I. Mục tiêu bài học:
1. HS hiểu rõ giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm cũng như thái độ trước hiện thực và ngòi bút kí sự chân thực, sắc sảo của Lê Hữu Trác qua đoạn trích miêu tả cuộc sống và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa Trịnh.
2. Rèn kỹ năng đọc hiểu một tác phẩm kí.
3. Giáo dục HS thái độ đúng mực đối với cuộc sống chúa Trịnh ngày xưa cũng như thái độ tôn trọng đối với danh y Lê Hữu Trác.
II. Tiến trình dạy học:
1.Ổn định lớp.
2. Bài mới:
95 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1317 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 11cơ bản học kỳ I năm học 2008- 2009, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm học: 2008 - 2009
Ngày: …../…../……..
Tiết: 1+2: Giảng văn
VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH
(Trích “Thượng kinh kí sự”)
Lê Hữu Trác
I. Mục tiêu bài học:
1. HS hiểu rõ giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm cũng như thái độ trước hiện thực và ngòi bút kí sự chân thực, sắc sảo của Lê Hữu Trác qua đoạn trích miêu tả cuộc sống và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa Trịnh.
2. Rèn kỹ năng đọc hiểu một tác phẩm kí.
3. Giáo dục HS thái độ đúng mực đối với cuộc sống chúa Trịnh ngày xưa cũng như thái độ tôn trọng đối với danh y Lê Hữu Trác.
II. Tiến trình dạy học:
1.Ổn định lớp.
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ
NỘI DUNG CƠ BẢN
HĐ1: Giúp HS nắm được những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm.
- Dựa vào phần tiểu dẫn, giới thiệu khái quát về tác giả Lê Hữu Trác, tác phẩm Thượng kinh kí sự và đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh?
HĐ2: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu văn bản.
- Đọc văn bản.
- Quang cảnh trong phủ chúa được miêu tả như thế nào?
+ Qua nhiều lần cửa,…
+ Vườn hoa lộng lẫy,…
+ Bên trong là những nhà Đại Đường,…
+ Nội cung phải qua nhiều lần trướng gấm,…
- Nhận xét?
- Chỉ ra những chi tiết nói về cung cách sinh hoạt trong phủ chúa?
+ Đầy tớ hét đường, người giữ cửa truyền báo rộn ràng,…
+ Lời lẽ nhắc đến chúa hết sức cung kính và lễ độ.
+ Xung quanh chúa có cung tần mĩ nữ. Nội cung trang nghiêm…
+ Thế tử ốm có 7, 8 thầy thuốc phục dịch,… phải quỳ lạy,…
- Những chi tiết đó nói lên điều gì?
- Lê Hữu Trác tỏ thái độ ra sao trước những gì diễn ra nơi phủ chúa?
- Trước những tâm trạng và suy nghĩ của lê Hữu Trác, ta hiểu gì về con người này?
- Tác giả đã thành công gì về nghệ thuật đối với tác phẩm kí này?
HĐ3: Củng cố
- Khái quát toàn bộ giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
HĐ4: Dặn dò:
- Nắm nội dung bài.
- Soạn “Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân”.
I. Giới thiệu chung: sgk
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Quang cảnh và những sinh hoạt trong phủ chúa:
- Quang cảnh trong phủ chúa cực kì tráng lệ, lộng lẫy, không đâu sánh bằng.
- Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa với những lễ nghi, khuôn phép, cách nói năng, kẻ hầu người hạ,… cho thấy sự cao sang quyền uy tột đỉnh cùng với cuộc sống hưởng thụ xa hoa đến cực điểm và sự lộng quyền của nhà chúa.
2. Thái độ, tâm trạng và những suy nghĩ của tác giả:
- Khen cái đẹp, cái sang nơi phủ chúa nhưng dửng dưng trước những quyến rũ vật chất nơi đây và không đồng tình với cuộc sống quá no đủ, tiện nghi nhưng thiếu khí trời.
- Lê Hữu Trác là một thầy thuốc giàu kinh nghiệm, có lương tâm và đức độ.
3. Nét đặc sắc về nghệ thuật:
Quan sát tỉ mỉ, lựa chọn chi tiết, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động, kể chuyện khéo léo để tạo nên giá trị hiện thực sâu sắc.
III. Tổng kết:
Ghi nhớ: sgk.
Năm học: 2008 - 2009
Ngày: …../…../……..
Tiết: 3: Tiếng Việt
TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN
I. Mục tiêu bài học:
1. Nắm được biểu hiện của cái chung trong ngôn ngữ xã hội và cái riêng trong lời nói cá nhân.
2. Nâng cao năng lực lĩnh hội những nét riêng trong ngôn ngữ của cá nhân, nhất là của các nhà văn có uy tín. Đồng thời rèn luyện và nâng cao năng lực sáng tạo của cá nhân (biết phát huy phong cách ngôn ngữ của cá nhân khi sử dụng ngôn ngữ chung).
3. Vừa có ý thức tôn trọng những quy tắc ngôn ngữ chung của xã hội, vừa có sáng tạo, góp phần vào sự phát triển ngôn ngữ của xã hội.
II. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ
NỘI DUNG CƠ BẢN
HĐ1:Giúp HS nắm được những biểu hiện của cái chung trong ngôn ngữ của xã hội.
- Có nhiều phương tiện giao tiếp. Trong giao tiếp giữa người – người, phương tiện giao tiếp nào là quan trọng nhất?
- Để sự giao tiếp diễn ra thuận lợi, bản thân ngôn ngữ phải có những đặc điểm chung nào?
HĐ2: Nắm nét riêng trong lời nói cá nhân.
GV chuyển ý: Trong giao tiếp, người ta dùng lời nói để cụ thể hóa ngôn ngữ thành phương tiện giao tiếp. Vì vậy nó mang nét riêng của cá nhân.
- Biểu hiện của cái riêng trong lời nói của cá nhân?
HĐ3: Hướng dẫn làm bài tập luyện tập trong sgk.
Thôi: chấm dứt hành động,…
HĐ4: Củng cố: Phần ghi nhớ sgk.
HĐ5: Dặn dò: Chuẩn bị bài viết số 1: Xem lại bố cục bài văn bản nghị luận, lập luận trong văn nghị luận.
I. Ngôn ngữ - tài sản chung của xã hội
- Ngôn ngữ là tài sản chung của một dân tộc, một cộng đồng xã hội. Đó là phương tiện giao tiếp chung của cả xã hội.
- Cái chung trong ngôn ngữ bao gồm:
+ Các yếu tố chung: âm, thanh, âm tiết, từ, ngữ cố định.
+ Các quy tắc chung, các phương thức chung.
II. Lời nói – sản phẩm riêng của cá nhân
Khi giao tiếp, mỗi cá nhân sử dụng ngôn ngữ chung để tạo ra lời nói đáp ứng nhu cầu giao tiếp. Cái riêng trong lời nói cá nhân được biểu lộ:
- Sự biến đổi cái chung đã sẵn có.
- Sáng tạo ra các từ ngữ mới, cách kết hợp mới.
III. Luyện tập
1. Thôi: chấm dứt cuộc đời. (sáng tạo ngôn ngữ cho từ)
2. Có đảo:
- Các cụm danh từ (DT): danh từ trung tâm trước tổ hợp định từ + danh từ chỉ loại.
- Vị ngữ (VN) đi trước chủ ngữ (CN).
=> Tạo âm hưởng mạnh cho câu thơ và tô đậm các hình tượng thơ.
3. Cá – cá chép
Áo sơ mi – áo cụ thể nào đó.
Năm học: 2008 - 2009
Ngày: …../…../……..
Tiết 4: Làm văn
BÀI VIẾT SỐ 1
I. Mục tiêu bài học:
1. Củng cố kiến thức về văm nghị luận.
2. Viết được bài nghị luận xã hội có nội dung sát với thực tế cuộc sống và học tập của HS THPT.
II. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Bài mới
- Chép đề:
Đọc truyện Tấm Cám, anh (chị) suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay.
- Nhắc HS:
Đọc kĩ đề để xác định yêu cầu nội dung cần nghị luận.
Xác định luận điểm, luận cứ và lựa chọn thao tác lập luận phù hợp.
Cần có dàn y đại cương. Lí lẽ và dẫn chứng phải bám sát yêu cầu của đề; dùng từ chuẩn xác và diễn đạt trôi chảy.
- Theo dõi HS làm bài.
ĐÁP ÁN
I. Yêu cầu chung
1. Kĩ năng: biết cách xây dựng lập luận, chọn phương pháp nghị luận.
2. Nội dung: suy nghĩ về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay.
II. Yêu cầu cụ thể
1. Cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt và kẻ xấu vô cùng gian nan, phức tạp.
Trong bản thân mỗi người, chiến thắng cái ác, cái xấu là một vấn đề gay go không kém.
2. Thắng lợi cuối cùng thường thuộc về cái thiện và người tốt.
3. Trong học tập của HS, cuộc đấu tranh chống những biểu hiện của cái ác, cái xấu như lười biếng, dối trá, gian lận, …. Cũng khó khăn phức tạp.
4. Thái độ của mọi người nói chung.
BIỂU ĐIỂM
* 9-10: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nêu trên. Văn viết cảm xúc, có sáng tạo.
* 7-8: Cơ bản đáp ứng các yêu cầu nêu trên. Văn viết mạch lạc. Có thể có vài sai sót nhỏ.
* 5-6: Đáp ứng phân nửa các yêu cầu nêu trên. Văn viết ít cảm xúc, hiểu biết còn hạn chế.
* 3-4: Ý nghèo nàn hoặc sơ sài. Mắc nhiều lỗi diễn đạt.
* 1-2: Bài viết quá sơ sài. Diễn đạt quá vụng.
Củng cố: Giới thiệu qua đáp án để giải quyết thắc mắc của HS sau viết bài.
Dặn dò: Chuẩn bị bài “Tự tình” (Hồ Xuân Hương)
Năm học: 2008 - 2009
Ngày: …../…../……..
Tiết 5: Giảng văn
TỰ TÌNH
Hồ Xuân Hương
I. Mục tiêu bài học:
- Cảm nhận được tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước tình cảnh éo le và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương.
- Thấy được tài năng nghệ thuật thơ Nôm của Hồ Xuân Hương: thơ Đường luật viết bằng tiếng Việt, cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế.
- Rèn kĩ năng phân tích thơ Đường luật. Hiểu và cảm thông tâm trạng Hồ Xuân Hương.
II. Tiến trình dạy học
1. Bài cũ: Giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ
NỘI DUNG CƠ BẢN
HĐ1: HS nắm được những nét chính về Hồ Xuân Hương và tác phẩm Tự tình.
- Giới thiệu khái quát về tác giả Hồ Xuân Hương và tác phẩm Tự tình?
HĐ2: Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản.
- Đọc.
- Bốn câu đầu cho thấy tác giả ở trong hoàn cảnh và tâm trạng như thế nào?
+ Trống canh: thời gian rối bời tâm trạng.
+ Trơ / cái hồng nhan / với nước non.
-> rẻ rúng cay đắng xót xa.
# Kiều bị bỏ rơi:
“Đuốc hoa để đó mặc nàng nằm trơ”.
- Mối tương quan giữa hiện tượng thiên nhiên và thân phận nữ sĩ trong câu 4?
- Nhân xét gì về cách dùng từ ngữ trong hai câu 5,6? Tác dụng?
- Hình tượng thiên nhiên trong hai câu 5,6 góp phần diễn tả tâm trạng, thái độ nhà thơ như thế nào?
- Hai câu cuối nói lên tâm sự gì?
HĐ3: Củng cố.
HĐ4: Dặn dò: Chuẩn bị: Câu cá mùa thu.
I. Giới thiệu chung: sgk.
II. Đọc – hiểu văn bản:
(Theo tâm trạng nhân vật trữ tình)
1. Bốn câu đầu:
Thời gian khuya khoắt.
Tâm trạng: cô đơn, chán chường, bẽ bàng, xót xa.
2. Hai câu tiếp theo:
Gợi cảnh thiên nhiên. Cảnh được cảm nhận qua tâm trạng con người: phẫn uất trước duyên phận, khát vọng hạnh phúc.
3. Hai câu cuối:
Tâm trạng bi kịch duyên phận.
III. Tổng kết: Phần ghi nhớ.
Năm học: 2008 - 2009
Ngày: …../…../……..
Tiết 6: Giảng văn
CÂU CÁ MÙA THU
Nguyễn Khuyến
I. Mục tiêu bài học:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh thu điển hình cho mùa thu làng cảnh Việt Nam vùng đồng bằng Bắc bộ; vẻ đẹp của tâm hồn thi nhân: tấm lòng yêu thiên nhiên, quê hương đất nước, tâm trạng thời thế.
- Thấy được tài năng thơ Nôm Nguyễn Khuyến với bút pháp nghệ thuật tả cảnh, tả tình, nghệ thuật gieo vần, sử dụng từ ngữ.
- Học tập cách cảm nhận cuộc sống; cảm thông tâm trạng Nguyễn Khuyến.
II. Tiến trình dạy học
1. Bài cũ:
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ
NỘI DUNG CƠ BẢN
HĐ1: Giúp HS nắm được những nét chính về tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Khuyến và chùm thơ thu?
HĐ2: Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản.
- Điểm nhìn cảnh thu của tác giả có gì đặc sắc? Từ điểm nhìn ấy tác giả thấy được những nét riêng nào của cảnh sắc mùa thu?
- Nhân xét về cảnh ấy?
- Không gian trong bài thơ góp phần diễn tả tâm trạng tác giả như thế nào?
(Cái se lạnh của mùa thu thấm vào cõi lòng hay chính cái lạnh trong tâm hồn lan tỏa cảnh vật)
- Nhận xét gì về ngôn ngữ?
- Cách gieo vần có gì đặc biệt?
HĐ3: Củng cố.
HĐ4: Dặn dò: Chuẩn bị: “Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận”.
I. Giới thiệu chung: sgk
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Cảnh thu:
Từ ngữ miêu tả màu sắc, đường nét, chuyển động (…) cảnh thu hiện lên dịu nhẹ, thanh sơ, rất đồng bằng Bắc bộ: đẹp nhưng tĩnh lặng, đượm buồn.
2. Tình thu:
Cảm nhận cảnh sắc mùa thu với cõi lòng yên ắng, tĩnh lặng, cô quạnh, uẩn khúc.
3. Nghệ thuật: Ngôn ngữ giản dị, trong sáng, diễn đạt những biểu hiện tinh tế của sự vật, những uẩn khúc thầm kín khó giãi bày của tâm trạng . Vần “eo”sử dụng tài tình. Lấy động nói tĩnh.
III. Tổng kết: Phần ghi nhớ.
Năm học: 2008 - 2009
Ngày: …../…../……..
Tiết: 7: Làm văn
PHÂN TÍCH ĐỀ, LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
I. Mục tiêu bài học:
1. HS nắm vững cách phân tích và xác định yêu cầu của đề bài, cách lập luận dàn ý cho bài viết.
2. Có Ý thưc và thói quen phân tích đề và lập dàn ý trước khi làm bài.
II. Tiến trình dạy học
1. Bài cũ: Nhắc lại các bước khi làm một bài văn nghị luận.
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ
NỘI DUNG CƠ BẢN
HĐ1: Hướng dẫn HS nắm vững kỹ năng phân tích đề thông qua thực hành 2 đề ở sgk.
- Đọc đề.
- Đề nào có định hướng cụ thể, đề nào đòi hỏi người viết phải tự xác định hướng triển khai?
- Chia lớp thành 2 nhóm. Mỗi nhóm thảo luận 1 đề. Yêu cầu trả lời câu hỏi (1 HS trình bày).
+ Vấn đề cần nghị luận? Xác định các luận điểm?
+ Sử dụng thao tác lập luận nào? Dẫn chứng ở đâu?
Cuối cùng: tóm tắt kỹ năng cơ bản của việc phân tích đề.
- Gọi HS đại diện nhóm lên trình bày, các HS khác có thể bổ sung.
- Nhóm còn lại nhận xét.
- GV hướng dẫn đưa đến kết luận cuối cùng.
HĐ2: Hướng dẫn HS lập dàn ý.
- Dựa vào kết quả phân tích đề, những câu hỏi và gợi ý ở sgk, lập dàn ý cho đề 1 và đề 2.
HĐ3: Hướng dẫn HS luyện tập.
HĐ4: Củng cố = Ghi nhớ sgk.
HĐ5: Dặn dò:
- Nắm nội dung bài.
- Làm dàn ý cho 2 bài tập luyện tập.
- Chuẩn bị: “Thao tác lập luận phân tích”.
I. Phân tích đề:
- Đề 1: có định hướng cụ thể.
- Đề 2: tự do sáng tạo.
* Đề 1:
- Vấn đề cần nghị luận: Việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.
- Yêu cầu về nội dung: Từ ý kiến của Vũ Khoan, có thể suy ra:
+ Người VN có nhiều điểm mạnh: thông minh, nhạy bén với cái mới.
+ Người VN cũng không ít điểm yếu: thiếu hụt về kiến thức cơ bản, khả năng thực hành và sáng tạo hạn chế.
+ Phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu là thiết thực chuẩn bị hành trang vào thế kỉ XXI.
- Yêu cầu về phương pháp: Sử dụng thao tác lập luận, bình luận, giải thích, chứng minh. Dùng dẫn chứng thực tế xã hội là chủ yếu.
* Đề 2:
- Vấn đề cần nghị luận: Tâm sưj của Hồ Xuân Hương trong bài Tự tình II.
- Yêu cầu về nội dung: Nêu cảm nghĩ của mình về tâm sự và diễn biến tâm trạng của HXH: cô đơn chán chường, bẽ bàng xót xa – phẫn uất trước duyên phận, khát vọng được sống hạnh phúc – cuối cùng vẫn rơi vào bi kịch.
- Yêu cầu về phương pháp: Sử dụng thao tác lập luận phân tích kết hợp với nêu cảm nghĩ. Dẫn chứng thơ HXH là chủ yếu.
II. Lập dàn ý:
HS tự lập dàn ý.
* Luyện tập:
Bài tập 1 sgk.
- Vấn đề cần nghị luận: Giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.
- Yêu cầu về nội dung:
+ Bức tranh cụ thể, sinh động về cuộc sống xa hoa nhưng thiếu sịnh khí trong phủ chúa Trịnh.
+ Thái độ không đồng tình cũng như dự cảm về sự suy tàn đang tới gần của triều Lê – Trịnh.
- Yêu cầu về phương pháp: Sử dụng thao tác lập luận phân tích kết hợp với nêu cảm nghĩ. Dẫn chứng trong Vào phủ chúa Trịnh.
Bài tập 2 sgk.
- Vấn đề cần nghị luận: Tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của HXH.
- Yêu cầu về nội dung:
+ Dùng chữ Nôm.
+ Sử dụng từ ngữ thuần Việt rất độc đáo.
+ Sử dụng hình thức đảo trật tự từ trong câu.
- - Yêu cầu về phương pháp: Sử dụng thao tác lập luận phân tích kết hợp với nêu cảm nghĩ. Dẫn chứng thơ HXH.
Năm học: 2008 - 2009
Ngày: …../…../……..
Tiết: 8: Làm văn
THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH
I. Mục tiêu bài học:
1. Nắm được mục đích và yêu cầu của thao tác lập luận phân tích.
2. Biết cách phân tích một vấn đề chính trị, xã hội hay văn học.
II. Tiến trình dạy học:
1. Bài cũ:
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ
NỘI DUNG CƠ BẢN
HĐ1: Giúp HS nắm được mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận phân tích.
- Gọi HS trả lời lần lượt các câu hỏi trong sgk:
1. Xác định nội dung ý kiến đánh giá về Sở Khanh?
2. Tác giả đã phân tích ý kiến của mình như thế nào?
3. Chỉ ra sự kết hợp chặt chẽ giữa phân tích và tổng hợp?
4. Vậy thế nào là phân tích trong văn nghị luận? Những yêu cầu của thao tác này là gì?
- Kết luận về khái niệm mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận phân tích?
HĐ2: Giúp HS nắm được cách phân tích.
- Gọi HS lần lượt trả lời 2 yêu cầu ở sgk.
1. Phân tích cách phân chia đối tượng trong mỗi đoạn trích?
2. Chỉ ra mối quan hệ giữa phân tích và tổng hợp được thể hiện trong mỗi đoạn trích?
- Kết luận về cách phân tích?
HĐ3: Củng cố: Phần ghi nhớ sgk.
HĐ4: Dặn dò: Chuẩn bị “Thương vợ”.
I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận phân tích:
1. Nội dung ý kiến đánh giá: Sở Khanh là kẻ bẩn thỉu, bần tiện đại diện của sự đồi bại trong xã hội truyện Kiều.
2. Tác giả phân tích ý kiến:
- Sở Khanh sống bằng nghề đồi bại, bất chính.
- Sở Khanh là kẻ đồi bại nhất trong những kẻ làm cái nghề đồi bại, bất chính đó: giả làm người tử tế để đánh lừa một người con gái ngây thơ, hiếu thảo; trở mặt một cách trơ tráo; thường xuyên lừa bịp, tráo trở.
3. Phân tích chi tiết xong, tác giả tổng hợp khái quát: “nó là … xã hội này”.
4. Phân tích là làm sáng tỏ ý kiến, quan niệm nào đó.
Yêu cầu: chia nhỏ đối tượng để tìm hiểu kỹ càng về nội dung, hình thức, mối quan hệ bên trong, bên ngoài của đối tượng.
Phân tích phải kết hợp với tổng hợp.
*
II. Cách phân tích:
1.
- Cách phân chia đối tượng;
+ Theo nội bộ của đối tượng (tác dụng tốt – xấu)
+ Theo quan hệ quả - nhân:
“Vì Nguyễn Du thấy …chi phối
Nguyễn Du vẫn nhìn về mặt tác hại”.
+ Theo quan hệ nhân – quả:
Tác hại của đồng tiền -> thái độ phê phán và khinh bỉ của Nguyễn Du.
- Tổng hợp:
+ Đồng tiền cơ hồ đã thành một thế lực vạn năng.
+ Thái độ của Nguyễn Du đối với xã hội đó.
2.
- Cách phân chia đối tượng:
+ Nguyên nhân – kết quả: Bùng nổ dân số -> ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống con người.
+ Theo mối quan hệ nội bộ của đối tượng: (các ảnh hưởng xấu của bùng nổ dân số).
Thiếu lương thực.
Suy dinh dưỡng, suy thoái nòi giống.
Thất nghiệp.
- Tổng hợp: Bùng nổ dân số -> chất lượng cuộc sống của con người giảm sút.
* Kết luận về cách phân tích: Chia nhỏ đối tượng trên các mối quan hệ:
- Các yếu tố, phương diện nội bộ tạo nên đối tượng và quan hệ giữa chúng với nhau.
- Quan hệ giữa đối tượng đó với các đối tượng liên quan (nhân – quả, quả - nhân….).
Thái độ, sự đánh giá của người phân tích đối với đối tượng được phân tích.
Năm học: 2008 - 2009
Ngày: …../…../……..
Tiết: 9+ 10: Giảng văn
THƯƠNG VỢ
Trần Tế Xương
I. Mục tiêu bài học
1. Cảm nhận được hình ảnh bà Tú: vất vả, đảm đang, thương yêu và lặng lẽ hy sinh vì chồng con.
Thấy được tình cảm thương yêu, quí trọng của Trần Tế Xương dành cho người vợ. Qua những lời tự hào, thấy được vẻ đẹp nhân cách và tâm sự của nhà thơ.
Nắm được những thành công về nghệ thuật của bài thơ: từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm, vận dụng hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian, sự kết hợp giữa giọng điệu trữ tình và tự hào.
2. Rèn kỹ năng phân tích thơ trữ tình thất ngôn bát cú.
3. Thương yêu, quí trọng đối với người phụ nữ, người mẹ.
II. Tiến trình dạy học:
1. Bài cũ: Cảm nhận của em về một vẻ đẹp của bài thơ Câu cá mùa thu.
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ
NỘI DUNG CƠ BẢN
HĐ1: Giúp HS nắm được những nét chính về Trần Tế Xương và tác phẩm của ông.
- Dựa vào tiểu dẫn, giới thiệu vài nét về tiểu sử, sự nghiệp và đề tài người vợ trong thơ TTX?
HĐ2: Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản.
- Gọi 1 HS đọc, lưu ý nhịp của câu 2, âm điệu trữ tình của bài thơ.
- Cảm nhận của em về hình ảnh bà Tú qua những câu thơ đầu?
- Em hiểu thế nào là “nuôi đủ”? Tại sao Tú Xương lại đếm “1 chồng”?
- Phân tích những câu thơ nói lên đức tính cao đẹp của bà Tú?
- Qua hình ảnh bà Tú, ta hiểu gì về tình cảm của ông Tú đối với vợ?
- Lời “chửi” trong hai câu cuối là lời của ai, có ý nghĩa gì?
HĐ3: Khái quát toàn bộ nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
HĐ4: Dặn dò:
- Nắm nội dung bài.
- Soạn 2 bài đọc thêm.
I. Giới thiệu chung: sgk.
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Hình ảnh bà Tú:
Quanh năm
Buôn bán
Mom sông
-> cuộc sống vất vả, lam lũ.
- “Nuôi đủ … một chồng” -> đảm đang, tháo vát, yêu chồng, thương con.
- “Lặn lội … đò đông” -> phức tạp, bấp bênh của công việc -> sự nhẫn nại của bà Tú.
- “Một duyên…quản công” -> đức hy sinh âm thầm của bà Tú.
=> vất vả, đảm đang, thương yêu là lặng lẽ hy sinh vì chồng con.
2. Hình ảnh ông Tú:
- Yêu thương, quí trọng tri ân vợ.
- Tự trách mình, nhận ra khuyết điểm bản thân lại càng yêu thương, quí trọng vợ.
- Hai câu cuối: tâm trạng bất lực trong bi kịch tinh thần của con người trí thức TTX.
III. Tổng kết: Ghi nhớ sgk.
Năm học: 2008 - 2009
Ngày: …../…../……..
Tiết: 11: Đọc thêm
KHÓC DƯƠNG KHUÊ – Nguyễn Khuyến
VỊNH KHOA THI HƯƠNG – Nguyễn Khuyến
I. Mục tiêu bài học
1. Hiểu được tình cảm chân thực, cảm động của Nguyễn Khuyến đối với Dương Khuê cũng như một số nét về nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ mà bài thơ đạt được.
Hiểu được cảnh trường thi ngày trước và thái độ của TTX trước tình cảnh của nước nhà.
2. Rèn kỹ năng đọc – hiểu thơ trung đại.
3. Giáo dục tình bạn cao đẹp; thái độ phù hợp đối với đất nước.
II. Tiến trình dạy học
1. Bài cũ:
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ
NỘI DUNG CƠ BẢN
HĐ1: Hướng dẫn HS đọc thêm bài Khóc Dương Khuê.
- Dựa vào tiểu dẫn, giới thiệu về Dương Khuê và bài thơ Khóc Dương Khuê?
- Đọc – xác định bố cục.
- Phân tích nỗi đau của Nguyễn Khuyến khi Dương Khuê qua đời trong đoạn 1?
- Kỷ niệm giữa Nguyễn Khuyến và Dương Khuê được tái hiện như thế nào?
- Điều đó chứng tỏ gì về tình cảm giữa 2 người?
- Tình cảm của Nguyễn Khuyến đối với Dương Khuê được thể hiện như thế nào trong đoạn 3?
- Phân tích những biện pháp tu từ đặc sắc thể hiện nỗi trống vắng của nhà thơ khi bạn qua đời?
HĐ2: Hướng dẫn HS đọc thêm bài “Vịnh khoa thi Hương”.
- Giới thiệu chung về bài thơ.
- Đọc, xác định hướng đọc hiểu.
- Cảnh trường thi có gì khác thường? Hình ảnh sĩ tử và quan trường được miêu tả như thế nào? Ý nghĩa?
- Cảm nhận chung?
- Phân tích tâm trạng, thái độ của tác giả trước cảnh tượng trường thi?
HĐ3: Hai bài thơ giúp em hiểu gì về Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương?
HĐ4: Soạn bài “Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân”.
Bài 1: Khóc Dương Khuê
I. Giới thiệu chung: sgk.
II. Hướng dẫn đọc – hiểu
1. Hai câu đầu:
- Thôi rồi.
- Nhịp 2/4 (1) và 4/4 (2).
-> Nỗi đau đớn khi nghe tin bạn qua đời.
2. Hai mươi câu tiếp theo:
- Kỷ niệm thú vui một thời của khách làng Nho (…)
- Đó là ấn tượng trong lần gặp gỡ cuối cùng.
=> Tình bạn thiết tha, bền vững giữa thời buổi đất nước nhiễu nhương.
3. Còn lại:
- Nỗi đau được diễn tả dưới nhiều cung bậc khác nhau.
- Nghệ thuật đặc sắc:
+ Không: phủ định – láy lại -> xác định.
+ Ai: phiếm chỉ - nghi vấn -> xác định.
+ Giường kia, đàn kia.
=> Tình cảm trào lên, rút xuống rồi lại trào lên mạnh mẽ hơn.
Bài 2: Vịnh khoa thi Hương
I. Giới thiệu chung: sgk.
II. Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản:
1. Cảnh trường thi:
- Lẫn: lộn xộn, phức tạp.
- Đảo từ ngữ -> hình ảnh những người tham gia vào trường thi trở nên hài hước nhố nhăng.
=> Nhốn nháo, lộn xộn.
2. Thái độ của nhà thơ:
- Mỉa mai châm biếm.
- Kêu gọi.
-> Lòng yêu nước.
Năm học: 2008 - 2009
Ngày: …../…../……..
Tiết: 12: Tiếng Việt
TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN (tt)
I. Mục tiêu bài học
1. Nắm được mối tương quan giữa cái chung trong ngôn ngữ và cái riêng trong lời nói cá nhân.
2. Tương tự tiết 3.
II. Tiến trình dạy học
1. Bài cũ: Ngôn ngữ khác lời nói cá nhân như thế nào?
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ
NỘI DUNG CƠ BẢN
HĐ1: Giúp HS nắm được mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân.
- Giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân có thể có mối quan hệ như thế nào?
HĐ2: Hướng dẫn HS nhận diện những nét riêng trong ngôn ngữ cá nhân.
- Giải nghĩa từ “nách” trong câu thơ của Nguyễn Du?
- Phân tích nghĩa của từ “xuân” trong lời thơ của mỗi người?
- Giải thích nghĩa của từng từ “mặt trời” để thấy sáng tạo của tác giả.
- Xác định những từ vừa mới được tạo ra trong thời gian gần đây trong những câu sau?
Chúng được tạo ra dựa vào những tiếng nào có sẵn và theo phương thức cấu tạo từ như thế nào?
HĐ3: Củng cố: Nhắc lại mục tiêu bài học.
HĐ4: Chuẩn bị: “Bài ca ngất ngưởng”.
III. Quan hệ ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân:
Ngôn ngữ chung của xã hội là cơ sở để mỗi cá nhân sản sinh ra những lời nói cụ thể, đồng thời lĩnh hội được lời nói của cá nhân khác.
Lời nói cá nhân vừa có phần biểu hiện của ngôn ngữ chung vừa có những nét riêng có thể góp phần làm biến đổi và phát triển ngôn ngữ chung.
* Luyện tập:
1. Nách: vị trí giao nhau giữa hai bức tường tạo nên một góc.
2. Xuân:
(1): Mùa đầu tiên trong năm.
Sức sống và nhu cầu.
Tình cảm của tuổi trẻ.
(2): Vẻ đạp của người con gái trẻ.
(3): Chất men say nồng của rượu.
Sức sống dạt dào của cuộc sống.
Tình cảm thắm thiết của bạn bè.
(4): Sức sống tươi đẹp.
3. Mặt trời:
a. Một thiên thể của vũ trụ.
b. Lí tưởng Cách mạng.
c. Đứa con của người mẹ. (hạnh phúc, niềm tin, mang lại ánh sáng cho cuộc đời người mẹ).
4. a. Mọn mằn: nhỏ nhặt, tầm thường.
- Từ “mọn”.
- Theo nguyên tắc cấu tạo từ láy (nhỏ nhắn, đều đặn, may mắn…)
b. Giỏi giắn: rất giỏi.
- Giống a.
c. Nội soi:
- Từ “nội”, “soi”.
- Theo quy tắc cấu tạo từ ghép (nội tâm, ngoại xâm, ngoại nhập…).
Năm học: 2008 - 2009
Ngày: …../…../……..
Tiết: 13+14: Giảng văn
BÀI CA NGẤT NGƯỞNG
Nguyễn Công Trứ
I. Mục tiêu bài học:
1. Hiểu được phong cách sống của Nguyễn Công Trứ với tính cách một nhà Nho và hiểu được vì sao có thể coi đó là sự thể hiện cá nhân mang ý nghĩa tích cực.
Hiểu đúng nghĩa của khái niệm “ngất ngưởng” để không nhầm lẫn với lối sống lập dị của một số người hiện đại.
Nắm được những tri thức về thể hát nói là thể thơ của dân tộc bắt đầu phổ biến rộng rãi từ thé kỉ XIX.
2. Rèn khả năng phân tích thơ.
3. Giáo dục tinh thần trách nhiệm, sự tự ý thức về bản thân.
II. Tiến trình dạy học:
1. Bài cũ: Nêu nội dung bài thơ “Vịnh khoa thi Hương”.
2. Bài mới:
Các nhà nho ngày xưa thườ
File đính kèm:
- Ngu van 11 CB HKI.doc