Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 36: tiếng Việt - Thực hành một số phép tu từ cú pháp

I. Mục tiêu bài học:

1.Kiến thức: Giúp học sinh

- Nắm được một số phép tu từ cú pháp( phép lặp cú pháp, phép liệt kê, chêm xen) và tác dụng nghệ thuật của chúng.

- Nhận biết và phân tích được các phép tu từ cú pháp trong văn bản, có kĩ năng sử dụng các phép tu từ cú pháp khi cần thiết.

2.Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng cảm nhận và phân tích tác dụng tu từ của cá phép tu từ kể trên.

3.Thái độ:

- Bước đầu có ý thức sử dụng các phép tu từ trong bài làm văn.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

a. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, TLTK, phiếu học tập, bảng phụ

b. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở soạn văn.

III.Tiến trình bài dạy:

1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp với bài mới

2. Bài mới: GV giới thiệu vào bài

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1663 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 36: tiếng Việt - Thực hành một số phép tu từ cú pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/11/2010 Ngày dạy:……………Lớp12C2.Sĩ số…………Vắng………………………………….... …………….Lớp12C3.Sĩ số…………Vắng……………………………………. …………….Lớp12C4.Sĩ số…………Vắng……………………………………. …………….Lớp12C5.Sĩ số…………Vắng……………………………………. …………….Lớp12C6.Sĩ số…………Vắng……………………………………. …………….Lớp12C7.Sĩ số…………Vắng……………………………………. Tiết 36: Tiếng Việt Thực hành một số phép tu từ cú pháp I. Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: Giúp học sinh - Nắm được một số phép tu từ cú pháp( phép lặp cú pháp, phép liệt kê, chêm xen) và tác dụng nghệ thuật của chúng. - Nhận biết và phân tích được các phép tu từ cú pháp trong văn bản, có kĩ năng sử dụng các phép tu từ cú pháp khi cần thiết. 2.Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng cảm nhận và phân tích tác dụng tu từ của cá phép tu từ kể trên. 3.Thái độ: - Bước đầu có ý thức sử dụng các phép tu từ trong bài làm văn. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: a. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, TLTK, phiếu học tập, bảng phụ b. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở soạn văn. III.Tiến trình bài dạy: 1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp với bài mới 2. Bài mới: GV giới thiệu vào bài Hoạt động dạy học của thầy và trò Kiến thức cơ bản * HĐ1: Phép lặp cú pháp ( 20 phút) HS đọc yêu cầu bài tập 1 - GV: Xác định trong ý a những câu có kết cấu cú pháp giống nhau? - GV: Hãy phân tích kết cấu cú pháp đó? - GV: Việc lặp lại kết cấu ngữ pháp có tác dụng như thế nào? - GV: xác định hiện tượng lặp cú pháp? Phân tích kết cấu của chúng? - GV: Tác dụng của phép lặp đó? - GV cho học sinh thảo luận nhóm làm bài tập 2 trong 4 phút - Câu hỏi: So sánh hiện tượng lặp kết cấu cú pháp trong những câu văn xuôi, những câu thơ ở bài tập 1 với kết cấu của những câu thuộc các thể loại khác sau đây để thấy điểm giống nhau và khác nhau( về số tiếng, từ loại và cấu tạo từ, nhịp điệu) của chúng? - Các nhóm cử đại diện thông qua kết quả thảo luận, các nhóm khác bổ sung thống nhất ý kiến. - GV chuẩn xác kiến thức. - GV hướng dẫn học sinh tự làm bài tập 3. *HĐ2: Luyện tập phép liệt kê(7 phút - HS đọc yêu cầu bài tập trong sgk - GV: Trong đoạn trích sử dụng phép liệt kê với phép lặp cú pháp theo kết cấu như thế nào? - GV: Tác dụng của sự phối hợp đó?. - GV gọi 2 học sinh lên làm bài tập theo hướng dẫn - GV gọi các học sinh khác bổ sung, thống nhất ý kiến - GV chuẩn xác kiến thức * HĐ3:Luyện tập phép chêm xen( 17 phút) - GV hướng dẫn học sinh làm bài tập 1 - GV: Xác định vị trí các bộ phận in đậm trong các bài tập a,b,c,d? - GV: Xác định vai trò ngữ pháp của chúng trong câu? - GV: Dấu câu tách biệt các bộ phận đó là dấu gì? - GV: Chúng xen vào trong câu có tác dụng gì? - GV hướng dẫn học sinh làm việc độc lập, gọi 1-2 HS trình bày. GV nhận xét cho điểm. - Yêu cầu: Viết 3 câu văn về Nguyễn Đình Chiểu trong đó có sử dụng phép chêm xen và chỉ rõ những tác dụng của nó? I Phép lặp cú pháp 1. Bài tập 1: a.- các câu có dùng phép lặp cú pháp: + Sự thật là…thuộc địa của pháp nữa. + Sự thật là…từ tay Pháp. -> Kết cấu lặp lại: Thành phần phụ- C- V1- chứ không phải V2 + Dân ta…độc lập + Dân ta…Cộng hòa. -> Kết cấu lặp lại: C-v- B- Tr. - Tác dụng: nhấn mạnh ý, khẳng định sự thật về quyền độc lập, tạo âm hưởng hùng hồn, mạnh mẽ , đanh thép cho lời tuyên ngôn. b. Hai lần sử dụng phép lặp cú pháp - Dòng1, 2 lặp kết cấu: C- V( chỉ quan hệ sở hữu) - Dòng2, 3, 4 lặp kết cấu cụm danh từ: Những- danh từ- tính từ định ngữ. - Tác dụng: khẳng định nhấn mạnh chủ quyến[r hữu đất nước của chúng ta và bộc lộ sự tự hào về vẻ giàu đẹp của đất nước. 2. Bài tập 2 - Điểm giống nhau: tất cả đều sử dụng phép lặp kết cấu cú pháp. - Điểm khác nhau: Đặc điểm Câu đối, Đường luật, văn biền ngẫu Văn xuôi, thơ tự do Về số lượng tiếng Câu trước và câu sau phải bằng nhau Không nhất thiết phải có lượng tiếng = nhau Từ loại và cấu tạo từ Các từ tương ứng phải cùng từ loại, cùng kiểu cấu tạo từ VD: vắng vẻ, lao xao-> tính từ, từ láy Sự đối xứng về từ loại và cấu tạo từ không nhất thiết ở mức độ nghiêm ngặt tuyệt đối. VD:bát ngát, đỏ nặng phù sa Nhịp điệu Kết cấu nhịp điệu cũng lặp lại rõ ràng Kết cấu nhịp điệu không lặp lại ở mức độ tuyệt đối 3. Bài tập 3: HS làm ở nhà II. Phép liệt kê a. Trong đoạn trích “Hịch tướng sĩ” , tác giả sử dụng phép liệt kê phối hợp với phép lặp cú pháp. Nhiều đoạn câu (vế câu) có cùng một kết cấu như sau: Kết cấu Hoàn cảnh Thì Giải pháp ví dụ Không có mặc Thì Ta cho áo - Phép liệt kê phối hợp với phép lặp cú pháp có tác dụng nhấn mạnh và khẳng định sự đối đãi chu đáo, đầy tình nghĩa của Trần Quốc Tuấn đối với tướng sĩ trong mọi hoàn cảnh khó khăn. b. Phép lặp cú pháp( kết cấu: C-V (+ Phụ ngữ chỉ đối tượng )) phối hợp với phép liệt kê, cách tách dòng liên tiếp, dồn dập-> vạch trần tội ác của thực dân Pháp- kẻ thù của dân tộc. III. Phép chêm xen 1. Bài tập 1. - Tất cả các bộ phận in đậm trong các bài tập a,b,c,d đều ở vị trí giữa câu hoặc cuối câu, sau bộ phận chú thích . Chúng xen vào trong câu để ghi chú thêm một thông tin nào đó. - Các bộ phận đó đều được tách ra bằng ngữ điệu khi nói, khi đọc. Còn khi viết thì chúng được tách ra bằng bằng dấu phẩy, dấu ngoặc đơn hoặc dấu gạch ngang. - Tác dụng: a. Ghi chú thêm một số chi tiết, đồng thời thể hiện sắc thái hài hước. b. Nhấn mạnh sự “ đáng sợ” của tình trạng cô độc c. Thể hiện một cách kín đáo sắc thái cảm xúc của người kể chuyện đối với nhân vật và câu chuyện. d. Nêu rõ tư cách pháp nhân của người tuyên bố, tăng thêm sức nặng cho lời tuyên bố về quyền độc lập của cả một dân tộc. 2. Bài tập 2: ( HS tự viết) 3. Củng cố: Mỗi phép tu từ luôn có tác dụng về biểu cảm và tạo hình. Nên khi phân tích cần đặt trong cả đoạn văn hay văn bản để phân tích. 4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: - Tìm thêm những ngữ liệu về phép tu từ cú pháp. So sánh với phép điệp âm, vần, thanh để thấy được sự giống và khác nhau. - Đọc và soạn bài: Sóng của Xuân Quỳnh.

File đính kèm:

  • docTiet 36- Thuc hanh mot so phep TTCP.doc
Giáo án liên quan