Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 37: Đọc văn Sóng, tác giả Xuân Quỳnh

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Về kiến thức:

- Cảm nhận được tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu, nồng nhiệt sâu lắng, bày tỏ.

- Thấy được lối thể hiện tự nhiên, giọng thơ nồng nhiệt nhưng lại hiệu quả của bài thơ.

2. Về kỹ năng.

- Biết phân tích và cảm thụ bài thơ.

Tích hợp GDKNS:

- Giao tiếp: Trình bày, trao đổi về mạch cảm xúc của bài thơ.

- Tư duy sáng tạo: Phân tích, so sánh, bình luận về vẻ đẹp của tình yêu trong thơ ca.

- Tự nhận thức: về vẻ đẹp của tình yêu trong cuộc sống, tự rút ra bài học cho cá nhân.

3. Về thái độ:.

- GDHS Tình cảm chân thành, sự đắm say của tâm hồn con người.

II. CHUẨN BỊ

- Thầy: SGK, Giáo án, TL thiết kế bài dạy.

- Trò: SGK, Vở ghi, bài soạn.

III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

* Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số (1’)

1. kiểm tra bài cũ: (5’)

- Kiểm tra vở soạn học sinh.

2. Bài mới.

* Lời vào bài:(1’) Có một nhà thơ nữ mà hồn thơ luôn đắm say, dung dị và tình tứ đã góp vào cho thơ ca Việt Nam một giai điệu thơ, thơ mang chất nữ tính đó là thi sĩ Xuân Quỳnh qua bài thơ “ Sóng” mà bài học hôm nay chúng ta học.

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2716 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 37: Đọc văn Sóng, tác giả Xuân Quỳnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/11/2012 Ngày dạy 12 A /11/2012 12 G /11/2012 Tiết 37: Đọc văn Sóng Xuân Quỳnh I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Về kiến thức: - Cảm nhận được tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu, nồng nhiệt sâu lắng, bày tỏ. - Thấy được lối thể hiện tự nhiên, giọng thơ nồng nhiệt nhưng lại hiệu quả của bài thơ. 2. Về kỹ năng. - Biết phân tích và cảm thụ bài thơ. Tích hợp GDKNS: - Giao tiếp: Trình bày, trao đổi về mạch cảm xúc của bài thơ. - Tư duy sáng tạo: Phân tích, so sánh, bình luận về vẻ đẹp của tình yêu trong thơ ca. - Tự nhận thức: về vẻ đẹp của tình yêu trong cuộc sống, tự rút ra bài học cho cá nhân. 3. Về thái độ:. - GDHS Tình cảm chân thành, sự đắm say của tâm hồn con người. II. CHUẨN BỊ - Thầy: SGK, Giáo án, TL thiết kế bài dạy. - Trò: SGK, Vở ghi, bài soạn. III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY * Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số (1’) 1. kiểm tra bài cũ: (5’) - Kiểm tra vở soạn học sinh. 2. Bài mới. * Lời vào bài:(1’) Có một nhà thơ nữ mà hồn thơ luôn đắm say, dung dị và tình tứ đã góp vào cho thơ ca Việt Nam một giai điệu thơ, thơ mang chất nữ tính đó là thi sĩ Xuân Quỳnh qua bài thơ “ Sóng” mà bài học hôm nay chúng ta học. * Nội dung: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT HS đọc phần Tiểu dẫn ? Trình bày những nét chính về nhà thơ Xuân Quỳnh. ? Nêu những nét tiêu biểu trong thơ XQ ? Nêu xuất xứ, hoàn cảnh ra đời bài thơ . ? Hướng dẫn HS đọc giải nghĩa từ. ? Hình tượng bài thơ. ? Hình tượng sóng có ý nghĩa tượng trưng nào. HS đọc 4 khổ thơ đầu, ? Những trạng thái của sóng ở khổ thơ thứ nhất. ? Những suy tư của nhà thơ trong khổ 2, . ? Những câu hỏi và lời cắt nghĩa ở khổ 3 và 4. ? ND chính khổ thơ thứ 5, khổ thơ diễn tả : sóng- biểu tượng cho nỗi nhớ trong tình yêu thể nhiện qua thủ pháp NT nào . ? ý nghĩa biểu tượng của hình tượng sóng trong khổ thơ thứ 6 và thứ 7 Gợi ý : - Sóng biểu tượng cho điều gì ? - Điều đó được biểu đạt như thế nào ? - Cách nói khác lạ của Xuân Quỳnh ở đây là gì ? Hiệu quả nghệ thuật của cách nói ấy. ? ND khổ thơ thứ 8 ? Gợi ý : ? Thơ Xuân Quỳng chứa nhiều trăn trở, âu lo ở điểm nào. Cuộc đời tuy dài thế Năm tháng vẫn đi qua Như biển kia dẫu rộng Mây vẫn bay về xa. ? ý nghĩa biểu tượng của sóng ở khổ thơ kết. ? Nêu giá trị NT, ND bài thơ ? Sưu tầm 1 số bài thơ có cùng đề tài. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả (6’) - Tên đầy đủ là : Nguyễn Thị Xuân Quỳnh (1942 - 1988) (Vụ tại nạn giao thông năm 1988 đã cướp đi sự sống của cả gia đình tác giả.) - Quê quán : Làng La Khê, Hoài Đức, Hà Tây. - Từng là diễn viên múa, biên tập báo văn nghệ, uỷ viên ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam khóa III - Sáng tác từ khi còn là diễn viên múa. - Tác phẩm chính- Các tập thơ : Tơ tằm - Chồi biếc (1963), Hoa dọc chiến hào (1968), Gió lào cát trắng (1974), Lời ru trên mặt đất (1978), Bầu trời trong quả trứng (1982), Hoa cỏ may (1989), Tự hát (1984)... - Nét tiêu biểu : Xuân Quỳnh thuộc thế hệ các nhà thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ. Thơ Xuân Quỳnh là hồn thơ phụ nữ nhiều trắc ẩn, hồn nhiên, tươi tắn, chân thành, đằm thắm, da diết trong khát vọng về tình yêu và hạnh phúc đời thường. 2. Hoàn cảnh sáng tác (3’) - Đây là bài thơ tình tiêu biểu, được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi vùng biển Diêm Điền. Bài thơ rút từ tập Hoa dọc chiến hào, NXB Văn học 1968. 3. Đọc - giải nghĩa từ: (3’) - Đọc đúng yêu cầu. - Giải nghĩa từ: II. Đọc - Hiểu (18’) 1. Khái quát chung về bài thơ a. Hình tượng sóng được tái hiện qua nhạc điệu bài thơ - Hình tượng sóng diễn tả những cảm xúc, những sắc thái tình cảm vừa phong phú đa dạng, vừa thiết tha sôi nổi của một trái tim đang rạo rực yêu đương. - Hình tượng sóng hiện lên qua nhịp điệu nhẹ nhàng, lúc sôi nổi dồn dập, lúc dịu êm sâu lắng như nhịp sóng ngoài biển khơi, cũng là nhịp của những con sóng tình cảm của một trái tim khao khát yêu đương. - Nhà thơ sử dụng thể thơ 5 chữ với những dòng thơ liền mạch ít ngắt nhịp, sự trở đi trở lại hồi hoàn của hình tượng sóng, biện pháp điệp từ ngữ, điệp cấu trúc, những từ láy,… đã tạo nên nhạc điệu của những con sóng, đợt sóng liên tiếp gối lên nhau lúc tràn lên sôi nổi, lúc lắng lại dịu êm. b. Hình tượng sóng mang ý nghĩa biểu tượng cho tình yêu và tâm trạng nhân vật trữ tình (người phụ nữ) trong bài thơ : - Sóng là biểu tượng cho sự bí ẩn trong tình yêu, biểu tượng cho niềm khát khao một tình yêu lớn, một tình yêu mãnh liệt. - Sóng là biểu tượng cho nỗi nhớ trong tình yêu của người phụ nữ. - Sóng là biểu tượng cho sự thủy chung trong tình yêu của người phụ nữ. - Sóng là biểu tượng cho những trăn trở, lo âu trong cõi lòng người phụ nữ đang yêu. - Sóng là biểu tượng cho khát vọng mãnh liệt muốn bất tử hóa tình yêu. 2. Sóng - sự bí ẩn trong tình yêu - niềm khát khao một tình yêu lớn + Khổ thơ thứ nhất thể hiện hai trạng thái của sóng cũng là hai trạng thái của tình yêu tưởng như đối lập nhưng rất thống nhất (dữ dội- dịu êm; ồn ào- lặng lẽ). Đó là sự bí ẩn của tình yêu. Cũng như sóng, con người tìm đến "biển lớn tình yêu" để hiểu mình hơn (Sông không hiểu nổi mình/ Sóng tìm ra tận bể). + Khổ thơ thứ hai là phát hiện sự tương đồng giữa sóng và quy luật muôn thuở của tình yêu. Sóng "ngày xưa" và sóng "ngày sau" vẫn thế giống như "nỗi khát vọng tình yêu/ Bồi hồi trong ngực trẻ". + Khổ thơ thứ ba và thứ tư tác giả dùng để cắt nghĩa về nguồn gốc của sóng và nơi bắt đầu của tình yêu. Cái hay của đoạn thơ là sự đầu hàng của nhận thức, là sự bất lực trong lôgic lí trí (Em cũng không biết nữa/ Khi nào ta yêu nhau). 3. Sóng- nỗi nhớ trong t. yêu của người phụ nữ. + Con sóng thao thức ở mọi chiều không gian, thời gian cũng như : "Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức". + Nhà thơ dùng liên tưởng đan cài để đồng nhất "sóng" và "em". Sóng vỗ ngày đêm ở mọi tầng không gian dù "dưới lòng sâu" hay "trên mặt nước". Bằng cách điệp và đối, nhà thơ muốn khám phá đến tận cùng những con sóng cũng như khám phá đến tận cùng nỗi nhớ. Từ một thực tế là con sóng nào cũng hướng về bờ cát, Xuân Quỳnh liên tưởng tới nỗi nhớ trong tình yêu. Liên tưởng này đã đưa đến sự đồng nhất giữa "sóng" và "em". Thành thử 4 câu tả sóng thực chất là để tả lòng em và 2 câu nói về nỗi nhớ của em mà trong lòng chao đảo, cồn cào như có sóng. 4. Sóng- sự thủy chung trong tình yêu của người phụ nữ. + Nhà thơ sử dụng kết cấu : dẫu… thì… cùng với những đối lập (xuôi- ngược, Bắc- Nam) để khẳng định : "Nơi nào em cũng nghĩ/ Hướng về anh một phương". Những chữ "xuôi", "ngược" gắn với không gian đối cực "Bắc", "Nam" mang ý nghĩa tương phản quyết liệt. ý nghĩa tương phản còn được nhấn mạnh hơn bởi hai từ "dẫu" đặt ở hai đầu câu thơ. Bình thường người ta hay nói: ngược về phương Bắc, xuôi về phương Nam nhưng ở đây Xuân Quỳnh đã nói ngược lại (xuôi Bắc- ngược Nam). Đối với người phụ nữ đang yêu, dù cuộc đời có thay đổi, dù vũ trụ có biến thiên cũng không hề quan trọng. Điều quan trọng nhất là "phương anh", dù ở đâu, là "Nam" hay "Bắc", phải "xuôi" hay "ngược" em cũng hướng về. + Ngoài việc khẳng định tình yêu chung thủy, Xuân Quỳnh còn muốn đề cập đến những thử thách trong tình yêu. Tình yêu cho ta sức mạnh vượt qua thử thách và qua thử thách tình yêu càng thêm bền vững. 5. Sóng- những trăn trở, lo âu trong cõi lòng người phụ nữ đang yêu Đó là nỗi lo âu về cái hữu hạn của đời người, của tình yêu. Xuân Quỳnh vốn rất nhạy cảm với thời gian và sự biến đổi đặc biệt là sự biến đổi của cuộc đời và lòng người. Sự nhạy cảm ấy thường dẫn chị tới tâm trạng âu lo. Cho nên trong thơ chị ta thấy xuất hiện rất nhiều câu hỏi : - Sao không cài khuy áo lại anh ? - Em chờ anh, anh có về không ? - Ai biết lòng anh có đổi thay ? - Đốt lòng em câu hỏi Yêu em nhiều không anh ? Ngay như lúc này, trong trạng thái hạnh phúc của tâm hồn người phụ nữ đang yêu, thấy cuộc đời tất cả còn ở phía trước vậy mà vẫn cứ hiện ra một thoáng âu lo về cái hữu hạn của đời người, cái mong manh của tình yêu : 6. Sóng- khát vọng bất tử hóa tình yêu + Nhà thơ sử dụng những đại lượng lớn có tính ước lệ (trăm, ngàn) cùng với những hình ảnh thuộc về vô biên (biển, sóng). + Khát vọng của tâm hồn người phụ nữ đang yêu thật mãnh liệt. Đó là khát vọng của muôn đời, muôn người, khát vọng mang giá trị nhân bản sâu sắc, cao đẹp. III. Tổng kết (3’) 1. Nghệ thuật : - Sóng mang ý nghĩa biểu trưng. - K/C, hình ảnh, nhịp điệu, ngôn từ 2. Nội dung - Bằng hình tượng sóng, Xuân Quỳnh khám phá sự tương đồng, hoà hợp giữa sóng và em XQ đã nói được những điều giản dị mà lớn lao của tâm hồn người phụ nữ đang yêu: Khát vọng tình yêu thành thực, khẩn thiết, nồng nàn và rất nhân văn. IV. Củng cố và luyện tập: (3’) - Tuy HS Lựa chọn, sưu tầm. - GV: Biển - XD; Tôi yêu em - Pu skin, Bài thơ số 28 Ta go.. 3. Hướng dẫn HS học làm bài (2’) a. Bài cũ:- Học thuộc bài thơ. - Nắm nội dung bài học. b. Bài mới: - Đọc trước bài thực hành văn nghị luận; Tiết sau luyện tập trên lớp. RÚT KINH NGHIỆM: .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTiet 3712cb chuan.doc