Giáo án ngữ văn 11 tuần 12

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

- Nhận ra bản chất lố lăng, đồi bại của xã hội “thượng lưu” thành thị những năm trước cách mạng tháng tám năm 1945.

- Thấy được thái độ phê phán mạnh mẽ và bút pháp châm biếm mãnh liệt, đầy tài năng của Vũ Trọng Phụng: vừa xoay quanh mâu thuẫn trào phúng cơ bản, vừa sáng tạo ra những tình huống khác nhau, tạo nên một màn hài kịch phong phú, biến hoá ở chương XV của tiểu thuyết “Số đỏ”.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu truyện ngắn

3. Thái độ: Học sinh nhận thức được thế nào là sự lố lăng đồi bại, giả dối và lên án chúng

B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

1. Giáo viên:

- Trang bị: GV: SGK, SGV, giáo án, đọc tài liệu tham khảo về tác giả Vũ Trọng Phụng và Tiểu thuyết Số đỏ

- Phương pháp: GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: Gợi tìm, trao đổi thảo luận, vấn đáp,.

2. Học sinh:

- Phương tiện: sgk, vở ghi, vở soạn.

- Chuẩn bị: Soạn bài theo câu hỏi SGK

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ: Vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao?

3. Bài mới

 

doc7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1663 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 11 tuần 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/11/2012 Tiết: 45, 46: Đọc văn HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA ( Trích Số đỏ) VŨ TRỌNG PHỤNG A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Nhận ra bản chất lố lăng, đồi bại của xã hội “thượng lưu” thành thị những năm trước cách mạng tháng tám năm 1945. - Thấy được thái độ phê phán mạnh mẽ và bút pháp châm biếm mãnh liệt, đầy tài năng của Vũ Trọng Phụng: vừa xoay quanh mâu thuẫn trào phúng cơ bản, vừa sáng tạo ra những tình huống khác nhau, tạo nên một màn hài kịch phong phú, biến hoá ở chương XV của tiểu thuyết “Số đỏ”. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu truyện ngắn 3. Thái độ: Học sinh nhận thức được thế nào là sự lố lăng đồi bại, giả dối và lên án chúng B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Giáo viên: - Trang bị: GV: SGK, SGV, giáo án, đọc tài liệu tham khảo về tác giả Vũ Trọng Phụng và Tiểu thuyết Số đỏ - Phương pháp: GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: Gợi tìm, trao đổi thảo luận, vấn đáp,... 2. Học sinh: - Phương tiện: sgk, vở ghi, vở soạn.. - Chuẩn bị: Soạn bài theo câu hỏi SGK C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao? 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức cần đạt HOẠT ĐỘNG 1 (RLKN: tìm ý, tóm tắt) - Yêu cầu HS đọc tóm tắt ý chính trong Tiểu dẫn, trình bày hiểu biết về nhà văn. - Nhấn mạnh những điểm chính. - Nêu hoàn cảnh sáng tiểu thuyết Số đỏ. - Dựa và phần tiểu dẫn hãy tóm tắt tác phẩm - Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết Số đỏ - Nêu vị trí đoạn trích. HOẠT ĐỘNG 2 (RLKN: đọc, phân tích, so sánh, bình giảng, giải thích, thảo luận nhóm....) - GV yêu cầu HS tóm tắt đoạn trích và xác định hệ thống kiến thức cần tìm hiểu. - Em hãy phân tích ý nghĩa trào phúng, gây cười của nhan đề đoạn trích. Hết tiết 1 - Cái chết của cụ cố tổ mang đến niềm hạnh phúc cho những ai? - Cụ cố Hồng mong chờ điều gì ở cái chết của cha mình? Từ đó em đánh giá như thế nào về con người này? - Ông nội chết, Văn Minh nhận được những niềm vui nào? Tâm trạng của hắn ra sao? Bản chất của y thể hiện như thế nào qua suy nghĩ và hành động đó? - Bên cạnh niềm vui của người chồng, bà Văn Minh còn được hưởng điều gì về công việc kinh doanh của mình? - Bản chất của Tuyết được bộc lộ như thế nào qua những hành động của cô trong đám tang? - Niềm vui của cậu tú Tân trong ngày đại tang của ông là gì? - Tại sao ông Phán tự hào về đôi sừng vô hình của mình? - Qua những niềm vui của những người trong gia đình trước cái chết của cụ cố tổ, nhà văn muốn nói lên điều gì? - Cái chết của cụ cố tổ còn mang đến niềm vui cho những ai ngoài gia đình? - Hai cảnh sát MinĐơ, MinToa có được lợi lộc gì từ cái chết trên? - Mục đích những ông bạn thân của cụ cố Hồng đến đám tang để làm gì? - Sự xuất hiện của Xuân có ý nghĩ như thế nào? . - Nhận xét của em về không khí của đám tang? Tìm những chi tiết miêu tả đám tang ? Cảnh đi đưa đám diễn ra ntn? (chú ý cách đi, cách ăn mặc, lối trang phục, cách chuyện trò) - Cảnh hạ huyệt, sự phê phán thể hiện qua những chi tiết nào? Định hướng, giảng giải: Cảnh hạ huyệt là mán hài kịch cuối cùng, ai cũng cố gắng diễn trọn vai tuồng của mình như những diễn viên chuyên nghiệp. - Qua đoạn trích em có nhận xét gì về xã hội thượng thành đương thời ? thái độ của nhà văn đối với xã hội đó được thể hiện như thế nào? HOẠT ĐỘNG 3 (RLKN: tổng hợp, khái quát) - Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?. I. TIỂU DẪN 1. Tác giả: - Vũ Trọng Phụng sinh năm 1912, tại Hà Nội trong một gia đình “nghèo gia truyền”(Ngô Tất Tố). - Sau khi tốt nghiệp tiểu học -> đi làm để kiếm sống -> thất nghiệp. - Sống chật vật bằng nghề làm báo, viết văn. Mất vì bệnh lao tại Hà Nội năm 1939. - Tác phẩm: sgk. - Ngoài tài viết tiểu thuyết, ông còn được mệnh danh là “Vua phóng sự đất Bắc”. => Tài năng lớn, phong cách nghệ thuật độc đáo, có nhiều đóng góp cho sự phát triển của nền văn xuôi hiện đại. - Các tác phẩm tiêu biểu: Số đỏ, Giông tố, Vỡ đê, Cạm bẫy người…. 2. Tiểu thuyết Số đỏ: a. Hoàn cảnh sáng tác: - Đăng ở Hà Nội báo từ số 40 ngày 7.10.1936. - In thành sách năm 1938. b. Tóm tắt: SGK c. Giá trị: - Nội dung: “Đả kích sâu cay cái xã hội tư sản thành thị đang chạy theo lối sống nhố nhăng, đồi bại đương thời”. - Nghệ thuật: + Nghệ thuật trào phúng đặc sắc. + Sử dụng bút pháp đối lập, kiểu nói 3. Đoạn trích - Thuộc chương 15 của tiểu thuyết Số đỏ. - Nhan đề : Do nhà biên soạn sách đặt. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 1. Đọc hiểu khái quát a. Tóm tắt đoạn trích b. Nội dung tìm hiểu - Ý nghĩa nhan đề chương truyện - Niềm hạnh phúc của những thành viên trong gia đình: - Hạnh phúc của những người tham dự tang lễ: - Cảnh đám tang gương mẫu 2. Đọc hiểu chi tiết 1. Ý nghĩa nhan đề chương truyện - Nhan đề “Hạnh phúc của một tang gia” -> rất lạ, giật gân. - Ý nghĩa: + Tạo sự chú ý cho người đọc. + Châm biếm một sự thật tàn nhẫn trong đạo làm người: con cháu sung sướng, hạnh phúc khi ông bà chết -> cái chết ấy mang lại quyền lợi cho con cháu. => tình huống trào phúng độc đáo của chương truyện này. 2. Niềm hạnh phúc của những người trong gia đình * Cụ cố Hồng: - Mới 50 tuổi, mong được gọi là cụ cố. - Cha chết, thoả mãn được ước mong nên rất hạnh phúc “nhắm nghiền hai mắt lại” mơ màng nghĩ đến cảnh “mặc đồ xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc khóc mếu” để được thiên hạ khen => điển hình cho loại người bất hiếu, háo danh. * Văn Minh: - Chỉ lo “Mời luật sư đến chứng kiến cái chết của ông nội” để chia gia tài vì “cái chúc kia sẽ vào thời kì thực hành chứ không còn là lí thuyết viển vong nữa”. - Thầm cảm ơn Xuân tóc đỏ đã mang đến cho gai đình hắn một cái ơn to là “ gây ra cái chết của ông cụ già đáng chết” => Bản chất bất nhân, hám lợi. * Vợ văn Minh: Nôn nao chờ lăng xê mốt đồ tang tân thời, mới nht để quảng cáo, hốt bạc. * Tuyết: được dịp mặc bộ y phục Ngây thơ --> mượn đám tang ông nội làm sàn diễn thời trang để trưng diện => lố bịch, thiếu văn hoá, vô đạo đức. * Cậu tú Tân: sướng vì được dùng máy ảnh mới, khoe tài chụp hình --> mong ông chết để thực hiện một sở thích, thú vui => kẻ vô tâm, đáng lên án. * Ông phán mọc sừng: - Vui vì được “Cụ cố Hồng nói nhỏ vào tai rằng sẽ chia cho con gái và rễ thêm một số tiền vài nghìn đồng” để bù vào việc ông bị cắm sừng. - Vợ cắm sừng, không biết nhục, còn tự hào về “giá trị đôi sừng hươu vô hình trên đầu” => kẻ trục lợi, vô lương tâm, không biết liêm sĩ. => Đám tang cụ cố Tổ như chất xúc tác để những đứa con cháu bộc lộ bản chất hám danh, hám lợi, bất nhân, thất đức --> Những kẻ được mệnh danh là “Âu hoá”, “Văn minh” thực chất chỉ là lũ đồi bại. 3. Hạnh phúc của những người tham dự tang lễ: * Hai cảnh sát MinĐơ, MinToa: đang thất nghiệp, được thuê giữ trật tự “sung sướng cực điểm” trông nom hết lòng => Cảnh sát mà lại giữ trật tự cho đám tang để kiếm tiền. * Những ông bạn thân của cụ cố Hồng: - Được cơ hội để khoe các thứ huân chương: Bắc Đẩu bội tinh, Long bội tinh, Cao Miên bội tinh, Vạn tượng bội tinh. - Khoe râu. - Háo sắc: “Khi trong thấy làn da trắng... ai oán, não nùng” * Xuân tóc đỏ: - Xuất hiện cuối đoạn trích với các sư cụ chùa Bà banh, có hai vòng hao đồ sộ và sáu chiếc xe kéo. - Sự xuất hiện của Xuân có hai ý nghĩa: + Làm đám tang thêm nhố nhăng, kệch cỡm. + Ngoài bản chất “dâm và đểu” bộc lộ thêm năng lực mới: sự tinh quái, láo lĩnh, biết tự quảng cáo, xuất hiện đúng nơi, đúng yêu cầu những người mà hắn muốn lấy lòng. . Tuyết: “liếc mắt đưa tình cho nó để tỏ lòng cảm ơn”. . Bà cố Hồng sung sướng kêu lên “Ấy giá không có thứ ấy thì là thiếu chưa được to, may mà ông Xuân đã nghĩ hộ tôi”. 4. Cảnh đám tang gương mẫu - Đám tang rất lớn (300 câu đối, vài ba trăm người đưa đám), tổ chức phô trương bát nháo, phối hợp ta,tây,tàu “Một đám tang to tát ... gật gù cái đầu” => đám rước vui nhộn. - Người đi đưa: + Đủ mọi thành phần: già trẻ, cảnh sát, sư sãi, thằng lưu manh, đốc tờ, nhà thiết kế thời trang,... + Các bậc trưởng lão bạn cụ cố Hồng: biến đám tang thành hội thi huân chương, thi râu. + Những người tân thời, “giai thanh gái lịch” - bạn Văn Minh, Tú Tân, Tuyết, Hoàng Hôn: biến đám tang thành nơi hẹn hò để “chim nhau... hẹn hò nhau” =>Lối sống lố lăng đồi bại, vô văn hoá được che đậy bên ngoài bằng cái dáng vẻ đạo mạo, quý phái. * Cảnh hạ huyệt: + Cậu tú Tân: dàn dựng việc chụp hình một cách giả dối và vô văn hóa. + Ông Phán một diễn viên tài ba: . Khóc to, khóc quá, khóc mãi không thôi, “oặt người đi” phải nhờ Xuân đỡ mới khỏi ngã --> ông cháu rrễ quý hoá. . Kín đáo dúi vào tay Xuân “một tờ giấy bạc năm đồng gấp tư”--> lén lút thanh toán tiền công cho kẻ đã gây ra cái chết cho ông nội vợ. =>Đó là một màn hài kịch thể hiện sự lố lăng , đồi bại, bất hiếu, bất nghĩa của XH TS thượng lưu trước 1945. III. TỔNG KẾT: Ghi nhớ.(SGK) D. CỦNG CỐ, DẶN DÒ 1. Củng cố GV hướng dẫn HS nawmslaij kiến thức toàn bài 2. Dặn dò: a. Nắm chắc các đơn vị kiến thức sau: - Ý nghĩa nhan đề chương truyện, - Những niềm vui khác nhau của các thành viên trong gia đình cụ cố Hồng. - Niềm vui của những người đi đưa tang? - Cảnh đám ma gương mẫu - Nghệ tuật của tác phẩm. b. Chuẩn bị bài mới: “Phong cách ngôn ngữ báo chí”. - Tìm hiểu một số thể loại ngôn ngữ báo chí. - Nhận xét chung về văn bản báo chí và ngôn ngữ báo chí. Ngày soạn: 28/11/2012 Tiết: 47: Tiếng Việt PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Hiểu được khái niệm ngôn ngữ báo chí, các thể loại chủ yếu cảu văn bản báo chí và đặc điểm của phong cách ngôn ngữ báo chí. - Biết viết một bài đưa tin trên báo tường, biết phân tích một bài phóng sự hoặc tiểu phẩm báo chí. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu truyện ngắn 3. Thái độ: Học sinh biết yêu quí, trân trọng cái tài, cái đẹp, cái thiên lương B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Giáo viên: - Trang bị: GV: SGK, SGV, giáo án, một số tờ báo.... - Phương pháp: GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: Gợi tìm, trao đổi thảo luận, vấn đáp,... 2. Học sinh: - Phương tiện: sgk, vở ghi, vở soạn.. - Chuẩn bị: Soạn bài theo câu hỏi SGK C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức cần đạt HOẠT ĐỘNG 1 - Yêu cầu HS quan sát bản tin ở SGK, trả lời các câu hỏi: + Đặc điểm của một bản tin? + Đặc điểm của một phóng sự? + Đặc điểm của một tiểu phẩm? + GV gợi dẫn, HS trao đổi, trả lời. - GV chốt lại các vấn đề. - Yêu cầu HS tìm hiểu mục I. 2 ở SGK và trả lời các câu hỏi: + Các thể loại báo chí? + Đặc điểm về ngôn ngữ của mỗi thể loại? + Chức năng chung của ngôn ngữ báp chí? - GV định hướng và chốt lại vấn đề. HOẠT ĐỘNG 2 Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK, các HS khác theo dõi HOẠT ĐỘNG 4 Hướng dẫn luyện tập. - BT 1: Yêu cầu HS về nhà thực hiện. - BT 2: Yêu cầu HS phân biệt hai thể loại phóng sự và bản tin. - BT 3: HS về nhà thực hiện. I. NGÔN NGỮ BÁO CHÍ: 1. Tìm hiểu một số thể loại ngôn ngữ báo chí: a. Bản tin: - Thông báo những tin tức thời sự diễn ra ở mọi phương diện của đời sống xã hội. - Một bản tin cần có thời gian, địa điểm,sự kiện chính xác để cung cấp chính xác những tin tức cho người đọc. b. Phóng sự: - Thực chất là bản tin. - Được mở rộng phần tường thuật chi tiết,sự kiện và miêu tả bằng hình ảnh. -> Cung cấp cho người đọc một cái nhìn đầy đủ, sinh động, hấp dẫn về vấn đề. c. Tiểu phẩm: - Bài viết ngắn theo phong cách trào phúng. - Để mỉa mai, châm biếm, đả kích những hiện tượng xấu, sai trái trong xã hội 2. Nhận xét chung về văn bản báo chí và ngôn ngữ báo chí: a. Báo chí có nhiều thể loại: Ngoài các loại trên còn có: thư bạn đọc, phỏng vấn, quảng cáo, trao đổi ý kiến, bình luận thời sự,… Báo chí có hai dạng chính: + Dạng viết: báo viết. + Dạng nói: đọc, thuyết minh, phỏng vấn miệng trong các buổi phát thanh, truyền hình. Ngoài ra, còn có báo hình kèm theo lời dẫn giải, thuyết minh (báo ảnh, truyền hình, báo điện tử). b. Mỗi thể loại đều có yêu cầu riêng về ngôn ngữ : ( bản tin: chuẩn xác, gợi hình gợi cảm; tiểu phẩm: tự do, đa nghĩa, hài hước, dí dỏm; quảng cáo: ngoa dụ, hấp dẫn, có hình ảnh…) c. Ngôn ngữ báo chí có chức năng: Cung cấp tin tức thời sự; phản ánh dư luận, ý kiến quần chúng; nêu quan điểm, chính kiến của tờ báo. Ngôn ngữ báo chí không giới hạn ở lĩnh vực nào. II. GHI NHỚ ( SGK) III. LUYỆN TẬP: 1. Bài tập 1: Đọc báo tuổi trẻ, thanh niên,…nhận diện một số thể loại: bản tin, phóng sự, tiểu phẩm… 2. Bài tập 2: Phân bịêt bản tin và phóng sự: - Bản tin: + Thông tin sự việc ngắn gọn. + Thông tin kịp thời, cập nhật. - Phóng sự: + Vừa thông tin, vừa miêu tả sinh động, cụ thể. + Yêu cầu: gợi cảm, gây hứng thú 3.Bài tập 3: về nhà D. CỦNG CỐ, DẶN DÒ 1. Củng cố: - Các khái niệm: bản tin, phóng sự, tiểu phẩm. + Các thể loại báo chí? + Đặc điểm về ngôn ngữ của mỗi thể loại? + Chức năng chung của ngôn ngữ báp chí? 2. Dặn dò: - Học bài, hoàn thiện bài tập 3 SGK, trang 131. - Tiết sau: Trả bài viết số 3

File đính kèm:

  • docTuan 12.doc
Giáo án liên quan