Giáo án ngữ văn 12 - Tuần 1

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1/ Kiến thức

- Nắm được những kiến thức chung nhất, tổng quát nhất về:

+ Hai bộ phận của văn học Việt Nam.

+ Tiến trình phát triển của văn học Việt Nam.

+ Tư tưởng, tình cảm của con người trong văn học Việt Nam

2/ Kĩ năng

- Nhận diện được nền văn học, nêu được các thời kì lớn và các giai đoạn cụ thể trong các thời kì phát triển của văn học dân tộc.

3/ Tư tưởng, thái độ:

Bồi dưỡng niềm tự hàovề truyền thống văn hóa của dân tộc, có thái độ nghiêm túc, lòng say mê với văn học Việt Nam.

B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC

1/ Giáo viên

- Phương tiện: SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, các tài liệu về lịch sử văn học Việt Nam

- Phương pháp: Kết hợp các phương pháp gợi tìm, kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

2/ Học sinh

Đọc, tóm tắt các nội dung chính ở Sgk, Trả lời câu hỏi ở phần Đọc – hiểu văn bản.

C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định lớp

Kiểm tra sĩ số, tác phong.

2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.

3. Bài mới

* Dẫn nhập: Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, nhân dân Việt nam đã sáng tạo nên nhiều giá trị vật chất và tinh thần to lớn, đáng tự hào. Trong những sáng tạo tinh thần đó, có nền văn học của dân tộc kết tinh tinh hoa của cha ông trong suốt trường kì lịch sử.

Với bài “Tổng quan văn học Việt Nam”, giáo viên sẽ cung cấp cho các em những nhận thức cơ bản, những nét chính về nền văn học của nước nhà.

 

 

 

doc11 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1428 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 12 - Tuần 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Ngày soạn: 02/08/2012 Tiết 1+2+TC1 TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1/ Kiến thức - Nắm được những kiến thức chung nhất, tổng quát nhất về: + Hai bộ phận của văn học Việt Nam. + Tiến trình phát triển của văn học Việt Nam. + Tư tưởng, tình cảm của con người trong văn học Việt Nam 2/ Kĩ năng - Nhận diện được nền văn học, nêu được các thời kì lớn và các giai đoạn cụ thể trong các thời kì phát triển của văn học dân tộc. 3/ Tư tưởng, thái độ: Bồi dưỡng niềm tự hàovề truyền thống văn hóa của dân tộc, có thái độ nghiêm túc, lòng say mê với văn học Việt Nam. B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC 1/ Giáo viên - Phương tiện: SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, các tài liệu về lịch sử văn học Việt Nam… - Phương pháp: Kết hợp các phương pháp gợi tìm, kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. 2/ Học sinh Đọc, tóm tắt các nội dung chính ở Sgk, Trả lời câu hỏi ở phần Đọc – hiểu văn bản. C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp Kiểm tra sĩ số, tác phong. 2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS. 3. Bài mới * Dẫn nhập: Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, nhân dân Việt nam đã sáng tạo nên nhiều giá trị vật chất và tinh thần to lớn, đáng tự hào. Trong những sáng tạo tinh thần đó, có nền văn học của dân tộc kết tinh tinh hoa của cha ông trong suốt trường kì lịch sử. Với bài “Tổng quan văn học Việt Nam”, giáo viên sẽ cung cấp cho các em những nhận thức cơ bản, những nét chính về nền văn học của nước nhà. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt * Hoạt động 1: Tìm hiểu các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam - Em hãy giải thích nghĩa của cụm từ “Tổng quan văn học Việt Nam”? (Cái nhìn tổng quát về những vấn đề cơ bản của nền văn học Việt Nam). - VHVN bao gồm các bộ phận lớn nào? - Hs đọc phần I. - VH dân gian là gì? Người trí thức có tham gia sáng tác VH dân gian không? Nêu vài ví dụ mà em biết? - Kể tên các thể loại VH dân gian? - Đặc trưng cơ bản của VH dân gian? - Vai trò của VH dân gian? - VH viết là gì? - Đặc trưng cơ bản của VH viết? - Các thành phần chủ yếu của VH viết? Nêu một vài tác phẩm thuộc các thành phần đó? - Hệ thống thể loại của VH viết? - Gv lưu ý thêm: Hai bộ phận VH dân gian và VH viết luôn có sự tác động qua lại. Khi tinh hoa của hai bộ phận văn học này kết tinh lại ở nhưng cá tính sáng tạo, trong những điều kiện lịch sử nhất định đã hình thành các thiên tài văn học (Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh,...). - Gv chuyển ý, dẫn dắt. * Hoạt động 2. Tìm hiểu quá trình phát triển của văn học Việt Nam - Nêu cách phân kì tổng quát nhất của VH viết VN? Ba thời kì lớn được phân định ntn? - Chữ Hán được du nhập vào Việt Nam từ khoảng thời gian nào? Tại sao đến thế kỉ X, VH viết Việt Nam mới thực sự hình thành? - Kể tên một số tác giả, tác phẩm VH viết bằng chữ Hán tiêu biểu? - Em biết gì về chữ Nôm và sự phát triển của VH chữ Nôm? - Ý nghĩa của chữ Nôm và VH chữ Nôm? -Vì sao nền VHVN thế kỉ XX được gọi là VH hiện đại? - Hs thảo luận, trả lời. - VHHĐ được chia ra thành những giai đoạn nhỏ nào? Nêu đặc điểm chính của giai đoạn VH 1900-1930? - Kể tên các tác giả tiêu biểu trong giai đoạn này? - Nêu đặc điểm chính của VHVN giai đoạn từ 1930-1945? - Nhịp độ phát triển của VHVN giai đoạn này như thế nào? Công cuộc hiện đại hóa nền VH dân tộc đã hoàn thành chưa? - Kể tên các tác giả tiêu biểu? Hết tiết 1, chuyển sang tiết 2. - Nêu đặc điểm chính của VHVN giai đoạn từ 1945-1975? Gv gợi mở: Giai đoạn 1945-1975 là một giai đoạn lịch sử đầy biến động, đau thương nhưng hào hùng của dân tộc ta. Cả nước gồng mình lên để tiến hành hai cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. VHVN gắn bó sâu sắc, là “tấm gương xê dịch trên đường lớn” để phản ánh kịp thời bức tranh cuộc sống mới... - VHVN được sự chỉ đạo về tư tưởng, đường lối của tổ chức nào? phục vụ nhiệm vụ gì? Những nội dung phản ánh chính của nó? - Kể tên các tác giả tiêu biểu? - Nêu đặc điểm chính của VHVN giai đoạn từ 1975- hết thế kỉ XX? - Kể tên các tác giả tiêu biểu? * Hoạt động 3. Tìm hiểu con người Việt Nam qua văn học - Gv chuyển ý, dẫn dắt. Mối quan hệ của con người Việt Nam với thế giới tự nhiên được biểu hiện qua những mặt nào? Ví dụ minh họa? - Từ mối quan hệ gắn bó sâu sắc của con người Việt Nam và thiên nhiên, em thấy người Việt có tình cảm với thiên nhiên như thế nào? - Tại sao CN yêu nước lại trở thành một trong những nội dung quan trọng và nổi bật nhất của VHVN? Vì: + Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, sớm có ý thức xây dựng một quốc gia độc lập, tự do. +Do điều kiện tự nhiên đặc biệt" đất nước ta luôn phải đấu tranh chống ngoại xâm để giành và giữ độc lập " lòng yêu nước được mài giũa. - Những biểu hiện của CN yêu nước trong VHVN? - Em hãy nêu những biểu hiện của mối quan hệ giữa con người Việt Nam và xã hội? Phân tích VD minh họa? - Theo em, ý thức cá nhân là gì? - Ý thức về bản thân của con người Việt Nam được biểu hiện trong VH như thế nào? Gợi mở: Mối quan hệ giữa ý thức cá nhân và ý thức cộng đồng? Khi nào người Việt Nam chú trọng đến ý thức cá nhân, ý thức cộng đồng? Nêu các giai đoạn VH minh họa? - Xu hướng của VH nước ta hiện nay là gì? Em có tán đồng những tác phẩm chỉ đề cao quyền hưởng thụ theo bản năng của con người không? Vì sao? TC 1 Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập Bài tập 1: Bài tập vận dụng: Phân tích hình ảnh con người VN trong mối quan hệ với thế giới tự nhiên qua bài ca dao: Người ta đi cấy lấy công Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề Trông trời trông đất, trông mây .............................................. Trời êm bể lặng mới yên tấm lòng. Bài tập 2: Văn học Việt Nam thể hiện quan niệm đạo đức của con người Việt Nam trong nhiều mối quan hệ, trong đó có quan hệ với quốc gia dân tộc. Bằng sự hiểu biết của mình, anh (chị) hãy chứng minh điều đó. - Gv yêu cầu học sinh làm bài tập trên lớp sau đó gọi một số em trả lời. - Gv nhận xét lại và bổ sung. - Gv tự viết vào vở I. CÁC BỘ PHẬN HỢP THÀNH CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM 1/ Văn học dân gian - Khái niệm: Là sáng tác tập thể và truyền miệng của nhân dân lao động. - Người trí thức có tham gia sáng tác VH dân gian nhưng phải tuân thủ các đặc trưng cơ bản của VH dân gian, trở thành tiếng nói tình cảm chung của nhân dân lao động. VD: Bài ca dao:“Trong đầm gì đẹp bằng sen...”(Một nhà nho), “Tháp Mười đẹp nhất bông sen...”(Bảo Định Giang), “Hỡi cô tát nước bên đàng...”(Bàng Bá Lân),... - Các thể loại VH dân gian: Thần thoại, truyền thuyết, sử thi, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ, chèo. - Đặc trưng: + Tính tập thể. + Tính truyền miệng. + Tính thực hành (gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng). - Vai trò: + Giữ gìn và phát triển ngôn ngữ dân tộc. + Nuôi dưỡng tâm hồn nhân dân. + Góp phần hình thành và phát triển VH viết. 2/ Văn học viết - Khái niệm: Là sáng tác của trí thức, được ghi lại bằng chữ viết, mang dấu ấn của tác giả. - Đặc trưng: Là sáng tạo của cá nhân, mang dấu ấn cá nhân. - Các thành phần chủ yếu: + VH viết bằng chữ Hán. + VH viết bằng chữ Nôm. + VH viết bằng chữ quốc ngữ. - Hệ thống thể loại: + Từ thế kỉ X-XIX: VH chữ Hán (Văn xuôi, thơ, văn biền ngẫu) VH chữ Nôm (Thơ, văn biền ngẫu) + Từ đầu thế kỉ XX- nay (Tự sự, trữ tình, kịch) II. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM 1/ VH trung đại (Thời kì từ thế kỉ X-XIX): a. VH chữ Hán - Chữ Hán du nhập vào Việt Nam từ đầu công nguyên. - VH viết Việt Nam thực sự hình thành vào thế kỉ X khi dân tộc ta giành được độc lập. - Các tác giả, tác phẩm tiêu biểu: + Lí Thường Kiệt: Nam quốc sơn hà. + Trần Quốc Tuấn: Hịch tướng sĩ. + Nguyễn Trãi: Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập,... + Nguyễn Du: Độc Tiểu Thanh kí, Sở kiến hành,... b. Văn học chữ Nôm - Chữ Nôm là loại chữ ghi âm tiếng Việt dựa trên cơ sở chữ Hán do người Việt sáng tạo ra từ thế kỉ XIII. -VH chữ Nôm: + Ra đời vào thế kỉ XIII. + Phát triển ở thế kỉ XV (tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Nguyễn Trãi- Quốc âm thi tập, Lê Thánh Tông- Hồng Đức quốc âm thi tập...). + Đạt đến đỉnh cao vào thế kỉ XVIII- đầu thế kỉ XIX (tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Nguyễn Du- Truyện Kiều, Đoàn Thị Điểm- Chinh phụ ngâm, Thơ Nôm Hồ Xuân Hương,...). - Ý nghĩa của chữ Nôm và VH chữ Nôm: + Chứng tỏ ý chí xây dựng một nền VH và văn hóa độc lập của dân tộc ta. + Ảnh hưởng sâu sắc từ VH dân gian nên VH chữ Nôm gần gũi và là tiếng nói tình cảm của nhân dân lao động. + Khẳng định những truyền thống lớn của VH dân tộc (Chủ nghĩa yêu nước, tính hiện thực và chủ nghĩa nhân đạo). + Phản ánh quá trình dân tộc hóa và dân chủ hóa của VH trung đại. 2/ VH hiện đại (Từ đầu thế kỉ XX- hết thế kỉ XX): a. VHVN từ 1900- 1930 - Đặc điểm: Là giai đoạn văn học giao thời. + Dấu tích của nền VH trung đại: quan niệm thẩm mĩ, một số thể loại VH trung đại (thơ Đường luật, văn biền ngẫu,...) vẫn được lớp nhà nho cuối mùa sử dụng. + Cái mới: VHVN đã bước vào quỹ đạo hiện đại hóa, có sự tiếp xúc, học tập VH châu Âu. - Các tác giả tiêu biểu: Tản Đà, Hồ Biểu Chánh, Phạm Duy Tốn, Phan Bội Châu,... b. VHVN từ 1930-1945 - Đặc điểm: + VH phát triển với nhịp độ mau lẹ. + Công cuộc hiện đại hóa nền VH đã hoàn thành. Đây là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của VHVNHĐ. Nền VH nước ta khi ấy với trăm nhà đua tiếng như trăm hoa đua nở. “Một năm của ta bằng ba mươi năm của người” (VũNgọc Phan). - Các tác giả tiêu biểu: + Thế Lữ, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính,... + Ngô Tất Tố, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân,... + Tố Hữu, Hồ Chí Minh,... + Hoài Thanh, Hải Triều,... c. VHVN từ 1945-1975 - Đặc điểm: Là giai đoạn VH cách mạng. + VH được sự chỉ đạo về tư tưởng, đường lối của Đảng. + VH phát triển thống nhất phục vụ các nhiệm vụ chính trị. - Nội dung phản ánh chính: + Sự nghiệp đấu tranh cách mạng. + Công cuộc xây dựng cuộc sống mới của nhân dân. " VH mang đậm cảm hứng sử thi và chất lãng mạn cách mạng. - Các tác giả tiêu biểu: Quang Dũng, Nguyễn Đình Thi, Hoàng Cầm, Tô Hoài, Kim Lân, Nguyễn Minh Châu, Phạm Tiến Duật, Xuân Quỳnh,... d. VHVN từ 1975- hết thế kỉ XX - Đặc điểm: + VHVN bước vào giai đoạn phát triển mới. + Hai mảng đề tài lớn là: lịch sử chiến tranh cách mạng và con người Việt Nam đương đại. - Các tác giả tiêu biểu: Lê Lựu, Nguyễn Khắc Trường, Bảo Ninh, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Thị Thu Huệ,... ] Đánh giá: Nền VHVN đã đạt được thành tựu to lớn: + Kết tinh được những tác giả VH lớn: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh,... + Nhiều tác phẩm có giá trị được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới: Truyện Kiều, Nhật kí trong tù, Thơ tình Xuân Diệu,... + Có vị trí xứng đáng trong nền VH nhân loại. III. CON NGƯỜI VIỆT NAM QUA VĂN HỌC 1/ Con người Việt Nam trong mối quan hệ với thế giới tự nhiên - Nhận thức, cải tạo, chinh phục thế giới tự nhiên: VD: + Thần thoại Thần trụ trời, Quả bầu tiên,..." giải thích sự hình thành thế giới tự nhiên và con người. + Truyền thuyết Sơn Tinh- Thủy Tinh" khát vọng chinh phục thế giới tự nhiên. - Thiên nhiên là người bạn tri âm, tri kỉ: VD: + Ca dao về quê hương đất nước: “ Đường vô xứ Nghệ quanh quanh...” “ Hỡi cô tát nước bên đường...” “Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng...” + Thơ Nôm Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến,... - Thiên nhiên gắn với lí tưởng thẩm mĩ, đạo đức nhà nho: VD: Tùng, cúc, trúc, mai" cốt cách người quân tử (thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,...). - Thiên nhiên thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, yêu cuộc sống và đặc biệt là tình yêu lứa đôi: VD: Ca dao " tình yêu những vật thân thuộc" tình yêu quê hương đất nước. Sóng (Xuân Quỳnh), Tương tư (Nguyễn Bính), Hương thầm (Phan Thị Thanh Nhàn),... [ Con người Việt Nam có tình yêu thiên nhiên sâu sắc và thấm thía. 2/ Con người Việt Nam trong mối quan hệ với quốc gia dân tộc - CN yêu nước - một trong những nội dung quan trọng và nổi bật nhất của VHVN. - Biểu hiện: + Tình yêu quê hương (yêu cảnh đẹp của quê hương đất nước). + Niềm tự hào về truyền thống văn hóa dân tộc, lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng. + Ý chí căm thù quân xâm lược và tinh thần xả thân vì độc lập tự do... ] CN yêu nước là một nội dung tiêu biểu, một giá trị quan trọng của VHVN. 3/ Con người Việt Nam trong mối quan hệ với xã hội - Mơ ước về một xã hội công bằng tốt đẹp" ước muốn, khát vọng muôn đời của nhân dân ta. VD: Truyện cổ tích (Tấm Cám, Thạch Sanh,...) " khát vọng công lí “ở hiền gặp lành”, “ác giả ác báo”. - Tố cáo, phê phán các thế lực chuyên quyền và bày tỏ lòng cảm thông với nhân dân bị áp bức. VD: Truyện Kiều (Nguyễn Du), Chinh phụ ngâm (Đoàn Thị Điểm), Tắt đèn (Ngô Tất Tố),... - Nhận thức, phê phán, cải tạo xã hội. VD: Từ Hải (Truyện Kiều), Chị Sứ (Hòn đất), Chị Út Tịch (Người mẹ cầm súng),... " là những con người với ý chí quật cường, có sức mạnh tiềm tàng ko chấp nhận là nạn nhân đau khổ của xã hội áp bức bất công mà ko ngừng đấu tranh cho tự do, hạnh phúc, nhân phẩm và quyền sống của mình. - Cảm hứng xã hội sâu đậm là tiền đề hình thành CN hiện thực và CN nhân đạo trong VHVN. - VHVN đã và đang đi sâu phản ánh công cuộc xây dựng cuộc sống mới tuy còn khó khăn gian khổ nhưng đầy hứng khởi tin vào tương lai. VD: Mùa lạc (Nguyễn Khải), Rẻo cao (Nguyên Ngọc),... 4/ Con người Việt Nam và ý thức về bản thân: - Ý thức cá nhân: là ý thức về chính con người mình với các mặt song song tồn tại (thể xác- tâm hồn, bản năng- văn hóa, tư tưỏng vị kỉ- tư tưởng vị tha, ý thức cá nhân- ý thức cộng đồng,...). - Biểu hiện: + VHVN ghi lại quá trình lựa chọn, đấu tranh để khẳng định đạo lí làm người của con người Việt Nam trong sự kết hợp hài hòa hai phương diện: ý thức cá nhân – ý thức cộng đồng. + Vì những lí do khác nhau nên ở những giai đoạn nhất định, VHVN đề cao một trong hai mặt trên. Trong chiến tranh hoặc công cuộc cải tạo, chinh phục tự nhiên, cần huy động sức mạnh của cả cộng đồng, VHVN đề cao ý thức cộng đồng (VHVN giai đoạn thế kỉ X-XIV, 1945-1975). + Khi cuộc sống yên bình, con người có điều kiện quan tâm đến đời sống cá nhân hoặc khi quyền sống của cá nhân bị chà đạp, ý thức cá nhân được đề cao (VHVN giai đoạn thế kỉ XVIII- đầu XIX, 1930-1945). + Xu hướng của VH nước ta hiện nay: xây dựng đạo lí làm người với những phẩm chất tốt đẹp (nhân ái, thuỷ chung, tình nghĩa, vị tha, đức hi sinh vì sự nghiệp chính nghĩa,...).VHVN đề cao quyền sống cá nhân nhưng không chấp nhận chủ nghĩa cá nhân cực đoan. IV. LUYỆN TẬP Bài tập 1 - Con người luôn khao khát chinh phục được thiên nhiên, muốn thiên nhiên phục vụ cho sản xuất và cuộc sống của mình. - Có mối quan hệ hài hòa với thiên thiên. - Ở một số tác phẩm còn thể hiện tình yêu thiên nhiên. Bài tập 2: Trong mối quan hệ với quốc gia dân tộc, ta thấy con người Việt Nam luôn đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, đó chính là tình yêu nước, chủ nghĩa yêu nước như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dài lịch sử nền văn học Việt Nam. + Trong văn học dân gian, tình yêu nước thường gắn liền với sự gắn bó máu thịt với làng quê, với những cảnh vật đơn sơ giản dị hay là ý thức tự hào về những truyền thống tốt đẹp về những thắng cảnh của quên hương, đất nước. Ví dụ: Chùm ca dao về tình yêu quê hương đất nước, những câu hát châm biếm, lên án kẻ thù xâm lược: ca dao kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ như: “Bao giờ hết cỏ Tháp Mười Thì dân ta mới hết người đánh Tây” “Cụ Hồ dân kính dân yêu Mà anh bộ đội dân chiều dân thương Cụ Hồ có vạn đàn con Đúng anh bộ đội là con cụ Hồ” “Vượt sông em chở anh ra Bến trơn em rắc trấu vàng anh qua. Đêm nay đường trải trăng ngà Hành quân vẫn nhớ bến phà quê em”. + Văn học trung đại: Là trung với vua sáng, tôi hiền; là quyết tâm chống giặc ngoại xâm; là ý thức quốc gia dân tộc ở nhiều phương diện. Ví dụ các bài: “Sông núi nước Nam”, “Đại cáo bình Ngô”, “Hịch tướng sĩ”… + Văn học hiện đại: Gắn liền với ý thức bảo vệ nền độc lập, chủ quyền của đất nước qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Ví dụ: “Tiếng gà trưa”, “Làng”, “Lặng lẽ Sa Pa”, “Chiếc lược ngà”, “Những ngôi sao xa xôi” 4/ Củng cố: - Những điểm cần lưu ý sau khi học xong bài “Tổng quan văn học Việt Nam”? - Các bộ phận hợp thành VHVN. - Tiến trình lịch sử VHVN. - Một số nội dung chủ yếu của VHVN. Luyện tập trên lớp: Vẽ sơ đồ các bộ phận của văn học Việt Nam 5/ Dặn dò - Học bài, nắm những nội dung cơ bản. - Chuẩn bị bài học ở nhà: “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ”. + Đọc trước và soạn các câu hỏi SGK. + Tìm các văn bản ngoài các ví dụ đã cho SGK để thấy rõ thêm về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. ------------------------------------—|–---------------------------------------- Ngày soạn: 04/08/2012 Tiết 2 HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1/ Kiến thức: - Khái niệm cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ - Hai quá trình trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: tạo lập văn bản và lĩnh hội văn bản. - Các nhân tố giao tiếp. 2/ Kĩ năng: Biết xác định đúng các nhân tố trong hoạt động giao tiếp, nâng cao năng lực giao tiếp khi nói, khi viết và năng lực phân tích, lĩnh hội khi giao tiếp. 3/ Thái độ: Có thái độ và hành vi phù hợp trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ở nhà trường và trong cuộc sống. B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC 1/ Giáo viên - Phương pháp: tích hợp, diễn giảng, thảo luận, đọc sáng tạo, vấn đáp... - Phương tiện: SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, giáo án... 2/ Học sinh - Học bài cũ. - Đọc bài và chuẩn bị bài ở nhà. C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Ổn định lớp Kiểm tra sĩ số, tác phong HS 2/ Kiểm tra bài cũ Kiểm tra phần chuẩn bị bài của Hs. 3/ Bài mới * Dẫn nhập: Nhà văn Tô Hoài trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí có một phát hiện thú vị về loài kiến. Theo ông, loài kiến cũng biết giao tiếp, chúng trao đổi thông tin khi chạm đầu vào nhau trên đường di chuyển. Với loài người, hoạt động giao tiếp cũng chính là điều kiện quan trọng để tồn tại và phát triển. Con người có thể giao tiếp bằng nhiều phương tiện khác nhau. Nhưng phương tiện giao tiếp quan trọng nhất, hiệu quả nhất, diễn ra thường xuyên của con người trong xã hội ở mọi lúc, mọi nơi là ngôn ngữ (nói và viết). Để thấy được điều đó, hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học * Hoạt động 1: Gv hướng dẫn Học sinh tìm hiểu khái niệm hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ - HS đọc to ví dụ SGK. - Phân HS thành các nhóm thảo luận 5 câu hỏi SGK. - Hs thảo luận. - GV nhận xét, bổ sung. - Các nhân vật giao tiếp nào tham gia trong hoạt động giao tiếp? Hai bên có cương vị và quan hệ với nhau như thế nào? - Các nhân vật giao tiếp lần lượt đổi vai cho nhau như thế nào? Để lĩnh hội được nội dung giao tiếp thì người nghe cần phải làm gì? - Hoạt động giao tiếp diễn ra trong hoàn cảnh nào? - Nội dung của HĐGT? - Mục đích của giao tiếp là gì? Cuộc giao tiếp có đạt được mục đích đó không? - Phương tiện và cách thức giao tiếp? - HS phân tích văn bản theo hệ thống câu hỏi SGK, sau đó rút ra các kết luận. - Xác định NVGT trong văn bản này? - Hoạt động giao tiếp đã diễn ra trong hồn cảnh nào? - Hoạt động giao tiếp hướng vào nội dung gì? - Xác định mục đích giao tiếp? - Người viết đã sử dụng phương tiện gì và cách thức giao tiếp như thế nào? - Qua các ví dụ và quá trình phân tích, hãy rút ra kết luận chung về các nhân tố giao tiếp? - HS đọc to, rõ phần ghi nhớ trong bài học. I. THẾ NÀO LÀ HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ? 1/ Tìm hiểu văn bản a. Văn bản Hội nghị Diên Hồng - Nhân vật giao tiếp: Vua nhà Trần và các bô lão trong hội nghị. + Cương vị: Vua: người đứng đầu triều đình (bề trên), các bô lão là thần dân (bề dưới). + Quan hệ: Vua – Quần thần. - Hoàn cảnh giao tiếp: Hoạt động giao tiếp diễn ra ở điện Diên Hồng, lúc này quân Nguyên Mông ồ ạt kéo 50 vạn quân sang xâm lược nước ta. - Nội dung giao tiếp: Thảo luận vấn đề: nên hòa hay nên đánh, đề cập đến vấn đề hệ trọng còn hay mất của quốc gia dân tộc, mạng sống con người. - Mục đích giao tiếp: Bàn bạc và thống nhất để tìm ra sách lược để đối phó với quân giặc. Cuộc giao tiếp đã đi đến thống nhất hành động, nghĩa là đã đạt được mục đích giao tiếp. - Phương tiện, cách thức giao tiếp: lời nói, cách nói. b. Văn bản “Tổng quan văn học Việt Nam”. - Nhân vật giao tiếp : tác giả SGK và HS lớp 10. + Người viết ở lứa tuổi cao hơn, có vốn sống, có trình độ hiểu biết cao hơn, có nghề nghiệp là nghiên cứu và giảng dạy văn học. + Người đọc là HS lớp 10, trẻ tuổi hơn, có vốn sống và trình độ hiểu biết thấp hơn. - HCGT: nền giáo dục quốc dân, trong nhà trường. - NDGT: lĩnh vực văn học, về đề tài Tổng quan văn học Việt Nam. - MĐGT: Người viết trình bày một số vấn đề về tổng quan VHVN, còn người học thông qua đọc và học văn bản đó mà tiếp nhận và lĩnh hội những kiến thức cơ bản về VHVN trong tiến trình lịch sử, đồng thời rèn luyện và nâng cao các kĩ năng nhận thức, đánh giá các hiện tượng văn học, kĩ năng xây dựng và tạo lập văn bản. - Phương tiện và cách thức giao tiếp: Sử dụng ngôn ngữ của văn bản khoa học, văn bản có bố cục rõ ràng, đề mục có hệ thống, lí lẽ và dẫn chứng tiêu biểu. ÞTóm lại, các nhân tố trên chi phối trực tiếp, quyết định hiệu quả giao tiếp. Các nhân tố giao tiếp chi phối lẫn nhau.Trong HĐGT cần lưu ý để đạt hiệu quả cao nhất. * Ghi nhớ(Sgk) 4/ Củng cố - Hoạt động giao tiếp là gì? Có những nhân tố giao tiếp nào? Các nhân tố giao tiếp ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động giao tiếp? 5/ Dặn dò - Học bài, nắm vững những nội dung đã học. - Chuẩn bị bài Khái quát VHDG Việt Nam (1 tiết) + Đọc và tóm lược những nội dung quan trọng của bài học. Những ý kiến cần trao đổi trên lớp. + Sưu tầm một số tác phẩm VHDG thuộc các thể loại: ca dao, truyện cười, câu đố. ------------------------------------—|–----------------------------------------

File đính kèm:

  • doctuan 1.doc