Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 88: Từ ấy

Tố Hữu nhà thơ xuất sắc của thơ ca cách mạng Việt Nam. Các em đã biết đến ông qua bài thơ Khi con tu hú, một bài thơ giản dị mà tha thiết, thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày. Hôm nay chúng ta tìm hiểu một bài thơ khác sáng tác thời kì người thanh niên cộng sản Tố Hữu bắt gặp lí tưởng Đảng- Từ ấy- Đây là bài thơ có ý nghĩa mở đầu như một tuyên ngôn về lẽ sống của người chiến sĩ cách mạng, đồng thời cũng là tuyên ngôn nghệ thuật của một nhà thơ.

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2987 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 88: Từ ấy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 88: TỪ ẤY Lời giới thiệu bài học: Tố Hữu nhà thơ xuất sắc của thơ ca cách mạng Việt Nam. Các em đã biết đến ông qua bài thơ Khi con tu hú, một bài thơ giản dị mà tha thiết, thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày. Hôm nay chúng ta tìm hiểu một bài thơ khác sáng tác thời kì người thanh niên cộng sản Tố Hữu bắt gặp lí tưởng Đảng- Từ ấy- Đây là bài thơ có ý nghĩa mở đầu như một tuyên ngôn về lẽ sống của người chiến sĩ cách mạng, đồng thời cũng là tuyên ngôn nghệ thuật của một nhà thơ. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt I- Tìm hiểu chung: HS đọc Tiểu dẫn (sgk ), trình bày vắn tắt những hiểu biết về Tố Hữu, tập thơ Từ ấy và hoàn cảnh ra đời bài thơ. GV hướng dẫn HS đọc, yêu cầu các em phát biểu cảm nhận chung về bài thơ. II- Đọc- hiểu văn bản: 1. Nhan đề Từ ấy. ? Hãy phân tích ý nghĩa nhan đề bài thơ. 2. Khổ thơ thứ nhất. ? Khổ thơ thứ nhất bộc lộ tâm trạng gì của Tố Hữu? Những hình ảnh, những từ ngữ đặc sắc nào đã diễn tả tâm trạng đó? Em hãy nhận xét cách dùng từ ngữ, hình ảnh của nhà thơ. ? GV nêu câu hỏi, cả lớp thảo luận: Các hình ảnh ở đây có sự liên kết như thế nào? ? Phép tu từ nào được tác giả sử dụng thành công hơn cả ? Phân tích giá trị biểu đạt của nó. 3. Khổ thơ thứ 2& 3. ? Em hãy nêu nội dung chính của hai khổ thơ cuối ? GV phân nhóm (4 nhóm ), cho HS thảo luận. Nhóm 1: Khi được ánh sáng của lí tưởng soi rọi, nhà thơ đã có những nhận thức mới về lẽ sống như thế nào? Quan niệm sống đó có gì khác với quan niệm của tầng lớp trí thức tiểu tư sản đương thời? Nhóm 2: Tìm và phân tích những từ ngữ trong khổ 2 để thấy sự gắn bó hài hoà giữa cái tôi cá nhân và cái ta chung của mọi người. Nhóm 3: Sự chuyển biến sâu sắc trong tâm hồn nhà thơ được biểu hiện ra sao? Nhóm 4: Mức độ chuyển biến tình cảm ở khổ thơ 3 so với khổ thơ 2. Sự chuyển biến ấy nói lên điều gì? 4. Tổng kết: ? Qua việc tìm hiểu bài thơ ở trên, em hãy phát biểu tư tưởng chủ đề của tác phẩm. ? Nêu những nét nghệ thuật nổi bật trong bài thơ. 5. Bài tập củng cố: ? Hãy xác định tứ thơ (là ý lớn bao quát toàn bài thơ, làm điểm tựa cho sự vận động của nội dung bài thơ ) của bài thơ Từ ấy . ? Lí tưởng có ý nghĩa như thế nào đối với thơ Tố Hữu? a. Tác giả: -Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê ở Thừa Thiên- Huế. - Giác ngộ cách mạng năm 1937 và trở thành nhà thơ cách mạng- nhà thơ cộng sản. - Con đường thơ của ông luôn gắn liền và song hành với các chặng đường của cách mạng Việt Nam. => Tố Hữu là nhà thơ lớn của dân tộc, là con chim đầu đàn của thơ ca cách mạng Việt Nam. b. Tập thơ Từ ấy: Từ ấy là chặng đường đầu của thơ Tố Hữu. Tập thơ gồm ba phần: Máu lửa- Xiềng xích- Giải phóng. c. Bài thơ Từ ấy nằm trong phần Máu lửa, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời nhà thơ- ngày được đứng vào hàng ngũ những người cùng phấn đấu vì một lí tưởng cao đẹp. - HS đọc với giọng điệu say sưa, phấn chấn hạnh phúc, thể hiện niềm vui sướng, say mê của tác giả như trong mối duyên đầu với cách mạng, với Đảng. Từ ấy, trạng từ chỉ thời gian, đánh dấu một thời điểm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong cuộc đời cách mạng và đời thơ của Tố Hữu. Đó là sự kiện gặp gỡ và giác ngộ lí tưởng cách mạng của người thanh niên. Từ ấy là từ khi tìm thấy lí tưởng, từ khi giác ngộ. Trước Từ ấy có thể là mây mù, là tăm tối, là lòng lạnh ngắt; còn Từ ấy, thì bừng nắng hạ, là chói mặt trời. - Tâm trạng vui sướng tột độ của người thanh niên khi bắt gặp lí tưởng Đảng. Tâm trạng đó được diễn tả qua một loạt hình ảnh giàu sắc thái biểu cảm. + Bừng nắng hạ: chợt sáng lên, ấm lên bởi thứ ánh nắng có độ sáng, độ nóng. + Mặt trời chân lí: Ánh sáng chân lí, là lí tưởng. + Vườn hoa lá: Vẻ đẹp đầy sức sống. + Rất đậm hương: Tình cảm đậm đà, lan toả. + Rộn tiếng chim: Náo nức niềm vui. => Thơ trữ tình chính trị nhưng rất giàu hình ảnh, được sáng tạo từ vốn văn học dân gian, từ ca dao dân ca. Những từ ngữ, hình ảnh này chỉ có thể là sản phẩm của một tâm hồn khoẻ khoắn, náo nức niềm vui; Sản phẩm của một quan niệm thẩm mĩ mới: Cái đẹp là cái tươi vui, lạc quan,tràn đầy sức sống. Nó khác với quan niệm thẩm mĩ của thơ ca lãng mạn đương thời: Cái đẹp là cái buồn đau.--> Như vậy, nội dung cảm xúc được diễn tả bằng hệ thống từ ngữ, hình ảnh chứa đựng ý nghĩa kín đáo. - Sự liên kết hình ảnh:mặt trời của tư tưởng (mặt trời chân lí ), toả ánh sáng tư tưởng mới mẻ, lạ lẫm- ánh sáng mạnh mẽ (nắng hạ khác nắng thu, nắng xuân ). Thứ ánh sáng ấy có sức xuyên mạnh (chói ) xua tan màn sương mù làm sáng lên trong tâm hồn nhà thơ (tim ) một chân trời mới của nhận thức, tư tưởng, tình cảm. -Nghệ thuật ẩn dụ được tác sử dụng khá thành công để diễn tả tình cảm, cảm xúc. Cái hay của nghệ thuật ẩn dụ là đã diễn tả dược sự cao đẹp, sáng ngời của lí tưởng như mặt trời chói sáng, đang toả nắng hạ- một thứ ánh sáng mạnh mẽ -> Khẳng định nhấn mạnh lí tưởng cộng sản như một nguồn sáng mới, nguồn sáng vĩ đại làm bừng sáng cả trí tuệ và tâm hồn nhà thơ. Hình ảnh ẩn dụ này cũng đã nói lên được chân lí cuộc sống hết sức giản dị: Đối với vườn hoa lá còn gì quý hơn là ánh sáng mặt trời? Đối với người thanh niên đang băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời thì có gì quý hơn là lí tưởng cộng sản. Nhờ có lí tưởng cuộc đời nhà thơ thêm cao đẹp và giàu ý nghĩa. Tiểu kết: Bút pháp trữ tình lãng mạn kết hợp hình ảnh so sánh, gợi tả một thế giới tràn đầy sức sống với màu sắc, hương thơm, âm thanh, diễn tả cụ thể niềm vui sướng vô hạn của nhà thơ trong buổi đầu đến với lí tưởng cộng sản. Chính lí tưởng cộng sản đã làm cho tâm hồn con người tràn đầy sức sống và niềm yêu đời, khơi dậy cảm hứng sáng tạo mới cho hồn thơ, làm cho cuộc sống có ý nghĩa hơn. - Những nhận thức mới và sự chuyển biến sâu sắc trong tâm hồn nhà thơ. - Lẽ sống mới ở đây là nhận thức mối quan hệ giữa cá nhân, bản thân cái “cái tôi” của nhà thơ với mọi người, với nhân dân, quần chúng, đặc biệt là với những người lao động nghèo khổ. Nếu tầng lớp tư sản, tiểu tư sản co mình trong ốc đảo cá nhân thì người cộng sản Tố Hữu lại đặt mình giữa dòng đời và trong môi trường rộng lớn của quần chúng lao khổ. Ở đấy, nhà thơ đã tìm thấy niềm vui và sức mạnh mới, bằng nhận thức, bằng tình cảm mến yêu, bằng sự giao cảm của những trái tim. *Buộc: ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm cao độ muốn vượt qua giới hạn của cái tôi cá nhân để sống chan hoà với mọi người. * Trang trải: Tâm hồn trải rộng với cuộc đời, là khả năng đồng cảm sâu xa với hoàn cảnh của từng con người cụ thể. * Gần gũi:Gần nhau về quan hệ tinh thần, tình cảm à sự gắn bó ruột thịt. Con nhà -Tôi đã là em vạn kiếp anh em nhỏ Cách xưng hô ruột thịt + số từ ước lệ vạn nhấn mạnh, khẳng định tình cảm gia đình nồng ấm, thân thiết. Nhà thơ đã cảm nhận sâu sắc mối quan hệ giữa bản thân với quần chúng lao khổ. àKhẳng định ý thức tự giác, chắc chắn, vững vàng của tác giả. Đó là ý thức giác ngộ lẽ sống mang tính giai cấp của người cộng sản trong cuộc vận động tuyên truyền và đấu tranh cách mạng. Nếu ở khổ 2 quần chúng cách mạng còn đang là mọi người, là bao hồn khổ thì sang khổ 3 là quan hệ ruột thịt: là con, là em, là anh của hàng vạn nhà, vạn kiếp phôi pha, vạn em nhỏ lang thang đói khát. Về chủ thể, ở trên là một cố gắng có tính chất chủ động (buộc ) thì đến đây đã trở thành máu thịt, tự nhiên (đã là ) à Sự chuyển biến ấy thể hiện sự trưởng thành trong nhận thức, trong tình cảm và trong hành động của nhân vật trữ tình tác giả. - Tư tưởng chủ đề bài thơ là niềm hân hoan vui sướng của người thanh niên khi gặp lí tưởng cách mạng và tâm niệm, hoạt động của anh, hoà mình, gắn bó với quần chúng lao khổ để thực hiện lí tưởng đó. - Nghệ thuật: Trước hết đó là nghệ thuật ẩn dụ, so sánh độc đáo, thể hiện được đầy đủ tính chất tươi trẻ, rộn ràng, náo nức, đầy sức sống. - Tứ của bài thơ chính là nhan đề Từ ấy – cái mốc thời điểm Tố Hữu đón nhận lí tưởng cách mạng. - Với Tố Hữu, lí tưởng là nguồn thơ cách mạng – vì thơ trước hết là tiếng nói của tình cảm, cảm xúc, mà lí tưởng thì không chỉ soi sáng trí tuệ, quan trọng hơn, nó còn đem đến cho nhà thơ nguồn tình cảm mới.

File đính kèm:

  • docTu ay.doc
Giáo án liên quan