Giáo án Ngữ văn 12 - Chiều tối (Mộ) của Hồ Chí Minh

A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức

 Cảm nhận được bức tranh chiều tối nơi miền sơn cước được khắc hoạ tinh tế trong bài thơ. Qua đó, thấy được vẻ đẹp tâm hồn của người tù Hồ Chí Minh dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào vẫn luôn hướng về sự sống và ánh sáng;

 Cảm nhận được bút pháp tả cảnh ngụ tình vừa cổ điển vừa hiện đại của bài thơ.

2. Kĩ năng

 Hoạt động nhóm, thuyết trình;

 Khát quát vấn đề;

 Lập luận phân tích.

3. Liên hệ giáo dục

 Yêu thiên nhiên, cuộc sống và con người;

 Niềm tin tưởng, tinh thần lạc quan trong cuộc sống;

 Trân trọng cái đẹp, cái tài hoa của nhà thơ.

 

docx9 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5491 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Chiều tối (Mộ) của Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: Tiết: CHIỀU TỐI (Mộ) HỒ CHÍ MINH (1 tiết) MỤC ĐÍCH YÊU CẦU Kiến thức Cảm nhận được bức tranh chiều tối nơi miền sơn cước được khắc hoạ tinh tế trong bài thơ. Qua đó, thấy được vẻ đẹp tâm hồn của người tù Hồ Chí Minh dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào vẫn luôn hướng về sự sống và ánh sáng; Cảm nhận được bút pháp tả cảnh ngụ tình vừa cổ điển vừa hiện đại của bài thơ. Kĩ năng Hoạt động nhóm, thuyết trình; Khát quát vấn đề; Lập luận phân tích. Liên hệ giáo dục Yêu thiên nhiên, cuộc sống và con người; Niềm tin tưởng, tinh thần lạc quan trong cuộc sống; Trân trọng cái đẹp, cái tài hoa của nhà thơ. CHUẨN BỊ Giáo viên SGK Ngữ văn 11- chuẩn (tập 2) SGV Ngữ văn 11 (tập 2, cơ bản); Sách bài tập Ngữ văn 11 (tập 2, cơ bản); Giới thiệu giáo án Ngữ văn 11- chuẩn (tập 2) Giáo án. Phân chia lớp thành 3 nhóm chuẩn bị thuyết trình bài thơ (mỗi nhóm 5 phút) Học sinh Sách giáo khoa (SGK) Ngữ văn 11- chuẩn (tập 2) Sách bài tập Ngữ văn 11 – chuẩn (tập 2) Bài soạn: Em đã đọc văn bản chưa? Đọc mấy lần? Đọc phần tiểu dẫn gạch dưới những câu cần chú ý về tác giả Gạch dưới những từ, câu thơ quan trọng mà em thấy có tác dụng biểu đạt hay Chọn một khổ thơ em thích nhất và nêu cảm nhận Ngồi theo nhóm; Chuẩn bị nội dung và phương tiện thuyết trình. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH Thuyết trình theo nhóm; Gợi ý trả lời câu hỏi; Thảo luận theo nhóm; Nêu vấn đề; Phân tích ngôn ngữ. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số: Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Em hãy đọc thuộc bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” và cho biết những câu hỏi trong bài thơ hướng đến ai và có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện tâm trạng của tác giả? Nội dung trả lời: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” à không hướng tới ai, không phải hình thức hỏi đáp, câu hỏi mang nhiều sắc thái tình cảm, vừa hỏi vừa hờn, vừa trách móc, vừa mời mọc “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó/ Có chở trăng về kịp tối nay?” à tạo nên bức tranh huyền ảo thơ mộng, hỏi như một lời nhắn gửi, nỗi niềm uẩn khúc của nhà thơ (cuộc sống tính từng ngày) “Ai biết tình ai có đậm đà?” à lời ướm hỏi, dò hỏi, mang đậm một nỗi hoài nghi, đầy mặc cảm của thân phận mình Ä Diễn biến tâm trạng Hàn Mặc Tử: thương, nhớ, đắm say ð mặc cảm trong nổi niềm riêng của cả cuộc đời mình ð vươn tới những ước mơ nhưng đầy hoài nghi vô vọng. Giới thiệu bài mới: Trong bài “Đọc thơ Bác” Hoàng Trung Thông viết: “Vần thơ của Bác vần thơ thép Mà vẫn mênh mông bát ngát tình” Hôm nay, cô và các em sẽ cùng tìm hiểu bài thơ “Chiều tối” (Mộ) để làm rõ nhận định trên. NỘI DUNG BÀI GIẢNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT GV: Mỗi nhóm thuyết trình 5 phút. HS: tiến hành thuyết trình, cả lớp chú ý lắng nghe, nhận xét và ghi chú vào vở nội dung. GV: nhận xét và định hướng lại bài học qua các câu hỏi kiểm tra kiến thức HS đã tiếp thu được qua bài thuyết trình Hoạt động 1 (5 phút): Tìm hiểu khái quát về bài thơ. GV: Dựa vào phần chuẩn bị ở nhà và SGK để trả lời câu hỏi: Cho biết hoàn cảnh sáng tác đặc biệt của tập thơ “Nhật kí trong tù”? GV mở rộng: “Nhật kí trong tù” vừa là bức tranh nhà tù và xã hội Trung Hoa dân quốc, vừa là bức chân dung tinh thần tự họa của người tù cộng sản Hồ Chí Minh. Tập thơ mang đậm màu sắc cổ điển và tinh thần thời đại. GV đặt câu hỏi: Em hãy nêu xuất xứ bài thơ “Chiều tối” và hoàn cảnh sáng tác cụ thể của bài thơ? HS dựa vào SGK trả lời. GV gọi 1-2 HS đọc văn bản và nhận xét, đưa ra câu hỏi: Bố cục của một bài thơ tứ tuyệt Đường luật gồm mấy phần? Theo em có thể chia bố cục cho bài thơ này như thế nào? Hoạt động 2 (8 phút): tìm hiểu bức tranh thiên nhiên trong 2 câu thơ đầu. GV hướng dẫn HS làm việc với văn bản (cả phiên âm và dịch thơ) để trả lời những câu hỏi sau: Những hình ảnh nào gợi cho em liên tưởng đến cảnh chiều tối? So sánh giữa phiên âm và dịch thơ có chỗ nào chưa chính xác? Sự sai biệt đó có ảnh hưởng gì đến ý nghĩa nghệ thuật của bài thơ hay không? HS suy nghĩ và trả lời theo sự hướng dẫn của GV. Em có nhận xét gì về những cảnh được nêu ra trong bức tranh này? (có quen thuộc gần gũi không?) HS thảo luận theo nhóm và trả lời. GV: Hai hình ảnh “điểu”, “vân” trong thơ Hồ Chí Minh và trong thơ cổ có gì giống và khác nhau? HS thảo luận theo nhóm và ghi ra giấy và trình bày. GV: Em thấy điểm nhìn của nhà thơ trong hai câu thơ này là từ trên xuống, dưới lên hay ngang qua? Tại sao? Từ cảnh vật được miêu tả, em có cảm nhận gì về tâm trạng người tù? HS trả lời cá nhân. Hoạt động 3 (8 phút): tìm hiểu bức tranh sinh hoạt trong hai câu thơ cuối. GV: Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi: Nếu hai câu thơ đầu là bức tranh thiên nhiên nhuốm đầy tâm trạng thì hai câu thơ cuối miêu tả nội dung gì? Bức tranh đời sống được cảm nhận qua hình ảnh cô gái xay ngô tạo cho em ấn tượng gì? Tại sao tác giả lại sử dụng hình ảnh “thiếu nữ” mà không phải là “ngư, tiều, canh, mục” quen thuộc trong Đường thi? “Lom khom dưới núi tiều vài chú” “Gác mái ngư ông về viễn phố”…. Em có nhận xét gì về câu chuyển trong bài thơ này? So sánh giữa phiên âm và dịch thơ để làm rõ biện pháp nghệ thuật đặc sắc trong hai câu thơ trên? HS thảo luận theo cặp để trả lời. Gợi ý: Chữ dạ trong chữ Hán có nghĩa là tối. So sánh hình ảnh 2 lò than 1 đặt trong tối 1 đặt ngoài ánh sáng? GV: Theo em, chữ “hồng” ở cuối bài thơ có ý nghĩa gì? HS thảo luận theo 3 nhóm, lần lượt phát biểu, bổ sung. Qua việc phân tích bài thơ em hãy nêu chủ đề của bài thơ là gì? HS thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi của GV. Hoạt động 4 (2 phút): tìm hiểu về sự vận động trong bài thơ. GV: Qua phân tích, tìm hiểu bài thơ em có cảm nhận gì về sự vận động của mạch thơ? Sự vận động đó có ý nghĩa như thế nào? HS trả lời cá nhân. Hoạt động 5 (3 phút): tổng kết về nội dung và nghệ thuật bài thơ. Hãy trình bày những điểm nổi bật về nội dung và nghệ thuật của bài thơ? Qua đó, em có cảm nhận gì về con người Hồ Chí Minh? Hoạt động 6 (4 phút): luyện tập. Câu 1: Nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ là bút pháp cổ điển mà hiện đại. Em hãy phân tích và làm sáng tỏ? (HS làm việc theo nhóm) Câu 2: (về nhà) “Vần thơ của Bác vần thơ thép Mà vẫn mênh mông bát ngát tình” (“Đọc thơ Bác”- Hoàng Trung Thông) Điều đó được thể hiện như thế nào trong bài thơ “Chiều tối” (Mộ)? Đúng nội dung và thời gian quy định Powerpoint rõ ràng (về kiểu chữ, font chữ, dễ nhìn, hình nền phù hợp, nội dung ngắn gọn súc tích,…) Phong cách trình bày dễ hiểu, thu hút người nghe GIỚI THIỆU CHUNG Hoàn cảnh sáng tác “Nhật kí trong tù” Tập thơ được sáng tác trong 13 tháng khi Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam (từ 8/1942 đến 9/1943).Người đã làm 134 bài thơ chữ Hán ghi trong một cuốn sổ tay lấy tên là “Ngục trung nhật kí”. Năm 1960, tập thơ được dịch ra tiếng Việt và có tên là “Nhật kí trong tù”. “Chiều tối” (Mộ) “Chiều tối” (Mộ): là bài thơ thứ 31 trong tập thơ, lấy cảm hứng trên đường Bác bị chuyển từ nhà lao ở Tĩnh Tây đến nhà lao Thiên Bảo vào cuối thu năm 1942. Đọc bài thơ Đọc đúng nhịp thơ ¾, giọng văn chậm rãi, tự nhiên theo mạch cảm xúc của bài thơ; Có được cảm nhận ban đầu về cảnh vật trong buổi chiều hôm và tâm trạng của người tù. Bố cục Bố cục chung của một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt là: khai, thừa, chuyển, hợp tương ứng với mỗi câu thơ. Tuy nhiên, ở bài thơ này có thể chia làm 2 đoạn theo mạch ý: Hai câu đầu: Cảnh thiên nhiên Hai câu cuối: Cảnh sinh hoạt ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN Hai câu đầu: Bức tranh thiên nhiên miền sơn cước “Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ Cô vân mạn mạn độ thiên không” (Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không) Cảnh chiều tối Quyện điểu quy lâm Cô vân mạn mạn ®Thủ pháp “lấy điểm tả diện”, chỉ với hai hình ảnh đã vẽ ra bức tranh thiên nhiên miền sơn cước lúc hoàng hôn. Bản dịch thơ đã bỏ mất hai chỗ quan trọng: “Cô vân” dịch là “chòm mây” làm mất đi ý nghĩa cô đơn, lẻ loi của cảnh vật và lòng người. “Mạn mạn” dịch là “trôi nhẹ” đã bỏ mất dáng vẻ chậm chạp gợi vẻ uể oải, lững lờ không muốn trôi của mây, cũng như làm mất đi sự tinh tế trong cách nhìn của nhà thơ. Cảnh vật quen thuộc thường thấy trong thi ca: “Chim hôm thoi thót về rừng” (“Truyện Kiều”-Nguyễn Du) “Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi” (“Chiều hôm nhớ nhà”- Bà Huyện Thanh Quan). “Chúng điểu cao phi tận Cô vân độc khứ nhàn” (Đàn chim cùng bay lên bầu trời cao Chỉ còn chòm mây lẻ loi trôi nhẹ) (“Độc tọa kính đình sơn”- Lý Bạch) ®Cánh chim, chòm mây đã trở thành những hình ảnh có tính chất ước lệ khi miêu tả cảnh chiều tối. So sánh: Giống: cánh chim mệt mỏi lúc chiều về, chòm mây cô lẻ trên bầu trời. Khác: Thơ cổ: cánh chim xa xăm, phiêu bạt, không chốn đi về; chòm mây lẻ loi trôi vô định. Thơ Bác: cánh chim có chốn tìm về ấm áp “lâm”; chòm mây tuy có cô lẻ nhưng vẫn bình thản, lững lờ trôi không chút gì gấp gáp. ®Chỉ bằng vài nét chấm phá, Bác đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên lúc chiều muộn vừa đẹp lại vừa có hồn. Điểm nhìn từ dưới lên vì: Bóng tối bao trùm chỉ có cánh chim và chòm mây là vận động Bầu trời là nơi còn le lói chút ánh sáng cuối ngày. Tâm trạng người tù: giữa con người và cảnh vật có sự hòa điệu Cánh chim mỏi - sự mệt mỏi của người tù sau một ngày chuyển lao nhưng cánh chim ấy vẫn có chốn tìm về ấm áp còn người tù chẳng có chốn nghỉ chân. Chòm mây cô lẻ lững lờ trôi - sự cô đơn của người tù nơi đất khách nhưng vẫn luôn ung dung “thân thể ở trong lao, tinh thần ở ngoài lao”. ®Tuy đang chịu cảnh tù đày gian khổ nhưng người tù vẫn mang một tâm hồn thi sĩ, một phong thái ung dung tự tại mới có được những cảm nhận tinh tế đến vậy. Kết luận: Tiếp thu phong cách thơ ca cổ điển, hai câu thơ đã phác họa bức tranh thiên nhiên miền sơn cước lúc chiều tối man mác buồn và nỗi lòng cô đơn, khao khát tự do của người tù- thi sĩ Hồ Chí Minh. Hai câu thơ cuối: Bức tranh đời sống sinh động và mới mẻ “Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng” (Cô em xóm núi xay ngô tối Xay hết lò than đã rực hồng) Miêu tả đời sống thường nhật với hình ảnh cô em xóm núi đang cần mẫn xay ngô bên lò than rực hồng. Hình ảnh cô gái xay ngô ð một vẻ đẹp vừa mới mẻ, vừa khoẻ khoắn ÄThiên nhiên lùi về con người hiện lên, khiến bức tranh sinh hoạt đời sống trở nên thật gần gũi và ấm áp. Vì cô gái lao động khoẻ khoắn là trung tâm chủ thể của bức tranh ð làm dịu nỗi cô đơn của người tù, giúp họ có được chút hơi ấm trên con đường phía trước. ® Bác đã quên đi cảnh ngộ của mình để hoà vào không khí lao động của xóm núi, tìm thấy chút ấm áp trong đêm lạnh. Câu chuyển linh hoạt: hướng từ thiên nhiên hoang sơ đến sự ấm áp của đời sống con người. Đây cũng là đặc điểm của câu chuyển trong thơ Bác: “Giữa dòng bàn bạc việc quân” (Rằm tháng giêng) “Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ” (Ngắm trăng) Bản dịch có hai chỗ dịch chưa phù hợp: “Ma bao túc- bao túc ma” dịch là “Xay ngô tối- xay hết” ®Không dịch được sự đặc sắc của điệp ngữ liên hoàn, đảo ngữ của câu thơ. ®Sự kết nối nhịp nhàng giữa hai câu 3 và 4, Bác không chỉ tả bằng hiện thực mà còn gợi ra vòng quay của chiếc cối xay ngô, nhịp điệu lao động hăng say và cả vòng quay của thời gian. Câu thơ dịch dư đi một chữ “tối” ở câu 3 ®vừa lộ ý vừa mất đi cái hay trong nghệ thuật “lấy sáng tả tối” của nhà thơ. ®Nguyên tác không nói “tối” nhưng người đọc vẫn cảm nhận được bóng tối bao trùm khắp nơi bởi ánh sáng của lò than là điểm sáng duy nhất nổi bật lên trong bức tranh. Chữ “hồng” được xem là nhãn tự bài thơ, nơi hội tụ ánh sáng, sự ấm áp và cả ý nghĩa toàn bài thơ. “Hồng” ð màu hồng của ánh lửa lò than hiện thực nơi cô gái đang xay ngô. Đó là dấu hiệu của sự sống, sự ấm cúng sum vầy sau một ngày lao động, mang lại sự ấm áp trong lòng người tù trước cảnh chiều hôm; “Hồng” ð niềm tin tưởng, lạc quan hướng đến ánh sáng và tương lai; “Hồng” ð ngọn lửa cách mạng Ä Chữ “hồng” rực sáng cả bài thơ, vừa làm cho bức tranh chiều tối trở nên sáng hơn vừa sưởi ấm người tù thi sĩ trên con đường giải lao lạnh lẽo, cô đơn. Kết luận: Hai câu thơ vẽ nên bức tranh sinh hoạt ấm áp, gần gũi nơi miền sơn cước và niềm vui, tinh thần lạc quan của người chiến sĩ Hồ Chí Minh. Ø Chủ đề Qua việc miêu tả thiên nhiên vùng sơn cước và vẻ đẹp của con người trong lao động để diễn tả sự vận động tâm trạng của người tù. ¯ Sự vận động trong bài thơ Mạch thơ có sự vận động của cảnh vật và lòng người: Cảnh có sự chuyển động của không gian, thời gian. Thời gian chuyển từ chiều muộn cho đến lúc tối; Không gian từ bầu trời xuống mặt đất, từ sự hiu quạnh của cảnh vật đến không khí lao động của con người và sự ấm áp của bếp lửa. Lòng người: từ nỗi buồn, sự cô đơn, mệt mỏi trên đường bị giải lao, người tù đã hoà vào cảnh vật, tìm thấy niềm vui, sự ấm áp trong lao động của con người. ðBác có một tinh thần lạc quan hiếm có, một tấm lòng yêu thương bao la và một tâm hồn “nâng niu tất cả chỉ quên mình”. TỔNG KẾT Về nghệ thuật: bài thơ thất ngôn tứ tuyệt mang vẻ đẹp cổ điển mà hiện đại. Về nội dung: bức tranh chiều tối qua con mắt thi nhân thật sinh động, mới mẻ nhưng mang một nỗi buồn man mác. Qua đó thể hiện chân thật bức chân dung người tù - chiến sĩ - thi sĩ Hồ Chí Minh. LUYỆN TẬP Câu 1: Vẻ đẹp cổ điển: Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt. Thơ nghiêng về cảm hứng thiên nhiên: chủ đề bài thơ Bút pháp tả cảnh ngụ tình, ý tại ngôn ngoại. Thơ Bác mang vẻ đẹp cổ điển của Đường thi. Vẻ đẹp hiện đại: Sự vận động của cảnh (thơ xưa thường tĩnh) Mạch thơ luôn vận động về sự sống và ánh sáng. Con người lao động trở thành trung tâm của bài thơ Tư thế của chủ thể trữ tình: không chìm khuất trước thiên nhiên bao la mà làm chủ được mình, luôn lạc quan, tin tưởng. Trong thơ Bác có sự hoà quyện tinh tế giữa nét cổ điển và hiện đại. Câu 2: (gợi ý) “Thép” là tinh thần, tư tưởng cứng rắn, vượt lên hoàn cảnh, hướng tới sự sống, ánh sáng và tương lai. “Tình”là tâm hồn mềm mại, tinh tế, nhạy cảm, lãng mạn. ð“thép” và “tình” hoà vào nhau khiến nhà thơ cách mạng Hồ Chí Minh vừa là một chiến sĩ vừa là một thi sĩ. DẶN DÒ Làm câu luyện tập 2 và học bài (chú ý phần đọc – hiểu văn bản) Chuẩn bị bài mới: TỪ ẤY (trả lời các câu hỏi) Em đã đọc văn bản chưa? Đọc mấy lần? Đọc phần tiểu dẫn gạch dưới những câu cần chú ý về tác giả, tác phẩm Gạch dưới những từ, câu thơ quan trọng mà em thấy có tác dụng biểu đạt hay Chọn một khổ thơ em thích nhất và nêu cảm nhận

File đính kèm:

  • docxngu van 1o.docx