Kỷ thuật đặt câu hỏi cho một giờ lên lớp hiệu quả

 Đặt ra các câu hỏi cho học sinh trong những giờ lên lớp là một công việc rất quen thuộc đối với người giáo viên . Tuy nhiên cách đặt câu hỏi làm sao để khuyến khích được học sinh phát huy tính tích cực, chủ động là công việc không hề dễ dàng chút nào. Dưới đây là gợi ý một số đặt câu hỏi có hiệu quả nhất.

 Khi đặt câu hỏ cho học sinh,giáo viên nên đặt những dạng câu hỏi như sau:

1. Đặt những câu hỏi mang tính chất thách thức

 Cố gắng đặt ra những câu hỏi mang tính thăm dò ,đánh giá đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ,nhận thức cao hơn như kĩ năng phân tích,tổng hợp và đánh giá. Khuyến khích học sinh suy nghĩ nhằm phát hiện ra bằng chứng cho những kiến thức mà chúng đang có, áp dụng một cách chính xác những kiến thức đó vào những tình huống cụ thể.

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1358 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỷ thuật đặt câu hỏi cho một giờ lên lớp hiệu quả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỶ THUẬT ĐẶT CÂU HỎI CHO MỘT GIỜ LÊN LỚP HIỆU QUẢ Đặt ra các câu hỏi cho học sinh trong những giờ lên lớp là một công việc rất quen thuộc đối với người giáo viên . Tuy nhiên cách đặt câu hỏi làm sao để khuyến khích được học sinh phát huy tính tích cực, chủ động là công việc không hề dễ dàng chút nào. Dưới đây là gợi ý một số đặt câu hỏi có hiệu quả nhất. Khi đặt câu hỏ cho học sinh,giáo viên nên đặt những dạng câu hỏi như sau: Đặt những câu hỏi mang tính chất thách thức Cố gắng đặt ra những câu hỏi mang tính thăm dò ,đánh giá đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ,nhận thức cao hơn như kĩ năng phân tích,tổng hợp và đánh giá. Khuyến khích học sinh suy nghĩ nhằm phát hiện ra bằng chứng cho những kiến thức mà chúng đang có, áp dụng một cách chính xác những kiến thức đó vào những tình huống cụ thể. Đặt những câu hỏi mở Tránh đặt những câu hỏi đóng,đòi hỏi những câu trả lời thảng vào vấn đề trừ khi bạn đơn giản chỉ muốn kiểm tra trí nhớ của học sinh. Hãy bắt đầu giờ học với một cuộc thảo luận sôi nổi bằng cách đặt một câu hỏi mở khuyến khích học sinh tìm kiếm kiếm những khả năng khác nhau. Tuy nhiên không nên đặt những câu hỏi mang tính cấu trúc quá vì nó dễ gây ra sự mơ hồ và như vậy bạn sẽ mất thời gian để giải thích câu hỏi mà không có thời gian để đưa ra vấn đề ngay lập tức. Những câu hỏi mở khéo léo hướng học sinh tới những kĩ năng lập luận quy nạp và diễn dịch,khuyến khích học sinh tìm ra câu trả lời chứ không phải là ghi nhớ những câu trả lời đó. Đôi khi giáo viên đặt câu hỏi nhằm mục đích giúp học sinh nhìn nhận vấn đề một cách khái quat,nhưng việc làm này đòi hỏi gió viên phải đồng thời đặt ra nhưng câu hỏi khác để giúp học sinh tập trung vào vấn đề trước khi trả lời được nó. 3. Đặt những câu hỏi ngắn gọn Tránh đặt những câu hỏ rườm rà vì nó đòi hỏi phải đặt ra nhiều câu hỏi phụ hay không tập trung vào kiến thức cơ bản. Những câu hỏi kiểu này thường làm học sinh lúng túng vì chúng thực sự không hiểu rõ ý câu hỏi là gì. * Khi đặt ra những câu hỏi trên lớp,giáo viên củng cần lưu ý: - Cần chờ đợi: Sau khi đặt ra câu hỏi, giáo viên nên chờ đợi trước khi đưa ra câu trả lời hay đặt ra những câu hỏi khác. Những câu hỏi hay,những câu hỏi sâu thường đòi hỏi thời gian suy nghĩ lâu. Chờ đợi cũng là một dấu hiệu của giáo viên muốn nhận được sự tham gia trả lời câu hỏi một cách nhiệt tình của học sinh. - Hướng dẫn : Trong nhiều trường hợp khi giáo viên đọc câu hỏi,học sinh nghe nhầm,nghe không rõ hay hiểu nhầm ý của câu hỏi thì việc chờ đợi của giáo viên thật lãng phí. Để tránh những trường hợp như thế này,tốt nhất là giáo viên nên kết hợp đồng thời việc đặt câu hỏi với việc viết nó lên bảng để tất cả học sinh đều có thể nhìn thấy câu hỏi đó, hoặc gió viên có thể phát câu hỏi cho từng học sinh. LÀM THẾ NÀO ĐỂ KHÔNG BỊ CHÁY GIÁO ÁN Cảm giác khi phải kết thúc buổi học vội vã và dở dang thật không dễ chịu chút nào vậy làm thế nào để không phải nhồi nhét học viên trong những phút cuối của tiết học ? Bạn hãy thử tham khảo những cách sau đây để có thể bỏ qua những hoạt động quá kéo dài và tập trung vào những nội dung quan trọng trong tiết học. 1. Tính toán thời gian hợp lí Hãy cố gắng tính tón thời gian ngay từ đầu. Điều này giúp bạn có đủ thời gian để đưa ra những quyết định hợp lí và hiệu quả theo đúng trình tự trong giáo án. Bạn cũng sẽ tránh được việc cuống cuồng chống cháy giáo án trong những phút cuối của tiết học. 2. Mở rộng các bài tập cũ Nếu đã gần hết tiết học thì bạn nên cân nhắc kĩ lưỡng việc có nên bắt đầu một hoạt động hay một bài tập mới hay không? Trong trường hợp này bạn nên tiếp tục các bài tập cũ cho đến khi hết giờ thay vì tiến hành một bài tập hay hoạt động mới một cách vội vã. 3. Khởi động thật nhanh để tránh kết thúc dở dang Nếu một hoạt động bắt đầu muộn hoặc có vẻ sẽ kéo dài thì bạn không nên đợi đến khi hết giờ để kết thúc một cách dở dang và vội vã. Hãy điều chỉnh hoạt động ngay từ đầu sao cho phù hợp với thời gian cho phép mà vẫn đạt được mục tiêu đề ra. Trong những trường hợp như thế này,cách lựa chọ tốt nhất là khởi động nhanh những bước ban đầu để có một kết thức hoàn chỉnh thay vì phải bất ngờ dừng lại khi tiếng chuông báo hết giờ vang lên. 4. Lựa chọn các hoạt động Nếu bạn chỉ có đủ thời gian để thực hiện một trong hai hoạt động thì hãy hỏi ý kiến các học viên trong lớp xem họ thích điều gì. Hãy lựa chọn phương án mà đa số học viên yêu thích. Lưu ý rằng bạn hãy làm theo lựa chọn của học viên chứ khồng phải làm theo những gì mình thích. 5. Không hứa hão Bạn nên cân nhắc để có thể đưa ra những hoạt động hợp lí và phù hợp về mặt thời gian. 6. Sử dụng thời gian thật linh hoạt Khi bắt đầu một hoạt động bạn thường đề ra một khảng thời gian cho các học viên hoàn thành nhưng bạn không cần nhất thiết phải tuân theo quy định về thời gian này một cách chính xác. Nếu bạn cảm thấy thiếu thời gian,bạn có thể rút ngắn lại khoảng thời gian cho hoạt động này bằng cách đơn giản thông báo rằng chỉ còn một phút nữa. Học viên của bạn cũng sẽ không để ý rằng bạn đả “bớt” thời gian so với thông báo lúc đầu đâu. Hy vọng rằng bạn sẽ tìm ra cách “chi tiêu” thời gian thật hợp lí sao cho vừa tận dụng tối đa thời gian của tiết học vừa không sợ kết thúc giờ học một cách dở dang. 15 ĐIỀU CẦN NHỚ VỀ LỚP HỌC THÂN THIỆN 1. Không có học sinh chán học,nghỉ học không có lí do,bỏ học. 2. Phải là ngôi nhà thứ 2 của học sinh,phải có sự trang trí phù hợp mang tính giáo dục cao…. 3. Phải có đủ đồ dùng học sinh,hợp vệ sinh sắp xếp gọn gàng tiện lợi cho việc sử dụng trong tiết,chuyển tiết. 4. Phải sử dụng bảo quản các thiết bị,đồ dùng dạy học của nhà trường,có sự sáng tạo trong việc giáo viên và học sinh tự làm đồ dùng dạy học. 5. phải luôn sạch sẽ,không bám bụi,vẽ bẩn. Tài sản của công do lớp quản lý phải giữ gìn an toàn ,sử dụng điện tiết kiệm. 6. Có tập thể bạn học thân thiện : Gọi bạn xưng tôi,biết nói lời cảm ơn,xin lỗi,giúp đỡ lẫn nhau. Những bạn học sinh khuyết tật , gặp khó khan phải được quan tâm giúp đỡ. 7. Phải an toàn,không có nguy hiểm,bị ảnh hưởng xấu,không có tai nạn xảy ra trong lớp,trong trường. Tham gia chơi tập thể,chơi trò chơi bổ ích. 8. Phải tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa văn nghệ,giáo dục kĩ năng sống,rèn luyện thể thao,bảo vệ sức khỏe,giữ gìn vệ sinh chung. 9. Có sự tham gia tích cực của giáo viên chủ nhiệm,phụ huynh. 10. Học đủ thời gian theo quy định,tích cực trong phong trào dạy và học,phong trào từ thiện,phong trào văn hóa,văn nghệ,thể dục thể thao và tham gia khi các tổ chức nhà trường,phòng giáo dục phát động. 11. Có chất lượng học tập bằng , vượt bình quân của Huyện. ( đọc , nói , chữ viết, kiểm định….). 12. Là môi trường bình đẳng nam nữ,không phân biệt giàu nghèo,lực học và môi trường tốt để học sinh bộc lộ sở trường , sở đoản,tự tin. 13. Không có hiện tượng học sinh bị phạt, mắng , kiểm điể phê bình trước toàn trường. 14. Là lớp tích cực tham gia hoạt động an toàn giao thông. 15. Là lớp có 95 % trở lên học sinh được bảo hiểm thân thể khi bị tai nạn, rủi ro, ốm đau, 100 % hoàn thành các khoản thu góp đứng quy định ( trừ những học sinh quá khó khăn). QUY TRÌNH GIỜ DẠY LUYỆN TỪ VÀ CÂU ( LỚP 2-3) I.Ổn định tổ chức lớp: II.Kiểm tra bài cũ: III.Tiến trình bài dạy: 1. Giới thiệu bài: 2 . Hướng dẫn bài tập: Bài 1: - Cho học sinh đọc yêu cầu của bài - Gíao viên hướng dẫn học sinh làm mẫu - Yêu cầu học sinh làm bài – học sinh nhận xét , sửa chữa bài. - Yêu cầu học sinh chữa bài vào vở. ( Các bài còn lại giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện các bước tương tự như bài trên. Tùy theo nội dung từng bài cụ thể). IV. Củng cố - Dặn dò: - Gíao viên củng cố nội dung bài - Học sinh về nhà học bài và làm bài tập theo yêu cầu của bài. MỘT SỐ QUY ĐINH VỀ CHÍNH TẢ 1. Cách viết tên riêng Việt Nam . Tên riêng Việt Nam bao gồm nhiều loại: Tên người,biệt hiệu,bút danh,địa danh. Đối với tất cả các loại tên riêng này,phải viết hoa tất cả các chữ cái mở đầu của các âm tiết trong tên gọi và giữa các âm tiết không gạch nối. Ví dụ: Nguyễn Văn Trổi , Phạm Văn Đồng, Tố Như, Đồng Nai ,Quảng Trị,….. 2 . Cách viết tên cơ quan,tổ chức kinh tế,chính trị,văn hóa, xã hội. Loại tên gọi này,nếu đầy đủ nhất,bao gồm bốn bộ phận: a. Bộ phận chỉ sự phân cấp về mặt quản lý hành chính của nhà nước. Bộ phận này là một từ đơn âm hay đa âm : viện , ủy ban,nhà máy,xí nghiệp,trường,ban v.v….. b. Bộ phận chỉ chức năng,nhiệm vụ chuyên môn của cơ quan,tổ chức. Bộ phận này có thể là một từ hay một tổ hợp nhiều từ: thương mại,nông nghiệp,giáo dục và đào tạo,bảo vệ bà mẹ và trẻ em,sinh đẻ có kế hoạch v.v…. c. Bộ phận chỉ biệt hiệu của cơ quan,tổ chứ : Sao Vàng , Chiến Thắng , Bình Minh v.v….. d. Bộ phận chỉ nơi cơ quan trú đóng,phạm vi hoạt động của cơ qua. Bộ phận này bao giờ cũng là địa danh : Hà Nội , Đồng Nai, Cửu Long, Huế v.v…. ví dụ : Nhà máy cao su Sao Vàng Hà Nội. Xí nghiệp cơ khí Chiến Thắng Cửu Long. Nếu ở dạng không đầy đủ,loại tên gọi này chỉ có hai, ba bộ phận. Ví dụ: Bộ giáo dục và đào tạo, Bộ quốc phòng,Sở giáo dục và và đào tạo tỉnh cần thơ, Trường đại học sư phạm Hà Nội, Đoàn cải lương bình minh .v.v.. Đối với loại ten gọi này ,Phải viết hoa chữ cái mở đầu của bộ phận (a),bộ (b) viết thường ;bộ phận (c) và (d), nếu có,thì viết hoa theo cách viết hoa tên riêng việt Nam như đã trình bày. 3. Cách viết tên tác phẩm, văn bản. Đối với tên tác phẩm, văn bản, văn bản viết tay, chỉ viết hao chữ cái đầutiên của tên gọi và tên goi phải đặt trong ngoặc kép. Ví dụ : Người mẹ cầm súng,Tắt đèn, Đất nước đứng lên,Bến không chồng…..Trong trường hợp tác phẩm do tên người,địa danh chuyển hóa tạo nên hay có chứa tên riêng phải được viết hoa như quy định đã nêu. Ví dụ: Lão Hạc , Chí Phèo , Hòn Đất , Rừng U Minh , Đất Viên An…… 4. Cách viết tên riêng nước ngoài ( Tên người,địa danh) du nhập vào tiếng Việt theo nhiều cách,dẫn đến nhiều cách viết khác nhau : - Viết theo cách phiên âm Hán – Việt : Mạc Tư Khoa ,Luân Đôn, Hoa Thịnh Đốn, Ba Lan , Anh ,Đức ,Pháp ,Nã Phá Luân ,Mạnh Đức Tư Cưu , Mã Khắc Tư. - Viết theo dạng nguyên ngữ hay chuyển tự sang mẫu chữ La Tinh: Victor Hugo,Shakespeare , Napoléon , New York,Paris,London,Washington, Maxim Gorky. Phiên âm trực tiếp theo cách ghi âm tiếng Việt:Xêch-xpia,Vich-to-Huy-gô, Niu-oóc,Mê-hi-cô… 5. Cách viết tắt Hiện nay, trên sách báo, có hai cách viết tắt: viết theo từ và viết theo âm tiết. Viết tắt theo từ là cách viết giữ lại chữ cái đầu tiên trong âm tiết thứ nhất của mỗi từ, các chữ cái còn lại bị lược bỏ. Ví dụ: Uỷ ban nhân dân (UBND), hội đồng nhân dân (HĐND) …. Đây là cách viết tắt phổ biến hiện nay. Khi viết tắt cầu lưu ý mấy điểm: a, Phải dùng mẫu chữ in hoa,trừ chữ cái viết phụ. b, Sau chữ cái viết tắt không dùng dấu chấm, trừ trường hợp chữ viết tắt chỉ có một chữ cái hay chữ viết tắt họ tên người. c, Khi tên gọi xuất hiện lần đầu trong văn bản thì không được viết tắt, mà phải viết dạng đầy đủ và ghi chú chữ viết tắt trong ngoặc đơn. Từ lần xuất hiện thứ hai trở đi,ta mới viết tắt. ĐỂ HỌC TỐT MÔN TOÁN Tóm lại,để học tốt môn toán,phương pháp chung đó là học lại tất cả các kiến thức căn bản về toán từ lớp dưới,giải bài tập thật nhiều để thuộc những định nghĩa,định lí. Khi gặp một bài toán lạ và khó thì bình tĩnh và kiên nhẫn phân tích để đưa về những bài toán cơ bản và quen thuộc, sau đó giải đi giải lại nhiều lần cho nhuần nhuyễn. Chú ý nghe giảng bài trên lớp,khi thắc mắc phải hỏi ngay tránh tồn đọng lâu ngày sẽ gây thành lổ hổng kiến thức. Ngoài ra,tạo điều kiện sắp xếp học theo nhóm một cách tích cực cũng sẽ rất dễ tiến bộ. Chú ý thánh lệ thuộc vào sách giải và nhất là nên sớm học lại ngay bài vừa được học,giải bài tập thật nhiều từ cơ bản đến nâng cao.

File đính kèm:

  • docchuyen mon.doc
Giáo án liên quan