Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 48: làm văn: Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận

I. Mục tiêu bài học:

1.Kiến thức: Giúp học sinh

- Biết phát hiện, phân tích và sửa chữa được các lỗi về lập luận trong văn nghị luận.

2.Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng tạo lập các văn bản nghị luận có lập luận chặt chẽ.

3.Thái độ:

- Thông qua phân tích các ví dụ cụ thể để nhận ra các lỗi và cách chữa một số lỗi thường gặp về lập luận.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

a. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, TLTK, phiếu học tập, sưu tầm một số lỗi trong bài viết của học sinh, bài giảng điện tử, máy chiếu.

b. Chuẩn bị của học sinh: SGK, Vở bài tập, bảng phụ

III.Tiến trình bài dạy:

1. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)

CH: Cảm nhận của em về hình tượng ông lái đò trên sông Đà?

2. Bài mới:

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2261 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 48: làm văn: Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 8/12/2010 Ngày dạy:……………Lớp12C2.Sĩ số…………Vắng………………………………… …………….Lớp12C3.Sĩ số…………Vắng………………………………… …………….Lớp12C4.Sĩ số…………Vắng………………………………… …………….Lớp12C5.Sĩ số…………Vắng………………………………… …………….Lớp12C6.Sĩ số…………Vắng………………………………… …………….Lớp12C7.Sĩ số…………Vắng………………………………… Tiết 48: Làm văn Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận I. Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: Giúp học sinh - Biết phát hiện, phân tích và sửa chữa được các lỗi về lập luận trong văn nghị luận. 2.Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng tạo lập các văn bản nghị luận có lập luận chặt chẽ. 3.Thái độ: - Thông qua phân tích các ví dụ cụ thể để nhận ra các lỗi và cách chữa một số lỗi thường gặp về lập luận. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: a. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, TLTK, phiếu học tập, sưu tầm một số lỗi trong bài viết của học sinh, bài giảng điện tử, máy chiếu. b. Chuẩn bị của học sinh: SGK, Vở bài tập, bảng phụ III.Tiến trình bài dạy: 1. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút) CH: Cảm nhận của em về hình tượng ông lái đò trên sông Đà? 2. Bài mới: Hoạt động dạy học của thầy và trò Kiến thức cơ bản *HĐ1: Tìm lỗi liên quan đến việc nêu luận điểm( 15 phút) - GV cho học sinh đọc yêu cầu bài tập 1- sgk - GV: Trong đoạn văn (a) mắc lỗi gì trong việc nêu luận điểm? - GV: Trong đoạn văn (b) mắc lỗi gì trong việc nêu luận điểm? - GV: Trong đoạn văn (c) mắc lỗi gì trong việc nêu luận điểm? - GV:Qua bài tập, hãy cho biết những lỗi thường gặp liên quan đns việc nêu luận điểm trong bài văn, đoạn văn nghị luận? - GV cho học sinh chữa lỗi trng 5 phút ( theo bàn) - GV gọi 2-3 em đại diện trình bày kết quả sửa lỗi. - GV: Để tránh lỗi liên quan đến việc nêu luận điểm cần chú ý điều gì? *HĐ2: Hướng dẫn học sinh phát hiện lỗi( 10 phút) liên quan đễn việc nêu luận cứ. - GV cho học sinh thảo luận nhóm + Nhóm 1: Chỉ rõ các lỗi nêu trong đoạn văn (a) và định hướng cách chữa lỗi ? + Nhóm 2: Chỉ rõ các lỗi nêu trong đoạn văn (b) và định hướng cách chữa lỗi ? + Nhóm 3: Chỉ rõ các lỗi nêu trong đoạn văn (c) và định hướng cách chữa lỗi ? - Các nhóm trao đổi thảo luận trong vòng 7 phút. =>Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận, nhận xét chéo giữa các nhóm . Giáo viên chuẩn xác kiến thức và lưu ý cho học sinh. * HĐ3: Phát hiện lỗi về cách thức lập luận( 10 phút) - GV cho học sinh đọc yêu cầu bài tập 1-III - GV: Xác định và phân tích các lỗi về cách thức lập luận trong đoạn văn (a)? - GV: Xác định và phân tích các lỗi về cách thức lập luận trong đoạn văn (b)? - GV: Xác định và phân tích các lỗi về cách thức lập luận trong đoạn văn (c)? - GV: lỗi thường mắc trong cách thức lập luận là gì? I. Lỗi liên quan đến việc nêu luận điểm. 1. Bài tập 1 a. Luận điểm nêu chưa rõ, nội dung trùng lặp mà không có sự nhấn mạnh hay phát triển ý ( “ cảnh vật ….vắng vẻ”, “ngưng đọng…im lìm”, cảnh sắc im ắng”) b. Không nêu được luận điểm khái quát (ý nghĩa thực sự của hai câu thơ trong bài “Thuật hoài”), diễn đạt trùng lặp, luẩn quẩn mà không trình bày được đúng bản chất của vấn đề ( Không làm nổi bật được luận điểm quan trong cần nêu : ý nghĩa của nợ công danh theo quan niệm riêng của Phạm Ngũ Lão là gì?) c. -Nêu quá nhiều luận điểm, nhưng các luận điểm chưa được triển khai đầy đủ. - Luận cứ đưa ra lại không tương ứng với toàn bộ những luận điểm đã trình bày( quá nghèo nàn, sơ lược)-> Lỗi phổ biến của học sinh. => Một số lỗi liên quan dến việc nêu luận điểm: Nêu luận điểm ttrùng lặp, không rõ ràng, không phù hợp với bản chất của vấn đề cần giải quyết. 2. Bài tập 2: Chữa lỗi. - Lưu ý: Để tránh lỗi liên quan đến việc nêu luận điểm cần chú ý : + Xác định rõ luận điểm cần trình bày : Luận điểm phaỉ phù hợp với đối tượng nghị luận , phải thể hiện được khía cạnh, bản chất của đối tượng (giá trị, ý nghĩa , nội dung chủ yếu của ván đề cần bàn luận) +Dùng phương tiện ngôn ngữ phù hợp : câu văn , từ ngữ rõ ràng, chính xác để diễn đạt đúng nội dung cần trình bày. + Có nhiều cách trình bày luận điểm trong bài văn, đoạn văn nhưng phải chú ý đến tính lo gíc, nhất quán cuả các luận điểm, luận cứ. II. Lỗi liên quan đễn việc nêu luận cứ. 1. Xác định các lỗi nêu trong luận cứ: a.- Luận cứ mơ hồ, thiếu chính xác. - Cần nêu rõ luận cứ quan trọng nhất liên quan đến liên quan đến đối tượng nghị luận trong 2 câu thơ: Sự tương đồng giữa hình tượng thiên nhiên và cảm xúc của nhà thơ - tâm trạng Huy Cận, nhưng đó cũng hàm chưa tâm trạng chung của cái tôi thơ mới. - Sửa lại luận cứ: Nắng xuống trời lên sâu chót vót. b. -Luận cứ thiếu chính xác : “ Đất nước sau hơn 2 thế kỉ ….thắng lợi hoàn toàn” - Luận cứ thiếu toàn diện ( chỉ nêu dẫn chứng về Hai Bà Trưng) -> Cần bổ sung các luận cứ phù hợp với luận điểm “Dân tộc ta anh hừng hào kiệt đời nào cũng có” c.- Luận cứ thiếu tính hệ thống , lo gíc -> Cần sắp xếp lại. - Luận cứ không phù hợp với luận điểm: “ải Chi Lăng…Cửa biển Bạch Đằng …” không phải là “tên tuôỉ”. => Lỗi về cách thức lập luận : Nêu luận cứ thiếu chính xác, thiếu chân thực, không đầy đủ, không liên quan mật thiết đến luận điểm cần trình bày, trùng lặp hoặc quá rườm rà. * Lưu ý: Để tạo một lập luận chặt chẽ cần nêu luận cứ rõ ràng, xác đáng, các dẫn chứng cụ thểcó xuất xứ, nguồn gốc tin cậy, phù hợp với luận điểm. III. Lỗi về cách thức lập luận. a. Trình bày luận cứ thiếu lo gíc, lộn xộn. Hệ thống luận cứ không đủ làm sáng tỏ cho luận điểm chính. b. Luận điểm không rõ ràng, luận cứ thiếu toàn diện ( chỉ tập trung voà đề tài cái đói trong tác phẩm viết về đề tài nông thôn và nông dân của Nam Cao) c. Luận điểm không rõ ràng: Phần gợi mở, dẫn dắt vấn đề không không giúp cho việc nêu bật luận điểm chính. - Luận cứ dùng để mở rộng , tiếp tục phát triển đề tài không phù hợp với phạm vi đề tài được nêu trong những câu trước “ Tinh tế và sâu lắng nhất….nỗi sầu muộn vô biên của Đỗ Phủ” => Lập luận mâu thuẫn, không phù hợp với luận điểm. 3. Củng cố: ( 1 phút) - GV: Khi viết văn nghị luận thường mắc những lỗi gì trong lập luận? - Tự kiểm tra và sửa các lỗi lập luận trong quá trình tạo lập văn bản. 4. Hướng dẫn tự học ở nhà: ( 1 phút) - Hoàn thiện các bài tập trong sgk. - Soạn bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”

File đính kèm:

  • docTiªt 48- Chua loi lap luan trong VNL.doc
Giáo án liên quan