A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
I. Mức độ cần đạt
Giúp HS:
- Nắm vững kiến thức về phong cách ngôn ngữ hành chính (Nắm được các đặc điểm chung và cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ hành chính).
- Biết vận dụng kiến thức về phong cách ngôn ngữ hành chính vào việc đọc – hiểu văn bản và tạo lập văn bản hành chính
II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng.
1. Kiến thức.
- Củng cố kiến thức về phong cách ngôn ngữ hành chính.
2. Kĩ năng.
Giúp học sinh củng cố các kĩ năng:
- Nhận diện các văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính .
- Phân tích đặc điểm phong cách ngôn ngữ hành chính trong các văn bản cụ thể.
- Tạo lập một số văn bản theo phong cách ngôn ngữ hành chính.
- GD KNS cho HS:
+ Giao tiếp: trình bày, trao đổi về đặc điểm phong cách ngôn ngữ hành chính; cách thức tạo lập các loại văn bản hành chính phù hợp với mục đích giao tiếp.
+ Tư duy sáng tạo: phân tích, đối chiếu các ngữ liệu để tìm hiểu về phong cách ngôn ngữ hành chính, các loại văn bản hành chính.
B. PHƯƠNG PHÁP : Nêu vấn đề, thảo luận, thuyết giảng, KT động não, thực hành luyện tập.
C. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
SGK, SGV, Thiết kế bài dạy, tài liệu tham khảo
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4256 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 124 tiếng Việt: Phong cách ngôn ngữ hành chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 124
Tiếng Việt
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ HÀNH CHÍNH
Ngày soạn: 25/3/2012
Ngày giảng: 04/4/2012
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
I. Mức độ cần đạt
Giúp HS:
- Nắm vững kiến thức về phong cách ngôn ngữ hành chính (Nắm được các đặc điểm chung và cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ hành chính).
- Biết vận dụng kiến thức về phong cách ngôn ngữ hành chính vào việc đọc – hiểu văn bản và tạo lập văn bản hành chính
II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng.
1. Kiến thức.
- Củng cố kiến thức về phong cách ngôn ngữ hành chính.
2. Kĩ năng.
Giúp học sinh củng cố các kĩ năng:
- Nhận diện các văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính .
- Phân tích đặc điểm phong cách ngôn ngữ hành chính trong các văn bản cụ thể.
- Tạo lập một số văn bản theo phong cách ngôn ngữ hành chính.
- GD KNS cho HS:
+ Giao tiếp: trình bày, trao đổi về đặc điểm phong cách ngôn ngữ hành chính; cách thức tạo lập các loại văn bản hành chính phù hợp với mục đích giao tiếp.
+ Tư duy sáng tạo: phân tích, đối chiếu các ngữ liệu để tìm hiểu về phong cách ngôn ngữ hành chính, các loại văn bản hành chính.
B. PHƯƠNG PHÁP : Nêu vấn đề, thảo luận, thuyết giảng, KT động não, thực hành luyện tập...
C. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
SGK, SGV, Thiết kế bài dạy, tài liệu tham khảo …
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1.Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ : Tình bày bài diễn thuyết về Vị trí và ý nghĩa của văn hóa đọc trong thời đại nghe nhìn.
3. Bài mới.
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
Hướng dẫn HS nắm nội dung bài học trong SGK
- Nhắc lại các phong cách ngôn ngữ đã học:
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ chính luận , phong cách ngôn ngữ báo chí, phong cách ngôn ngữ khoa học.
- Kể tên một số loại VB hành chính mà em biết?
- Yêu cầu Hs trình bày những hiểu biết về PCNNHC?
- Có thể đưa một số văn bản HC , qua đó phân tích rút ra đặc điểm
Đặc điểm của phong cách ngôn ngữ hành chính là gì? Nêu VD?
- Nhận xét về mặt ngữ âm, chữ viết
- Nhận xét về mặt từ ngữ của phong cách ngôn ngữ hành chính .
- Nhận xét về kiểu câu của phong cách ngôn ngữ hành chính ?
- Nhận xét về biện pháp tu từ của phong cách ngôn ngữ hành chính ?
- Nhận xét về bố cục trình bày của phong cách ngôn ngữ hành chính?
- HS tiến hành luyện tập.
- GV nhận xét.
I/ Khái quát về phong cách ngôn ngữ hành chính:
1. Khái niêm : Phong cách ngôn ngữ hành chính là loại phong cách ngôn ngữ thể hiện trong các văn bản thuộc lĩnh vực giao tiếp điều hành và quản lí xã hội – gọi là văn bản hành chính.
Văn bản hành chính gồm:
- Văn bản quy phạm pháp luật
- Văn bản hội nghị
- Văn bản thủ tục hành chính
2. Đặc điểm của phong cách ngôn ngữ hành chính
- Tính khuôn mẫu
Tính khuôn mẫu thể hiện ở kết cấu 3 phần thống nhất:
a) Phần mở đầu gồm:
+ Quốc hiệu và tiêu ngữ.
+ Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
+ Địa điểm, thời gian ban hành văn bản.
+ Tên văn bản - mục tiêu văn bản.
b) Phần chính: nội dung văn bản.
c) Phần cuối:
+ Địa điểm, thời gian (nếu chưa đặt ở phần đầu).
+ Chữ kí và dấu (nếu có thẩm quyền).
Chú ý:
+ Nếu là đơn từ, kê khai thì phần cuối nhất thiết phải có chữ kí, họ tên đầy đủ của người làm đơn hoặc k khai.
+ Kết cấu 3 phần có thể "xê dịch" một vài điểm nhỏ tùy thuộc vào những loại văn bản khác nhau, song nhìn chung đều mang tính khuôn mẫu thống nhất.
- Tính minh xác
+ Mỗi từ chỉ có một nghĩa, mỗi câu chỉ có một ý. Tính chính xác về ngôn từ đòi hỏi đến từng dấu chấm, dấu phẩy, con số, ngày, tháng, chữ kí,…
+ Văn bản hành chính không được dùng từ địa phương, từ khẩu ngữ, không dùng các biện pháp tu từ hoặc lối biểu đạt hàm ý, không xóa bỏ, thay đổi, sửa chữa.
Chú ý:
Văn bản hành chính cần đảm bảo tính minh xác bởi vì văn bản được viết ra chủ yếu để thực thi. Ngôn từ chính là "chứng tích pháp lí".
VD: Nếu văn bằng mà không chính xác về ngày sinh, họ, tên, đệm, quê,… thì bị coi như không hợp lệ (không phải của mình).
Trong xã hội vẫn có hiện tượng mạo chữ kí, làm dấu giả để làm các giấy tờ giả: bằng giả, chứng minh thư giả, hợp đồng giả,…
- Tính công vụ
+ Hạn chế tối đa những biểu đạt tình cảm cá nhân.
+ Các từ ngữ biểu cảm nếu dùng cũng chỉ mang tính ước lệ, khuôn mẫu.
VD: Kính chuyển, kính mong, trân trọng kính mời,…
+ Trong đơn từ của cá nhân, người ta chú trọng đến những từ ngữ biểu ý hơn là các từ ngữ biểu cảm.
VD: trong đơn xin nghỉ học, xác nhận của cha mẹ, bệnh viện có giá trị hơn những lời trình bày có cảm xúc để được thông cảm.
II/ Cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong của phong cách ngôn ngữ hành chính .
1.Về ngữ âm, chữ viết
- Theo chuẩn chính tả tiếng Việt.
- Có đặc điểm riêng: Sắp xếp các mục, cách viết hoa, viết tắt...
2. Về từ ngữ.
- Sử dụng lớp từ ngữ chung.
- Không dùng các từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội...
- Từ ngữ xưng hô trong văn bản hành chính mang tính chất xã hội.
3. Về kiểu câu
- Câu có kết cấu chặt chẽ.
- Thường sử dụng câu trần thuật.
- Một số trường hợpcác vế câu được tách thành từng dòng riêng.
4. Về biện pháp tu từ: Không sử dụng biện pháp tu từ và các phương tiện biểu cảm.
5. Về bố cục trình bày.
Gồm ba phần: Phần đâù, phần chính, phần cuối.
III/ Luyện tập :
1. Bài tập 1: HS tự trả lời
2. Bài tập 2 : Hai văn bản a và b dùng ngôn ngữ không phù hợp ( ngôn ngữ thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt )
4. Củng cố, dặn dò HS :
- Nắm đặc điểm & cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong của phong cách ngôn ngữ hành chính.
- Chuẩn bị bài :Luyện tập về phong cách ngôn ngữ hành chính.
File đính kèm:
- T124 NC PCNNHC.doc