Giáo án Ngữ văn 11 Tiết 3: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân

A. Mục tiêu bài học:

 1.Kiến thức:

Giúp HS:

 -Nắm được những biểu hiện của cái chug trong ngôn ngữ của xã hội và cái riêng trong lời nói của cá nhân ,mối quan hệ biện chứng giữa chúng

 2. Kĩ năng:

 -Nhận diện và phân tích net riêng và sáng tạo trong lời nói cá nhân.

 -Phân tích những quy tắc chung trong lời nói.

 -Sử dụng ngôn ngữ chung theo đúng chuẩn mực cuarngoon ngữ xã hội.

 bước đầu biết sử dụng sáng tạo ngôn ngữ chung để tạo nên lời nói có hiệu quả.

 3.Thái độ:

 -Có ý thức tôn trọng những quy tắc ngôn ngữ chung của xã hội vừa có sáng tạo,góp phần vào sự phát triển ngôn ngữ của xã hội.

 B. Chuẩn bị:

 1.Thầy:

 -Giaó án

- Sách giáo khoa Ngữ văn 11 – tập 1.

- Sách giáo viên Ngữ văn 11 – tập 1.

 2.Trò:

 -SGK, Vở ghi, vở soạn

 C.Tiến trình tổ chức các hoạt động:

 1. Ổn định tổ chức lớp:

 2. Kiểm tra bài cũ:

 3. Bài mới:

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5235 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 Tiết 3: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS:21 /08 /2010 ND:Lớp: 11B2: 08 /2010 11B4: 08 / 2010 TIẾT 3:Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân A. Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: Giúp HS: -Nắm được những biểu hiện của cái chug trong ngôn ngữ của xã hội và cái riêng trong lời nói của cá nhân ,mối quan hệ biện chứng giữa chúng 2. Kĩ năng: -Nhận diện và phân tích net riêng và sáng tạo trong lời nói cá nhân. -Phân tích những quy tắc chung trong lời nói. -Sử dụng ngôn ngữ chung theo đúng chuẩn mực cuarngoon ngữ xã hội. bước đầu biết sử dụng sáng tạo ngôn ngữ chung để tạo nên lời nói có hiệu quả. 3.Thái độ: -Có ý thức tôn trọng những quy tắc ngôn ngữ chung của xã hội vừa có sáng tạo,góp phần vào sự phát triển ngôn ngữ của xã hội. B. Chuẩn bị: 1.Thầy: -Giaó án Sách giáo khoa Ngữ văn 11 – tập 1. Sách giáo viên Ngữ văn 11 – tập 1. 2.Trò: -SGK, Vở ghi, vở soạn… C.Tiến trình tổ chức các hoạt động: 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: HĐ của thầy HĐcủa trò Nội dung cần đạt ? Tại sao ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội? ?. HS đọc mục I trong SGK và xác định nội dung chính. ?Tính chung ngôn ngữ biểu hiện qua phương diện nào? GV : yêu cầu: HS đọc mục II trong SGK và xác định nộidung chính. ? Cái riêng trong lời nói cá nhân biểu hiện trong phương diện nào? GV y/c: HS đọc BT 1/SGK 13 : GV yêu cầu: HS đọc BT 2/SGK 13 HS trả lời HS đọc mục I trong SGK trả lời HS đọc mục II SGK HS TL, đại diện trình bày: HS TL và trình bày HS đọc , HS TL đại diện tổ trình bày I. Ngôn ngữ- tài sản chung của xã hội - Muốn giao tiếp,muốn hiểu biết nhau,mỗi dân tộc, quốc gia,cộng đồng phải có một phương tiện chung. Phương tiện đó chính là ngôn ngữ . - Ngôn ngữ là tài sản chung của cộng đồng được thể hiện qua các yếu tố, các qui tắc chung.Các yếu tố,và qui tắc ấy phải là của mọi người trong cộng đồng xã hội thì mới tạo được sự thống nhất -> Ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội 1. Những yếu tố ngôn ngữ chung. - Biểu hiện của tính chung trong ngôn ngữ : + Các yếu tố chung trong thành phần ngôn ngữ : -Các âm và các thanh (các nguyên âm, phụ âm, thanh điệu) VD: +Các nguyên âm: e, ô, â, u, i… +Sáu thanh: 1.ngang, 2.huyền, 3.hỏi, 4.ngã, 5.sắc, 6.nặng -Các tiếng (âm tiết) tạo bởi các âm và thanh. VD: Nhà,ấm -Các từ, các tiếng có nghĩa. VD: Nhà, xe, đi, học… -Các ngữ cố định, thành ngữ, quán ngữ: VD: ếch ngồi đáy giếng, cầm đèn chạy trước ô tô, đẹp hết sẩy… 2.Các quy tắc chung, các phương thức chung: -Phương thức chuyển nghĩa từ VD: Bộ phận của cơ thể Mũi Mũi Cà Mau (Địa lí) Mũi quân -Quy tắc cấu tạo các loại câu: VD: Cái bàn này chân rất chắc (Câu phức) II. Lời nói – sản phẩm riêng của cá nhân: 1.Giọng nói cá nhân: 2.Vốn từ ngữ cá nhân 3.Sự chuyển đổi, sáng tạo khi sử dụng từ ngữ chung, quen thuộc 4.Việc tạo ra các từ mới III.Luyện tập: 1.Bài tập 1/ SGK 13 Trong hai câu thơ của Nguyễn Khuyến, không có từ nào là từ mới. Các từ đều quen thuộc với mọi cá nhân trong cộng đồng người Việt. Nhưng có thừ “thôi” (Từ thứ hai) được nhà thơ dùng với nghĩa mới. Thôi vốn có nghĩa chung là chấm dứt, kết thúc một hoạt động nào đó (Nó thôi học, nó thôi ăn…). Ở đây Nguyễn Khuyến dùng từ “thôi” (thứ hai) trong bài thơ với nghĩa chấm dứt, kết thúc cuộc đời, cuộc sống. Đó là sự sáng tạo nghĩa mới cho từ thôi, thuộc về lời nói của cá nhân Nguyễn Khuyến. 2.Bài tập 2/SGK 13: Hai câu thơ dùng toàn các từ ngữ quen thuộc với mọi người, nhưng sự phối hợp của chúng, trật tự sắp xếp của chúng thật khác thường, là cách sắp đặt của riêng Hồ Xuân Hương: -Các cụm danh từ (rêu từng đám, đá mấy hòn) đều sắp xếp danh từ trung tâm (rêu, đá) ở trước tổ hợp định từ + danh từ chỉ loại (từng đám, mấy hòn) -Các câu sắp xếp bộ phận vị ngữ (động từ +thành phần phụ: xiên ngang – mặt đất, đâm toạc – chân mây) đi trước bộ phận chủ ngữ D.Củng cố – Dặn dò: 1.Củng cố: - Tính chung của ngôn ngữ được biểu hiện ở những phương diện nào? Nêu ví dụ ? - Cái riêng của ngôn ngữ được biểu hiện ở những phương diện nào ? Nêu ví dụ ? - Hãy chỉ ra mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân ? 2.Dặn dò: - Chuẩn bị làm bài KT ở lớp

File đính kèm:

  • doctiet3.doc
Giáo án liên quan