Giáo án Ngữ văn 11 Trường THPT Mường Chà

 A. Mục tiêu bài học:

 1.Kiến thức:

Giúp HS:

- Hiểu rõ giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm, cũng như thái độ trước hiện thực và ngòi bút kí sự chân thực, sắc sảo của Lê Hữu Trác qua đoạn trích miêu tả cuộc sống và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa Trịnh.

-Vẻ đẹp tâm hồn của Hải Thượng Lãn Ông, đặc sắc của bút pháp kí sự.

 2. Kĩ năng:

Đọc hiểu thể kí sự theo đặc trưng thể loại.

 3.Thái độ:

 - Biết trân trọng một người vừa có tài năng ,vừa có nhân cách như Lê Hữu Trác.

 B.Chuẩn bị:

 1.Thầy:

- SGK, SGV, GA .

 2.Trò:

 - SGK, Vở ghi, vở soạn

 C.Tiến trình tổ chức các hoạt động:

I. Ổn định tổ chức :

 1. Kiểm sĩ số

 2. Kiểm tra bài cũ:

 II.Bài mới

 

doc69 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1805 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 Trường THPT Mường Chà, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 20 /08 /2010 ND :Lớp:11B2: 21 /08 /2010 11B4: 21 /08 /2010 TIẾT 1-2: VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH (Trích Thượng kinh kí sự ) Lê Hữu Trác A. Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: Giúp HS: - Hiểu rõ giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm, cũng như thái độ trước hiện thực và ngòi bút kí sự chân thực, sắc sảo của Lê Hữu Trác qua đoạn trích miêu tả cuộc sống và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa Trịnh. -Vẻ đẹp tâm hồn của Hải Thượng Lãn Ông, đặc sắc của bút pháp kí sự. 2. Kĩ năng: Đọc hiểu thể kí sự theo đặc trưng thể loại. 3.Thái độ: - Biết trân trọng một người vừa có tài năng ,vừa có nhân cách như Lê Hữu Trác. B.Chuẩn bị: 1.Thầy: SGK, SGV, GA…….. 2.Trò: - SGK, Vở ghi, vở soạn… C.Tiến trình tổ chức các hoạt động: Ổn định tổ chức : 1. Kiểm sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: II.Bài mới HĐ của thầy HĐ của HS Nội dung cần đạt (?) Nêu vài nét cơ bản về tác giả Lê Hữu Trác và tác phẩm “Thượng kinh kí sự”? ?. Đoạn trích thuộc thể loại gì? GV: Thánh chỉ à vào cung à qua nhiều lần cửa à vườn hoa à qua dãy hành lang quanh co liên tiếp à cửa lớn à hành lang phía tây à Đại Đường à gác tía à phòng trà à trở lại điếm Hậu mã ăn cơm à qua mấy lần cửa à hậu cung à dâng đơn à về nhà trọ. ?) Quang cảnh của phủ chúa được miêu tả ntn? -Bên trong -Bên ngoài (?) Qua những chi tiết trên,anh (chị ) có nhận xét gì về quang cảnh của phủ chúa? . Gv: chốt Quang cảnh và những sinh hoạt trong phủ chúa đã được ghi lại khá tỉ mỉ qua con mắt quan sát của một người thầy thuốc lần đầu tiên bước vào thế giới mới lạ này. Đó là cảnh cực kì xa hoa, tráng lệ, đầy quyền uy của nhà chúa (?) Lần đầu đặt chân vào phủ Chúa ,tác giả đã nhận xét : “cuộc sống ở đây thực khác người thường” .Em có nhận thây điều đó qua cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa? ?. Đứng trước cảnh phủ chúa xa hoa, lộng lẫy, tấp nập người hầu kẻ hạ, tác giả nhận xét như thế nào? ?.Tác giả đã nhận xét như thế nào về bệnh trạng của thế tử? (?) Qua suy nghĩ của Lê Hữu Trác, ta nhận ra được tâm trạng gì của ông khi chữa bệnh cho thế tử? (?) Qua những phân tích trên , hãy đánh giá chung về tác giả ? (?) Qua đoạn trích em cho biết nội dung, nghệ thuật ? Từ đó hãy nhận xét về thái độ của tác giả ? ?.Ý nghĩa của đoạn trích HSdựa vào SGK trình bày ý chính Đọc và tóm tắt Thảo luận và trình bày Hs nhận xét HS trả lời Suy nghì trả lời Dựa SGK trả lời HS suy nghĩ ,phát biểu HS suy nghĩ ,phát biểu HS tham khảo SGK trả lời Trả lời I. Đọc tiếp xúc văn bản. 1. Tác giả: (SGK) - Tên hiệu là Hải Thượng Lãn Ông: + Gắn với quê hương + Gắn với con người: ghét danh lợi, yêu thiên nhiên, chuyên tâm làm thuốc, soạn sách dạy học trò à nhà văn, nhà thơ, danh y - Tác phẩm: Hải Thượng y tông tâm lĩnh + Gồm 66 quyển + Biên soạn gần 40 năm + Có giá trị y học và văn học 2.Đoạn trích: a.Bố cục: Hai phần. -Đoạn 1: Từ đầu→không có dịp:Quang cảnh –Cung cách sinh hoạt của phủ chúa -Đoạn 2: Nhân cách của LHT. b.Thể loại:Kí sự (ghi chép về sự việc có thật) II. Đọc hiểu chi tiết văn bản 1. Quang cảnh –cung cách sinh hoạt cuả phủ chúa. * Q uang cảnh nơi phủ chúa: - Bên ngoài phủ chúa: + Vào phủ phải qua nhiều lần cửa + Đường đi là những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp + Vườn hoa: cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương  + Nơi đây có điếm “Hậu mã quân túc trực” , có những cây cối lạ lùng, những hòn đá kì lạ, cột bao lơn lượn vòng. - Bên trong phủ chúa: + Có nhà “Đại đường”, “Quyền bổng”, “Gác tía” và những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy + Đồ dùng tiếp khách ăn uống toàn là mâm vàng, chén bạc - Nội cung thế tử: + Tối om + Vào được phải qua năm sáu lần trướng gấm + Có nệm gấm, màn là, đèn sáp sáng, ghế rồng sơn son thiếp vàng, hương hoa ngào ngạt à Quang cảnh nơi phủ chúa là chốn thâm nghiêm, diễm lệ; màu sắc chủ đạo là đỏ vàng. Cuộc sống xa hoa, cảnh vật lạ lùng, không khí tù động, ngột ngạt, thiếu sinh khí. Cung cách sinh hoạt: - Đến phủ chúa: Phải có thánh chỉ, có lính đem cáng đến, có đầy tớ dẫn đường, có thẻ - Phủ chúa có cả guồng máy phục dịch: + Người giữ cửa truyền báo rộn ràng + Người có việc quan đi lại như mắc cửi + Có vệ sĩ canh giữ cửa cung + Có quan truyền chỉ + Các tiểu hoàng môn hầu hạ nội cung + Thị vệ, quan sĩ canh cửa lớn + Các danh y sáu cung hai viện ngồi chờ ở phòng trà + Các phi tần chầu chực quanh thánh đế, người hầu đứng xung quanh thế tử, các cung nhân đứng xúm xít - Những lời lẽ nhắc đến chúa và thế tử: hết sức cung kính Thánh thượng đang ngự, hầu mạch Đông cung thế tử, hầu trà - Việc khám bệnh cho thế tử phải tuân thủ những phép tắc quy định: + Phải đứng hầu ở xa + Trước và sau khi khám bệnh phải lạy bốn lạy + Muốn xem thân hình thế tử phải đứng hầu và xin phép + Xem bệnh xong phải làm tờ khải à Tất cả những lễ nghi, khuôn phép, kẻ hầu người hạ kể trên cho thấy sự xa hoa tột đỉnh và uy quyền tối thượng ở phủ chúa. => Bức tranh hiện thực sắc nét, phản ánh lối sống xa hoa hưởng thụ của cha con 2. Nhân cách của Lê Hữu Trác: a. Cách nhìn, thái độ của tác giả: - Đối với cuộc sống xa hoa ở phủ chúa, tác giả vốn con quan, sinh trưởng chốn phồn hoa, từng biết chốn cung cấm vẫn đưa ra lời nhận xét: Bước chân đến đây mới hay cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn với người thường! - Làm một bài thơ tả hết cái sang trọng vương giả trong phủ - Nhận xét về bữa ăn trong phủ chúa: Mâm vàng chén bạc, đồ ăn toàn là của ngon vật lạ, tôi bấy giờ mới biết cái phong vị của nhà đại gia - Lời nhận xét về bệnh trạng của thế tử: Vì thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi (Căn nguyên của bệnh) à Tỏ ra dửng dưng trước những quyến rũ vật chất , không đồng tình với cuộc sống no đủ, tiện nghi nhưng thiếu khí trời và tự do b. Tâm trạng của Lê Hữu Trác khi chữa bệnh cho thế tử: - Có sự mâu thuẫn, giằng co: + Hiểu căn bệnh, biết cách chữa trị nhưng sợ chữa khỏi chúa tin dùng, bị công danh ràng buộc. + Muốn chữa cầm chừng nhưng lại trái với lương tâm, y đức, phụ lòng cha ông. - Cuối cùng phẩm chất, lương tâm của người thầy thuốc đã thắng. Ông gạt sang một bên sở thích cá nhân để làm tròn trách nhiệm. à Là thầy thuốc giỏi, có kiến thức sâu rộng, lương tâm, y đức hơn người; khinh thường danh lợi quyền quý, yêu thích tự do, nếp sống thanh đạm III. Tổng kết: 1.Nội dung:(ghi nhớ SGK) .2.Nghệ thuật: -Quan sát tỉ mỉ,ghi chép trung thực,miêu tả cụ thể sinh động,chọn lựa chi tiết gây ấn tượng. -Lối kể hấp dẫn, trung thực, hài hước. -Kết hợp văn xuôi và thơ làm tăng chất trừ tình cho tác phẩm. 3.Ý nghĩa: -Đoạn trích phản ánh quyền lực to lớn của Trịnh Sâm, cuộc sống xa hoa trụy lạc trong phủ chúa, đồng thời bày tó thái độ coi thường danh lợi, quyền quý của tác giả. D. Củng cố, dặn dò: 1.Củng cố: - Cảnh sống xa hoa nơi phủ chúa được miêu tả qua những chi tiết nào?Thái độ? - Diễn biến tâm trạng của tác giả khi khám bệnh cho thế tử? 2. Dặn dò;: - Chuẩn bị bài mới: “Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân” NS:21 /08 /2010 ND:Lớp: 11B2: 08 /2010 11B4: 08 / 2010 TIẾT 3:Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân A. Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: Giúp HS: -Nắm được những biểu hiện của cái chug trong ngôn ngữ của xã hội và cái riêng trong lời nói của cá nhân ,mối quan hệ biện chứng giữa chúng 2. Kĩ năng: -Nhận diện và phân tích net riêng và sáng tạo trong lời nói cá nhân. -Phân tích những quy tắc chung trong lời nói. -Sử dụng ngôn ngữ chung theo đúng chuẩn mực cuarngoon ngữ xã hội. bước đầu biết sử dụng sáng tạo ngôn ngữ chung để tạo nên lời nói có hiệu quả. 3.Thái độ: -Có ý thức tôn trọng những quy tắc ngôn ngữ chung của xã hội vừa có sáng tạo,góp phần vào sự phát triển ngôn ngữ của xã hội. B. Chuẩn bị: 1.Thầy: -Giaó án Sách giáo khoa Ngữ văn 11 – tập 1. Sách giáo viên Ngữ văn 11 – tập 1. 2.Trò: -SGK, Vở ghi, vở soạn… C.Tiến trình tổ chức các hoạt động: 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: HĐ của thầy HĐcủa trò Nội dung cần đạt ? Tại sao ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội? ?. HS đọc mục I trong SGK và xác định nội dung chính. ?Tính chung ngôn ngữ biểu hiện qua phương diện nào? GV : yêu cầu: HS đọc mục II trong SGK và xác định nộidung chính. ? Cái riêng trong lời nói cá nhân biểu hiện trong phương diện nào? GV y/c: HS đọc BT 1/SGK 13 : GV yêu cầu: HS đọc BT 2/SGK 13 HS trả lời HS đọc mục I trong SGK trả lời HS đọc mục II SGK HS TL, đại diện trình bày: HS TL và trình bày HS đọc , HS TL đại diện tổ trình bày I. Ngôn ngữ- tài sản chung của xã hội - Muốn giao tiếp,muốn hiểu biết nhau,mỗi dân tộc, quốc gia,cộng đồng phải có một phương tiện chung. Phương tiện đó chính là ngôn ngữ . - Ngôn ngữ là tài sản chung của cộng đồng được thể hiện qua các yếu tố, các qui tắc chung.Các yếu tố,và qui tắc ấy phải là của mọi người trong cộng đồng xã hội thì mới tạo được sự thống nhất -> Ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội 1. Những yếu tố ngôn ngữ chung. - Biểu hiện của tính chung trong ngôn ngữ : + Các yếu tố chung trong thành phần ngôn ngữ : -Các âm và các thanh (các nguyên âm, phụ âm, thanh điệu) VD: +Các nguyên âm: e, ô, â, u, i… +Sáu thanh: 1.ngang, 2.huyền, 3.hỏi, 4.ngã, 5.sắc, 6.nặng -Các tiếng (âm tiết) tạo bởi các âm và thanh. VD: Nhà,ấm -Các từ, các tiếng có nghĩa. VD: Nhà, xe, đi, học… -Các ngữ cố định, thành ngữ, quán ngữ: VD: ếch ngồi đáy giếng, cầm đèn chạy trước ô tô, đẹp hết sẩy… 2.Các quy tắc chung, các phương thức chung: -Phương thức chuyển nghĩa từ VD: Bộ phận của cơ thể Mũi Mũi Cà Mau (Địa lí) Mũi quân -Quy tắc cấu tạo các loại câu: VD: Cái bàn này chân rất chắc (Câu phức) II. Lời nói – sản phẩm riêng của cá nhân: 1.Giọng nói cá nhân: 2.Vốn từ ngữ cá nhân 3.Sự chuyển đổi, sáng tạo khi sử dụng từ ngữ chung, quen thuộc 4.Việc tạo ra các từ mới III.Luyện tập: 1.Bài tập 1/ SGK 13 Trong hai câu thơ của Nguyễn Khuyến, không có từ nào là từ mới. Các từ đều quen thuộc với mọi cá nhân trong cộng đồng người Việt. Nhưng có thừ “thôi” (Từ thứ hai) được nhà thơ dùng với nghĩa mới. Thôi vốn có nghĩa chung là chấm dứt, kết thúc một hoạt động nào đó (Nó thôi học, nó thôi ăn…). Ở đây Nguyễn Khuyến dùng từ “thôi” (thứ hai) trong bài thơ với nghĩa chấm dứt, kết thúc cuộc đời, cuộc sống. Đó là sự sáng tạo nghĩa mới cho từ thôi, thuộc về lời nói của cá nhân Nguyễn Khuyến. 2.Bài tập 2/SGK 13: Hai câu thơ dùng toàn các từ ngữ quen thuộc với mọi người, nhưng sự phối hợp của chúng, trật tự sắp xếp của chúng thật khác thường, là cách sắp đặt của riêng Hồ Xuân Hương: -Các cụm danh từ (rêu từng đám, đá mấy hòn) đều sắp xếp danh từ trung tâm (rêu, đá) ở trước tổ hợp định từ + danh từ chỉ loại (từng đám, mấy hòn) -Các câu sắp xếp bộ phận vị ngữ (động từ +thành phần phụ: xiên ngang – mặt đất, đâm toạc – chân mây) đi trước bộ phận chủ ngữ D.Củng cố – Dặn dò: 1.Củng cố: - Tính chung của ngôn ngữ được biểu hiện ở những phương diện nào? Nêu ví dụ ? - Cái riêng của ngôn ngữ được biểu hiện ở những phương diện nào ? Nêu ví dụ ? - Hãy chỉ ra mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân ? 2.Dặn dò: - Chuẩn bị làm bài KT ở lớp NS: ND:Lớp: 11B2………..….. 11B4………..….. TIẾT: 4: VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 1 A.Mục tiêu bài học: Giúp học sinh : 1. Kiến thức: -Củng cố kiến thức về văn nghị luận đã học ở THCS 2. Kĩ năng: -Viết được bài văn nghị luận xã hội có nội dung sát với thực tế cuộc sống và học tập của học sinh THPT. 3.Thái độ: - Làm bài nghiêm túc. B.Chuẩn bị ; 1.Thầy: giáo án 2.Trò: Chuẩn bị kiến thức làm bài kiểm tra, giấy, bút… C.Tiến trình tổ chức các hoạt động: I. Ổn định tổ chức lớp: 1.Kiểm tra sĩ số: 2 Kiểm tra bài cũ: II. Bài mới: Đề 1: Bày tỏ suy nghĩ về tình trạng môi trường hiện nay Đề 2:Suy nghĩ về đức tính trung thực Câu ý Nội dung Điểm Đề 1 Đề 2 1 2 3 4 5 6 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1.Mở bài: -Giới thiệu về môi trường 2.Thân bài: Tầm quan trong của môi trường đối với đời sống con người -Tạo sự sống con người -Môi trường sống cho nhiểu động -Che cho con người khỏi những nguy hại của thời tiết -Cung cấp nhiều tài nguyên quý giá cho con người. Thực trạng môi trường hiện nay -Môi trường bị ô nhiễm trầm trọng do các hoạt động thiếu ý thức của con người -Nạn thải các chất của các khu công nghiệp ra sông -Nạn tàn phá rừng bừa bãi... Hậu quả: -Không khí bị ô nhiễm nguy hại đến sự sống. -Thiên tai nghiêm trọng trái đất nóng lên,hạn hán, lũ lụt, động đất, sóng thần... -Đất đai bị xa mạc hóa không thể canh tác được -Nguồn tài nguyên không còn nữa động thực vật bị tuyệt chủng... -Thiếu lương thực, đói nghèo, bệnh tật -Đói nghèo hủy hoại nhân cách con người Biện pháp: -Phối hợp chặt chẽ giữa nhà nước và các ban ngành và nhân dân. -Tuyên truyền vận động cung cấp kinh phí cho kế hoạch -Xử lí thật nặng những kẻ phá môi trừng -Không được khai thác môi trường bừa bãi, không có kế hoạch bảo vệ môi trường ... Đối với bản thân: -Mạnh dạn tố cáo những kẻ phá hoại môi trường. -Tích cực trồng rừng và kêu gọi mọi người trồng rừng. 3. Kết bài: -Bài học cho bản thân 1.MB - Người Việt Nam có nhiều phẩm chất tốt đẹp được lưu truyền qua nhiều thế hệ - Mỗi người Việt Nam đều tự hào về những phẩm chất này và một trong những phẩm chất đáng quý nhất là tính trung thực 2.TB: -Trung thực là ngay thẳng, thât thà, nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật. Người có đức tính trung thực là luôn tôn trọng sự thật, chân lí lẽ phải, không làm sai lêch sự thật -Đức tính trung thực của con người được thể hiện qua cách sống ngay thẳng +Thật thà, thẳng thắn khi mắc lỗi +Không tham lam, gian gian dối +Học sinh cần phát huy: không quay cóp, chep bài, không chạy điểm, không dùng bằng giả - Trung thực là đức tình cần thiết, quý báu của mỗi người + Có tính trung thực nhân cách con người được hoàn thiện + Người trung thực sẽ được người khác kính trọng, yêu mến, sẽ xây dựng được chữ tín trong lòng mọi người + Học sinh có tính trung thực sẽ có kiến thức thực - Thiếu trung thực trong công việc sẽ gây ra nững hậu quả xấu + Đánh mất niếm tin và sự tôn trọng của mọi người + Người kinh doanh không trung thực sẽ đánh mất chữ tín trong mắt đối tác->mất đi những cơ hội làm ăn + Sản phẩm thiếu trung thực ảnh hưởng xấu đến người tiêu dùng + Học tập thiếu trung thực sẽ rỗng kiến thức => thiếu trung thực làm xuống cấp đạo đức xã hội - Mỗi người cần phải có hành động, việc làm cụ thể nhằm giúp đất nước không còn những hành vi thếu trung thực + Tự xây dựng ý thức trung thực trong từng công việc + Biểu dương những tấm gương tiêu biểu về đức tính trung thực, lên án sự thiếu trung thực, đẩy lùi những tiêu cực do thiếu trung thực gấy nên nhất là bệnh thành tích + Vận động mọi người tham gia giữ gìn và phát huy đức tính tốt đẹp ày của người Việt Nam 3.KB: -Trung thực là đức tính cần thiết trong cuộc sống -Mỗi chúng ta cần phát huy đức tính trung thực để hoàn thiện nhân cách bản thân và được mọi người tin yêu, quý mến (1đ) 0,25đ) (0,25đ) (1đ) (1đ) ba ý (1đ) ba ý (1đ) ba ý (1đ) ba ý (1đ) (1đ) (0,25đ) (0,25đ) (0,5đ) (2đ) (2đ) (2,5đ) (2đ) (0,25đ) (0,25 D.Củng cố – Dặn dò: 1.Củng cố: - Nội dung kiểm tra 2. Dặn dò: -Soạn bài: “Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận” NS: ND:Lớp: 11B2 11B4 TIẾT 5: TỰ TÌNH (Hồ Xuân Hương) A. Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: Giúp HS: -Cảm nhận được tâm trạng, bi kịch, tính cách của HXH. -Hiểu được tài năng nghệ thuật thơ Nôm của tác giả. 2. Kĩ năng: -.Đọc hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại. 3.Thái độ: -Trân trọng khâm phục bản lĩnh tài năng của HXH. B.Chuẩn bị: 1.Thầy: SGK, SGV,GA … 2.Trò: -SGK, Vở ghi, vở soạn… C.Tiến trình tổ chức các hoạt động: I. Ổn định tổ chức lớp: 1.Kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: II.. Bài mới: HĐ của thầy HĐ của trò Nội dung cần đạt ?.Gọi HS đọc phần tiểu dẫn SGK trang 18 ?. Trình bày một vài nét cơ bản về cuộc đời nữ thi sĩ HXH GV-Hai lần lấy chồng là 2 lần làm lẽ và cả 2 người chồng cũng chết, cuối cùng bà sống cô đơn, rồi đi du lãm khắp nơi và làm thơ để khuây khỏa. ?. Gv yêu cầu Hs đọc văn bản .Đọc chậm rãi,hơi trầm thể hiện nỗi buồn kín đáo xót xa ) gv nhận xét cách đọc. ?. Câu thơ đầu cho thấy tác giả đang ở trong khoảng thời gian, không gian nào? ?. Thời gian được hiện lên qua câu 1 với âm thanh gì? GV.Âm thanh chỉ làm thức dậy nỗi đau tiềm ẩn trong đáy lòng người cô phụ. Âm thanh lần này như thúc giục thời gian trôi nhanh, chỉ còn đọng lại nỗi buồn tủi, xót xa đơn độc… ?. Câu thơ thứ 2 sử dụng nghệ thuật gì? Từ”Trơ “ở đây có nghĩa là gì? ?. “ Hồng nhan” chỉ vẻ đẹp của người phụ nữ nhưng tại sao ở đây lại là “ cái hồng nhan”? ?. “ Cái hồng nhan” lại đem sánh với gì? Điều đó có tác dụng gì? ?. “ Hương rượu gợi lên điều gì? .?. Trăng thường gợi mối nhân duyên nhưng hình ảnh “ Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn lại gợi cho người đọc cảm giác gì? GV. Nhà thơ ngồi một mình trong nỗi cô đơn đối diện với đêm khuya, vầng trăng (khuyết chưa tròn), càng thấm thía duyên phận của mình. Ở đây ngoại cảnh cũng là tâm cảnh, trăng với người đồng nhất với nhau, dùng hình ảnh trăng để nói lên nỗi lòng người ?. Ở hai câu luận, tác giả đã dùng những hình ảnh thiên nhiên nào? -Hình ảnh ấy có gì độc đáo, mới lạ? GV:Rêu là một sinh vật nhỏ bé hèn mọn nhưng cũng không chịu khuất phục mềm yếu . Nó phải mọc xiên, lại còn “xiên ngang mặt đất” Đá vốn đã rắn chắc lại càng rắn chắc hơn để “đâm toạc chân mây” Biện pháp đảo ngữ: thể hiện sự phẫn uất của tâm trạng -Bên cạnh đó, những động từ mạnh xiên, đâm được kết hợp với bổ ngữ ngang, toạc thể hiện sự bướng bỉnh, ngang ngạnh Rêu xiên ngang mặt đất, đá đâm toạc chân mây như vạch đất, vạch trời mà hờn trách, không chỉ phẫn uất mà còn là phản kháng ?.Tác giả dùng cách miêu tả thế nào khi nói về thiên nhiên cũng là thể hiện tâm trạng? ?.“ Ngán” ở đây có nghĩa là gì? ?.Giải nghĩa từ “ Xuân” ?.Từ “ lại” ở đây có mấy nghĩa? Đó là loại từ gì ? ?Câu cuối sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Có tác dụng như thế nào? ?.Hai câu kết phản ánh tâm trạng gì của nhà thơ? HS đọc và trả lời HS đọc HSTL và đại diện trình bày: HS TL và đại diện trình bày: trả lời suy nghĩ trả lời HS TL và đại diện trình bày: Nhận xét Dựa SGK trả lời suy nghĩ trả lời I.Đọc tiếp xúc văn bản 1.Tác giả: -Hồ Xuân Hương (chưa rõ năm sinh, năm mất), quê ở làng Quỳnh Đôi huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An nhưng sống chủ yếu ở kinh thành Thăng Long. -Cuộc đời, tình duyên của HXH gặp nhiều éo le, trắc trở 2.Sự nghiệp sáng tác văn học: -Sáng tác của HXH gồm cả chữ Hán và chữ Nôm (trên 40 bài) -Tự tình (Bài II) nằm trong chùm thơ Tự tình của HXH (chùm thơ gồm 3 bài) Thể hiện sự cảm thức về thời gian và tâm trạng buồn tủi, phẫn uất trước duyên phận éo le và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của nhà thơ II.Đọc hiểu chi tiết văn bản: 1.Hai câu đề: Thời gian: Đêm khuya →Tiếng trống canh dồn văng vẳng trong đêm khuya(gấp gáp, liên hồi) vừa thể hiện bước đi dồn đập của thời gian vừa bộc lộ sự rối bời của tâm trạng nữ thi sĩ HXH (Nỗi cô đơn trống vắng một mình) Không gian: Thanh vắng →Không gian thì rợn ngợp con người cảm thấy mình quá nhỏ bé, cô đơn Âm thanh: Văng vẳng tiếng trống Nghệ thuật đảo ngữ. Từ trơ: tủi hổ, bẽ bàng song còn là sự thách thức. Cái hồng nhan: Gợi lên sự rẻ rúng, mỉa mai. à Tình cảnh cô đơn của người phụ nữ trong đêm khuya thanh vắng.Sự cảm nhận, sự thể hiện bước đi của thời gian, sự rối bời của tâm trạng; nỗi dằn vặt sắp được bộc lộ, giải bày một tâm sự. 2.Hai câu thực, luận: a.Hai câu thực: - Hương rượu hay hương tình qua đi để lại vị đắng chát, khổ đau - Nỗi trống vắng, bạc bẽo của tình đời.( chén rượu hương đưa) Vầng trăng gợi lên hai lần bi kịch: trăng sắp tàn ( bóng xế) mà vẫn “ khuyết chưa tròn”à tương đồng với thân phận người phụ nữ. - Tình duyên chưa trọn ( trăng bóng xế khuyết chưa tròn) à Ngoại cảnh cũng là tâm cảnh. b.Hai câu luận: - Hình ảnh rêu, đá là những sinh vật nhỏ bé =>không chịu khuất phục trước sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Tác giả dùng biện pháp đảo ngữ + các động từ mạnh để miêu tả sự phẫn uất của thiên nhiên cũng là sự phẫn uất của tâm trạng. -Nỗi bực dọc, phản kháng, ấm ức duyên tình. 3.Hai câu kết: -Ngán : chán ngán, ngán ngẩm nỗi đời éo le, bạc bẽo -Xuân lại lại: Xuân đi rồi xuân lại, vòng quay luẩn quẩn của tạo hóa Lại 1 : Thêm 1 lần nữa Lại 2 : Trở lại Mảnh tình san sẻ tí con con -Nghệ thuật tăng tiến làm cho nghịch cảnh éo le hơn: Mảnh tình đã bé lại còn san sẻ chỉ còn một tí – con con Xót xa về thân phận người phụ nữ xưa với duyên tình hẩm hiu, cay đắng của mình III.Tổng kết : Ghi nhớ sgk/ 19 D. Củng cố – Dặn dò: 1.Củng cố: - Tâm trạng, thái độ của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương 2.Dặn dò: - Soạn bài “Thu điếu” – Nguyễn Khuyến NS:25/08/2010 ND:Lớp:11B2, B4 :27/08/2010 Tiết 6: CÂU CÁ MÙA THU (THU ĐIẾU) (Nguyễn Khuyến) A.Mục tiêu bài học: Giúp học sinh nắm được: 1. Kiến thức: -Cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh thu điển hình cho mùa thu làng cảnh Việt Nam vùng đồng bằng Bắc Bộ -Vẻ đẹp tâm hồn thi nhân: tấm lòng yêu thiên nhiên, quê hương đất nước, tâm trạng thời thế -Thấy được tài năng thơ Nôm Nguyễn Khuyến với bút pháp nghệ thuật tả cảnh, tả tình, nghệ thuật gieo vần, sử dụng từ ngữ. 2. Kĩ năng: -Đọc hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại. 3.Thái độ: -Trân trọng tài năng của NK và bồi đắp thêm tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước B.Chuẩn bị: 1.Thầy: SGK, SGV,GA … 2.Trò: - SGK, Vở ghi, vở soạn… C.Tiến trình tổ chức các hoạt động: I. Ổn định tổ chức lớp: 1.Kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: II. Bài mới: HĐ của thầy HĐcủa trò Nội dung cần đạt ?. Gọi HS đọc phần tiểu dẫn SGK trang 21 ?. Trình bày một vài nét cơ bản về cuộc đời nhà thơ Nguyễn Khuyến ?. Nêu vài nét về sự nghiệp sáng tác văn học của tác giả?. ?. Xuất xứ của bài thơ “Câu cá mùa thu”? ?.Gọi 1- 2 HS đọc bài thơ, các HS khác đọc thầm GV hướng dẫn HS phân tích cảnh thu ?. Cảnh thu trong bài thơ được thể hiện qua những hình ảnh nào? Nhận xét bức tranh thu này? GV: -Điểm nhìn: Từ chiếc thuyền câu trong ao thu nhỏ hẹp giữa làng -Cảnh thu được đón nhận từ gần đến cao xa rồi từ cao xa trở lại gần: (Từ chiếc thuyền câu trong ao thu nhỏ hẹp giữa làng, nhìn lên bầu trời, nhìn tới ngõ trúc rồi lại trở về với ao thu, với thuyền câu. Từ một khung ao hẹp, không gian mùa thu, cảnh sắc mùa thu mở ra nhiều hướng thật sinh động) - Màu sắc: nước trong veo, sóng biếc, trời xanh ngắt. DC:+Không gian: tĩnh lặng, vắng người, vắng tiếng (Ngõ trúc quanh co khách vắng teo) – Các chuyển động rất nhẹ, rất khẽ không đủ tạo âm thanh: sóng hơi gợn, mây lơ lửng, lá khẽ đưa. Tiếng cá đớp mồi rất nhỏ càng làm tăng sự yên ắng, tĩnh mịch của cảnh vật) Lấy động để nói tĩnh (Một thủ pháp quen thuộc của thơ cổ phương Đông) ?. Tình thu được thể hiện như thế nào trong bài thơ? GV: Qua cảnh thu ta thấy được tình thu của thi nhân, bức tranh tâm trạng của con người được bộc lộ kín đáo mà sâu sắc - Tâm hồn tĩnh lặng ,mới cảm nhận được những âm thanh rất khẽ. Cái động rất nhỏ của ngoại cảnh được cảm nhận bởi sự tĩnh lặng tuyệt đối của tâm cảnh. -Nói chuyện câu cá nhưng thực ra không chủ ý vào việc câu cá. Nói câu cá nhưng thực ra là để đón nhận trời thu, cảnh thu vào cõi lòng -Nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn nhà thơ thể hiện một tấm lòng yêu thiên nhiên tha thiết, một tấm lòng yêu nước thầm kín. ?. Nêu khái quát vài nét về nội dung , nghệ thuật? HS đọc và trả lời HS dựa SGK trả lời HS trả lời HS đọc bài thơ HS suy nghĩ trả lời nghe -ghi

File đính kèm:

  • docvăn11.doc