Giáo án ngữ văn 11 năm học 2007- 2008: khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám năm 1945 tiết 1

A. Phần chuẩn bị.

I. Mục tiêu bài học: giúp hs.

1. Kiến thức:

- Thấy được một số nét nổi bật về tình hình xã hội và văn hoá việt Nam nửa đầu thế kỷ XX

- Nắm vững những đặc điểm cơ bản và thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945.

- Tìm hiểu, đánh giá trào lưu Văn học, tác giả, tác phẩm.

- Tập trung vào quá trình hiện đại hoá Văn học (gồm mấy chặng).

2. Kĩ năng: Rèn lyện kĩ năng khái quát tổng hợp về một giai đoạn văn học, vận dụng những kiến thức đó vào việc học những tác phẩm cụ thể.

3. Thái độ, tình cảm: Trân trọng những giá trị văn học dân tộc.

II. Phương pháp

Đọc sáng tạo, gợi tìm, thảo luận, trả lời câu hỏi.

III. Phương tiện dạy học.

1.GV: SGK + SGV + giáo án.

2. HS: SGK + Vở ghi + bài soạn.

B. Tiến trình lên lớp.

* ổn định tổ chức.

I. Kiểm tra bài cũ: không.

II. Bài mới.

1. Giới thiệu bài mới: ( 1 ) Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám 1945 có vai trò quan trọng quá trình phát triển của VHVN. Nó tồn tại và phát triển trong hoàn cảnh xã hội mới, có diện mạo và những thành tựu mới. Giờ học này ta tìm hiểu quá trình hiện đại hoá VH

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1455 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 11 năm học 2007- 2008: khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám năm 1945 tiết 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 33 , Giảng văn Khái Quát Văn Học Việt Nam Từ đầu Thế Kỉ XX Đến Cách mạng tháng tám năm 1945 Tiết 1 A. Phần chuẩn bị. I. Mục tiêu bài học: giúp hs. 1. Kiến thức: - Thấy được một số nét nổi bật về tình hình xã hội và văn hoá việt Nam nửa đầu thế kỷ XX - Nắm vững những đặc điểm cơ bản và thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945. - Tìm hiểu, đánh giá trào lưu Văn học, tác giả, tác phẩm. - Tập trung vào quá trình hiện đại hoá Văn học (gồm mấy chặng). 2. Kĩ năng: Rèn lyện kĩ năng khái quát tổng hợp về một giai đoạn văn học, vận dụng những kiến thức đó vào việc học những tác phẩm cụ thể. 3. Thái độ, tình cảm: Trân trọng những giá trị văn học dân tộc. II. Phương pháp Đọc sáng tạo, gợi tìm, thảo luận, trả lời câu hỏi. III. Phương tiện dạy học. 1.GV: SGK + SGV + giáo án. 2. HS: SGK + Vở ghi + bài soạn. B. Tiến trình lên lớp. * ổn định tổ chức. I. Kiểm tra bài cũ: không. II. Bài mới. 1. Giới thiệu bài mới: ( 1’ ) Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám 1945 có vai trò quan trọng quá trình phát triển của VHVN. Nó tồn tại và phát triển trong hoàn cảnh xã hội mới, có diện mạo và những thành tựu mới. Giờ học này ta tìm hiểu quá trình hiện đại hoá VH… 2.Nội dung. I. Đặc điểm cơ bản 1. Nền văn học được hiện đại hoá 25’ HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS Kiến thức cần đạt ? Vì sao nền Văn học phải hiện đại hoá? (Diễn ra trong hoàn cảnh xã hội?) ? Quá trình hiện đại hoá diễn ra như thế nào? Đọc sgk độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi. * Nguyên nhân - Thực dân Pháp chiếm xong nước ta, tiến hành 2 cuộc khai thác thuộc địa, làm cho xã hội Việt Nam thay đổi sâu sắc. + Nhiều đô thị, thị trấn mọc lên…. + Nhiều tầng lớp xã hội mới -> nhu cầu thẩm mĩ mới. + Nhân vật trung tâm: tri thức Tây học. =>Văn học thay đổi: trở thành hàng hoá. Viết văn trở thành một nghề. - Gồm 3 chặng: a. Từ đầu thế kỉ XX đến những năm 1920 ? Quá trình hiện đại hoá diễn ra như thế nào? ? Các nhà văn có đặc điểm gì? Đọc sgk độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi. - Hình thành các thể văn xuôi quốc ngữ. (D/c) - Xuất hiện báo chí và phong trào dịch thuật. - Câu văn xuôi tiếng Việt ra đời và phát triển. - Do lớp nhà văn Hán học cấp tiến đảm nhiệm. + Đổi mới về tư tưởng chính trị, xã hội, quan điểm văn học nghệ thuật. + Chưa đổi mới về quan niệm, tình cảm thẩm mĩ. (Còn tính qui phạm của Văn học trung đại) b. Từ đầu những năm 1920 – 1930 ? Có những bước phát triển mới như thế nào? Thể hịên ở những phương diện nào? ? Những thể loại ấy có đặc điểm gì nổi bật? Đọc sgk độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi. - Thành tựu: + Tác phẩm + Tác giả - Thể loại: + Văn xuôi: Tiểu thuyết: Hồ Biểu Chánh, Hoàng Ngọc Phách. Truyện ngắn: Nhất Linh… Bút kí, tuỳ bút… + Thơ: Tản Đà, Trần Tuấn Khải. (Giải phóng cái Tôi cá nhân ra khỏi hình thức ước lệ, khắt khe có tính phi ngã của thơ ca phong kiến.) + Kịch: Du nhập từ phương Tây-> còn hạn chế. Do trí thức Tây học đảm nhiệm. => Cuộc đổi mới đã có nhiều thành tựu quan trọng Bộ phận Văn học yêu nước ở nước ngoài có nhiều thành phần xuất sắc với những tác giả tiêu biểu: Phan Bội Châu, Nguyễn ái Quốc. - Dấu vết cũ còn lưu lại đậm nét ở mọi thể loại. c. Từ đầu những năm 1930 – 1945 ? Có ý kiến cho rằng: Quá trình hiện đại hoá đã được hoàn tất. Đúng hay sai? Lí giải? Đọc sgk độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi. Đúng: Nhiều cuộc cách tân văn học sâu sắc trên các thể loại: - Văn xuôi: + Tiểu thuyết: Nhóm Tự lực văn đoàn, Nam Cao… + Truyện ngắn: Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Tuân… + Phóng sự: + Bút kí: Nguyễn Tuân, Xuân Diệu. - Thơ: + Thơ Mới: đóng vai trò quyết định trong công cuộc hiện đại hoá thơ ca Việt Nam (D/c) + Thơ CM: Sáng tác trong hình thức Thơ Mới. - Kịch nói đổi mới mạnh mẽ: Vi Huyền, X Bắc… - PB Văn học thực sự ra đời do thế hệ trí thức Tây học trẻ đảm nhiệm. =>Nền văn học được đổi mới sâu sắc và toàn diện, hiện đại từ nội dung đến hình thức. 2. Sự phân hoá phức tạp thành nhiều xu hướng trong quá trình phát triển (15’) ? Theo em lí do tại đâu lại có sự….? ? Sự phân hoá căn cứ vào đâu? Đọc sgk độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi. - Lí do: Xã hội hiện đại + Nền văn học được coi trọng. + Nhà văn ý thức về vị trí vai trò của mình trong xã hội. + ý thức cá nhân thức tỉnh sâu sắc, các tác giả đua nhau tìm con đường đi riêng của mình về tư tưởng nghệ thuật thể hiện cá tính và phong cách độc đáo. + Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ngày càng phát triển. => Các tầng lớp xã hội phân hoá về mọi mặt. - Sự phân hoá: Căn cứ vào tiêu chuẩn, thái độ chính trị đối với thái độ thực dân và quan niệm về mối quan hệ giữa văn học và chính trị-> 2 bộ phận. a. Bộ phận Văn học công khai, hợp pháp ? Có những thành công và hạn chế gì? ? Đó là những xu hướng nào? ?Nêu các yếu tố chính? ? Khác xu hướng lãng mạn như thế nào? ?Tác giả tiêu biểu? ? Hai xu hướng trên có quan hệ với nhau như thế nào Đọc sgk độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi. Tự liệt kê các tác giả, tác phẩm tiêu biểu. - Thành công: Có tính dân tộc, chứa đựng yếu tố tư tưởng lành mạnh, tiến bộ. - Hạn chế: Không có ý thức cách mạng, tinh thần chống đối trực tiếp chế độ thực dân. Hai xu hướng chính: * Xu hướng lãng mạn: - Các tác giả là các tri thức tiểu tư sản. - Bộc lộ cái Tôi trữ tình một cách sâu sắc. - Nội dung: + Khát vọng, ước mơ. + Tư tưởng bay bổng. + Tâm trạng phức tạp của một thế hệ bế tắc trên đường đời. * Xu hướng hiện thực: - Tư tưởng: + Bất bình với xã hội đương thời. + Chưa tìm ra con đường thay đổi. - Nghệ thuật: + Phân tích các hiện thực khái quát của cuộc sống. + Xây dựng những hình tượng điển hình. + Phê phán xã hội trên tư tưởng dân chủ và nhân đạo. =>Hai xu hướng trên luôn đổi thay, không cố định biệt lập mà thường tác động qua lại sâu sắc, có khi chuẩn hóa lẫn nhau. b. Bộ phận Văn học bất hợp pháp ? Thế nào là bất hợp pháp?Các tác giả? ? Các tác phẩm tiêu biểu?Đặc điểm? ? Cho biết mục đích sáng tác, nội dung? ? Hai bộ phận văn học trên có quan hệ với nhau như thế nào? Đọc sgk độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi. Kể tên các tác phẩm tiêu biểu. Đọc sgk độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi. - Là các tác phẩm trong bộ phận này không được công khai trước công chúng. - Tác giả: Nhà văn – chiến sĩ (Tri thức đã giác ngộ cách mạng) như: Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Sóng Hồng…. - Sáng tác: + Văn vần. + Không gọt giũa cầu kì. - Tác phẩm: Ngục trung thư, Nhật kí trong tù, Xiềng xích… - Mục đích: + Thơ văn là vũ khí chiến đấu. + Là phương tiện tuyền truyền vận động cách mạng - Nội dung: + Tố cáo xã hội phong kiến thực dân. + Số phận của cộng đồng. + Tấm lòng với Tổ quốc và nhân dân. - Nghệ thuật: Khắc họa hình tượng nhân vật trung tâm. + Yêu nước. + Căm thù giặc. + Lí tưởng mới của thời đại. =>Hai bộ phận văn học trên có quan hệ qua lại với nhau. Tuy nhiên quyết định quá trình hiện đại văn hoá là bộ phận văn học hợp pháp. Quyết định tư tưởng văn học là bộ phận văn học bất hợp pháp. 3. Củng cố, luyện tập: GV khái quát kiến thức cơ bản(2’). Làm bài tập: ? Bộ phận Văn học công khai, hợp pháp có đặc điểm gì nổi bật? Đáp: Bộ phận Văn học công khai, hợp pháp chia làm hai xu hướng; + Xu hướng lãng mạn (Tiêu biểu là phong trào Thơ mới) + Xu hướng hiện thực (Tiêu biểu là Nam Cao, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng) C. Hướng dẫn học, làm bài (2’) 1. Bài cũ - Nắm nội dung bài học vở ghi. - Đọc SGK củng cố kiến thức. 2. Bài mới Đọc văn bản, soạn phần còn lại. Giờ sau học VH.

File đính kèm:

  • doctiet 33.doc
Giáo án liên quan