Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 102 - 103 giảng văn: Đời thừa của Nam Cao

I. Mục tiêu bài giảng:

1. Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được

- Đây là một truyện ngắn xuất sắc của Nam Cao viết về tấn bi kịch của người trí thức nghèo có lí tưởng trong xã hội cũ; đồng thời qua nhân vật Hộ- nhân vật chính của tác phẩm Nam Cao muốn gửi gắm quan điểm nghệ thuật của mình.

- Tác phẩm thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ và ngòi bút bậc thầy của Nam Cao.( TK: Ôn tập văn học 11/117).

2. Về kĩ năng:

- Củng cố kĩ năng phân tích tác phẩm văn xuôi.

3. Về thái độ tình cảm:

- Hiểu và cảm thông với những trí thức nghèo trong xã hội Việt Nam trước cách mạng.

II. Phương pháp:

- Phát vấn và thuyết giảng.

III. Tiến trình bài dạy:

A. Ổn định

B. Kiểm tra bài cũ:

1. Phân tích bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo?

2. Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

C. Nội dung bài mới:

Vào bài: + Đây là một truyện ngắn tiêu biểu cho loại truyện không có truyện.

+.có kết cấu mới mẻ: phá vỡ trình tự thời gian; kết cấu phóng túng nhưng chặt chẽ theo đúng logic tâm lí của nhân vật chính.

 

doc28 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 8086 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 102 - 103 giảng văn: Đời thừa của Nam Cao, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 21 tháng 01 năm 2006. Tiết 102 - 103 Giảng văn: đời thừa Nam Cao I. Mục tiêu bài giảng: 1. Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được - Đây là một truyện ngắn xuất sắc của Nam Cao viết về tấn bi kịch của người trí thức nghèo có lí tưởng trong xã hội cũ; đồng thời qua nhân vật Hộ- nhân vật chính của tác phẩm Nam Cao muốn gửi gắm quan điểm nghệ thuật của mình. - Tác phẩm thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ và ngòi bút bậc thầy của Nam Cao.( TK: Ôn tập văn học 11/117). 2. Về kĩ năng: - Củng cố kĩ năng phân tích tác phẩm văn xuôi. 3. Về thái độ tình cảm: - Hiểu và cảm thông với những trí thức nghèo trong xã hội Việt Nam trước cách mạng. II. Phương pháp: - Phát vấn và thuyết giảng. III. Tiến trình bài dạy: A. ổn định B. Kiểm tra bài cũ: 1. Phân tích bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo? 2. Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. C. Nội dung bài mới: Vào bài: + Đây là một truyện ngắn tiêu biểu cho loại truyện không có truyện. +...có kết cấu mới mẻ: phá vỡ trình tự thời gian; kết cấu phóng túng nhưng chặt chẽ theo đúng logic tâm lí của nhân vật chính. hoạt động của trò hoạt động của thầy - Đọc tiểu dẫn Sgk –202...? - Em có biết những tác phẩm khác của Nam Cao cũng viết về đề tài này không? I. Vài nét về tác phẩm: 1. Xuất xứ: - Đăng trên tuần báo “ Tiểut huyết thứ bảy” ( Hà Nội) số 490, ra ngày 4/12/1943. 2. Đề tài: - Người trí thức nghèo ( Phản ánh cuộc sống nghèo khổ, lay lắt và tấn bi kịch tinh thần của người trí thức tiểu tư sản nghèo: Cơm áo gạo tiền của cuộc sống đời thường >< Ước mơ, lí tưởng về sự nghiệp). Ví dụ: Trăng sáng, Sống mòn, Cười, Mua nhà... 3. Tóm tắt tác phẩm: - Em hiểu như thế nào về nhan đề tác phẩm? - Tấn bi kịch tinh thần của nhà văn Hộ biểu hiện ở những khía cạnh nào? - Cuộc sống của Hộ thời thanh niên được miêu tả ra sao?(204) - Cuộc sống cực khổ nhưng Hộ có yêu nghề không? Tìm chi tiết Sgk để chứng minh? - Nguyên nhân nào khiến Hộ không thực hiện được hoài bão cao đẹp của mình? - Để kiếm được tiền Hộ phải thay đổi mình như thế nào?( 205). - Hộ có ý thức được việc làm của mình không? Tâm trạng? - Theo em, đâu là nỗi đau lớn nhất của Hộ. - Từ bi kịch này của Hộ, Nam Cao muốn gửi gắm điều gì? - ở góc độ là một con người nói chung, Hộ có bản chất như thế nào? -Hộ quan niệm như thế nào về lẽ sống? (Sgk - 204) Tìm chi tiết Sgk ? - Vậy tại sao Hộ luôn rơi vào bi kịch? - Hộ đã lựa chọn ra sao giữa một bên là khát vọng nghệ thuật và một bên là lẽ sống tình thương? - Tuy vậy, khát vọng nghệ thuật có bị dập tắt hoàn toàn không?(205). - Tâm trạng, thái độ của Hộ ra sao mỗi khi khát vọng nghề nghiệp trỗi dậy? (206). - Trong cơn say, Hộ đã đối xử với vợ con ra sao, Hộ trở thành con người như thế nào?( 206, 207). - Hộ có trượt dài theo những cơn say không? Thái độ ra sao sau mỗi lần tỉnh?(Sgk -213). - Vợ Hộ đã bào chữa cho anh ra sao? - Giọt nước mắt của Hộ càng giúp ta hiểu về con người anh như thế nào? - Theo em, trong hai bi kịch này, bi kịch nào khiến Hộ đau khổ nhất, vì sao? - Lời ru của Từ ở cuối tác phẩm có ý nghĩa như thế nào? II. Phân tích: 1. ý nghĩa nhan đề: - “Thừa”:vô ích, không cần thiết---> “ Đời thừa”: cuộc sống, con người vô tích sự, có cũng như không. 2. Tấn bi kịch tinh thần của nhà văn Hộ: a.Bi kịch của một nhà văn chân chính: (Mâu thuẫn giữa lí tưởng, hoài bãovà hiện thực) - Thời thanh niên: Là một nhà văn nghèo, chỉ kiếm được đủ một mình hắn sống một cách eo hẹp, kham khổ. - Mang một hoài bão lớn, luônkhao khát vinh quang... ---> Không bằng lòng với cuộc sống vô danh vô nghĩa. Tuy nghèo túng vật chất, nhưng Hộ luôn tự hào về sự giàu có tinh thần của mình. ---> ở Hộ hội tụ đầy đủ phẩm chất cao quí của một nhà văn chân chính. - Nguyên nhân: Vấp phải lực cản tầm thường mà vô cùng ghê gớm của cuộc sống đời thường: Gánh nặng cơm áo, trách nhiệm của người chồng, người cha trong gia đình--->Buộc anh phải ra sức kiếm tiền. - Giải pháp:Thay cách viết thận trọng trước đây bằng cách viết vội vàng, cẩu thả, dễ dãi. - Nhận thức: Hộ ý thức sâu sắc việc về việc làm của mình: Chua chát, xấu hổ, tủi nhục---> Rơi vào bi kịch! ( tự cho mình là một kẻ bất lương, một thằng khốn nạn, một kẻ vô ích, một người thừa ) - Nỗi đau lớn nhất: Lý tưởng, hoài bão, lương tâm nghề nghiệp >< cuộc sống hiện thực và những tác phẩm dễ dãi, vô vị, thiếu sáng tạo. ---> Bi kịch tinh thần của nhà văn Hộ: Hộ đã phải làm những gì Hộ lên án, căm ghét; Hộ đang chà đạp lên những gì mà mình tôn thờ. Đặc biệt, Hộ thấm thía bi kịch này, hiểu nguồn gốc sâu sa của nó nhưng anh hoàn toàn bất lực vì trách nhiệm và lương tâm của một trụ cột gia đình. ==> Hộ giống như Thứ trong “ Sống mòn” ( 1944); Điền trong “ Trăng sáng” ( 1943 ) thuộc loại nhân vật trí thức tiểu tư sản của Nam Cao ít nhiều mang tính tự thuật của chính tác giả ---> Phê phán lên án sâu sắc hiện thực cuọc sống bấy giờ đã vùi dập ước mơ hoài bão cao đẹp của con người. b. Bi kịch của một con người chân chính: (coi tình thương là lẽ sống cao nhất nhưng lại vi phạm vào lẽ sống tình thương của chính mình) - Bản chất: Là một con người vị tha, nhân hậu, giàu tình thương. ---> Quan niệm: Tình thương là lẽ sống cao nhất, vì tình thương Hộ đã hy sinh tất cả ( Tình yêu lý tưởng, nghề nghiệp ) Chính vì lẽ sống tình thương Hộ rơi vào bi kịch một ( Bi kịch của một nhà văn)---> Muốn thoát khỏi bi kịch một Hộ lại rơi vào bi kịch hai vì đã vi phạm vào lẽ sống tình thương ( Bi kịch của một con người nói chung). - Hộ quyết định hi sinh nghệ thuật vì lẽ sống tình thương - Vẫn hi vọng, tự an ủi “ Đành phí đi một vài năm để kiếm tiền...”---> Bi kịch: Hi vọng về nghề nghiệp>< lẽ sống tình thương. - Tâm trạng u uất, chán nản, mặc cảm thua kém, sống vô ích, sống thừa...> Tìm đến hơi men. - Trong cơn say: Tàn nhẫn, vũ phu với vợ con. - Từ một con người nhân từ, độ lượng, bao dung---> Hộ trở thành một kẻ thô bạo, một Chí Phèo trí thức. - Khi tỉnh rượu: Hộ nhìn ra sự thảm hại của con người mình ---> ăn năn. hối hận: Anh đã khóc một cách cay đắng, chua xót, bất lực và tuyệt vọng “ Anh chỉ là một thằng khốn nạn” - Vợ bào chữa: “ Không! Anh chỉ là một người khổ sở”. Đây cũng chính là lời bào chữa của Nam Cao: Sự khổ sở biến con người trở nên khốn nạn. Qua đó, Nam Cao chỉ ra rằng: con đường đen tối có thể nhuộm đen tâm hồn con người vốn rất trong sáng, nhân hậu. - Giọt nước mắt thanh lọc tâm hồn, nâng cao nhân cách của Hộ. Trong mọi hoàn cảnh khó khăn, cuối cùng lòng nhân đạo, nhân hậu đã chiến thắng tất cả. - Bi kịch 1: Gánh nặng cơm áo, trách nhiệm với gia đình>< Khát vọng nghề nghiệp.( Quyết định hi sinh nghề nghiệp vì lẽ sống tình thương). - Bi kịch 2: Vi phạm vào lẽ sống tình thương( chính là vi phạm vào lẽ sống và nhân cách của mình)---> Không gì biện hộ được, Hộ càng đau đớn và xót xa hơn. - Lời ru của Từ: Lời chát vấn, sỉ vả Hộ hay chính là lời oán trách xã hội: Bao giờ mới chấm dứt cảnh ngang trái này?! ==> Trong cơn vật vã, nhân vật của Nam Cao không hề buông xuôi để rơi vào sa ngã mà vẫn cố vươn lên bảo vệ lẽ sống nhân đạo. Qua tấn bi kịch tinh thần của Hộ, Nam Cao thể hiện niềm khát khao vươn tới một cuộc sống có ý nghĩa- một cuộc sống mà ở đó, con người được phát huy tận độ khả năng của chính mình. Đó là ý nghĩa nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của ngòi bút Nam Cao. 3. Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao gửi gắm qua nhân vật Hộ và tác phẩm: - Một tác phẩm có giá trị phải chứa đựng tư tưởng nhân đạo. - Phải có sự tìm tòi, sáng tạo trong văn chương. - Phải có lương tâm của người cầm bút và thái độ nghiêm túc trong lao động nghệ thuật. III. Kết luận: 1, Giá trị nghệ thuật: - Nghệ thuật khắc hoạ tâm lí nhân vật: Đi sâu khai thác mâu thuẫn giữa Hành vi >< Nội tâm. - Thuộc loại nhân vật tư tưởng, nhưng vẫn chân thực, sống động. - Cách viết tự nhiên, dung dị. - Cốt truyện đơn giản, khung cảnh hẹp, nhân vật ít hành động và đối thoại nhưng truyện vẫn đặt ra được những vấn đề mang ý nghĩa xã hội nhân sinh sâu sắc. - Xung đột của truyện ở ngay trong nội tâm nhân vật chính. Vì vậy, truyện vừa có sắc thái chân thật, vừa có giá trị triết lí sâu sa. 2, Giá trị nội dung: - Tác phẩm cho ta thấy sự bế tắc, nghèo khổ của tầng lớp trí thức tiểu tư sản thời kì trước cách mạng. Qua đó, tác giả lên án xã hội đương thời- Xã hội luônvùi dập những khát khao, hoài bão muốn vươn tới sự hoàn thiện của con người---> Đó là xẫ hội phi nhân tính. - Tác phẩm xứng đáng là truyện ngắn xuất sắc của Nam Cao thời kì trước cách mạng ---> Trở thành tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao. D. Củng cố: - Phân tích được tấn bi kịch tinh thần của nhà văn Hộ. - Thấy được tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao gửi gắm trong tác phẩm. E. Luyện tập: - Phân tích tấn bi kịch tinh thần của nhà văn Hộ để làm sáng tỏ tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm? - Qua nhân vật Hộ, Nam Cao đã đưa ra tuyên ngôn nghệ thuật của mình. Hãy phân tích nhân vật Hộ để làm sáng tỏ điều đó? - Tìm hiểu những nét đặc sắc trong nghệ thuật viết truyện của Nam Cao? F. Rút kinh nghiệm sau bài giảng: Ngày 22 tháng 01 năm 2006. Tiết 104: ôn tập Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX- Cách mạng tháng tám/ 1945. I. Mục tiêu bài giảng: 1. Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được: - Một số vấn đề cơ bản nhất của văn học thời kì này: Hoàn cảnh xã hội, văn hóa mà văn học đã tồn tại và phát triển; sự đổi mới của văn học theo hướng hiện đại hoá qua các bước; Nội dung yêu nước và nhân đạo của văn học thời kì này. Từ đó thấy được giá trị và vị trí của văn học thời kì này trong lịch sử văn học dân tộc. - Những nét giá trị tư tưởng thẩm mĩ trong các sáng tác của các tác giả, tác phẩm đã học. 2. Về kĩ năng: - Rèn kĩ năng hệ thống kiến thức để vận dụng vào bài làm văn. 3. Về thái độ tình cảm: - Thêm yêu mến văn học thời kì này. II. Phương pháp: -Phát vấn và thuyết giảng. III. Tiến trình bài dạy: A. ổn định B. Kiểm tra bài cũ: Việc chuẩn bị câu hỏi ôn tập của học sinh ở nhà theo câu hỏi SGK/274. C. Nội dung bài mới: Vào bài: Tầm quan trọng của việc hệ thống hoá kiến thức. hoạt động của trò hoạt động của thầy I. Kiến thức cơ bản cần nắm vững: (ÔTVH11/141). Văn học thời kì này có sự phân hoá phức tạp thành nhiều bộ phận, nhiều xu hướng nhưng tất cả đều có những điểm thống nhất cơ bản. 1. Đều trên quá trình hiện đại hoá: - Chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá phương Tây hiện đại, sự thay đổi hoàn cảnh xã hội, văn hoá. - Trải qua ba bước, nhưng đến bước ba ( 1930 – 1945 ) mới hực sự hiện đại: + Trước năm 1930, thơ Tản Đà vẫn là thơ của hai thế kỉ ( Hoài Thanh). Đến phong trào thơ mới : Thế Lữ, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Huy Cận ...thơ Việt Nam mới thực sự hiện đại. + Văn xuôi: Trước 1930 tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh còn mang nhiều yếu tố của tư tưởng cổ điển từ nội dung đến hình thức. Đến sau 1930, các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Thạch Lam, Nguyên Hồng, Nguyễn Tuân, Nam Cao...thì tiểu thuyết, truyện ngắn mới thực sự được hiện đại hoá. 2. Đều mang nội dung yêu nước và lí tưởng nhân đạo ở những khía cạnh và mức độ khác nhau: a, Yêu nước: - Văn học lãng mạn: Yêu thiên nhiên, yêu quê hương, yêu tiếng mẹ đẻ... - Văn học hiện thực phê phán: Lên án xã hội thực dân phong kiến, phản ánh chân thực xã hội Việt Nam từ phong tục, lối sống đến thân phận của người dân, đặc biệt là những người cùng khổ. - Văn học bất hợp pháp ( văn học cách mạng): Tố cáo tội ác của bọn cướp nước và ca ngợi những chiến sĩ chiến đấu vì độc lập, tự do của tổ quốc, dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân. b,Nhân đạo: - Văn học lãng mạn: Đấu ranh cho hạnh phúc cá nhân, ca ngợi tình yêu tự do, trong sáng, đánh thức ý thức cá nhân... - Văn học hiện thực: Lên án tội ác của bọn thống trị trên lập trường tư tưởng của nhân dân lao động và phát hiện nhân cách cao đẹp của nhân dân lao động. - Văn học cách mạng: Không chỉ thể hiện ở tình thương, ca ngợi những tâm hồn cao đẹp mà còn thể hiện ở tinh thần chiến đấu cải tạo xã hội, ở sự phát hiện tinh thần cách mạng và chủ nghĩa anh hùng ở người dân lao động. 3. Đều có ảnh hưởng qua lại, đều mang tính dân tộc và đều phát triển với tốc độ cao: - Các bộ phận, xu hướng văn học tuy khác nhau, đối lập nhau ở mặt này mặt khác, nhưng vẫn có quan hệ ảnh hưởng qua lại, đều thuộc mạch văn học dân tộc, đều phát triển mạnh, đều đạt những thành tựu đáng kể và để lại những tác phẩm có giá trị. II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK: *Câu 1: - Hoàn cảnh xã hội: Từ chế độ phong kiến chuyển sang chế độ thực dân nửa phong kiến ( Thay đổi: cơ cấu giai cấp, ý thức hệ, tâm lí sống, cách sống...). - Hoàn cảnh văn hoá: Cũ - mới tranh nhau, á - Âu xáo trộn, bị văn hoá Pháp, Mĩ lấn át. ( Văn học trung đại: Tồn tại dưới chế độ phong kiến, ảnh hưởng của văn hoá phong kiến, mĩ học phong kiến; gắn bó với văn hoá khu vực đặc biệt là văn hoá Trung Hoa với nền Hán học). *Câu 2: a. Nguyên nhân dẫn đến hiện đại hoá văn học: Vì hoàn cảnh xã hội, văn hoá có sự thay đổi. Bởi vậy, sự thay đổi văn học trở thành tất yếu lịch sử. b. Công cuộc hiện đại hoá văn học ( cả nội dung và hình thức) diễn ra qua 3 bước: B1: Hai thập kỉ đầu: văn học của buổi giao thời, bắt đầu chuyển mình nhưng chưa đầy đủ và chưa có thành tựu rõ nét. B2: Những năn 20: Văn học bước đầu có những thành tựu nhưng chưa thật đặc sắc. Tiêu biểu chỉ có tác phẩm của Nguyễn ái Quốc gửi từ nước ngoài về. B3: Đầu những năm 30 đến cách mạng tháng Tám/ 1945- chặng đuờng quan trọng nhất: - Tấn công vào thi pháp của văn chương cổ điển ( Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Xuân Diệu, Thế Lữ...)- văn học lãng mạn giải phóng cái Tôi. Đặc biệt, tiểu thuyết hiện thực phê phán của văn học thời kì này đã đưa văn học lên ngang tầm thế giới. - Thực sự thoát khỏi thi pháp của văn chương trung đại và được hiện đại hoá hoàn toàn. + Phá bỏ mọi khuôn sáo ước lệ... + Không lệ cổ, luôn hướng tới tương lai, sống trong thực tại, ít tìm về quá khứ. + Biểu hiện cái Tôi muôn màu vẻ: cái Tôi khát vọng cống hiến, mơ mộng viển vông- Thế Lữ, Lưu Trọng Lư; yêu đời ham sống đến vồ vập – Xuân Diệu; quằn quại trong đau khổ như Hàn Mạc Tử.... ---> Đây là thời kì phát triển rực rỡ thứ 2 trong lịch sử văn học dân tộc( sau thời kì nửa sau XVIII- nửa đầu XIX với các tác giả: Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương... ) *Câu3: Sự phân hoá phức tạp thành nhiều xu hướng trong quá trình phát triển. Cụ thể: - Bộ phận phát triển công khai, hợp pháp: + Xu hướng lãng mạn chủ nghĩa. + Xu hướng hiện thực. - Bộ phận phát triển bất hợp pháp hoặc nửa bất hợp pháp ( văn học cách mạng). * Câu 4: Chủ nghĩa yêu nước và nhân đạo trong văn học từ đầu XX- CMT8/ 1945 vừa có tính truyền thống, vừa có tính thời đại...(Xem thêm giáo án cũ 2003- 2004- bìa vàng). * Câu 5,6: Học sinh tự làm theo hướng dẫn của giáo viên. D. Củng cố: - Nắm chắcnhững kiến thức cơ bản của văn học giai đoạn thế kỉ XX- 1945 ( phát triển về nội dung, hình thức, thành tựu...). ở mỗi giai đoạn nắm được: tác giả, tác phẩm tiêu biểu E. Luyện tập: - Hãy chỉ ra điểm khác biệt giữa thơ ca trung đại và thơ mới. F. Rút kinh nghiệm sau bài giảng: Ngày 23 tháng 01 năm 2006. Tiết 105 Tiếng Việt: câu và phát ngôn I. Mục tiêu bài giảng: 1. Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được: - Câu có thể tìm hiểu theo 4 mặt: Cấu trúc ngữ pháp của câu, câu tong văn bản, câu trong phong cách ngôn ngữ, câu trong hoạt động giao tiếp. - Phát ngôn là câu trong hoạt động giao tiếp. 2. Về kĩ năng: - Phân biệt được câu và phát ngôn. Từ đó biết sử dụng hợp lí câu trong văn bản và câu trong hoạt động giao tiếp. II. Phương pháp: - Phát vấn và thuyết giảng. III. Tiến trình bài dạy: A. ổn định B. Kiểm tra bài cũ: Lồng vào bài mới. C. Nội dung bài mới: Vào bài: Lâu nay chúng ta nghe và biết đến hai khái niệm: “ câu” và “ phát ngôn”. Để hiểu sâu hơn về hai khái niệm này để từ đó sử dụng hợp lí, chuẩn xác hơn, chúng ta sẽ dành thời gian để hiểu về nó. hoạt động của trò hoạt động của thầy - Xét ví dụ và nhận xét xem đó có phải là câu không? - Từ ví dụ, hãy rút ra định nghĩa về câu? - Xét ví dụ sau? I. Phân biệt “ câu” và “ phát ngôn”: 1. Câu: * Xét ví dụ: - Ôi! ( ối!, á!...)---> Từ cảm thán hoặc câu cảm thán. - Trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước. ---> Câu mang nội dung thông báo. - Cháy! --->Câu đặc biệt. * Định nghĩa: Câu là đơn vị ngôn từ nhỏ nhất mang một nội dung thông báo tương đối hoàn chỉnh và là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có thể sử dụng vào việc giao tiếp ( Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn). * Lưu ý: Cần phân biệt: - Câu với những đơn vị nhỏ hơn câu : Từ, ngữ. - Câu với những đơn vị lớn hơn câu: Đoạn văn, văn bản. 2. Phát ngôn: * Ví dụ: Cháu cảm ơn bác!---> Là câu được đặt trong một tình huống giao tiếp cụ thể---> Phát ngôn. * Định nghĩa: Là câu trong hoạt động giao tiếp, là câu xét trong tình huống sử dụng cụ thể. * Phân biệt: Câu Phát ngôn - Những phát ngôn được tách - Là câu xét trong tình khỏi ngữ cảnh giao tiếp cụ thể. huống giao tiếp cụ thể. * Lưu ý: Hai phương diện của phát ngôn: - Sự phát ngôn: Hành động nói ra phát ngôn đó. - Lời phát ngôn: Là chuỗi ngôn từ- sản phẩm của sự phát ngôn. Chuỗi ngôn từ có cấu trúc ngữ pháp, ngữ nghĩa của nó. - Dựa vào SGK và cho biết, có bao nhiêu cách thức tìm hiểu câu? ( 4 kiểu). - Phân tích cấu trúc ngữ pháp của ví dụ sau? - Từ ví dụ, hãy cho biết thế nào là câu ghép? - Xét ví dụ sau, nhận xét gì về những câu trong đoạn văn này? - Chúng ta đã được tìm hiểu những phong cách ngôn ngữ nào? II. Khái quát về cách thức tìm hiểu câu: 1. Cấu trúc ngữ pháp của câu: ( Kiểu cấu tạo). - Là việc xem xét câu được cấu tạo theo kiểu nào: Câu đơn hay câu ghép, mỗi vế được tổ chức ra sao. + Ví dụ 1:Trời / mưa. C V ---> Câu đơn ( chỉ có một nòng cốt câu- 1 kết cấu chủ vị). + Ví dụ 2: Khuya rồi / cháu / phải về. Trạng từ C V ( một kết cấu chủ vị ) ---> Câu ghép( có hai nòng cốt câu). Đây là dạng câu ghép không có từ liên kết hay còn gọi là ghép chuỗi. Ta có thể hiểu là : “ Cháu phải về vì đêm khuya rồi”. - Định nghĩa: Câu ghép là câu có từ hai nòng cốt câu trở lên, có thể là nòng cốt câu bình thường, có thể là nòng cốt câu đặc biệt. Ví dụ: Vì nó / ốm, nó / không đi làm được. C V C V ---> Hai cụm C- V. 2. Câu trong văn bản: ở đây, ta xem xét câu trong mối liên hệ với câu khác của đoạn văn, của văn bản. - Ví dụ: “ Bà ấy mệt quá. Không lê được một bước. Không kêu được một tiếng. Cơ chừng tiếc của. Cơ chừng hết sức. Cơ chừng hết hơi” ( Nguyễn Công Hoan). ---> Nhận xét: Đây là những câu đặc biệt. Xét về mặt ngữ pháp, đây không phải là những câu đúng. Nhưng xét trong văn bản cụ thể, nó lại được coi là những câu hay, câu có tính nghệ thuật. Nhờ đó, tác giả tạo nên được nét độc đáo, đặc sắc của một văn bản nghệ thuật. Câu có được cái hay, cái đặc sắc như vậy chính là nhờ tính liên kết của văn bản. 3. Câu trong phong cách ngôn ngữ: - Các loại phong cách ngôn ngữ: + Khoa học. + Nghệ thuật. + Hành chính. + Sinh hoạt. + Chính luận. - Ví dụ: + “ Nóng quá, bồ hôi mẹ bồ hôi con bò ra khắp người” ( Tô Hoài trong “ Sổ tay viết văn” đã ghi lại cách nói của người nông dân)---> Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. + Đơn, giấy xin phép...---> Phong cách hành chính. + Đề tài, tiểu luận, luận văn...--->Phong cách khoa học. + Tác phẩm văn chương --->Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. 4. Câu trong hoạt động giao tiếp: Xem xét câu trong mối quan hệ với môi trường giao tiếp cụ thể---> Gọi là phát ngôn. III. Những nhân tố chủ yếu của hoạt động giao tiếp chi phối phát ngôn: 1. Sự chi phối của nhân tố người nói ( người viết): ---> Có vai trò quyết định tính hiệu lực của phát ngôn. Bởi vậy, người xưa có câu: “Lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. 2. Sự chi phối của nhân tố người nghe ( người đọc): --->Chi phối quá trình chuẩn bị để tạo ra phát ngôn ở phía người nói, sao cho phù hợp với đối tượng tiếp nhận. 3. Sự chi phối của đối tượng được đề cập trong phát ngôn: --->Làm cho nội dung của phát ngôn được xác định cụ thể. 4. Sự chi phối của nhân tố văn bản chứa phát ngôn: ---> Xác định hoàn cảnh giao tiếp. ===> Tóm lại: Có 4 nhân tố của hoạt động giao tiếp chi phối phát ngôn: Phát ngôn: + Của ai (1). + Với ai ( 2 ). + Về nội dung gì ( cái gì) (3) + ở đâu, hoàn cảnh giao tiếp. (4) IV. Luyện tập: - Bài tập 2/ 68, 69. Quan hệ giữa hai nhân vật giao tiếp được thể hiện qua sự thay đổi tế nhị trong cách xưng hô: + Cháu - ông: người nói tỏ ý tôn kính người nghe. + Tôi - ông : người nói coi người nghe ngang hàng. + Bà - mày: người nói coi thường, căm ghét người nghe. D. Củng cố: - Phân biệt được “câu” và “phát ngôn”. - Nắm được 4 nhân tố chi phối phát ngôn. E. Luyện tập: - Bài tập 3 / 69. F. Rút kinh nghiệm sau bài giảng: Ngày 24 tháng 02 năm 2006. Tiết 106 Làm văn: trả bài số 6 I. Mục tiêu bài giảng: - Giúp học sinh nhận định đúng yêu cầu của đề bài. Từ đó định hướng cho học sinh cần giải quyết đề ra như thế nào. - Giúp học sinh nhận ra: ưu, nhược điểm trong bài làm của mình. II. Phương pháp: - Thuyết giảng. III. Tiến trình bài dạy: A. ổn định B. Nội dung bài mới: Vào bài: Nêu những việc cần làm trong giờ trả bài hoạt động của trò hoạt động của thầy I. Đề bài: 1. Xác định nội dung, yêu cầu của đề bài (phân tích đề). 2. Dàn ý đại cương (2 học sinh thực hiện). II. Chữa dàn ý: 1. Đề 1: 2. Đề 2: III. Nhận xét bài làm của học sinh: 1. ưu: - Nắm được nội dung yêu cầu đề ra - Biết cách bố cục bài làm. 2. Nhược: - Lỗi chính tả. - Diễn đạt, trình bày. IV. Chữa bài cụ thể: - Bài kém. - Đọc mẫu bài khá. D. Củng cố: - Phương pháp làm một bài phân tích thơ. - Cách diễn đạt, trình bày. E. Rút kinh nghiệm sau bài giảng: Ngày 24 tháng 02 năm 2006. Tiết 107- 108: Tiếng Việt: các thành phần thông tin ngữ nghĩa của phát ngôn. I. Mục tiêu bài giảng: 1. Về kiến thức: Giúp học sinh hiểu rõ: - Xét quan hệ với đối tượng được đề cập, nghĩa của phát ngôn gồm có: +Nghĩa biểu thị thông tin về đối tượng. +Nghĩa biểu thị tình cảm với đối tượng. - Xét về mặt kết cấu bên trong, nghĩa của phát ngôn gồm: + Nghĩa tường minh. +Nghĩa hàm ẩn. 2. Về kĩ năng: - Rèn kĩ năng đặt câu, diễn đạt. II. Phương pháp: - Phát vấn và thuyết giảng. III. Tiến trình bài dạy: A. ổn định B. Kiểm tra bài cũ: 1. Hãy nêu những nhân tố chủ yếu của hoạt động giao tiếp chi phối phát ngôn? Cho ví dụ và phân tích? C. Nội dung bài mới: Vào bài: Giới thiệu chung. hoạt động của trò hoạt động của thầy - Dựa vào SGK, cho biết thế nào là nghĩa của phát ngôn? I. Khái quát: - Nghĩa của phát ngôn là toàn bộ nội dung mà phát ngôn biểu thị. Nó cần được xét trong 2 quan hệ: Bên trong. Bên ngoài. + Quan hệ bên ngoài: Xét trong mối liên hệ với đối tượng được đề cập, với người nói, người nghe. + Quan hệ bên trong: Xét trong chính cấu trúc nội bộ của câu. ---> Qua đó, ta có thể rút ra những thành phần nghĩa khác nhau của phát ngôn. - Xét theo quan hệ bên ngoài, nghĩa của phát ngôn gồm mấy thành phần? - Nhận xét gì sau khi phân tích 4 ví dụ? - Nhận xét VD/ 71. II. Nghĩa của phát ngôn xét theo quan hệ bên ngoài: Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt. Ngoài chức năng thông báo, nó còn bao hàm cả nghĩa biểu cảm (tình cảm và thái độ của chủ thể phát ngôn) đặc biệt là ngôn ngữ sống. Khác với các tín hiệu khác: đèn xanh, đỏ trong giao thông, còi xe...chỉ có một chức năng thông báo. ---> Nội dung biểu thị của phát ngôn gồm 2 thành phần: + Thông tin. + Tình cảm. - Xét ví dụ sau: 1. Xin kính mời ông (X) dừng lại! ---> Chức năng thông báo của lời đề nghị+ màu sắc tâm lí của người nói: Khiêm tốn, tôn kính đối với người nghe + màu sắc xã hội: thể hiện trong giao tiếp lịch sự, xã giao. 2. Dừng lại đã! ---> Chức năng thông báo: lời đề nghị + màu sắc tâm lí: sự bắt buộc cao của người nói đối với người nghe + màu sắc xã hội: thân mật, bình dân. 3. Dừng lại nhỉ! ---> Chức năng thông báo: lời đề nghị + màu sắc tâm lí: thái độ không bắt buộc của người nói đối vớingười nghe + màu sắc xã hội: thân mật, bình dân. 4. Hãy dừng lại! ---> Chức năng thông báo: lời yêu cầu + Màu sắc tâm lí: thái độ bắt buộc rất cao của người nói đối với người nghe(yêu cầu phải thực hiện ngay) +màu sắc xã hội: mệnh lệnh, không thân mật. ==> Nhận xét chung: Ngoài thông báo cơ sở, phát ngôn còn có màu sắc tâm lí biểu thị thái độ, tình cảm của chủ thể phát ngôn. Màu sắc tâm lí này là lượng thông tin bổ sung cho lượng thông tin chính thức. Nhiều khi, ngữ điệu của phát ngôn đóng vai trò thông tin chính, trái ngược hẳn với nội dung lời nói ra (có những chuyện vui nhưng màu sắc tâm lí lại buồn, một lời cảm ơn mang màu sắc mỉa mai hoặc một lời khen có ý châm chọc...) ---> Chính thành phần biểu thị thứ hai của phát ngôn làm nên giá trị đích th

File đính kèm:

  • doctiet 102 - 117.doc
Giáo án liên quan