- Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp, chất thơ từ cảnh sắc thiên nhiên của sông Hương từ bề dày lịch sử, văn hóa của Huế và tâm hồn conngười vùng đất cố đô.Hiểu được tình yêu, niềm tự hào tha thiết, sâu lắng của tác giả dành cho dòng sông quê hương, cho xứ Huế thân yêu và cũng là cho đất nước.
- Kĩ năng: Hiểu được những đặc sắc về phong cách nghệ thuật của HPNT. Nhận biết được đặc trưng thể loại bút kí và nghệ thuật viết bút kí trong bài.
- Tư tưởng: Giáo dục tình yêu quê hương đất nước.
II- CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Đồ dùng dạy học, phiếu học tập,một số đoạn thơ, đoạn văn để HS thực hành bài luyện tập
- Phương án tổ chức lớp học: nhóm học, thảo luận, thuyết trình, nêu vấn đề, giảng bình, đọc sáng tạo.
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo, thiết kế bài giảng.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc kĩ văn bản sách giáo khoa, sách tham khảo, soạn bài theo Hướng dẫn học bài
- Nội dung và các bài tập của tiết trước.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1- Ổn định lớp: 1’
- Điểm danh học sinh, ghi tên học sinh vắng(nếu có).
- Chuẩn bị kiểm tra bài cũ.
2- Kiểm tra bài cũ: 5’
Câu hỏi: Phân tích hình tượng con sông Đà?
Dự kiến phương án trả lời:
3. Giảng bài mới:
Giới thiệu bài: (2’) Thơ Bùi Giáng(Dạ thưa xứ Huế bây chừ-Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương)-Con sông giùng giằng con sông không chảy-Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu(Thu Bồn), “Sông Đà”(Nguyễn Tuân), “Đây thôn Vĩ Dạ”
Tiến trình tiết dạy:
15 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1842 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 12 - Tiết 49, 50, 51, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/12 /08
Tiết: 49-50
Bài dạy:
Đọc văn
HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp, chất thơ từ cảnh sắc thiên nhiên của sông Hương từ bề dày lịch sử, văn hóa của Huế và tâm hồn conngười vùng đất cố đô.Hiểu được tình yêu, niềm tự hào tha thiết, sâu lắng của tác giả dành cho dòng sông quê hương, cho xứ Huế thân yêu và cũng là cho đất nước.
Kĩ năng: Hiểu được những đặc sắc về phong cách nghệ thuật của HPNT. Nhận biết được đặc trưng thể loại bút kí và nghệ thuật viết bút kí trong bài.
Tư tưởng: Giáo dục tình yêu quê hương đất nước.
CHUẨN BỊ:
Chuẩn bị của giáo viên:
Đồ dùng dạy học, phiếu học tập,một số đoạn thơ, đoạn văn để HS thực hành bài luyện tập…
Phương án tổ chức lớp học: nhóm học, thảo luận, thuyết trình, nêu vấn đề, giảng bình, đọc sáng tạo...
Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo, thiết kế bài giảng.
Chuẩn bị của học sinh:
Đọc kĩ văn bản sách giáo khoa, sách tham khảo, soạn bài theo Hướng dẫn học bài
Nội dung và các bài tập của tiết trước.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1- Ổn định lớp: 1’
Điểm danh học sinh, ghi tên học sinh vắng(nếu có).
Chuẩn bị kiểm tra bài cũ.
2- Kiểm tra bài cũ: 5’
Câu hỏi: Phân tích hình tượng con sông Đà?
Dự kiến phương án trả lời:
Giảng bài mới:
Giới thiệu bài: (2’) Thơ Bùi Giáng(Dạ thưa xứ Huế bây chừ-Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương)-Con sông giùng giằng con sông không chảy-Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu(Thu Bồn), “Sông Đà”(Nguyễn Tuân), “Đây thôn Vĩ Dạ”
Tiến trình tiết dạy:
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
15’
55’
10’
Hoạt động 1:H/dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm
-Gọi HS đọc phần tiểu dẫn trong SGK và trình bày những hiểu biết tác giả HPNT?(cuộc đời và sự nghiệp sáng tác)
-Thể loại của tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?”là gì?
-Đoạn trích trong SGK nằm ở phần nào của tác phẩm?
-Hoàn cảnh và mục đích sáng tác tác phẩm này?
-Tác phẩm có thể được chia thành mấy phần?
Hoạt động 2:H/dẫn HS tìm hiểu chi tiết đoạn trích.
-GV cho HS đọc từng đoạn trong văn bản! (Đọc sẻ cảm nhận cái hay của văn bản)
-Nêu vẻ đẹp của dòng sông Hương ở vùng cội nguồn?
-Những hình ảnh, chi tiết, những liên tưởng và thủ pháp nghệ thuật nào cho thấy nét riêng trong lối viết kí của HPNT?
-Tác giả đã sử dụng rộng rãi thủ pháp nhân cách hoá đối với Huế và dòng sông Hương. Hãy chỉ ra các thủ pháp nhân cách hoá mà em cho là thú vị, độc đáo?
-Khi chảy về đồng bằng và ngoại vi thành phố Huế, sông Hương được cảm nhận như thế nào?
-Vẻ đẹp Sông Hương khi chảy vào thành phố Huế?
-T.giả so sánh sông Hương của thành phố Huế với những dòng sông nào?
-Qua sự so sánh đó,em có nhận xét gì về Hoàng Phủ Ngọc Tường?
-Hãy nêu chi tiết về sông hương qua cái nhìn :hội họa,âm nhạc,tình yêu?
-Đọc đoạn văn miêu tả sông Hương rời xa thành phố Huế. Qua đoạn trích , em cảm nhận như thế nào về tấm lòng của tác giả đối với Huế, với dòng sông Hương và có nhận xét chung như thế nào về lối viết kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường ?
-Nêu vẻ đẹp sông Hương với nghệ thuật và thơ ca?
-Hãy đọc những câu thơ, bài thơ viết về sông Hương của các tác giả?
-Tác giả đã gắn sông Hương với loại hình âm nhạc nào? Trí tưởng tượng của tác giả đã thể hiện như thế nào?
-GV giảng bình
-Sông Hương được miêu tả gắn với những sự kiện lịch sử nào?
-Tác giả đã tô đậm những phẩm chất gì của sông Hương?
-Vì sao nói dòng chảy sông hương là dòng chảy của lịch sử dân tộc?Đọc đoạn văn!
-Huyền thoại đã giải thích thế nào về cái tên của Sông Hương?
Theo em ai đã đặt tên cho dòng sông?Vì sao HPNT đã đặt nhan đề tác phẩm như vậy? Nhan đề bài tuỳ bút gợi cho em suy nghĩ gì?
-Nhận xét chung của em về nghệ thuật viết tuỳ bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường qua đoạn trích?
-GV giảng bình: Nét đặc sắc làm nên sức hấp dẫn của đoạn văn là tình yêu say đắm với dòng sông được thể hiện bằng tài năng của một cây bút giàu trí tuệ, tổng hợp từ một vốn hiểu biết sâu rộng về văn hoá, lịch sử, địa lí và văn chương
Hoạt động 3: H/dẫn HS tổng kết, luyện tập
-Cảm xúc và suy tư của tác giả về những nét độc đáo của dòng sông?
- Nếu còn thời gian GV cho HS nghe bài :Dòng sông ai đã đặt tên- Nhạc và lời Thuận Yến
Hoạt động 1: HS tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm.
- Đọc tiểu dẫn SGk và phát biểu.
-Lưu ý về đặc điểm văn phong Hoàng Phủ Ngọc Tường.
-Dựa vào tiểu dẫn để phát biểu theo câu hỏi của giáo viên.
Xác định bố cục và nội dung của từng đoạn.
Hoạt động 2:HS tìm hiểu chi tiết đoạn trích.
-HS đọc đoạn trích, cảm nhận và phát biểu
-Là dòng chảy có quan hệ sâu sắc với dãy Trường Sơn, bản trường ca của rừng già, cô gái Di-gan
-HS tìm những hình ảnh, biện pháp nghệ thuật
-Nêu dẫn chứng về biện pháp nhân hoá.
-Bộc lộ qua hàng loạt động từ diễn tả cái dòng chảy sống động qua những địa danh khác nhau của xứ Huế
-HS tìm dẫn chứng
-HS trung bình trả lời
-HS khá nhận xét
-Hội hoạ: uốn một cánh cung, tình yêu: tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu, âm nhạc: điệu slow chậm rãi, sâu lắng
-Nhận xét về lối viết kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường
-HS thảo luận nhóm, viết những câu thơ về sông Hương ra bảng phụ, cử đại diện trình bày
-Tác giả gắn sông Hương với âm nhạc cổ điển Huế.
-HS kể lại một số sự kiện lịch sử gắn với sông Hương
-HS thảo luận nhóm. cử đại diện trình bày, HS khác bổ sung, nhận xét
-Rút ra nét đẹp của văn phong HPNT
Hoạt động 3: HS tổng kết, luyện tập
-Phát biểu khái quát.
-HS cần đọc văn bản ở nhà nhiều lần, chú ý tìm những đặc sắc về ý tưởng, hình ảnh và ngôn ngữ.
I/TÌM HIỂU CHUNG:
1.Tác giả
- 1937, Huế, gốc Quảng Trị
-Trí thức yêu nước có vốn hiểu biết sâu rộng
-Chuyên thể loại bút kí…Chất trí tuệ và tính trữ tình ,nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều,lối hành văn hướng nội súc tích mê đắm và tài hoa
*Các tác phẩm bút kí chính: SGK
2. Văn bản :
a, Thể loại : Bút kí
b, Xuất xứ:
-Viết tại Huế,ngày 4.1.1981,in trong tập bút kí cùng tên .
c, Nội dung: Ca ngợi
- Vẻ đẹp thiên nhiên xứ Huế
- Lịch sử vẻ vang của Huế
- Văn hoá và tâm hồn người Huế
d, Bố cục:3 phần
-Phần 1:àchân núi Kim Phụng:Sông Hương nhìn từ cội nguồn
-Phần 2:àquê hương xứ sở:Sông Hương nhìn trong mối quan hệ với kinh thành Huế
-Phần 3: còn lại:Sông hương trong mối quan hệ với lịch sử dân tộc,với cuộc đời và thi ca
II.ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN:
1.Vẻ đẹp của sông Hương qua cảnh sắc thiên nhiên:
-Khác với nhiều con sông “sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất”. Nghĩa là sông Hương gắn liền với Huế.Điểm nhìn nghệ thuật của bài thơ là sông Hương.
a,Sông Hương ở đầu nguồn(thượng nguồn): -Hình ảnh sông Hương ở cội nguồn:
+Bản trường ca của rừng già,rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn,mãnh liệt qua những ghềnh thác,cuộn xoáy như cơn lốc…có lúc dịu dàng và say đắm
-Nghệ thuật thể hiện:
+Nhân hóa và liên tưởng độc đáo:
.Giữa lòng Trường Sơn,sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại
.sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ,trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở
èSông Hương vùng thượng lưu toát lên vẻ đẹp sức sống mãnh liệt,hoang dại ,đầy cá tính
b.Vẻ đẹp Sông Hương khi chảy xuôi về đồng bằng và ngoại vi thành phố Huế
- người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại…uốn mình theo những đường cong thật mềm …trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững thành quách…phản quang nhiều màu sắc…dòng sông mềm như lụa…vẻ đẹp trầm mặc…như cổ thi,như triết lí
àNét lịch lãm tài hoa trong lối hành văn của tác giả
c.Vẻ đẹp Sông Hương khi chảy vào thành phố Huế
-Vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếcànhân hóa (như người con gái đẹp ngủ mơ màng gặp được người tình mong đợi)..sông Hương trở thành một tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya
+So sánh:
.Sông Hương của Huế giống sông Xen của Pari,sông Đa-nuýp của Bu-đa-pét,sông Nê va của thành phố Lênin gratàso sánh giàu kiến thức văn hóa
+ kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng Tây Nam-đông bắc…uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến…dòng sông mềm hẳn đià Cảm nhận bằng cái nhìn hội họa
+ như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu.. à Cảm nhận bằng cái nhìn lãng mạn của tình yêu đôi lứa
+Sông Hương đẹp như một điệu slow chậm rãi,sâu lắng,trữ tìnhà Cảm nhận bằng cảm nhận âm nhạc
+ Rời khỏi kinh thành sông Hương chếch về phía hướng bắc,ôm lấy đảo Cồn Hến quanh năm nằm mơ màng trong sương khói,đang xa dần thành phố để lưu luyến ra đi giữa màu xanh biếc của tre trúc và của những vườn cau vùng ngoại ô Vĩ Dạ.Và rồi như sực nhớ ra điều gì chưa kịp nói,nó đột ngột đổi dòng,rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ…nỗi vương vấn…một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu
àCái nhìn nghệ thuật mê đắm,tài hoa,uyên bác
2.Vẻ đẹp sông Hương được khám phá dưới góc độ văn hóa:
+Tác giả cho có một dòng thi ca về sông Hương. Đó là dòng thơ không lặp lại mình:
-“Dòng sông trắng- lá cây xanh”(Chơi xuân-Tản Đà)
-“Như kiếm dựng trời xanh”( Trường giang như kiếm lập thanh thiên-Cao Bá Quát).
-“Con sông dùng dằng, con sông không chảy
-Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu”(Thơ của Thu Bồn)
+ Tác giả gắn sông Hương với âm nhạc cổ điển Huế: “Sông Hương đã trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya…Quả đúng vậy, toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế đã được hình thành trên mặt nước của dòng sông này”.
+ Tác giả tưởng tượng: “trong một khoang thuyền nào đó, giữa tiếng nước rơi bán âm của những mái chèo khuya”.Phải có độ nhạy cảm về thẩm âm, hiểu biết về âm nhạc của xứ Huế, tác giả mới có sự liên tưởng này.
+ Với ngòi bút tài hoa cộng với sự rung cảm mạnh mẽ, HPNT nhớ tới Nguyễn Du; “Nguyễn Du đã bao năm lênh đênh trên quãng sông này với một phiến trăng sầu.Và từ đó, những bản đàn đã đi suốt đời Kiều”.
3.Vẻ đẹp sông Hương gắn liền với những sự kiện lịch sử:
+ Tên của dòng sông Hương được ghi trong “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi; “Nó được ghi là Linh giang”
-Dòng sông ấy là điểm tựa, bảo vệ biên cương thời kì Đại Việt.
-Thế kỉ XVIII, nó vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân, gắn liền với tên tuổi của người anh hùng Nguyễn Huệ.
-Nó đọng lại đến bầm da, tím máu “nó sống hết lịch sử bi tráng của thế kỉ XIX”.
-Nó đi vào thời đại của Cách mạng tháng Tám bằng những chiến công rung chuyển.
-Nó chứng kiến cuộc nổi dậy tổng tiến công tết Mậu Thân 1968. Sông Hương đã gắn liền với lịch sử của Huế, của dân tộc.
àKiến thức uyên bác
=>Bài bút ký kết thúc bằng cách lí giải tên của dòng sông; sông Hương, sông thơm. Cách lí giải bằng một huyền thoại:
Người làng Thành Chung có nghề trồng rau thơm. Ở đây kể lại rằng vì yêu quí con sông xinh đẹp, nhân dân hai bờ sông đã nấu nước của trăm loài hoa đổ xuống dòng sông cho làn nước thơm tho mãi mãi.Huyền thoại ấy đã trả lời câu hỏi : ai đã đặt tên cho dòng sông?
4.Nét đẹp của văn phong HPNT:
+Tác giả đã soi bằng tâm hồn mình và tình yêu quê hương xứ sở vào sông Hương khiến đối tượng trở nên lung linh, đa dạng như đời sống tâm hồn con người.
+ Sự liên tưởng , tưởng tượng phong phú cộng với sự uyên bác về các phương diện địa lí, lịch sử, văn hóa, nghệ thuật đã tạo nên áng văn đặc sắc này.
+Ngôn ngữ phong phú, giàu hình ảnh, bộc lộ cảm xúc, sử dụng nhiều biện pháp tu từ như so sánh, ần dụ, nhân hóa.
+ Có sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và trí tuệ, chủ quan và khách quan. Chủ quan là sự trải nghiệm của bản thân. Khách quan là đối tượng miêu tả- dòng sông hương.
III. Tổng kết- luyện tập :
1.Tổng kết
2.Luyện tập
Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về một đoạn văn anh chị thích nhất trong bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông”
4.Củng cố, dặn dò: (2’)
-Cảm nhận và hiểu được vẻ đẹp của xứ Huế, của tâm hồn người Huế qua sự quan sát sắc sảo, tinh tế và những cảm nghĩ của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
-Nhận thức cái tôi của Hoàng Phủ Ngọc Tường, nét phong cách cơ bản qua bài kí
-Câu hỏi kiểm tra: So sánh vẻ đẹp của sông Đà với sông Hương, văn phong của Nguyễn Tuân với Hoàng Phủ Ngọc Tường
-Chuẩn bị bài đọc thêm: Những ngày đầu của nước Việt Nam mới.
IV.RÚT KINH NGHIỆM
………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………….
Ngày soạn: 10/12 /08
Tiết: 50(tt)
Bài dạy:
Đọc văn
(Tr ích Những năm tháng không thể nào quên)
I/MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Kiến thức: Qua hồi ức của một vị tướng tài ba, khiêm nhường, hs cảm nhận được những nỗ lực của Đảng, chính phủ, Bác Hồ và nhân dân ta trong những ngày đầu sau cách mang tháng Tám để giữ vững nền độc lập, đem lại hạnh phúc cho nhân dân, khẳng định vị thế của nước Việt Nam mới.
Kĩ năng: Nghệ thuât đặc sắc của bài hồi kí: cách viết vừa khách quan vừa dạt dào cảm xúc đã tái hiện chân thật những người thật, việc thật, những sự kiện lịch sử quan trọng ở vào thời điểm trọng đại, một giai đoạn đầy khó khăn thử thách của đất nước. Một cuốn biên niên sử của cả một dân tộc, mang tầm vóc mới.
Tư tưởng: Giáo dục tình yêu quê hương đất nước.
II/CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Đồ dùng dạy học, phiếu học tập,một số đoạn thơ, đoạn văn để HS thực hành bài luyện tập…
Phương án tổ chức lớp học: nhóm học, thảo luận, thuyết trình, nêu vấn đề, giảng bình, đọc sáng tạo...
Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo, thiết kế bài giảng.
2. Chuẩn bị của học sinh:
Đọc kĩ văn bản sách giáo khoa, sách tham khảo, soạn bài theo Hướng dẫn học bài
Nội dung và các bài tập của tiết trước.
III/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1- Ổn định lớp: (1’)
Điểm danh học sinh, ghi tên học sinh vắng(nếu có).
Chuẩn bị kiểm tra bài cũ.
2- Kiểm tra bài cũ: (5’)
Câu hỏi: Phân tích vẻ đẹp của dòng sông Hương từ góc độ văn hoá, lịch sử?
Dự kiến phương án trả lời:
3-Giảng bài mới:
Giới thiệu bài mới: (2’) * Giới thiệu bài :Đại tướng Võ Nguyên Giáp là nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng việt nam. Cuộc đời ông gắn liền với những năm tháng không thể nào quên của cách mạng. Đoạn trích “ Những ngày đầu của nước Việt Nam mới” trích trong tập hồi kí “ Những năm tháng không thể nào quên” của ông ghi lại những nỗ lực của Đảng, chính phủ, Bác Hồ và nhân dân ta trong những ngày đầu sau cách mạng tháng Tám để giữ vững nền độc lập, đem lại hạnh phúc cho nhân dân, khẳng định vị thế của nước Việt Nam mới.
Tiến trình tiết dạy:
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
5’
15’
Hoạt động 1: H/dẫn HS tìm hiểu tác giả, hồi kí “ Những năm tháng không thể nào quên”
- Gọi hs đọc phần tiểu dẫn và thực hiện yêu cầu sau: đôi nét về VNG, kể tên những tập hồi kí của tác giả.
- Giới thiệu đôi nét về thể loại hồi kí
-GV thuyết giảng về thể loại hồi kí
-GV h/dẫn HS thảo luận nhóm để xác định nội dung tập hồi kí
- Gọi học sinh đọc đoạn trích NNĐCNVNM và phân chia bố cục nêu nội dung của từng đoạn
Hoạt động 2: H/dẫn HS đọc - hiểu văn bản
- Theo em điểm nhìn của tác giả là bối cảnh của Đất nước ta năm nào?, tình hình Đất nước lúc đó như thế nào?
-Cảm nghĩ cụ thể của tác giả về NNĐCNVNM như thế nào? Được thể hiện bằng hình thức nghệ thuật gì?
-Nước VN vừa mới khai sinh đã phải đương đầu với bao khó khăn, nguy nan nào?
-Để đưa Đất nước vượt qua những khó khăn nguy nan ấy Đảng và Chính phủ đã có những quyết sách đub\ngs đắn và sáng suốt như thế nào?(những dẫn chứng cụ thể nào là tiêu biểu)
-Hình ảnh Bác Hồ được tác giả ghi lại trong đoạn trích này đã giúp em hiểu thêm gì về Bác trong những ngày mới khai sinh ra Nước VNDCCH?
Hoạt động 4 : Tổng kết củng cố
- Qua đoạn trích em nhận xét gì về vai trò của Đảng và Bác Hồ đối với cvon thuyền CM Việt Nam
- Nét đặc sắc của thể hồi kí từ đoạn trích
Hoạt động 1:Tìm hiểu tác giả, hồi kí “ Những năm tháng không thể nào quên”
- HS đọc tiểu dẫn tóm tắt đôi nét về tác giả
- Nghe GV thuyết giảng về thể loại hồi kí
-Thảo luận nhóm về nội dung của tập hồi kí NNTKTNQ
- Đọc đoạn trích NNĐNVNM
- Tìm hiểu bố cục(làm việc cá nhân)
Hoạt động 2: HS đọc - hiểu văn bản
- Trả lời theo yêu cầu
- Thảo luận nhóm và cử đại diện trả lời
-Tìm dẫn chứng trong bài
- Thảo luận nhóm và cử đại diện trình bày
- Trả lời cá nhân
Hoạt động 4 : Tổng kết củng cố
- Rút ra giá trị về nội dung và nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích
- Rút ra ghi nhớ
I. Giới thiệu chung:
1/ Tác giả:
- Võ Nguyên Giáp sinh năm 1911, quê Quảng Bình. Là nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam, đảm đương nhiều chức trách quan trọng.
- Các tác phẩm hồi kí: Những năm tháng không thể nào quên( 1970), Chiến đấu trong vòng vây( 1978), Điện Biên Phủ điểm hẹn lịch sử(1994),...
2/ Vài nét về tập hồi kí “Những năm tháng không thể nào quên”
a)Thể loại hồi kí:
+Ghi chép những gì xảy ra trong quá khứ trên cơ sở hồi tưởng
+ Tác giả: nổi tiếng
+Hình thức: tự kể hoặc có người khác ghi lại và thể hiện.
+ Nội dung: cuộc đời mình, những sự kiện lịch sử tiêu biểu, những biến động xã hội rộng lớn.
+ nghệ thuật: tính xác thực cao.
=> có giá trị văn học và xã hội, lịch sử.
b) Nội dung của “ NNTKTNQ”:
- Hướng tới tái hiện những sự kiện trọng yếu, những biến cố có tính chất bước ngoặt trong lịch sử việt nam từ những ngày sục sôi trước cách mạng tháng tám đến những ngày gay go ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, khắc hoạ hình ảnh những con người tiêu biểu của thời đại.
- Nhân vật : người bình thường vô danh và những người lãnh đạo đất nước
=> Tái hiện lịch sử ở những nét lớn, những bức tranh toàn cảnh, có sự đánh giá, bình luận ở tầm khái quát
c) Đoạn trích “ Những ngày đầu của nước việt nam mới”
-vị trí:thuộc chương 12 do nhà văn Hữu Mai thể hiện.
-Bố cục:4 đoạn
*từ đầu -> ập vào miền bắc. Tư thế đứng hiên ngang của dân tộc thời chống Mĩ, hồi tưởng về giờ phút hiểm nghèo của đất nước việt nam mới.
*tiếp theo->thêm trầm trọng. Những khó khăn của đất nước-“ ngàn cân treo sợi tóc”
* tiếp theo -> ba trăm bảy mươi kí lô gam vàng. Những biện pháp của chính quyền mới và tinh thần quyết tâm vượt khó khăn của toàn Đảng toàn dân ta.
* còn lại. hình ảnh Bác Hồ
- Điểm nhìn trần thuật: bối cảnh đất nước ta năm 1970- cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra vô cùng ác liệt
II. Đọc - hiểu văn bản:
1)Cảm nghĩ của tác giả: Xuất phát từ điểm nhìn hiện tại là bối cảnh đất nước năm 1970
- Năm 1945 là thời kì làm mưa làm gió của chủ nghĩa đế quốc gần hai chục vạn quân Tưởng từ mấy ngả ập vào miền Bắc; còn bây giờ mọi cách tô son trát phấn của đế quốc Mĩ với bọn ngụy quyền tay sai ở miền nam đều hoài công vô ích.
- Năm 1945 nước Việt Nam chưa có tên trên bản đồ thế giới, cả Đông D ương chỉ mang tên Indo - China thuộc Pháp; còn bây giờ là nước Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
=> qua lối so sánh thể hiện tình cảm tự hào ngợi ca dân tộc tổ quốc
2)Hình ảnh nước Việt Nam mới:
a) Những khó khăn khi nước Việt Nam mới ra đời:
- Nhận định: “ nằm giữa bốn bể hùm sói, phải tự dốc mình đấu tranh dũng cảm, mưu trí, phải tìm mọi cách để sống còn”
- cụ thể: * Đảng hoạt động bí mật, đảng viên công tác dưới danh nghĩa Việt minh. Chính quyền mới “ chưa được nước nào công nhận”
* Kinh tế:ruộng đất vẫn trong tay địa chủ, bão lụt hạn hán liên miên, buôn bán với nước ngoài đình trệ, kho bạc chỉ còn có 1 triệu bạc rách.
* Chính trị: nạn thất nghiệp tăng, nạn đói, dịch tả phát sinh và thực dân Pháp xâm lược
=> khó khăn “ càng thêm trầm trọng”, là thách thức quá lớn đối với chính quyền cách mạng còn non trẻ
b)Những quyết sách đúng đắn và sáng suốt của Đảng và chính phủ:
- Củng cố và giữ vững chính quyền cách mạng
- Giải tán chính quyền cũ, xây dựng bộ máy chính quyền mới, từ chính quyền cơ sở như HĐND, UB hành chính đến TW là quốc dân Đại hội, toàn dân đóng góp ý kiến cho dự án hiến pơhaps
- Thi hành một số chính sách mới như : địa chủ phải giảm tô 25%, xóa nợ cho nông dân, tòa dân tăng cường học chữ quốc ngữ, học tập thi cữ đều miễn phí, động viên tinh thần đóng góp trong nhân dân, lập quỹ độc lập, kêu gọi đồng bào hưởng ứng “tuần lễ vàng”
=> Nội lực của Nước Việt Nam mới được nâng lên nhanh chóng.
c) Hình ảnh Bác Hồ-Người cầm lái con thuyền cách mạng vượt qua sóng to gió lớn:
- Toàn tâm, toàn ý vì dân, vì nước : “Ở Người, ...trong tình cảm”
- Chủ trương xây dựng mối quan hệ giữa những người làm việc trong bộ máy chính quyền mới với nhân dân.
- Đề ra 3 mục tiêu quan trọng : Diệt giặc đói, diệt giặc dôt, diệt giặc ngoại xâm(dựa vào lực lượng và tinh thần của dân).
- Lý tưởng và tấm lòng của Người được tác giả khái quát :
+ Nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc thì độc lập không có nghĩa lý gì.
+ Hạnh phúc cho dân đó là mục đích của việc giành lấy chính quyền và giữ vững chính quyền ấy.
=> tác giả kết luận : “Đồng bào ta đã nhận thấy ở Bác Hồ hình ảnh tượng trưng cao đẹp nhất của dân, của Nước, của cách mạng
III. Tổng kết :
1) Về nội dung : Những nỗ lực lớn của Đảng, các quyết sách kịp thời, thông minh và đầy hiệu quả. Lý tưởng và lòng yêu nước lớn lao của Bác.
2) Về nghệ thuật : Điểm nhìn trần thuật của một người đại diện cho bộ máy lãnh đạo Đảng và Chính phủ, do đó các sự kiện được kể lại mang tính chất toàn cảnh, tổng thể, phát họa những nét lớn, tạo án tượng sâu sắc vớ nhiều người, làm cho tác phẩm này không phải là sách tự thuật về một cuộc đời mà gần như là cuốn biên niên sử của cả một dân tộc.
4.Củng cố, dặn dò: (2’)
-Nghệ thuật viết hồi kí, nội dung của đoạn hồi kí
-Chuẩn bị bài đọc thêm: Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận.
IV.RÚT KINH NGHIỆM
………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………….
Ngày soạn: 11/12 /08
Tiết: 51
Bài dạy:
Đọc văn
I/MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Kiến thức: Củng cố kiến thức, kĩ năng về văn nghị luận nói chung, kĩ năng sử lỗi lập luận trong văn nghị luận nói riêng.
Kĩ năng: Có ý thức rèn luyện kĩ năng lập luận khi viết văn nghị luận.
Tư tưởng: Tích hợp các kiến thức ngữ văn đã học và vốn sống thực tế.
II/CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Đồ dùng dạy học, phiếu học tập,một số đoạn thơ, đoạn văn để HS thực hành bài luyện tập…
Phương án tổ chức lớp học: nhóm học, thảo luận, thuyết trình, nêu vấn đề…
Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo, thiết kế bài giảng.
2. Chuẩn bị của học sinh:
Đọc kĩ văn bản sách giáo khoa, sách tham khảo, soạn bài theo Hướng dẫn học bài
Nội dung và các bài tập của tiết trước.
III/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1- Ổn định lớp: (1’)
Điểm danh học sinh, ghi tên học sinh vắng(nếu có).
Chuẩn bị kiểm tra bài cũ.
2- Kiểm tra bài cũ: (5’)
Câu hỏi: Ôn tập về lập luận trong văn nghị luận
Dự kiến phương án trả lời:
3-Giảng bài mới:
Giới thiệu bài mới: (2’)
Tiến trình tiết dạy:
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
25’
10’
Hoạt động 1: GV yêu cầu hs phát hiện lỗi và nêu cách sửa cho các bài tập.
a)-VHDG không chỉ có ca dao, tục ngữ, mà còn có truyện cổ,…
-“Giá trị nhận thức” không chỉ có hiểu biết về tự nhiên, mà còn có hiểu biết về đời sống.
-Hiểu biết về thiên nhiên không chỉ có kinh nghiệm về thời tiết, mà còn hiểu biết về vũ trụ, …
b)Gợi ý sửa:
- Người thanh niên …không chỉ yêu đời mà còn rất yêu thiên nhiên.
Hoặc: người thanh niên … tuy rất say mê với công việc của mình, nhưng vẫn cò khắc khoải một nỗi thèm người.
c)Gợi ý sửa:
-Viết lại câu chủ đề: Truyện ngắn …đã cho ta thấy vẻ đẹpcủa tình thương trong hoàn cảnh ngặt nghèo của nạn đói khủng khiếp năm 1945.
-Viết các câu triển khai:
+Tình thương đồng loại giữa Tràng và người đàn bà đã dẫn đến một cuộc “hôn nh
File đính kèm:
- GIAO AN TUAN 17.doc