Giáo án Ngữ văn 11 trọn bộ nâng cao

I-Mục tiêu cần đạt.

Giúp học sinh: Nắm được nội dung cũng như những nét đặc sắc về nghệ thuật viết kí của Lê Hữu Trác qua đoạn trích học: Cảm nhận của LHT về uy quyền và cuộc sống trong phủ chúa Trịnh. Hiểu được đặc điểm bút pháp kí sự của tác giả qua đoạn trích.

- Nội dung: Thấy được đoạn trích thể hiện khá đầy đủ phẩm chất của LHT với tư cách là nhà nho, nhà thơ, văn, và là nhà danh y.

- Phương pháp: Tác giả không bộc lộ trực tiếp thái độ của mình bằng ngôn ngữ trực tiếp; cái cười của tác giả thể hiện qua những hình tượng khách quan được miêu tả, đặc biệt qua hệ thống từ ngữ miêu tả.

II-Phương pháp, phương tiện.

1,Phương pháp.

-Dạy học theo phương thức nêu vấn đề kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi

2,Phương tiện.

-Sử dụng SGK,SGV,Sách thiết kế bài giảng.

III-Tiến trình dạy học.

1,Ổn định lớp.

2,Kiểm tra bài cũ.

3,Dạy bài mới.

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2300 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 trọn bộ nâng cao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vào phủ chúa trịnh ( Trích Thượng kinh kí sự) - Lê Hữu trác- Tiết 1, 1/2 Tiết 2 Ngày soạn: 1/9/2007 I-Mục tiêu cần đạt. Giúp học sinh: Nắm được nội dung cũng như những nét đặc sắc về nghệ thuật viết kí của Lê Hữu Trác qua đoạn trích học: Cảm nhận của LHT về uy quyền và cuộc sống trong phủ chúa Trịnh. Hiểu được đặc điểm bút pháp kí sự của tác giả qua đoạn trích. - Nội dung: Thấy được đoạn trích thể hiện khá đầy đủ phẩm chất của LHT với tư cách là nhà nho, nhà thơ, văn, và là nhà danh y. - Phương pháp: Tác giả không bộc lộ trực tiếp thái độ của mình bằng ngôn ngữ trực tiếp; cái cười của tác giả thể hiện qua những hình tượng khách quan được miêu tả, đặc biệt qua hệ thống từ ngữ miêu tả. II-Phương pháp, phương tiện. 1,Phương pháp. -Dạy học theo phương thức nêu vấn đề kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi… 2,Phương tiện. -Sử dụng SGK,SGV,Sách thiết kế bài giảng. III-Tiến trình dạy học. 1,ổn định lớp. 2,Kiểm tra bài cũ. 3,Dạy bài mới. Hoạt động của Thầy - Trò Yêu cầu cần đạt CH: Đọc phần tiểu dẫn SGK – 3 và tóm tắt những nội dung chính trong phần này? - Nêu những gì về cuộc đời của LHT. - Vị trí và nội dung của tác phẩm Thượng kinh kí sự. - Nội dung của đoạn trích. I/ Tiểu dẫn. - Lê Hữu Trác ( 1724- 1791): Biệt hiệu Hải Thượng Lãn Ông ( Ông lười đất Thượng Hồng, Hải Dương) : Làng Liêu Xá, Huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương nay thuộc huyện Yên Mĩ tỉnh Hưng Yên. - Xuất thân trong một gia đình quan lại, cha là Hữu thị lang bộ công. - Là một nhà văn, danh y lỗi lạc. - Thượng kinh kí sự là một tác phẩm kí nổi tiếng của LHT. Đây là quyển cuối cùng là một tác phẩm văn học rút trong bộ sách y học bao gồm 60 quyển của ông có tên là: Hải Thượng y tông tâm lĩnh. Gv yêu cầu học sinh đọc với giọng đọc tự sự, thuật lại nội dung việc tác giả vào phủ Chúa với những điều mắt thấy tai nghe. - Yêu cầu từ 1-> 2 em đọc đoạn trích. CH: Theo em nội dung đoạn trích đề cập đến những vấn đề gì? CH: Nêu hướng khai thác nội dung đoạn trích ? CH: Cảnh phủ chúa Trịnh được miêu tả và nhìn qua con mắt của tác giả như thế nào? GV chia lớp thành 4 nhóm: + 3 nhóm tìm hiểu những chi tiết miêu tả cảnh phủ chúa Trịnh. ( Gồm phong cảnh và người hầu hạ). Sau đó nhận xét về cảnh phủ chúa Trịnh. + 1 nhóm tìm hiểu nghệ thuật . CH: Thế tử Trịnh Cán được xuất hiện trong cách nhìn của tác giả như thế nào? CH: Qua đoạn trích em hãy dựng lại hình tượng LHT? 4. Củng cố. 5. Dặn dò. - Nội dung: Kể về việc tác giả bị triệu vào kinh để chữa bệnh cho thế tử Cán. - Nội dung đoạn trích: Thuật lại việc Lê Hữu Trác vào phủ chúa Trịnh. II/ Đọc – tóm tắt đoạn trích. 1. Đọc. 2. Tóm tắt nội dung của đoạn trích. - Ngày mồng 1 tháng 2 có thánh chỉ triệu LHT vào phủ chúa. - Kể về con đường vào phủ: qua nhiều lần cửa, phong cảnh đẹp xa hoa, người đông vui tấp nập. - Vào trong cung phám bệnh trực tiếp cho chúa Trịnh Cán. -> Cảm nhận của tác giả về uy quyền và cuộc sống của phủ Chúa Trịnh, thể hiện qua nghệ thuật viết kí sự tài ba của tgiả. 3. Hướng khai thác. C1: Khai thác theo đoạn. C2: Khai thác theo đặc điểm tác phẩm tự sự. - Cảnh phủ chúa Trịnh. - Các nhân vật. + Chúa Trịnh Cán. + Tác giả. III/ Đọc hiểu đoạn trích. 1. Cảnh phủ chúa Trịnh. - Phong cảnh: Cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương, cột bao lơn lượn vòng, kiểu cách thật là xinh đẹp, từ hành lang, đường đi, vườn hoa, điếm mã, đồ dạc đều rất đẹp và sang trọng. - Người hầu hạ: Rất nhiều đi lại như mắc cửi canh phòng cẩn mật : Quan chánh đường, quan truyềm mệnh, vệ sĩ, người hầu, cung tần mĩ nữ…… * Nhận xét: Cảnh phủ chúa vừa giàu sang, tôn nghiêm hơn cả cung vua. - Nghệ thuật: Miêu tả, thuật truyện, pha sự hài hước, châm biếm. ( Qua sự nhộn nhịp trong việc rước người vào chữa bệnh cho thế tử) 2. Hình ảnh thế tử Trịnh Cán. - Ngoại hình: Độ 5, 6 tuổi, mặc áo lụa đỏ, da mặt khô, rốn lồi to, gân thời xanh, tay chân gầy gò. - Tính cách: trẻ con “ Ông này lạy khéo” -> Báo hiệu một sự mục nát của chế độ phong kiến. 3. Hình tượng LHT. - Là một nhà văn nhà thơ tài năng. - Là một nhà nho, thâm trầm hóm hỉnh. - Danh y lỗi lạc, sống lánh xa vòng cương toả của danh vọng và quyền lợi. - Có tình yêu thương cha mẹ, quê hương. IV/ Tổng kết. 1, Nghệ thuật. - Thành công ở nghệ thuật viết kí: + Lối kể chuyện sinh động hấp dẫn, thuật truyện tài tình. + Miêu tả chân thực hình tượng khách quan. + Kết hợp nhiều hình thức của kí: du kí, nhật kí, hồi kí… + Nghệ thuật châm biếm hài hước. + Nghệ thuật tạo không khí, tình huống truyện. 2, Nội dung. - Uy quyền của phủ chúa trong cảm nhận của LHT. - Tiếng nói phê phán, giễu cợt với giai cấp thống trị đương thời. - Làm bài tập nâng cao sgk - Soạn : “ Cha tôi”

File đính kèm:

  • doc1,2.doc
  • doc2.doc
  • doc3.doc
  • doc4.doc
  • doc5.doc
  • doc6.doc
  • doc9,10.doc
  • doc11.doc
  • doc12.doc
  • doc16.doc
  • doc17.doc
  • doc18.doc
  • doc19.doc
  • doc20.doc
  • doc21.doc
  • doc22.doc
  • doc23.doc
  • doc24.doc
  • doc25,26.doc
  • doc27.doc
  • doc28.doc
  • doc29,30 Chieu cau hien.doc
  • doc31.doc
  • doc32.doc
  • doc33,34.doc
  • doc35,36.doc
  • doc37,38.doc
  • doc39.doc
  • doc40.doc
  • doc43.doc
  • doc44.doc
  • doc47.doc
  • doc48.doc
  • doc49,50.doc
  • doc51.doc
  • doc52.doc
  • doc53,54.doc
  • doc55.doc
  • doc56.doc
  • doc57,58.doc
  • doc59.doc
  • doc60.doc
  • doc61,62.doc
  • doc63.doc
  • doc64.doc
  • doc65.doc
  • doc66,67.doc
  • doc68.doc
  • doc69.doc
  • doc70.doc
  • doc71.doc
  • doc72.doc
  • docChu de tu chon.doc
  • docTiet 7 - Tieng Viet - Luyen tap ve ngon ngu chung va loi noi ca nhan.doc
  • docTiet 8 - Bai viet so 1.doc
  • docTiet 13 - 14,5- Tu tinh II - HXH.doc
  • docTiet 14,5- 15 - Bai ca ngan di tren bai cat- cao ba quat.doc
  • docTiet 41 42 Chu nguoi tu tu.doc
  • docTiet 45,46 Hanh phuc cua mot tang gia.doc