Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 21: Làm văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học

I. Mục tiêu bài học:

1.Kiến thức: Giúp học sinh

- Nắm được đối tượng của dạng đề nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.

- Biết được cách triển khai bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.

2.Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý cho bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.

3.Thái độ:

- Biết huy động kiến thức và những cảm xúc, trảI nghiệm của bản thân để viết bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

a. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, Tài liệu tham khảo.

b. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở soạn văn, bảng phụ.

III.Tiến trình bài dạy:

1. ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ:

CH: Cảm nhận của em về hình tượng người lính trong bài thơ “ Tây Tiến” của Quan Dũng?

3. Bài mới

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1719 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 21: Làm văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 21: Làm văn Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học Ngày soạn: 6/10/2010 Ngày dạy:…………….Lớp12C2.Sĩ số…………Vắng………………………………… …………….Lớp12C3.Sĩ số…………Vắng………………………………… …………….Lớp12C4.Sĩ số…………Vắng………………………………… …………….Lớp12C5.Sĩ số…………Vắng………………………………… …………….Lớp12C6.Sĩ số…………Vắng………………………………… …………….Lớp12C7.Sĩ số…………Vắng………………………………… I. Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: Giúp học sinh - Nắm được đối tượng của dạng đề nghị luận về một ý kiến bàn về văn học. - Biết được cách triển khai bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học. 2.Kĩ năng: - Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý cho bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học. 3.Thái độ: - Biết huy động kiến thức và những cảm xúc, trảI nghiệm của bản thân để viết bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: a. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, Tài liệu tham khảo. b. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở soạn văn, bảng phụ. III.Tiến trình bài dạy: 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: CH: Cảm nhận của em về hình tượng người lính trong bài thơ “ Tây Tiến” của Quan Dũng? 3. Bài mới * HĐ1: Tìm hiểu đề và lập dàn ý đề - GV yêu cầu hs đọc nội dung đề 1 sgk - GV: Trong đề bài có một số từ, cụm từ cần giải thích, đó là những từ, cụm từ nào? - GV: Hãy trình bày cách hiểu của mình về các từ, cụm từ đó? - GV: Xác định yêu cầu nội dung bài viết? - GV: Với đề bài này, phầm mở bài cần giải quyết vấn đề gì? - GV: Xác định nội dung cần triển khai trong phần thân bài? - GV: Vì sao văn học yêu nước là chủ lưu xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam? - GV: Đưa ví dụ chứng minh? - GV: Kết bài cần phải làm gì? *HĐ2: Tìm hiểu đối tượng, nội dung - GV: Xác định đối tượng của bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học ? - GV: Xác định nội dung của bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học ? - GV gọi HS đọc phần ghi nhơ SGK. * HĐ 3 - GV hướng dẫn học sinh làm bài tập 1- sgk - GV: Qua ý trên em thấy thái độ của Thạch Lam đối với văn chương như thế nào? - GV: ông nhấn mạnh điều gì? Có nhận xét gì về quan điểm của Thạch Lam? - GV cho HS thảo luận theo bàn. + Thời gian: 7 phút + Nhiệm vụ: Tìm luận điểm cho đề bài trên? - các nhóm nhận nhiệm vụ, làm việc, đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV nhận xét, chuẩn hoá kiến thức. I. Tìm hiểu đề và lập dàn ý. 1. Đề 1: SGK a. Tìm hiểu đề: - Nghĩa các từ, cụm từ trong đề bài: + Phong phú, đa dạng: Có nhiều tác phẩm với nhiều hình thức, thể loại khác nhau. + Chủ lưu: dòng chính ( bộ phận chính), khác với phụ lưu , chi lưu. + Quán thông kim cổ: Thông suốt từ xưa đến nay. - Yêu cầu nội dung: Văn học yêu nước là chủ lưu trong sự đa dạng và phong phú của văn học Việt Nam. b.Lập dàn ý: * Mở bài: - Giới thiệu ý kiến của đặng Thai Mai. * Thân bài: - Văn học Việt Nam rất phong phú và đa dạng ( cuộc sống của con người Việt Nam phong phú và đa dạng). - Văn học yêu nước là chủ lưu xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam. - Nguyên nhân : Để tồn tại bên cạnh các thế lực quân sự hùng mạnh, nhiều tham vọng, dân tộc Việt Nam luôn chú tâm phòng bị và chiến đấu kiên cường để giữ vững nền độc lập của mình -> Chủ lưu của Văn học Việt Nam là văn học yêu nước ( Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Đại cáo bình Ngô, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc,Tuyên ngôn độc lập, thơ Tố Hữu..) * Kết bài: Nhận xét, đánh giá mở rộng nâng cao ý kiến của GS Đặng Thai Mai. 2. Đề 2: SGK II. Đối tượng , nội dung của bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học. 1. Đối tượng: nghị luận về một ý kiến bàn về văn học : rất đa dạng: về văn học sử, lí luận văn học, về tác phẩm văn học…. 2. Nội dung: - Giải thích ý kiến cần bình luận. - Phân tích ý kiến, lấy ví dụ chứng minh. - Nêu ý nghĩa, tác dụng của ý kiến đó đối với văn học và đời sống. * Ghi nhớ: SGK III. Luyện tập. 1. Bài tập 1. - Thạch Lam không tán thành quan điểm văn học thoát li thực tế. - Nhấn mạnh giá trị cải tạo xã hội và giá trị giá dục của văn học (Làm thay đổi xã hội, làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú. - > Quan điểm, ý kiến tiến bộ, vẫn còn nguyên giá trị đến ngày nay. 2. Bài tập 2. - Giải thích ý kiến: ( lưu ý chữ “ chính”- ngoài nguyên nhân toàn tâm, toàn ý với CM còn do: năng khiếu, truyền thống gia đình, sự tu dưỡng nghệ thuật-> là nguồn cảm hứng, chất liệu tạo nên những bài thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu. - Thơ Tố Hữu chủ yếu là thơ trữ tình chính trị. - Khẳng định: ý kiến phù hợp với thực tế sáng tác của Tố Hữu. Đúng về lí luận. 4. Củng cố: - Nhận xét những thao tác chính sử dụng trong bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học? 5. Hướng dẫn tự học: - Viết một bài văn hoàn chỉnh về bài tập 2 SGK - Soạn bài: Việt Bắc- Phần 1 Tác gia Tố Hữu.

File đính kèm:

  • docTiet 21- NL ve 1 y kien VH.doc
Giáo án liên quan