Giáo án Ngữ văn 11 Tiết 1-2: vào phủ Chúa Trịnh

 A. Mục tiêu bài học:

 1.Kiến thức:

Giúp HS:

- Hiểu rõ giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm, cũng như thái độ trước hiện thực và ngòi bút kí sự chân thực, sắc sảo của Lê Hữu Trác qua đoạn trích miêu tả cuộc sống và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa Trịnh.

-Vẻ đẹp tâm hồn của Hải Thượng Lãn Ông, đặc sắc của bút pháp kí sự.

 2. Kĩ năng:

Đọc hiểu thể kí sự theo đặc trưng thể loại.

 3.Thái độ:

 - Biết trân trọng một người vừa có tài năng ,vừa có nhân cách như Lê Hữu Trác.

 B.Chuẩn bị:

 1.Thầy:

- SGK, SGV, GA .

 2.Trò:

 - SGK, Vở ghi, vở soạn

 C.Tiến trình tổ chức các hoạt động:

I. Ổn định tổ chức :

 1. Kiểm sĩ số

 2. Kiểm tra bài cũ:

 II.Bài mới

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5209 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 Tiết 1-2: vào phủ Chúa Trịnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 20 /08 /2010 ND :Lớp:11B2: 21 /08 /2010 11B4: 21 /08 /2010 TIẾT 1-2: VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH (Trích Thượng kinh kí sự ) Lê Hữu Trác A. Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: Giúp HS: - Hiểu rõ giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm, cũng như thái độ trước hiện thực và ngòi bút kí sự chân thực, sắc sảo của Lê Hữu Trác qua đoạn trích miêu tả cuộc sống và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa Trịnh. -Vẻ đẹp tâm hồn của Hải Thượng Lãn Ông, đặc sắc của bút pháp kí sự. 2. Kĩ năng: Đọc hiểu thể kí sự theo đặc trưng thể loại. 3.Thái độ: - Biết trân trọng một người vừa có tài năng ,vừa có nhân cách như Lê Hữu Trác. B.Chuẩn bị: 1.Thầy: SGK, SGV, GA…….. 2.Trò: - SGK, Vở ghi, vở soạn… C.Tiến trình tổ chức các hoạt động: Ổn định tổ chức : 1. Kiểm sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: II.Bài mới HĐ của thầy HĐ của HS Nội dung cần đạt (?) Nêu vài nét cơ bản về tác giả Lê Hữu Trác và tác phẩm “Thượng kinh kí sự”? ?. Đoạn trích thuộc thể loại gì? GV: Thánh chỉ à vào cung à qua nhiều lần cửa à vườn hoa à qua dãy hành lang quanh co liên tiếp à cửa lớn à hành lang phía tây à Đại Đường à gác tía à phòng trà à trở lại điếm Hậu mã ăn cơm à qua mấy lần cửa à hậu cung à dâng đơn à về nhà trọ. ?) Quang cảnh của phủ chúa được miêu tả ntn? -Bên trong -Bên ngoài (?) Qua những chi tiết trên,anh (chị ) có nhận xét gì về quang cảnh của phủ chúa? . Gv: chốt Quang cảnh và những sinh hoạt trong phủ chúa đã được ghi lại khá tỉ mỉ qua con mắt quan sát của một người thầy thuốc lần đầu tiên bước vào thế giới mới lạ này. Đó là cảnh cực kì xa hoa, tráng lệ, đầy quyền uy của nhà chúa (?) Lần đầu đặt chân vào phủ Chúa ,tác giả đã nhận xét : “cuộc sống ở đây thực khác người thường” .Em có nhận thây điều đó qua cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa? ?. Đứng trước cảnh phủ chúa xa hoa, lộng lẫy, tấp nập người hầu kẻ hạ, tác giả nhận xét như thế nào? ?.Tác giả đã nhận xét như thế nào về bệnh trạng của thế tử? (?) Qua suy nghĩ của Lê Hữu Trác, ta nhận ra được tâm trạng gì của ông khi chữa bệnh cho thế tử? (?) Qua những phân tích trên , hãy đánh giá chung về tác giả ? (?) Qua đoạn trích em cho biết nội dung, nghệ thuật ? Từ đó hãy nhận xét về thái độ của tác giả ? ?.Ý nghĩa của đoạn trích HSdựa vào SGK trình bày ý chính Đọc và tóm tắt Thảo luận và trình bày Hs nhận xét HS trả lời Suy nghì trả lời Dựa SGK trả lời HS suy nghĩ ,phát biểu HS suy nghĩ ,phát biểu HS tham khảo SGK trả lời Trả lời I. Đọc tiếp xúc văn bản. 1. Tác giả: (SGK) - Tên hiệu là Hải Thượng Lãn Ông: + Gắn với quê hương + Gắn với con người: ghét danh lợi, yêu thiên nhiên, chuyên tâm làm thuốc, soạn sách dạy học trò à nhà văn, nhà thơ, danh y - Tác phẩm: Hải Thượng y tông tâm lĩnh + Gồm 66 quyển + Biên soạn gần 40 năm + Có giá trị y học và văn học 2.Đoạn trích: a.Bố cục: Hai phần. -Đoạn 1: Từ đầu→không có dịp:Quang cảnh –Cung cách sinh hoạt của phủ chúa -Đoạn 2: Nhân cách của LHT. b.Thể loại:Kí sự (ghi chép về sự việc có thật) II. Đọc hiểu chi tiết văn bản 1. Quang cảnh –cung cách sinh hoạt cuả phủ chúa. * Q uang cảnh nơi phủ chúa: - Bên ngoài phủ chúa: + Vào phủ phải qua nhiều lần cửa + Đường đi là những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp + Vườn hoa: cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương  + Nơi đây có điếm “Hậu mã quân túc trực” , có những cây cối lạ lùng, những hòn đá kì lạ, cột bao lơn lượn vòng. - Bên trong phủ chúa: + Có nhà “Đại đường”, “Quyền bổng”, “Gác tía” và những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy + Đồ dùng tiếp khách ăn uống toàn là mâm vàng, chén bạc - Nội cung thế tử: + Tối om + Vào được phải qua năm sáu lần trướng gấm + Có nệm gấm, màn là, đèn sáp sáng, ghế rồng sơn son thiếp vàng, hương hoa ngào ngạt à Quang cảnh nơi phủ chúa là chốn thâm nghiêm, diễm lệ; màu sắc chủ đạo là đỏ vàng. Cuộc sống xa hoa, cảnh vật lạ lùng, không khí tù động, ngột ngạt, thiếu sinh khí. Cung cách sinh hoạt: - Đến phủ chúa: Phải có thánh chỉ, có lính đem cáng đến, có đầy tớ dẫn đường, có thẻ - Phủ chúa có cả guồng máy phục dịch: + Người giữ cửa truyền báo rộn ràng + Người có việc quan đi lại như mắc cửi + Có vệ sĩ canh giữ cửa cung + Có quan truyền chỉ + Các tiểu hoàng môn hầu hạ nội cung + Thị vệ, quan sĩ canh cửa lớn + Các danh y sáu cung hai viện ngồi chờ ở phòng trà + Các phi tần chầu chực quanh thánh đế, người hầu đứng xung quanh thế tử, các cung nhân đứng xúm xít - Những lời lẽ nhắc đến chúa và thế tử: hết sức cung kính Thánh thượng đang ngự, hầu mạch Đông cung thế tử, hầu trà - Việc khám bệnh cho thế tử phải tuân thủ những phép tắc quy định: + Phải đứng hầu ở xa + Trước và sau khi khám bệnh phải lạy bốn lạy + Muốn xem thân hình thế tử phải đứng hầu và xin phép + Xem bệnh xong phải làm tờ khải à Tất cả những lễ nghi, khuôn phép, kẻ hầu người hạ kể trên cho thấy sự xa hoa tột đỉnh và uy quyền tối thượng ở phủ chúa. => Bức tranh hiện thực sắc nét, phản ánh lối sống xa hoa hưởng thụ của cha con 2. Nhân cách của Lê Hữu Trác: a. Cách nhìn, thái độ của tác giả: - Đối với cuộc sống xa hoa ở phủ chúa, tác giả vốn con quan, sinh trưởng chốn phồn hoa, từng biết chốn cung cấm vẫn đưa ra lời nhận xét: Bước chân đến đây mới hay cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn với người thường! - Làm một bài thơ tả hết cái sang trọng vương giả trong phủ - Nhận xét về bữa ăn trong phủ chúa: Mâm vàng chén bạc, đồ ăn toàn là của ngon vật lạ, tôi bấy giờ mới biết cái phong vị của nhà đại gia - Lời nhận xét về bệnh trạng của thế tử: Vì thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi (Căn nguyên của bệnh) à Tỏ ra dửng dưng trước những quyến rũ vật chất , không đồng tình với cuộc sống no đủ, tiện nghi nhưng thiếu khí trời và tự do b. Tâm trạng của Lê Hữu Trác khi chữa bệnh cho thế tử: - Có sự mâu thuẫn, giằng co: + Hiểu căn bệnh, biết cách chữa trị nhưng sợ chữa khỏi chúa tin dùng, bị công danh ràng buộc. + Muốn chữa cầm chừng nhưng lại trái với lương tâm, y đức, phụ lòng cha ông. - Cuối cùng phẩm chất, lương tâm của người thầy thuốc đã thắng. Ông gạt sang một bên sở thích cá nhân để làm tròn trách nhiệm. à Là thầy thuốc giỏi, có kiến thức sâu rộng, lương tâm, y đức hơn người; khinh thường danh lợi quyền quý, yêu thích tự do, nếp sống thanh đạm III. Tổng kết: 1.Nội dung:(ghi nhớ SGK) .2.Nghệ thuật: -Quan sát tỉ mỉ,ghi chép trung thực,miêu tả cụ thể sinh động,chọn lựa chi tiết gây ấn tượng. -Lối kể hấp dẫn, trung thực, hài hước. -Kết hợp văn xuôi và thơ làm tăng chất trừ tình cho tác phẩm. 3.Ý nghĩa: -Đoạn trích phản ánh quyền lực to lớn của Trịnh Sâm, cuộc sống xa hoa trụy lạc trong phủ chúa, đồng thời bày tó thái độ coi thường danh lợi, quyền quý của tác giả. D. Củng cố, dặn dò: 1.Củng cố: - Cảnh sống xa hoa nơi phủ chúa được miêu tả qua những chi tiết nào?Thái độ? - Diễn biến tâm trạng của tác giả khi khám bệnh cho thế tử? 2. Dặn dò;: - Chuẩn bị bài mới: “Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân”

File đính kèm:

  • doctiet1.doc
Giáo án liên quan