Giáo án Ngữ văn 11 Tiết 10: đọc thêm: khóc dương khuê (nguyễn khuyến)

.A. Mục tiêu cần đạt

 Giúp học sinh nắm được:

 1.Kiến thức:

 - Bài thơ là tiếng khóc của một người bạn tri âm đối với một người bạn tri âm, hiếm có.

 - Đằng sau tiếng khóc bạn là phần nào tâm trạng về thời thế.

 2.Kĩ năng:

 - Nắm được ND và NT của bài thơ: “Khóc Dương Khuê”

 3.Thái độ:

 - Trân trọng tình bạn

B.Chuẩn bị:

 1.Thầy:

- SGK, SGV,GA

 2.Trò:

 -SGK, Vở ghi, vở soạn

 C.Tiến trình tổ chức các hoạt động:

 I. Ổn định tổ chức lớp:

 1.Kiểm tra sĩ số:

 2. Kiểm tra bài cũ:

 II. Bài mới:

 

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 7167 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 Tiết 10: đọc thêm: khóc dương khuê (nguyễn khuyến), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: ND: Lớp:11B Tiết 10: Đọc thêm: KHÓC DƯƠNG KHUÊ (Nguyễn Khuyến) .A. Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh nắm được: 1.Kiến thức: - Bài thơ là tiếng khóc của một người bạn tri âm đối với một người bạn tri âm, hiếm có. - Đằng sau tiếng khóc bạn là phần nào tâm trạng về thời thế. 2.Kĩ năng: - Nắm được ND và NT của bài thơ: “Khóc Dương Khuê” 3.Thái độ: - Trân trọng tình bạn B.Chuẩn bị: 1.Thầy: SGK, SGV,GA … 2.Trò: -SGK, Vở ghi, vở soạn… C.Tiến trình tổ chức các hoạt động: I. Ổn định tổ chức lớp: 1.Kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: II. Bài mới: HĐ của thầy HĐ của HS Nội dung cần đạt ?. Dựa tiểu dẫn SGK ,nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ ? ?. Xác định thể loại ? ?. Tâm trạng của nhà thơ khi nghe tin bạn mất ntn? Phân tích cách diễn đạt? GV chốt: -Cách xưng hô : Bác Dương - đây là cách xưng hô đối với người bạn cao tuổi - ( cách gọi theo con - Cách gọi của nguời Miền bắc) ->bộc lộ thái độ thân thiết, kính trọng. Thôi đã thôi rồi : lựa từ , cụm từ, cách nói giảm. ->Nói đến cái chết , cách nói như vậy để làm giảm bớt nỗi bi thương. - Câu 2: Tiếp tục bày tỏ tâm trạng đau buồn “Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta” Từ câu 3 đến câu 21- Kỷ niệm của hai người hiện lên qua nỗi nhớ ra sao? ?. Tình bạn giữa Nguyễn Khuyến và Dương Khuê là tình bạn như thế nào? GV chốt: - Đoạn thơ với nhiều kết cấu trùng điệp, nhịp điều nhanh, dồn dập dằn xé, từ ngữ giàu tính biểu cảm đã nhấn mạnh nỗi trống vắng cô đơn tột cùng của nhà thơ, đó còn là tâm trạng cô đơn trước cuộc đời -> Cho thấy tình bạn thắm thiết, keo sơn. ? Nêu vài nét về nội dung nghệ thuật? HS đoc và trả lời HSTL và trình bày HSTL và trình bày HSTLời Tham khảo ghi nhớ SGK I.Tìm hiểu chung: 1.Hoàn cảnh sáng tác: - Năm 1902, khi nghe tin bạn mất, Nguyễn Khuyến đã làm bài thơ khóc bạn. 2.Thể loại: - Viết bằng thể thơ song thất- lục bát. II.Hướng dẫn đọc thêm 1.Nỗi đau ban đầu của nhà thơ khi nghe tin bạn mất: “ Bác Dương thôi đã thôi rồi Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta - Cách xưng hô:Bác Dương: bộc lộ thái độ thân thiết, kính trọng. -Thôi đã thôi rồi : lựa từ , cụm từ, cách nói giảm. => Câu thơ là lời than đau đớn, xót xa rất nghẹn đến độ thảm thiết, bàng hoàng trước cái chết đột ngột : Bạn đã qua đời. “Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta” -Từ láy , đảo ngữ : Khắc sâu nỗi buồn đau : Như xoáy trong lòng , như thấm đượm cả đất trời , mây nước . Hai câu thơ đã thể hiện nỗi đau đớn, xót xa khôn cùng của nhà thơ khi nghe tin bạn mất. 2.Nhớ lại những kỉ niệm gắn bó của tình bạn: - Nhớ từ thuở đăng khoa: cùng nhau đi thi , cùng thi đỗ: lần đầu gặp nhau: như duyên của trời . - Lúc chơi nơi dặm khách: cùng nhau ngao du sơn thuỷ, bầu bạn cùng tiếng suối cảnh thiên nhiêntâm hồn phóng khoáng - Từng gác cheo leo : cùng thưởng thức tiếng đàn, điệu hát. - Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp cũng thưởng thức một chén rượu ngon . - Cùng bàn soạn câu văn: khó khăn cùng chia sẻ, thú vui cùng hưởng. Họ gắn bó cùng chia sẻ những thú vui trong cuộc đời , cho thấy sự đồng điệu trong tâm hồn , sở thích . - Buổi dương cửu ...cùng hoạn nạn Cùng chia sẻ khó khăn, cùng là quan thanh liêm có tâm hồn thanh cao. + Lần gặp nhau khi đã già ( 3 năm ). Cầm tay Bạn tuổi già thật cảm động, thân thiết : Hiểu nhau. -Điệp từ “thôi’’ thể hiện nỗi niềm tâm sự thầm kín, xót xa của nhà thơ đối với bạn dù cuộc sống hai người có khác nhau Chia sẻ. -Điệp từ “nhớ”: lối liệt kê, dòng hồi ức của tác giả hiện ra rõ mồn một: Chuyện lâu nhất cách hàng mấy chục năm, gần nhất đã 3 năm song tưởng chừng như mới hôm qua. Qua dòng hồi tưởng về những kỷ niệm của tác giả, chúng ta cảm nhận được tình bạn gắn bó thắm thiết “Kính yêu từ trước đến sau”. 3.Trở lại với nỗi đau mất bạn- hiện thực xót xa: “ Làm sao bác vội về ngay Chợt nghe tôi bỗng chân tay rụng rời” -“Làm sao”, “vội”, “chợt nghe”” chân tay rụng rời”: sự sửng sốt, bàng hoàng, đau đớn vì sự mất mát quá lớn, quá đột ngột. “Ai chẳng biết chán đời là phải Sao vội vàng đã mải lên tiên” -Nghịch lý: chán đời nhưng vẫn phải sống, có bạn chia sẻ thì tốt hơn - Bạn mất, nhà thơ cảm thất mất hết niềm vui: “Rượu ngon không có bạn hiền Không mua không phải không tiền không mua” Câu thơ nghĩ... Diễn tả nỗi đau xót đến nghẹn ngào, thu vui đầy ý nghĩa của nhà thơ trước đây giờ trở nên vô nghĩa. Mất bạn là không còn tri âm, tri kỷ. -Điển tích: “Giường kia treo cũng hững hờ Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn” - Nhấn mạnh hơn về sự trống vắng, hụt hẫng. -Đoạn cuối bài thơ là những câu thơ an ủi, thương mình: “ Bác chẳng dẫu van chẳng ở Hơi đâu chuốc lấy hai hàng chứa chan!” - Tuổi già mà còn trải qua bao đau khổ của cuộc đời, phải khóc trước bao bi kịch, nước mắt khô cạn”sương” nhưng nỗi nhớ thương không thể nào nguôi. III- Tổng kết: 1.Nghệ thuật: 2.Nội dung: D. Củng cố – Dặn dò: 1.Củng cố: - Tình cảm sâu nặng giữa NK - DK 2. .Dặn dò: - Xem trước bài đọc thêm: “Vịnh khoa thi Hương” – Trần Tế Xương

File đính kèm:

  • doctiet10.doc
Giáo án liên quan