Giáo án Ngữ văn 11 năm học 2007-2008 tuần 11

A. MỤC TIÊU: Giúp HS

-Nắm được khái niệm ngữ cảnh, các yếu tố của ngữ cảnh

-Vai trò của ngữ cảnh trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

-Rèn kỹ năng lĩnh hội chính xác nội dung, mục đích của lời nói, câu văn trong quan hệ với ngữ cảnh.

-Có ý thức nói và viết đúng ngữ cảnh

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

Sách giáo khoa, Sách giáo viên, sách chuẩn kiến thức kĩ năng

C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

* Giáo viên: Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi

* Học sinh: Vở bài soạn- sách giáo khoa

D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

I. Ổn định lớp- kiểm tra sĩ số:

II. Kiểm tra bài cũ:

III. Nội dung bài mới:

Khi nói hoặc viết bao giờ chúng ta cũng phải quan tâm đến các vấn đề: ai viết, viết cho ai nghe, ai đọc .Tất cả những vấn đề đó cho thấy khi nói không phải chỉ cần câu, chữ cụ thể trong văn bản mà còn phải quan tâm đến ngữ cảnh. Để hiểu rõ điều đó chúng ta đi vào tìm hiểu bài “ngữ cảnh”.

 

doc8 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1261 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 năm học 2007-2008 tuần 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11 Ngày soạn : ...................... Ngày dạy: ........................ Tiết PPCT : 41 NGỮ CẢNH (tiếp theo) A. MỤC TIÊU: Giúp HS -Nắm được khái niệm ngữ cảnh, các yếu tố của ngữ cảnh -Vai trò của ngữ cảnh trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ -Rèn kỹ năng lĩnh hội chính xác nội dung, mục đích của lời nói, câu văn trong quan hệ với ngữ cảnh. -Có ý thức nói và viết đúng ngữ cảnh B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN Sách giáo khoa, Sách giáo viên, sách chuẩn kiến thức kĩ năng C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH * Giáo viên: Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi * Học sinh: Vở bài soạn- sách giáo khoa D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY I. Ổn định lớp- kiểm tra sĩ số: II. Kiểm tra bài cũ: III. Nội dung bài mới: Khi nói hoặc viết bao giờ chúng ta cũng phải quan tâm đến các vấn đề: ai viết, viết cho ai nghe, ai đọc ..Tất cả những vấn đề đó cho thấy khi nói không phải chỉ cần câu, chữ cụ thể trong văn bản mà còn phải quan tâm đến ngữ cảnh.. Để hiểu rõ điều đó chúng ta đi vào tìm hiểu bài “ngữ cảnh”. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung kiến thức H: Văn cảnh là gì? GV: Bổ sung, giảng rõ H: Ngữ cảnh có vai trò như thế nào trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? Vì sao? GV: Nhấn mạnh GVgọi HS đọc ghi nhớ GV: Hướng dẫn, gợi ý HS: Làm việc cá nhân, giải bài tập . HS: Xem VD sgk, phát biểu Văn cảnh là hoàn cảnh phát sinh câu nói, gồm tất cả các yếu tố ngôn ngữ đi trước hoặc sau câu, từ nào đó trong văn bản. HS: dựa vào sgk trình bày, giải thích HS : - Ngữ cảnh có vai trò quan trọng trong hoạt động nói, viết, nghe, đọc. - Ngữ cảnh là môi trường sản sinh và là căn cứ để lĩnh hội lời nói và câu văn. - Vì: Ngữ cảnh sản sinh, chi phối hình thức và nội dung của câu văn và đây là căn cứ để lĩnh hội chính xác, có hiệu quả, đầy đủ lời nói. Bài tập 1: Bối cảnh: tin tức về kẻ địch đã có từ mười tháng nay rồi, nhưng chưa thấy lệnh quan. Trong khi chờ đợi, người nông dân cảm thấy chướng tai, gai mắt trước những hành vi của kẻ thù Bài tập 2: Hai câu thơ gắn với tình huống giao tiếp cụ thể: đêm khuya, trống canh dồn dập, mà người phụ nữ vẫn cô đơn, trơ trọi... Hiện thực được nói tới trong hai câu thơ là tâm trạng ngậm ngùi chua xót của nhân vật trữ tình. Bài tập 3: Ngữ cảnh trong bài thơ Thương vợ: Hoàn cảnh đất nước: Bị thực dân Pháp xâm lược Hoàn cảnh gia đình: khó khăn khi nhà thơ không có việc làm Hình ảnh bà Tú: người phụ nữ tần tảo hi sinh vì chồng,vì con Bài tập 4: Hoàn cảnh sáng tác là ngữ cảnh của bài thơ: Sự kiện năm Đinh Dậu (1897), thực dân Pháp tổ chức kì thi tại Nam Định Toàn quyền Pháp ở Đông Dương là Đu-me cùng vợ đến dự. I. Khái niệm: II. Các nhân tố giao tiếp: 1. Nhân vật giao tiếp: 2. Bối cảnh ngoài ngôn ngữ: 3. Văn cảnh: là hoàn cảnh phát sinh câu nói, gồm tất cả các yếu tố ngôn ngữ đi trước hoặc sau câu, từ nào đó trong văn bản. III. Vai trò của ngữ cảnh: - Ngữ cảnh có vai trò quan trọng trong hoạt động nói, viết, nghe, đọc. - Ngữ cảnh là môi trường sản sinh và là căn cứ để lĩnh hội lời nói và câu văn. - Vì: Ngữ cảnh sản sinh, chi phối hình thức và nội dung của câu văn và đây là căn cứ để lĩnh hội chính xác, có hiệu quả, đầy đủ lời nói. * Ghi nhớ (sgk) IV. Luyện tập: Bài tập 1: Bài tập 2: Bài tập 3: Bài tập 4: IV. Củng cố: Thế nào là văn cảnh? Vai trò của ngữ cảnh? V. Dặn dò: Học bài- làm bài tập5- Soạn bài : Chữ người tử tù Ngày soạn : ...................... Ngày dạy: ........................ Tiết PPCT : 42+43+44 CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ (Nguyễn Tuân) A. MỤC TIÊU: Giúp HS Đọc hiểu khái quát tác phẩm Thấy được nhân vật Huấn Cao qua câu chuyện xin chữ trong nhà ngục, những vẻ đẹp cao quý của một nhân cách lớn. Rèn kỹ năng đọc hiểu văn bản tự sự Trân trọng, yêu quý cái đẹp, đề cao người, có tài thiên lương. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN SGK, SGV, GA, sách chuẩn kiến thức kĩ năng C.CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Đọc SGK, SGV, TLTK, soạn giáo án . - Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận, 2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc SGK, TLTK để củng cố kiến thức cũ D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY I. Ổn định lớp- kiểm tra sĩ số: II. Kiểm tra bài cũ: III. Nội dung bài mới: Nguyễn Tuân là một nhà văn có cá tính, ông là một nghệ sĩ luôn luôn xem sáng tạo VC là một hình thái lao động NT nghiêm túc, vì vậy mà ông đã viết nên những trang văn hết sức tâm huyết và độc đáo, để hiểu thêm điều này hôm nay chúng ta đến với tác phẩm “Chữ người tử tù”... HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC GV: Gọi HS đọc phần tiểu dẫn H: Dựa vào phần tiểu dẫn, hãy khái quát những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Tuân? GV: Bổ sung, kết luận - Nguyên Tuân là con của cụ Nguyễn An Lan, là một nhà Nho tài hoa nhưng xuất thân khi Hán học đã tàn nên cụ tú Lan mang tâm lí bất đắc chí, bất lực và bất mãn trước thời cuộc, sinh ra trong một gia đình như thế nhà văn NT không chỉ chịu ảnh hưởng từ người cha về cá tính, cũng như sự tài hoa, yêu mến cái đẹp mà còn có điều kiện “gắn bó với những lớp người xưa và những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc. - Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân có 2 giai đoạn: + Trước CM T8 + Sau CM T8 → trước CM T8: NT đem tâm hồn yêu cái đẹp, cái tôi tài hoa, khinh bạc, kênh kiệu để chống lại XH ô trọc, XH người ăn thịt người (đề cao cái tôi cá nhân) → sau CM T8: ca ngợi c/sống con người lao động qua chữ Ngông... => với những sáng tac của mình ông được mệnh danh là bậc thầy về sử dụng TV hiện đại, đó chính là bức chân dung tự họa của tác giả. H: Hãy trình bày những hiểu biết của em về tập truyện ngắn: “Vang bóng mộtthời”? GV: Nhận xét, kết luận “Vang bóng một thời” ra đời khi TDP vừa đặt ách đô hộ lên nước ta, XHPK suy tàn, những Nho sĩ cuối mùa trở thành lớp người lạc lỏng, VBMT tập trung mô tả những thói quen, cung cách sinh hoạt, kiểu ăn chơi cầu kì, phong lưu, đài các của những con người tài hoa, bất đắc chí ấy. Gặp lúc Hán học suy vi, sống giữa buổi Tây, Tàu nhố nhăng, họ bất lực nhưng vẫn mâu thuẫn với XH. Họ không a dua chạy theo danh lợi mà luôn giữ cho được cái thiên lương và tâm hồn trong sạch, họ lẫy cái tôi tài hoa, ngông nghênh để đối lập với XH phàm tục, phô diễn lối sống thanh cao để phản ứng XH. H: Hãy giới thiệu khái quát về tác phẩm? Cho biết chủ đề của tác phẩm? GV: Bổ sung, kết luận Chữ người tử tù được viết ra như một phản đề đối với chế độ TDPK, một XH nhố nhăng, đầy rẫy áp bức, bóc lột, bất công, độc ác...và man trá, khẳng định sự bất tử của đạo lý, của văn hóa dân tộc qua cảnh cho chữ và qua nhân vật Huấn Cao. GV Đọc- hướng dẫn cách đọc Tiết 2 H: Tác phẩm “Chữ người tử tù” được xây dựng với tình huống tryện như thế nào? Tác dụng của tình huống truyện đó? GV: Bổ sung, giảng rõ Xét trên bình diện Xh họ là những kẻ đối địch, là tử thù của nhau, vì: một người là phản loạn của triều đình, một người là đại diện cho bộ máy cai trị của triều đình PK. Vậy mà trên bình diện NT, họ là tri kỉ, tri âm (1 người viết chữ đẹp con người kia yêu chữ đẹp) H: Nguyễn Tuân tập trung miêu tả tài năng nào của nhân vật Huấn Cao? GV: Bổ sung, giảng rõ Trong truyện ngắn NT tô đậm cái tài viết chữ đẹp của nhân vật Huấn Cao, ngày xưa viết chữ đẹp là sáng tạo cái đẹp gọi là NT thư pháp → mỗi nét chữ đều là sự hiển diện của những khao khát thầm kín, mãnh liệt chất chứa trong tâm hồn và nhân cách của người viết chữ, chữ của Huấn Cao là chữ của nhân cách cao khiết, phi thường... H: Có ý kiến cho rằng: Huấn Cao không chỉ có tài viết chữ đẹp mà còn là người anh hùng dũng liệt, khí phách hiên ngang, em hãy chứng minh? H: Huấn Cao có tài viết chữ nhưng ông chỉ cho chữ những người bạn tri kỷ của mình, vậy em hãy cho biết vì sao HC lại cho VQN chữ? Điều đó nói lên vẽ đẹp nào trong con người Huấn Cao? GV: Bổ sung, nhấn mạnh HC đi theo tiếng gọi tự do cầm gươm chống lại triều đình, chí lớn không thành nhưng ông vẫn giữ được tư thế đàng hoàng, oai phong lẫm liệt, ung dung của người nghệ sĩ. HC còn là 1 người luôn có ý thức giữ gìn bản chất tốt. H: Thống qua hình tượng nhân vật Huấn Cao, em hãy cho biết quan điểm NT của Nguyễn Tuân về cái đẹp? GV: Nhận xét, kết luận Tuy NT không k/định như thiên tài Nguyễn Du “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” nhưng qua sự vận động của hình tượng nv HC ta vẫn thấy nhà văn rất coi trọng chữ tâm, coi trọng cái thiên lương, cái tâm vẫn là gốc rễ của nhân cách và là nơi đi đến tài năng, đi đến khí phách. HS Làm việc cá nhân, phát biểu HS: * Quê: Nhân Mục- Từ Liêm- Hà Nội * Xuất thân: gia đình nhà Nho khi Hán học đã lụi tàn. * Năm 1945, Nguyễn Tuân đến với CM và dùng ngòi bút của mình phục vụ hai cuộc k/c của dân tộc. * Nguyễn Tuân là 1 nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp, là cây bút có phong cách NT độc đáo, sở trường của nhà văn là thể loại tùy bút. * NT là người rất mực tài hoa, uyên bác → nhà văn am hiểu sâu sắc nhiều lĩnh vực trong đời sống, đặc biệt là các môn nghệ thuật: hội họa, điêu khắc, điện ảnh, sân khấu... * NT thường quan sát sự vật, con người ở góc độ thẫm mỹ và miêu tả ở phương diện tài hoa nghệ sĩ. * Những tác phẩm: Một chuyến đi (1938), Vang bóng một thời (1940), Sông Đà (1960)... HS Làm việc cá nhân, phát biểu. HS: - Gồm tất cả 11 truyện ngắn. - Tac phẩm kết tinh tài năng của Nguyễn Tuân trước CMT8. - Viết về một thời đã xa nay chỉ còn vang bóng: nhân vật chính là những Nho sĩ cuối mùa, tài hoa nhưng bất đắc chí HS: In trong tập truyện ngắn “Vang bóng một thời” - Đề tài viết về cái đẹp của cha ông ngày xưa, nay còn vang bóng - Chủ đề: thể hiện vẽ đẹp sáng chói của nhân cách đầy khí phách và một tài hoa siêu việt, một thiên lương cao khiết. HS đọc văn bản HS Làm việc cá nhân, phát biểu: HS: Tình huống truyện oái oăm, giàu kịch tính: cuộc kì ngộ của Huấn Cao và viên quản ngục diễn ra ở nhà tù, thân phận thật éo le. Viên quản ngục : Đại diện gc thống trị, quyền lực, người yếu quý và trân trọng cái đẹp Huấn Cao : Đại diện cho kẻ phản nghịch, yếu thế, người tạo ra cái đẹp HS: Làm cho tính cách của nhân vật bộc lộ một cách đầy đủ, rõ nét, trọn vẹn. HS làm việc cá nhân, xác định HS: - Tài hoa, nghệ sĩ: viết chữ đẹp - Kiên cường, bất khuất: cầm gươm chống lại triều đình. HS: chứng minh - HC dám chống lại triều đình - Hành động rỗ gông → bị xiềng xích nhưng ông rất tự do về tinh thần - Thản nhiên nhận rượu thịt... → phong thái ung dung, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng - Cách ông trả lời viên quản ngục... HS: Huấn Cao cho VQN chữ: do cảm và hiểu được tấm lòng, sở thích của VQN. Huấn Cao là người biết trân trọng cái đẹp và chỉ cho chữ những người biết trân trọng cái tài, yêu quý cái đẹp. HS: - Cái tài hoa: con người ấy phải có tài, có tầm vóc văn hóa, có bản lĩnh, có khí phách, giữ gìn được bản ngã. - Cái tài hoa còn thể hiện ở thiên lương, có tâm. => Một nhân cách cao đẹp bao giờ cũng thống nhất giữa cái tài và cái tâm. I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: Nguyễn Tuân (1910- 1987) * Quê: Nhân Mục- Từ Liêm- Hà Nội * Xuất thân: gia đình nhà Nho khi Hán học đã lụi tàn. * Năm 1945, Nguyễn Tuân đến với CM và dùng ngòi bút của mình phục vụ hai cuộc k/c của dân tộc. * Nguyễn Tuân là 1 nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. * NT là người rất mực tài hoa, uyên bác * NT thường quan sát sự vật, con người ở góc độ thẫm mỹ và miêu tả ở phương diện tài hoa nghệ sĩ. 2. Tập truyện ngắn: “Vang bóng một thời” - Gồm tất cả 11 truyện ngắn. - Tac phẩm kết tinh tài năng của Nguyễn Tuân trước CMT8. - Viết về một thời đã xa nay chỉ còn vang bóng: nhân vật chính là những Nho sĩ cuối mùa, tài hoa nhưng bất đắc chí. 3. Xuất xứ “Chữ người tử tù” - In trong tập truyện ngắn “Vang bóng một thời” - Đề tài viết về cái đẹp của cha ông ngày xưa, nay còn vang bóng - Chủ đề: thể hiện vẽ đẹp sáng chói của nhân cách đầy khí phách và một tài hoa siêu việt, một thiên lương cao khiết. - Bố cục: có 3 phần -Tóm tắt tác phẩm: II. Đọc hiểu văn bản: A.NỘI DUNG: 1. Tình huống truyện: a. Tình huống truyện: Cuộc kì ngộ của Huấn Cao với viên quản ngục diễn ra nơi tù ngục và trong thời gian ít ngày trước ngày Huấn Cao bị chết chém. b. ý nghĩa: Làm cho tính cách của nhân vật bộc lộ một cách đầy đủ, rõ nét, trọn vẹn. 2. Nhân vật Huấn Cao - Tài hoa, nghệ sĩ: viết chữ đẹp - Kiên cường, bất khuất: cầm gươm chống lại triều đình. - Là một con người có thiên lương trong sáng + Huấn Cao cho VQN chữ: do cảm và hiểu được tấm lòng, sở thích của viên quản ngục. + Huấn Cao là người biết trân trọng cái đẹp và chỉ cho chữ những người biết trân trọng cái tài, yêu quý cái đẹp. => Xiềng xích và quyền uy không làm cho HC nao núng tinh thần, như vậy HC là một hình tượng NT tuyệt mỹ, hội đủ 3 phẩm chất của một nhân cách cao đẹp: tài năng, khí phách và thiên lương hay nói theo cách của người xưa đó là: nhân- trí – đức xứng đáng để người đời ngưỡng mộ và trân trọng. *. Quan điểm NT của Nguyễn Tuân: - Cái tài hoa: con người ấy phải có tài, có tầm vóc văn hóa, có bản lĩnh, có khí phách, giữ gìn được bản ngã. - Cái tài hoa còn thể hiện ở thiên lương, có tâm. => Một nhân cách cao đẹp bao giờ cũng thống nhất giữa cái tài và cái tâm. H: Chi tiết nào trong tác phẩm thể hiện cách nhận xét của NT về VQN? Giải thích vì sao tác giả lại nhận xét như vậy? HS: Làm việc cá nhân, phân tích, giải thích. GV: Nhận xét, kết luận H: Trong con người của VQN có phẩm chất gì nổi bật? Ông có thái độ như thế nào với HC để biểu hiện phẩm chất đó? GV: Cao quý biết bao khi những phẩm chất ấy lại có trong tâm hồn của một người nghệ sĩ sống lạc vào chốn nhơ bẩn, làm nghề quản tù, một nghề gọi là thất đức, tàn nhẫn nhưng ông vẫn giữ được cái tâm, cái đức biết quý trọng chữ nghĩa. H: Khi đối diện và suy nghĩ về Huấn Cao, VQN có tâm trạng như thế nào? Vì sao? GV: Hướng dẫn, gợi ý H: Qua nhân vật VQN, NT muốn thể hiện những suy niệm nào về con người và cái đẹp? GV: Gợi ý - Trong mỗi một con người đều có một ngươig nghệ sĩ, đều ẩn chứa tâm hồn yêu cái đẹp, yêu cái tài. - Có khi, có lúc cái đẹp tồn tại trong môi trường tội ác nhưng nó không tàn lụi mà trái lại nó vẫn phát triển một cách mạnh mẽ và bên bĩ GV: Kết luận Trong một con người thường có 2 mặt đối lập: ác quỷ- thiên thần. H: Nhà văn NT gọi cảnh cho chữ là gì? Vì sao? GV: Nhận xét, giảng rõ Cảnh cho chữ là cảnh tượng xưa nay chưa từng thấy vì: - Việc cho chữ thường diễn ra nơi thư phòng còn đây là diễn ra giữa nhà tù, nơi ngự trị của bóng tối, nơi ngữ trị của cái ác và nhưngc thứ thù địch với cái đẹp. - Tư thế con người cho và nhận chữ: kẻ có quyền hành thì không có quyền hành. Uy quyền thuộc về HC, kẻ bị tước đi mọi thứ quyền, người nắm quyền sinh quyền sát thì khúm núm, sợ sệt trong khi kẻ tử tù thì ung dung, đường bệ. Kẻ có chức năng giáo dục tội phạm thì đang được tội phạm giáo dục. H: Để khắc họa cảnh cho chữ NT đã sử dụng thủ pháp NT nào? Ý nghĩa của cảnh cho chữ? H: Sau khi cho chữ, Huấn Cao đã khuyên VQN điều gì? Em có nhận xét gì về hành động bái lĩnh của VQN? GV: Giảng rõ, nhấn mạnh Di huấn của người tử tù và cũng chính là lời nhà văn muốn nhắn tới người đọc: Muốn chơi chữ, muốn thưởng thức cái đẹp thì phải giữ lấy thiên lương, trong môi trường cái ác cái đẹp khó tồn tại bền vững. Chữ nghĩa và thiên lương không thể sống chung với sự tàn bạo bởi lẽ chơi chữ không chỉ có chuyện chữ nghĩa mà còn là chuyện nhân cách sống, chuyện văn hóa. H: Em hãy nhận xét chung về nghệ thuật và nội dung của truyện? Phần ghi nhớ SGK HS: VQN là một âm thanh trong trẻo chen giữa bản đàn mà nhạc luật của nó...” ->VQN có phẩm chất tốt -Tấm lòng biệt nhỡn liên tài: có cách nhìn kính trọng, quý trọng những con người có tài. -Sở thích chơi cái đẹp HS Làm việc cá nhân, trình bày HS: Tâm trạng của VQN khi đối diện với HC: chất chứa một nỗi khổ tâm HS: - Trong mỗi một con người đều có một ngươi nghệ sĩ, đều ẩn chứa tâm hồn yêu cái đẹp, yêu cái tài. - Có khi, có lúc cái đẹp tồn tại trong môi trường tội ác nhưng nó không tàn lụi mà trái lại nó vẫn phát triển một cách mạnh mẽ và bên bĩ GV: Kết luận Trong một con người thường có 2 mặt đối lập: ác quỷ- thiên thần. HS : - Thời gian: đêm hôm ấy... - Không gian ngục tù (chật hẹp, ẩm ướt; tường đầy mạng nhện; phân chuột, phân gián) - Không khí trang nghiêm, cổ kính, có phần bí ẩn: khói toả như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực từ một bó đuốc tẩm dầu... - Người cho chữ: tử tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng...tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh. - Người nhận chữ: viên quản ngục (khúm núm), thầy thơ lại (run run). HS: Đối lập: ánh sáng >< bóng tối. màu trắng tấm lụa >< nhà giam bẩn thỉu. Người cho >< người nhận. → Không thể cầm tù nổi cái đẹp, dù bất cứ đâu, cái đẹp cũng toả sáng. Cái đẹp được sáng tạo trên mảnh đất chết ( nhà tù) bởi 1 người sắp chết (HC) HS: HS: Xác định các chi tiết, phân tích - HC khuyên: Từ bỏ chốn tù ngục nhơ bẩn, tìm về chốn thanh cao để tiếp tục sở nguyện cao quý và giữ cho thiên lương lành vững vì: cái đẹp có thể sản sinh ra từ mãnh đất chết, mãnh đất của tội ác nhưng nó sẽ không tồn tại cùng với mảnh đất ấy, môi trường ấy. - Đáp lại: Kẻ mê muội này xin bái lĩnh HS trả lời theo gợi ý của giáo viên 3. Nhân vật Viên quản ngục: -“VQN là một âm thanh trong trẻo chen giữa bản đàn mà nhạc luật của nó...” ->VQN có phẩm chất tốt -Tấm lòng biệt nhỡn liên tài: có cách nhìn kính trọng, quý trọng những con người có tài. -Sở thích chơi cái đẹp * Tâm trạng của VQN khi đối diện với HC: chất chứa một nỗi khổ tâm * Vì: - Thái độ khinh bạc của Huấn Cao - Nghệ nghiệp hiện tại của mình - Sự tâm nguyện của mình không thành => VQN là người yêu cái đẹp, sống bằng NT, yêu cái tài và kính nể những con người tài giỏi. 3. Cảnh cho chữ: * Cảnh xưa nay chưa từng có: Giá trị của cái đẹp. Đây là sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối; của cái đẹp,cái cao cả, cái cao thượng đối với sự phàm tục, nhơ bẩn; của tinh thần bất khuất trước thái độ cam chịu. * Huấn Cao khuyên VQN: → Cái đẹp, cái thiện có sức mạnh cảm hóa con người. Bằng con đường trái tim sức mạnh ấy tăng lên gấp bội. * Nguyễn Tuân thể hiện niềm tin vững chắc vào con người: thiên lương là bản tính tự nhiên của con người, dù ở trong hoàn cảnh nào, con người vẫn luôn khao khát hướng tới: chân- thiện- mỹ. B.NGHỆ THUẬT: Nghệ thuật tạo tình huống độc đáo, đặc sắc Sử dụng thành công thủ pháp đối lập Xây dựng thành công nhân vật Ngôn ngữ góc cạnh, giàu hình ảnh, có tính tạo hình, vừa cổ kính vừa hiện đại C. Ý NGHĨA VĂN BẢN: Khẳng định và tôn vinh sự chiến thắng của ánh sáng, cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao cả của con người đồng thời bộc lộ lòng yêu nước thầm kín của nhà văn III. Tổng kết: IV. Củng cố: GV gọi HS đọc ghi nhớ sgk để củng cố bài học Tình huống truyện có gì độc đáo, qua đó em đánh giá ntn về cách thể hiện của NT? V. Dặn dò: Học bài Chuẩn bị bài : Luyện tập thao tác lập luận so sánh Kieåm tra cuûa Toå tröôûng Duyeät cuûa Ban giaùm hieäu

File đính kèm:

  • docngu van 11 tuan 11.doc
Giáo án liên quan