Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 57: đọc văn Vợ chồng A phủ - Tô Hoài

I. Mục tiêu bài học:

1.Kiến thức: Giúp học sinh

- Thấy được cuộc sống cực nhục, tăm tối và quá trình vùng lên tự giải phóng của đồng bào các dân tộc Tây Bắc.

- Hiểu được những nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm.

2.Kĩ năng:

- Củng cố, nâng cao các kĩ năng tóm tắt tác phẩm và phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.

3.Thái độ:

- Thông qua tác phẩm học sinh có thái độ đồng cảm sâu sắc với thân phận đau khổ của người dân lao động miền núi trước Cách mạng.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

a. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, TLTK, phiếu học tập, phim minh hoạ( Mị trong đêm tình mùa xuân, Mị cởi trói cho A Phủ), bài giảng điện tử, máy chiếu, loa.

b. Chuẩn bị của học sinh: SGK, Vở bài tập, bảng phụ

III.Tiến trình bài dạy:

1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

CH: Cảm nhận của em về cuộc đời của nhân vật Mị?

2. Bài mới:

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1903 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 57: đọc văn Vợ chồng A phủ - Tô Hoài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 02/01/2011 Ngày dạy:……………Lớp12C2.Sĩ số…………Vắng………………………………… …………….Lớp12C3.Sĩ số…………Vắng………………………………… …………….Lớp12C4.Sĩ số…………Vắng………………………………… …………….Lớp12C5.Sĩ số…………Vắng………………………………… …………….Lớp12C6.Sĩ số…………Vắng………………………………… …………….Lớp12C7.Sĩ số…………Vắng………………………………… Tiết 57: Đọc văn Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài - I. Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: Giúp học sinh - Thấy được cuộc sống cực nhục, tăm tối và quá trình vùng lên tự giải phóng của đồng bào các dân tộc Tây Bắc. - Hiểu được những nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm. 2.Kĩ năng: - Củng cố, nâng cao các kĩ năng tóm tắt tác phẩm và phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự. 3.Thái độ: - Thông qua tác phẩm học sinh có thái độ đồng cảm sâu sắc với thân phận đau khổ của người dân lao động miền núi trước Cách mạng. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: a. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, TLTK, phiếu học tập, phim minh hoạ( Mị trong đêm tình mùa xuân, Mị cởi trói cho A Phủ), bài giảng điện tử, máy chiếu, loa. b. Chuẩn bị của học sinh: SGK, Vở bài tập, bảng phụ III.Tiến trình bài dạy: 1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) CH: Cảm nhận của em về cuộc đời của nhân vật Mị? 2. Bài mới: Hoạt động dạy học của thầy và trò Kiến thức cơ bản * HĐ1: Mị cứu A Phủ( 7 phút) - GV cho HS xem đoạn phim Mị cứu A Phủ. - GV:Qua việc quan sát đoạn phim và đọc văn bản SGK hãy cho biết lúc đầu nhìn A phủ bị trói Mị có cảm xúc gì? Tại sao Mị lại có cảm xúc như vậy ? - GV: Giọt nước mắt của A Phủ đã tác động đến Mị như thế nào về tình cảm ? - GV: Hành động trốn theo A Phủ thể hiện mong ước gì của Mị? *HĐ2: Nhân vật A phủ (15 phút) - GV cho HS đọc đoạn trích về A Phủ - GV: A Phủ được miêu tả trong truyện như thế nào về cuộc đời, số phận ? - GV: Tính cách của A Phủ được miêu tả như thế nào ? - GV: Cuộc sống của A Phủ tiêu biểu cho c/s của ai trong xã hội thực dân phong kiến ? ý nghĩa tố cáo của tác phẩm? *HĐ3: Giá trị của tác phẩm( 10 phút) - GV: Tác phẩm phản ánh vần đề gì trong xã hội ? - GV cho HS hoạt động theo nhóm. GV phát phiếu học tập - Thời gian: 5 phút - Nhiệm vụ: Tác phẩm thể hiện giá trị nhân đạo nào? - Các nhóm nhận nhiệm vụ, làm việc, các nhóm, đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV nhận xét và chuẩn hoá kiến thức. * HĐ 4: Nghệ thuật( 5 phút) - Em có nhận xét gì về nghệ thuật trong tác phẩm ? + Ngôn ngữ + Miêu tả nội tâm nhân vật + Phong tục tập quán của Tây Bắc - GV: Nhận xét khái quát về giá trị của tác phẩm? - GV gọi học sinh đọc ghi nhớ d. Cứu A phủ: - Lúc đầu nhìn A phủ bị trói Mị thản nhiên, vô cảm . Khi thấy A phủ khóc, A phủ tuyệt vọng Mịấuc động, nhớ lại mình, đồng cảm với người, nhận ra tội ác của bọn thống trị.=>cắt dây cởi trói cho A phủ =>Tình thương, sự đồng cảm giai cấp, niềm khát khao tự do mãnh liệt.. đã thôI thúc Mị cắt dây cói trói cứu A Phủ. - Mị trốn theo A phủ là hy vọng, mong muốn thay đổi số phận, đi theo hoạt động cách mạng, tìm thấy hạnh phúc cho riêng mình khi là vợ A phủ =>Tính cách nv phát triển mạnh mẽ( sự vận động phát triển tâm lý). 2.2. Nhân vật A Phủ: - Là đứa trẻ mồ côi, c/s tự lập, lớn lên lao động giỏi, thích công việc nặng nhọc, mạo hiểm nhưng không lấy được vợ vì quá nghèo. - Tính cách mạnh mẽ, có ý thức phản kháng, đi chơi đánh con quan bị phạt vạ -> Nhẫn nhục chịu đòn không kêu van, sau đó phải đi ở trừ nợ, làm mất bò đòi đi bắn hổ để đền bò, khi bị trói dùng răng nhay đứt 2 vòng dây =>Nỗi khổ tiêu biểu của người thanh niên Mèo có tinh thần phản kháng, sức sống mạnh mẽ, đấu tranh kiên cường . - Cuộc sống của A Phủ khổ cực bị áp bức nặng nề =>Qua đó vạch trần bộ mặt sảo trá của bọn thực dân và chúa đất thống trị. 2.3. Giá trị của tác phẩm : - Giá trị hiện thực : miêu tả chân thực số phận cực khổ của người dân nghèo, phơi bày bản chất tàn bạo của giai cấp thống trị ở niềm núi. - Giá trị nhân đạo : + Thể hiện tình yêu thương, sự đồng cảm sâu sắc với thân phận đau khổ của ngời dân lao động miền núi trước cách mạng + Tố cáo, lên án, phơi bày bản chất xấu xa, tàn bạo của gia cấp thống trị. + Trân trọng và ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, sức sống mãnh liệt và khả năng cách mạng của nhân dân Tây Bắc. 3. Nghệ thuật: - Nghệ thuật kể chuyện dựng cảnh khéo léo gây ấn tượng. - NT mô tả diễn biến, phát triển tính cách nhân vật . + Mị được miêu tả qua tâm tư tiềm thức + A Phủ miêu tả qua hành động đối thoại - Tác giả mô tả thành công những phong tục tập quán của vùng cao Tây Bắc, thể hiện sống động bằng cảnh phạt vạ, tập tục cướp vợ... - Ngôn ngữ trong sáng, giàu chất tạo hình. IV.Ghi nhớ : SGK 3. Củng cố : - Theo em hạn chế của tác phẩm là gì ? - Nhận xét về tính cách và số phận của nhân vật A Phủ - Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm là gì? (Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, miêu tả các phong tục tập quán của người H.Mông, ngôn ngữ giàu tính tạo hình). 4. Hướng dẫn học ở nhà: - Học bài cũ, Phân tích diễn biến tâm trạng của Mị trong “ đêm tình mùa xuân” và đêm cởi trói cứu A Phủ. - Chuẩn bị bài “ Nhân vật giao tiếp”.

File đính kèm:

  • docTiet 57- Vo chong A Phu.doc