I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Những ràn buộc mang tính tương khắc giữa thể xác và linh hồn trong một nghịch cảnh trớ trêu: linh hồn nhân hậu, thanh cao phải sống nhờ, sống tạm một cách trái tự nhiên trong thân xác phàm tục, thô lỗ.
- Cuộc đấu tranh giữa linh hồn và thể xác để bảo vệ những phẩm chất cao quý, đẻ có cuộc sống thật sự có ý nghĩa, xứng đáng với con người.
- Sự hấp dẫn của kịch bản văn học và văn nghệ sân khấu, tính hiện đại và giá trị truyền thống, chất trữ tình đằm thắm bay bổng và sự phê phán quyết liệt, mạnh mẽ.
2. Kỹ năng:
Đọc – hiểu kịch bản theo đặc trưng thể loại.
3. Thái độ:
Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của những người lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự dung tục, bảo vệ quyền được sống trọn vẹn, hài hòa giữa thể xác và tâm hồn, vật chất và tinh thần cùng khát vọng hoàn thiện nhân cách.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Giáo án, sgk, stk
2. Học sinh: Đọc và soạn bài theo hdhb
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
3. Bài mới:
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 17785 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 12 -- Tuần: 31, tiết 87 + 88: Hồn trương ba, da hàng thịt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 31, tiết 87,88
HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Những ràn buộc mang tính tương khắc giữa thể xác và linh hồn trong một nghịch cảnh trớ trêu: linh hồn nhân hậu, thanh cao phải sống nhờ, sống tạm một cách trái tự nhiên trong thân xác phàm tục, thô lỗ.
- Cuộc đấu tranh giữa linh hồn và thể xác để bảo vệ những phẩm chất cao quý, đẻ có cuộc sống thật sự có ý nghĩa, xứng đáng với con người.
- Sự hấp dẫn của kịch bản văn học và văn nghệ sân khấu, tính hiện đại và giá trị truyền thống, chất trữ tình đằm thắm bay bổng và sự phê phán quyết liệt, mạnh mẽ.
2. Kỹ năng:
Đọc – hiểu kịch bản theo đặc trưng thể loại.
3. Thái độ:
Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của những người lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự dung tục, bảo vệ quyền được sống trọn vẹn, hài hòa giữa thể xác và tâm hồn, vật chất và tinh thần cùng khát vọng hoàn thiện nhân cách.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Giáo án, sgk, stk…
2. Học sinh: Đọc và soạn bài theo hdhb…
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1
- GV yêu cầu 1 HS dựa vào phần Tiểu dẫn (SGK) nêu những ý chính về tác giả Lưu Quang Vũ?
- GV nhận xét đồng thời mở rộng một số vấn đề:Hương cây – Bếp lửa (thơ), Tôi và chúng ta (kịch) …
- HS nêu những ý chính về vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt và vị trí của đoạn trích học.
HĐ2
- GV phân vai và hướng dẫn đọc. HS đọc theo vai.
- HS đọc thể hiện tính cách, tâm trạng của mỗi nhân vật và xung đột kịch.
- Qua đoạn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt, tìm hàm ý mà nhà viết kịch muốn gửi gắm?
+ HS phát biểu;
+ GV tổng hợp: " Không. Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi! Tôi chán cái chỗ ở không phải là của tôi này lắm rồi! Cái thân thể kềnh càng, thô lỗ này, ta bắt đầu sợ mi, ta chỉ muốn rời xa mi tức khắc!Nếu cái hồn của ta có hình thù riêng nhỉ, để nó tách ra khỏi cái xác này, dù chỉ một lát”
- Qua lớp kịch hồn Trương Ba và gia đình (vợ, con, cháu), em nhận thấy nguyên nhân nào đã khiến cho người thân của Trương Ba và cả chính Trương Ba rơi vào bất ổn và phải chịu đau khổ? Trương Ba có thái độ như thế nào trước những rắc rối đó?
- HS nghiên cứu kĩ các lời thoại và phát biểu ý kiến cá nhân đồng thời tranh luận nếu thấy cần thiết.
- GV gợi:
+ Người vợ buồn bã đau khổ muốn chết, có ý định bỏ đi nhường chồng cho cô vợ hàng thịt, Cái Gái quyết liệt và dữ dội không nhận ông nội…
+ Trương Ba hẫn thờ, lặng ngắt như tảng đá, tay ôm đầu, run rẩy, lập cập, cầu cứu...
+ Tôi không phải là cháu ông… Ông nội tôi chết rồi
- GV tổ chức cho HS thảo luận:
+ Hãy chỉ ra sự khác nhau trong quan niệm của Trương Ba và Đế Thích về ý nghĩa sự sống? Theo em Trương Ba trách Đế Thích, người đem lại cho mình sự sống “Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!” có đúng không? Vì sao? Màn đối thoại giữa Trương Ba và Đế Thích toát lên ý nghĩ gì?
+ Khi Trương Ba kiên quyết đòi trả xác cho hàng thịt, Đế Thích định cho hồn Trương Ba nhập vào cu Tị, Trương Ba đã từ chối. Vì sao?
- HS nghiên trao đổi các lời thoại và phát biểu ý kiến cá nhân đồng thời tranh luận nếu thấy cần thiết.
* Trương Ba “không thể bên trong một đằng,... Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”; Trương Ba từ chối không nhập vào xác cu Tị.
- GV định hướng cho HS tự tổng kết về nội dung và ý nghĩa văn bản?
- HS tham khảo phần ghi nhớ, phát biểu.
* GV diễn giảng:
-Thứ nhất, con người đang có nguy cơ chạy theo những ham muốn tầm thường về vật chất, chỉ thích hưởng thụ đến nỗi trở nên phàm phu, thô thiển.
-Thứ hai, lấy cớ tâm hồn là quý, đời sống tinh thần là đáng trọng mà chẳng chăm lo thích đáng đến sinh hoạt vật chất, không phấn đấu vì hạnh phúc toàn vẹn.
-> Cả hai quan niệm, cách sống trên đều cực đoan, đáng phê phán.
- Ngoài ra, vở kịch còn đề cập đến một vấn đề cũng không kém phần bức xúc, đó là tình trạng con người phải sống giả, không dám và cũng không được sống là bản thân mình. Đấy là nguy cơ đẩy con người đến chỗ bị tha hóa do danh và lợi.
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả:
- Lưu Quang Vũ (1948 - 1988) là một tài năng đa dạng: làm thơ, sáng tác văn xuôi, vẽ tranh và soạn kịch. Kịch là phần đóng góp đặc sắc nhất.
- Lưu Quang Vũ trở thành một hiện tượng đặc biệt của sân khấu, nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại.
2. Tác phẩm:
- Hồn Trương Ba da hàng thịt viết năm 1981, công diễn lần đầu 1984, là một trong những vở kịch đặc sắc nhất của Lưu Quang Vũ.
- Vở kịch được xây dựng dựa trên một câu chuyện dân gian nhưng chứa đựng nhiều vấn đề mới mẻ có ý nghĩa tư tưởng và triết lí nhân sinh sâu sắc.
- Đoạn trích thuộc cảnh VII và đoạn kết của vở kịch.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Nội dung:
a. Màn đối thoại giữa hồn Trương Ba với xác hàng thịt:
- Là ẩn dụ về cuộc đấu tranh giữa tâm hồn và thể xác trong một con người. Đó là tiếng nói của bản năng và những tác động ghê gớm của nó vào linh hồn. Linh hồn luôn đấu tranh để vượt lên những đòi hỏi không chính đáng của thể xác.
- Cảnh báo khi con người sống chung với dung tục, sẽ bị cái dung tục lấn át, thắng thế và tàn phá những gì tốt đẹp cao quý trong con người.
b. Màn đối thoại giữa hồn Trương Ba với người thân:
- Trước phản ứng của người thân Trương Ba lúc đầu biện minh cho mình Sao bà lại nói thế nhưng sau đó đau khổ, bế tắc, thất vọng về mình.
- Bi kịch được đẩy lên đến đỉnh điểm buộc nhân vật phải đứng trước sự lựa chọn. Lời độc thoại nội tâm của Trương Ba là những câu mang tính chất tự vấn bộc lộ thái độ quyết liệt trong đấu tranh
- Đỉnh điểm của bi kịch là nhân vật không thỏa hiệp mà đấu tranh mạnh mẽ quyết liệt.
c. Màn đối thoại giữa hồn T.Ba với Đế Thích:
- Đế Thích khuyên Trương Ba chấp nhận vì thế giới không toàn vẹn, thể hiện cái nhìn quan liêu hời hợt về cuộc sống con người.
- Con người là một thể thống nhất, hồn xác phải hài hòa đồng thuận. Sống phải là chính mình. Sự bất tử của con người nằm trong ý nghĩa sự sống và sự hóa thân vào cuộc sống xung quanh
- Truyện có ý nghĩa phê phán và giá trị nhân văn sâu sắc.
2.Giá trị nghệ thuật:
- Sáng tác từ cốt truyện dân gian;
- Nghệ thuật dựng tình huống độc đáo, xây dựng, dẫn dắt xung đột kịch hợp lí.
- Nghệ thuật dựng hành động kịch, đối thoại, độc thoại nội tâm sinh động.
3. Ý nghĩa văn bản:
- Một trong những điều quý giá nhất của con người là được sống là mình, sống trọn vẹn với những giá trị mình có và theo đuổi;
- Sự sống chỉ thật sự có ý nghĩa khi con người được sống trong sự hài hòa tự nhiên giữa thể xác và tâm hồn.
4. Củng cố: Ghi nhớ sgk.
5. Hướng dẫn tự học:
- Ý nghĩa phê phán của đoạn trích và giá trị nhân văn của tác phẩm?
- Đọc và soạn bài phát biểu tự do.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Duyệt tuần 31 - 11/02/2012
P.HT
File đính kèm:
- GA 12 T31.doc