A.Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh nắm được:
1.Kiến thức:
- Nắm vững cách phân tích và xác định yêu cầu của đề bài, cách lập dàn ý cho bài viết - Hiểu được đặc trưng của văn nghị luận và vai trò của văn nghị luận trong đời sống
2.Kĩ năng:
- Nắm được cách thức phân tích đề văn nghị luận, biết cách lập dàn ý một bài văn Nluận
3Thái độ:
- Bồi dưỡng lòng yêu thích học môn làm văn
B.Chuẩn bị:
1.Thầy:
- SGK, SGV,GA
2.Trò:
- SGK, Vở ghi, vở soạn
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động:
I. Ổn định tổ chức lớp:
1.Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
II. Bài mới:
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 14556 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 Tiết 7: Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS:27/08/2010
ND:Lớp: 11B2: 28/08/2010
11B4 :
Tiết 7:
PHÂN TÍCH ĐỀ, LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
A.Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh nắm được:
1.Kiến thức:
- Nắm vững cách phân tích và xác định yêu cầu của đề bài, cách lập dàn ý cho bài viết - Hiểu được đặc trưng của văn nghị luận và vai trò của văn nghị luận trong đời sống
2.Kĩ năng:
- Nắm được cách thức phân tích đề văn nghị luận, biết cách lập dàn ý một bài văn Nluận
3Thái độ:
- Bồi dưỡng lòng yêu thích học môn làm văn
B.Chuẩn bị:
1.Thầy:
SGK, SGV,GA …
2.Trò:
- SGK, Vở ghi, vở soạn…
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động:
I. Ổn định tổ chức lớp:
1.Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
II. Bài mới:
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
?. Gọi HS đọc phần I/SGK trang 23
GV :Chia 4 nhóm TL
Nhóm 1-2 Trả lời câu hỏi đề 1
Nhóm 3-4 Trả lời câu hỏi đề 2
? Đề nào có định hướng cụ thể, đề nào đòi hỏi người viết phải tự xác định hướng triển khai ?
GV Chốt: Đề 1 có định hướng cụ thể nội dung nghị luận.Hai đề còn lại đòi hỏi người viết phải tự xác định hướng triển khai
? Vấn đề nghị luận của mỗi đề là gì?
Đề 1: là những vấn đề liên quan đén khả năng thực hành khi: “chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”
Đề 2 và 3 : là những vấn đề liên quan đến nội dung và nghệ tbuật của hai bài thơ: Tự tình (Bài II) và Câu cá mùa thu (Thu điếu)
? Phạm vi bài viết đến đâu ? Dẫn chứng, tư liệu thuộc lĩnh vực đời sống xã hội hay văn học?
GV: Chốt: Dẫn chứng cần sử dụng trong bài là những vấn đề thuộc đời sống XH
- Dẫn chứng: Các tư liệu về XH về cuộc đời của hai nhà thơ nhưng ở mức độ vừa phải
GV gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK
GV hướng dẫn HS lập dàn ý đề số 2: Tâm sự của Hồ Xuân Hương trong Tự tình (Bài II)
Phân chia nhóm để thực hiện yêu cầu trên
? Gọi HS đọc BT 1/SGK 24
Phân tích đề và lập dàn ý đề sau:
?. Cảm nghĩ của anh chị về giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích : “Vào phủ chúa Trịnh” (Trích Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác)
HS đọc phần I/SGK trang 23
HS TL đại diện trình bày:
HS đọc phần ghi nhớ SGK
Nhóm 1: Phần mở bài
Nhóm 2: Phần thân bài
Nhóm 3: Phần kết bài
HS đọc BT 1/SGK 24
HSTL, đại diện trình bày:
I.Phân tích đề:
1.Đề số 1:
-Phân tích đề : Đây là dạng đề định hướng rõ các nội dung nghị luận
+Vấn đề cần nghị luận: Việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
+Yêu cầu về nội dung: Từ ý kiến của Vũ Khoan, có thể suy ra:
*Người Việt Nam có nhiều điểm mạnh: thông minh, nhạy bén với cái mới.
*Người Việt Nam cũng không ít điểm yếu: thiếu hụt về kiến thức cơ bản, khả năng thực hành và sáng tạo hạn chế.
*Phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu là thiết thực chuẩn bị hành trang vào thế kỉ XXI
-Yêu cầu về phương pháp: Sử dụng thao tác lập luận bình luận, giải thích, chứng minh, dùng dẫn chứng thực tế XH là chủ yếu
2.Đề số 2:
-Phân tích đề:
-Vấn đề cần nghị luận: Tâm sự của HXH trong bài Tự tình (Bài II)
- Yêu cầu về nội dung: Nêu cảm nghĩ của mình về tâm sự và diễn biến tâm trạng của HXH: nỗi cô đơn, chán chường, khát vọng được sống hạnh phúc…
- Yêu cầu về phương pháp: Sử dụng thao tác lập luận phân tích kết hợp với nêu cảm nghĩ, dẫn chứng thơ HXH
*Ghi nhớ (SGK trang 24)
II.Lập dàn ý:
-Đề 2: Tâm sự của Hồ Xuân Hương trong Tự tình (Bài II)
Gợi ý:
1.Mở bài: Giới thiệu về vị trí, tài năng và những đóng góp của HXH về thơ Nôm. Tâm sự của Hồ Xuân Hương trong Tự tình (Bài II)
2.Thận bài:
a.Nỗi buồn tủi, xót xa của nhà thơ
b.Niềm phẫn uất và sự phản kháng mãnh liệt cảu HXH
c.Khao khát cuộc sống bình yên và hạnh phúc
3.Kết bài: Cảm thông cuộc đời và số phận ngang trái, éo le của HXH. Trân trọng khát vọng cao đẹp của nhà thơ.
III.Luyện tập:
BT 1/SGK 24:
1.Phân tích đề: Đây là dạng đề định hướng rõ nội dung nghị luận
-Vấn đề cần nghị luận: Giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” (Trích Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác)
-Yêu cầu về nội dung:
+Bức tranh cụ thể, sinh động về cuộc sống xa hoa nhưng thiếu sinh khí của những người trong phủ chúa Trịnh, tiêu biểu là thế tử Trịnh Cán
+Thái độ phê phán nhẹ nhàng, mà thấm thía cũng như dự cảm về sự suy tàn đang tới gần của triều Lê- Trịnh thế kỉ XVIII.
-Yêu cầu về phương pháp: Sử dụng các thao tác lập luận phân tích kết hợp với nêu cảm nghĩ, dùng dẫn chứng trong văn bản “Vào phủ chúa Trịnh”
2.Lập dàn ý:
Gợi ý:
a.Mở bài: Giới thiệu về Lê Hữu Trác và vị trí đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”
b.Thân bài:
-Sự tái hiện bức tranh sinh hoạt trong phủ chúa qua các chi tiết
-Thái độ của tác giả với cuộc sống nơi phủ chúa
-Cách thức miêu tả, ghi chép của tác giả giúp người đọc hình dung được cuộc sống xa hoa ở thời đại Lê Hữu Trác
-Đánh giá về giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích
c.Kết bài:
Tóm lược những nội dung đã trình bày
D.Củng cố – Dặn dò:
1. Củng cố:
-Nhắc lại kiến thức bài học
2.Dặn dò:
-Chuẩn bị bài thao tác lập luận phân tích
File đính kèm:
- tiet7.doc