A. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
Giúp HS:
- Giá trị nội dung là thái độ yêu ghét rạch ròi mãnh liệt, tính chất trữ tình đạo đức tiểu biểu cho loại văn học giáo huấn của tác giả.
- Rút ra những bài học về yêu ghét chính đáng.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN.
ã SGK,SGV
ã Thiết kế bài học
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Giới thiệu bài mới.
7 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1381 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 năm học 2007-2008 tuần 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lẽ ghét thương
A. Mục tiêu bài học.
Giúp HS:
- Giá trị nội dung là thái độ yêu ghét rạch ròi mãnh liệt, tính chất trữ tình đạo đức tiểu biểu cho loại văn học giáo huấn của tác giả.
- Rút ra những bài học về yêu ghét chính đáng.
B. phương tiện thực hiện.
SGK,SGV
Thiết kế bài học
C. Tiến trình dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Giới thiệu bài mới.
Phương pháp
Nội dung cần đạt
GV: (Học sinh đọc phần tiểu dẫn trong SGK) trả lời các câu hỏi.
GVH:Anh (chị) hãy cho biết tác phẩm Lục Vân Tiên đựoc ra đời vào giai đoạn sáng tác nào của Nguyễn Đình Chiểu , nội dung chính của tác phẩm là gì ?
GVH: Anh (chị) hãy cho biết vị trí của đoạn trích ?
GVH: Anh (chị) hãy cho biết bố cục của đoạn trích ?
(H/S đọc SGK Tr 46,47)
HSTL&PB
Đọc đoạn 1 SGK Tr 46.
GVH: Anh (chị) hãy cho biết có điểm gì chung giữa các triều đại mà ông Quán ghét ?
GVH: Anh (chị) hãy cho biết tác giả đứng vể phía nào, căn cúa vào đâu để lên án những ông vua bạo ngược ?
GVH: Anh (chị) hãy cho biết điểm chung trong việc ông Quán thương cơ sở của lòng thương đó ?
GVH: Anh (chị) hãy cho biết trong đoạn trích tác giả đã sử dung những nghệ thuật chủ yếu nào ? giá trị biểu hiện ?
GVH: Anh (chị) hãy giải thích câu thơ ở phần đầu đoạn trích
Vì chưng hay ghét cũng là hay thương
GV: Cho HS đọc phần ghi nhớ trong SGK Tr 48
GV: Anh (chị) hãy về nhà đọc thêm bài Chạy giặc & Hương Sơn phong cảnh ca. Soạn bài đầy đủ.
I. Giới thiệu chung
1, Tác phẩm, vị trí đoạn trích
HSĐ&TL:
+ Sáng tác khi tác giả đã bị mù cả hai mắt và lui về ở ẩn , hành nghề y cứu giúp lương dân.
+ Nội dung truyện xoay quanh cuộc xung đột giữa thiện và ác, đề cao tinh thần nhân nghĩa truyền thống, thể hiện khát vọng lí tưởng của tác giả và nhân dân về một XH tốt đẹp.
+ tác phẩm được sáng tác ở giai đoạn đầu trong sự nghiệp sáng tác của tác giả.
HSPB: Về vị trí đoạn trích
+ Lục Vân Tiên và Vương Tử Trực trên đường đến trường thi thì gặp Bùi Kiệm và Trịnh Hâm cùng đi thi. Tại cửa hàng của ông quán đã diễn ra một cuộc thi tài thơ giữa bốn sĩ tử này. Ông Quán tỏ ý khen LVT & VTT và chê BK & TH. Trịnh Hâm tức khí quay ra nói láo với ông quán. Đoạn thơ là lời ông Quán đáp lại.
2, Bố cục của đoạn trích.
HSTL&PB: Đoạn trích chia làm hai phần:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến: lằng nhằng dối dân. Nội dung: ghét bọn vua chúa bạo ngược, vô đạo.
+ Đoạn 2: còn lại: Thương những bậc hiền tài chịu số phận lận đận, chí lớn không thành, không được đời trọng dụng.
II. nội dung chính
1, Những điều ông quán ghét
HSĐ&TL:
HSPB: + Đó là sự mê dâm
+ Gây lắm chuyện phiền hà, nhũng nhiễu dân
+ Sự chia bè kéo cánh, thôn tính lẫn nhau dẫn dân đến cảnh nồi da nấu thịt, nhà tan của nát.
Ví dụ: Vua Trụ lấy rượu làm ao, lấy thịt làm rừng, trai gái loã thể ăn chơi truỵ lạc. dùng nhiều hình phạt hà khắc với quan dân:ôm cột đồng, thả hầm rắn, lấy tim trung thần…
HSTL&PB: tác giả đứng về phía nhân dân, dựa trên lập trường của nhân dân, vì đạo lí của nhân dân mà lên tiếng.
+ Tuy đang nói đến những ông vua thủa xa xưa nhưng ông Quán (tác giả ) ngầm ngụ ý phê phán XH đương thời.
+ Ghét tới mức mãnh liệt nhất, triệt để nhất: ghét cay ghét đắng ghét vào tận tâm.
2, Những điều ông Quán thương.
HSTL&PB: => Kể tên những người ông Quán thương…
* Điểm chung trong những con người ông Quán thương là họ đều là những bậc hiền tài, chịu số phận lận đận, chí lớn không thành.
* Cơ sở của lòng thương đó chính là lòng yêu nước thương dân sâu sắc. Là một nhà nho chân chính, thầy đồ đã đứng về phía nhân dân để lên án bọn cường quyền bạo ngược, từ đó cảm thông, chia sẻ và thương xót thực sự đối với những nho sĩ có tài gặp những rủi ro không được đời trọng dụng.
3. Nghệ thuật của đoạn trích
HSTL&PB
* Điệp từ: Tần số sử dụng lớn (từ Ghét & Thương được lặp lại 12 lần) nhằm mục đích, dụng ý nghệ thuật là tăng cưòng độ cảm xúc: yêu thương và căm ghét đều đạt đến tột cùng.
* Đối từ (đối cả trong đoạn thơ: ghét > biểu hiện sự trong sáng phân minh, sâu sắc trong tâm hồn của tác giả: thương ra thương, ghét ra ghét, không mập mờ lẫn lộn hay chung chung.
HSTL&PB
Xót xa trứoc cảnh người dân bị lầm than khổ cực, thương những con người tài đức mà bị dập vùi đến nỗi phải mai một tài năng, tác giả lại càng căm giận những kẻ hại dân, hại đời đã đảy con người vào trong những cảnh ngộ éo le oan nghiệt. Giữa cuộc đời đầy dẫy những bất công ngang trái, trái tim yêu thương nhân đạo của nhà thơ không thể không lên tiếng trước những kẻ lỗi đạo người, trái đạo trời. Vì thế mà Vì chưng hay ghét cũng là hay thương.
III. Củng cố và dặn dò
HS: Chép lại phần ghi nhớ (SGK)
HSTL&PB: Trả lời các câu hỏi trong SGK Tr 48
HS: Đọc và soạn hai bài Chạy Giặc & Hương Sơn phong cảnh ca.
đọc thêm: Chạy giặc & Hương sơn phong cảnh ca
A. Mục tiên bài học
Giúp HS:
Thấy được tình cảnh thê thảm của nhân dân Nam Bộ trong cảnh chạy giặc cùng tội ác tày trời của bọn thực dân và tay sai bán nước. Nỗi lòng cảm thông sâu sắc của tác giả trước cảnh nước mất nhà tan.
Cảm nhận vẻ đẹp thần tiên của Hương Sơn, giọng điệu khoan khoái của lời ca cũng như năng lực tả cảnh của tác giả.
B. Phương tiện thực hiện
SGK, SGV.
Thiết kế bài học.
C. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: Anh (chị) hãy cho biết lẽ ghét thương của tác giả Nguyễn Đình Chiểu trong đoạn trích “Lẽ ghét thương” ?
phương pháp
GV: Gọi HS đọc phần tiểu dẫn SGK Tr 49.
GVH: Phần tiểu dẫn trình bày nội dung gì ?
GVH: Anh(chị) hãy cho biết bố cục, chủ đề của tác phẩm ?
GV: Gọi HS thay nhau đọc tác phẩm.
GVH: Anh (chị) hãy cho biết tình thế của đất nước ta cũng như cảnh tượng người dân chạy giặc được tác giả miêu tả như thế nào ?
GVH : Anh (chị) hãy cho biết sự mất mát của nhân dân đựoc miêu tả như thế nào ?
GVH: Anh (chị) hãy cho biết ý nghĩa khái quát của tác phẩm ?
GVH:Anh (chị) hãy cho biết thể loại và xuất xứ của tác phẩm ?
GVH: Dựa vào nội dung Anh (chị) hãy cho biết bố cục và chủ đề của đoạn trích ?
GVH: Mở đầu tác phẩm là câu “Bầu trời cảnh bụt”, Anh (chị) hãy cho biết ý nghĩa của câu này ?Nó gợi cảm hứng gì cho du khách ?
GVH: Anh (chị) hãy cho biết những câu thơ nào trong tác phẩm thể hiện không khí tâm linh ?
GVH:Anh (chị) hãy cho biết hai câu thơ sau cảm giác gì của du khách ?
“Vẳng bên tai…..giấc mộng”
GVH: Anh (chị) hãy cho biết nghệ thuật tả cảnh của bài thơ ?
GV : Giá trị của bài thơ ?
Nội dung cần đạt
Bài 1: Chạy giặc
I. Giới thiệu chung
1, Xuất xứ, thể loại.
HSĐ&TL:
* Chạy giặc (Chạy Tây) có thể được viết ngay sau khi thành Gia Định bị TDP tấn công đánh chiếm (17/2/1859).
* Tác phẩm được làm theo thể thất ngôn bát cú Đường luật.
2, Bố cục, chủ đề
HSĐ&TL:
HSPB: Bài thơ đựoc chia làm hai phần: 6 câu đầu tả thực bức tranh loạn lạc của nhân dân khi chạy giặc cùng tội ác của chúng. 2 câu kết là sự lên tiếng của tác giả , cũng như nỗi oán hận của người dân trước cảnh nước mất nhà tan.
HSPB: Bài thơ thể hiện tình cảnh đau thương của nhân dân, đất nước trong những ngày dầu bị nạn xâm lăng. Qua đó tháI độ đồng cảm của tác giả trước nhân dân cũng đựoc bộc lộ.
II. Hướng dẫn học bài
Tình thế hiểm nghèo của đất nước và cảnh nhân dân chạy giặc.
HSĐ&TL:
HSPB: Các từ ngữ hình ảnh ở hai câu đề tập trung làm nổi bật hoạ xâm lăng, sự tàn ác của quân giặc (tan chợ) và sự thất bại nhanh chóng của quan quân nhà Nguyễn (sa tay).
HSPB: Cuộc chiến bất ngờ và tàn bạo đã đẩy người dân vô tội vào cảnh lầm than, tan tác, có nhà mà không thể về, người người chia lìa đôi ngả.
Chú ý hình ảnh:+ lũ trẻ lơ xơ chạy, dàn chim dáo dác…
+ hình thức đảo ngữ gia tăng giá trị biểu cảm
2. Nỗi đau thương mất mát cùng niềm oán hận.
HSPB: Bến Nghé, Đồng Nai là những nơi có cuộc sống trù phú, sầm uất của vùng đồng bằng Nam bộ. Vậy mà trong phút chốc trước sức mạnh bạo tàn và sự cướp bóc đốt nhà giết người của lũ giặc giờ trở thành tan hoang.
ố Nhà thơ đã chia sẻ với nhân dân, với người đọc sự xót xa căm hận trước bè lũ cướp nước và bán nước.
HSPB: Câu hỏi cuối cùng như chỉ để khẳng định tinh thần bạc nhược, sự đớn hèn của Trang dẹp loạn – Triều đình nhà Nguyễn trước sức mạnh bạo tàn đã khiếp nhựơc mà bán ước cầu vinh.
Bài 2: hương sơn phong cảnh ca
I. Giới thiệu chung
1, Xuất xứ, thể loại.
HSĐ&TL:
* Tác phẩm được viết theo thể hát nói tả về Hương Sơn, một quần thể di tích nổi tiếng thuộc xã Hương Sơn – Mĩ Đức – Hà Tây. Hằng năm hội chùa Hương đựoc mở từ đầu tháng giêng đến hết tháng ba âm lịch.
2, Bố cục, chủ đề
HSĐ&TL:
HSPB: Bài thơ đựoc chia làm ba phần:
+ Phần 1: Cảm xúc trước toàn cảnh chùa Hương (6 câu đầu)
+ Phần 2: Vẻ đẹp Hương Sơn cụ thể (12 câu tiếp)
+ Phần 3: Cảm xúc lúc ra về (còn lại)
HSPB: tác phẩm chứa đựng những giá trị nhân bản cao quý trong thế giới tâm linh của người nghệ sĩ: tình yêu quê hương cũng chính là tình yêu giang sơn đất nước. Cảm hứng tôn giáo lành mạnh hoà với cảm hứng thiên nhiên tạo ra vẻ thanh cao, tinh khiết trong tâm hồn con người.
II. Hướng dẫn học bài
1, Cái thú ban đầu đến Hương Sơn từ cái nhìn bao quát
HSPB: Ngẩng đầu lên thấy Bầu trời : cao, xa, thoáng đãng , đưa mắt nhìn quanh thấy cảnh Bụt bao bọc xung quanh mình. Giọng thơ lâng lâng khoan khoái như vừa trút được gánh nặng trần ai bể khổ để lên tới cõi siêu thoát.
=> Cảnh đẹp thiên nhiên hoà hợp trong không khí tâm linh.
HSPB: Đó là các câu : Thỏ thẻ rừng mai….giấc mộng.
HSPB: Trong đêm vắng giữa núi rừng tĩnh lặng có tiếng chày kình, tiếng chuông chùa vọng lại làm lay động hồn ai từng vất vả với sự đổi thay giữa cuộc đời.
2, Nghệ thuật tả cảnh của tác giả
HSPB:
+ Từ láy thỏ thẻ, lững lờ, thăm thẳm, ghập ghềnh… rất gợi cảm, gợi hình…
+ phép liệt kê các địa danh….
+ Sự miêu tả giàu màu sắc hội hoạ : Nhác trông lên ai khéo vẽ hình…
ố Bài ca là một sự phong phú về giá trị nhân bản cao đẹp trong thế giới tâm hồn của thi nhân : lòng yêu cảnh đẹp gắng với tình yêu giang sơn, tổ quốc. Nó cũng bộc lộ một bút pháp, một giọng thơ, một năng lực gợi cảnh, gợi tình đầy tài hoa quyến rũ.
Trả bài làm văn số 1
mục tiêu bài học
Giúp học sinh hệ thống hoá những kiến thức và kĩ năng biểu lộ ý nghĩa cảm xúc, về lập dàn ý và diễn đạt…Đồng thời tự đánh giá những ưu điểm và nhược điểm trong bài làm của mình từ đó có những định hướng cần thiết để làm tốt hơn ở những bài viết sau.
B- Phương pháp và tiến trình tổ chức dạy học
1. Phương pháp dạy học
Tuỳ từng đối tượng ở mỗi lớp có cách trả bài riêng. Cần nắm chắc đặc điểm của từng lớp để định ra nội dung cách thức trả bài sao cho các em có thể rút kinh nghiệm, nâng cao trình độ ở những bài viết sau.
2. Tiến trình tổ chức dạy học
a. Xác định yêu cầu của bài làm.
GV cho học sinh đọc lại đề bài
b. Nhận xét chung:
Gv có thể nhận xét chung thông qua một số nội dung cả bài tốt lẫn bài xấu. GV cũng cần khuyến khích động viên những bài viết có ý tưởng đúng đắn, độc lập và sáng tạo, sủa chữa những ý chưa đúng, từ đó đánh giá những ưu điểm và nhược điểm trong bài làm của các em.
Ngoài ra đa số các em còn mắc lỗi chính tả, có những em rất nghiêm trọng ( Thường là những em có điểm kém). Thầy giáo đã sửa trong bài viết, yêu cầu về nhà tự giác sửa lỗi, có kiểm tra.
c. Biểu dương và sửa lỗi:
- Gv chọn một số bài, đoạn văn tiêu biểu có ý hay, sáng tạo, có cảm xúc đọc cho HS nghe cùng học và rút kinh nghiệm.
- Cũng nên chọn một số bài mắc lỗi kiến thức, diễn đạt, chính tả đọc và cùng các em sửa , rút kinh nghiệm.
d. Trả bài và tổng kết.
File đính kèm:
- Ngu Van 11 Tuan 5.doc