hiểu như thế nào về câu thơ mở đầu? ? 6 câu thơ đầu ông tự kể điều gì về mình? ? Em có nhận xét gì về thái độ của tác giả trong đoạn thơ này? ? Qua thái độ đó còn giúp ta hiểu thêm điều gì ở con người NCT? - Câu thơ chữ Hán nói lên vai trò quan trọng của kẻ sĩ: coi mọi việc trong trời đất đều là việc của mình. - Những công trạng và chức vị đã trải qua: Thủ khoa, Tham tán, Tổng đốc Đông, Bình Tây, đại tướng. - Rất tự hào, hãnh diện + Tự gọi mình là ông + Dùng từ Hán Việt trang trọng + Cách ngắt nhịp thơ ngắn, dồn dập, hối hả - Khẳng định tài năng lỗi lạc xuất chúng của ông Hi Văn. Ông đứng trên đỉnh cao danh vọng bởi văn võ toàn tài. Vì thế ông thực sự thảnh thơi khi từ giã quan trường. Ông đã trọn bổn phận của kẻ sĩ và đạo nghĩa vua tôi. NCT ngất ngưởng sống không quan tâm đến phú quý bần hàn dù chuyện được hay mất, khen hay chê. Đó là thái độ sống thể hiện bản lĩnh cứng cỏi, vượt lên trên thói đời phàm tục, dám đối lập cá nhân với cộng đồng. ? Em có nhận xét gì về lời tự thuật của tác giả? - Lời tự thuật trang trọng mà vẫn chân tình, cho thấy một ý thức về tài năng và thái độ sống theo sở thích cá nhân, một phẩm chất vượt lên thói tục. IV. Tổng kết (5’) ? Những đặc sắc về nghệ thuật? ? Hình ảnh nổi bật trong bài thơ là gì? 1. Nghệ thuật - Thể ca trù. - Xây dựng hình tượng trung tâm: ông ngất ngưởng. - Kết hợp tài tình từ ngữ thông thường và ngôn ngữ Hán Việt. 2. Nội dung - Hình ảnh một con người ý thức được giá trị của bản thân mình. Quan niệm sống dựa trên tài năng, phẩm chất và bản lĩnh. 4. Củng cố, luyện tập (3’) ? Qua bài thơ, em hiểu thêm điều gì về cuộc đời và con người nhà thơ? Đáp: NCT đã khái quát về một thân thế trải qua những vinh quang lớn nhất và những quãng đời bình dị thông thường nhất. Đã khẳng định những nét cơ bản nhất trong tính cách một danh sĩ nửa đầu thế kỉ 19, có tài năng, có phẩm chất và có bản lĩnh trước sự phát triển phức tạp của một chặng đường lịch sử đất nước, trước mối quan hệ phức tạp với một tập đoàn phong kiến đang khủng hoảng. E. Hướng dẫn học bài và làm bài ở nhà (2’) - Học thuộc lòng bài thơ - Nắm vững nội dung bài - Đọc, soạn bài “ Bài ca ngắn đi trên cát” theo hướng dẫn sgk. Giờ sau học Vh

File đính kèm:

  • doctiet 13.doc