Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 4: Nguyễn đình chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1.Thấy rừ những nột đặc sắc trong bài nghị luận văn học của Phạm Văn Đồng vừa khoa hoc chặt chẽ, vừa giàu sắc thái biểu cảm có nhiều phát hiện mới mẻ, sâu sắc về nội dung.

2.Hiểu sâu sắc những giá trị lớn lao của thơ văn Nguyễn Đỡnh Chiểu, càng thờm yờu quý con người và tác phẩm của ông.

B.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

HĐ của GV và HS Yêu cầu cần đạt

HĐ1 : Đọc và tỡm hiểu tiểu dẫn.

GV yêu cầu HS đọc tiểu dẫn (SGK),từ đó rút ra những điểm đáng chú ý về Phạm Văn Đồng và về bài viết. I.Tiểu dẫn

Yêu cầu cần đạt:

1.Tỏc giả

- Phạm Văn Đồng (1906 – 2000) quê ở xó Đức Tân, huyện Mộ Đức tỉnh Quóng Ngói.

- Là nhà chớnh trị, kinh tế, quản lý dồng thời cũng là nhà văn hóa, nhà văn nghệ tài ba/

+ Tham gia các hoạt động yêu nước và cách mạng khi chưa đầy 20 tuổi. Từng bị thực dân Pháp kết án tù, đày ra Côn đảo. Tham gia xây dựng căn cứ địa cách mạng tại biên giới Việt Trung. Được bầu vào Ủy ban dân tộc giải phóng.

+ Sau cỏch mạng có nhiều cống hiến trong việc xây dựng quản lí nhà nước. Từng là trưởng phái đoàn Chính phủ Việt Nam tham dự các hội nghị: Phông-ten-nơ-blo6 (1946), Giơ-ne-vơ (1954).

Đảm nhiệm các cương vị quan trọng trong Chính phủ như: Bộ trưởng, Bộ ngoại giao, Thủ tướng, Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng

+ Luôn dành mối quan tâm đặc biệt đến mặt trận văn hóa văn nghệ.

? Trỡnh bày những hiểu biết của anh chị về bài viết Nguyễn Đỡnh Chiểu ngụi sao sỏng trong văn nghệ dân tộc về :

+ Hoàn cảnh ra đời

+ Bố cục

+ Thể loại

GV cho HS tỡm hiểu cụ thể hoàn cảnh đất nước năm 1963.

Khi bài viết ra đời, và tỡm hiểu đặc trưng của văn chính luận. 2.Văn bản

a.Hoàn cảnh ra đời

- Được viết nhân dịp kĩ niệm 75 năm ngày mất của Nguyễn Đỡnh Chiểu (3-7-1988) và dc đăng trên tạp chí Văn học số 7-1963

b.Bố cục. Gồm 3 phần:

- Phần 1: Từ đầu “chúng dến nước ta cách đây 1 trăm năm”(Cỏch nhỡn mới mẻ, khoa học về Nguyễn Đỡnh Chiểu và thơ văn của ông).

- Phần 2: Tiếp theo “cũn vỡ văn hay của Lục Văn Tiên” (Những ý kiến mới mẻ về thơ văn yêu nước của Nguyễn Đỡnh Chiểu).

- Phần 3: Cũn lại (Cỏch đánh giá đúng đắn về Nguyễn Đỡnh Chiểu và thơ văn của ông).

c.Thể loại: văn chính luận.

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 11047 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 4: Nguyễn đình chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4 NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, NGÔI SAO SÁNG TRONG VĂN NGHỆ CỦA DÂN TỘC Phạm Văn Đồng A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1.Thấy rõ những nét đặc sắc trong bài nghị luận văn học của Phạm Văn Đồng vừa khoa hoc chặt chẽ, vừa giàu sắc thái biểu cảm có nhiều phát hiện mới mẻ, sâu sắc về nội dung. 2.Hiểu sâu sắc những giá trị lớn lao của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, càng thêm yêu quý con người và tác phẩm của ông. B.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HĐ của GV và HS Yêu cầu cần đạt HĐ1 : Đọc và tìm hiểu tiểu dẫn. GV yêu cầu HS đọc tiểu dẫn (SGK),từ đó rút ra những điểm đáng chú ý về Phạm Văn Đồng và về bài viết. I.Tiểu dẫn Yêu cầu cần đạt: 1.Tác giả - Phạm Văn Đồng (1906 – 2000) quê ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức tỉnh Quãng Ngãi. - Là nhà chính trị, kinh tế, quản lý dồng thời cũng là nhà văn hóa, nhà văn nghệ tài ba/ + Tham gia các hoạt động yêu nước và cách mạng khi chưa đầy 20 tuổi. Từng bị thực dân Pháp kết án tù, đày ra Côn đảo. Tham gia xây dựng căn cứ địa cách mạng tại biên giới Việt Trung. Được bầu vào Ủy ban dân tộc giải phóng. + Sau cách mạng có nhiều cống hiến trong việc xây dựng quản lí nhà nước. Từng là trưởng phái đoàn Chính phủ Việt Nam tham dự các hội nghị: Phông-ten-nơ-blo6 (1946), Giơ-ne-vơ (1954). Đảm nhiệm các cương vị quan trọng trong Chính phủ như: Bộ trưởng, Bộ ngoại giao, Thủ tướng, Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng… + Luôn dành mối quan tâm đặc biệt đến mặt trận văn hóa văn nghệ. ? Trình bày những hiểu biết của anh chị về bài viết Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc về : + Hoàn cảnh ra đời + Bố cục + Thể loại GV cho HS tìm hiểu cụ thể hoàn cảnh đất nước năm 1963. Khi bài viết ra đời, và tìm hiểu đặc trưng của văn chính luận. 2.Văn bản a.Hoàn cảnh ra đời - Được viết nhân dịp kĩ niệm 75 năm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu (3-7-1988) và dc đăng trên tạp chí Văn học số 7-1963 b.Bố cục. Gồm 3 phần: - Phần 1: Từ đầu… “chúng dến nước ta cách đây 1 trăm năm”(Cách nhìn mới mẻ, khoa học về Nguyễn Đình Chiểu và thơ văn của ông). - Phần 2: Tiếp theo… “còn vì văn hay của Lục Văn Tiên” (Những ý kiến mới mẻ về thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu). - Phần 3: Còn lại (Cách đánh giá đúng đắn về Nguyễn Đình Chiểu và thơ văn của ông). c.Thể loại: văn chính luận. HĐ2: Đọc – hiểu văn bản - GV hướng dẫn cách đọc (đọc rõ ràng ở phần viết, đọc diễn cảm ở các đoạn văn thơ trích dẫn, lưu ý thể hiện đúng ngôn ngữ, giọng điệu của văn nghị luận). - Cho 1 HS nhận xét cách đọc của bạn. HS nhận xét và chỉnh sửa những chỗ đọc chưa đúng. Bài tập 1: Tìm những luận diểm chính của bài văn. Anh (chị) thấy cách sắp xếp các luận điểm đó có gì khác với trật tự thông thường. Gợi ý: a.Các luận diểm chính của bài Phần mở bài: Tác giả đặt vấn đề “Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu – một nhà thơ lớn của nước ta – đáng lẽ phải sáng tỏ hơn nữa trong bầu trời văn nghệ dân tộc nhất là trong lúc này”. Phần thân bài: Tác giả khẳng định: - Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ mù yêu nước. - Thơ văn yêu nước của NDC tấm gương phản chiếu phong trào kháng Pháp oanh liệt và bền bỉ của nhân dân Nam bộ. - Lục vân Tiên một tác phẩm lớn nhất của NDC rất phổ biến ở dân gian, nhất là ở miền Nam. Phần kết bài: “ Đời sống , sự nghiệp của NDC là 1 tấm gương sáng” nêu cao địa vị và tác dụng của văn học nghệ thuật nêu sứ mạng của người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng. b.Cách sắp xếp các luận điểm trên khác với trật tự thông thường - Thông thường, khi nghị luận về 1 tác giả, người viết chỉ nêu khái quát về cuộc đời, sự nghiệp, sau đó phân tích giá trị của các tác phẩm chính, làm cơ sở để suy ra con người (Tư tưởng, tình cảm, đánh giá tài năng, vẻ đẹp tâm hồn…) của tác giả. - Ngược lại: Phạm Văn Đồng lại trình bày rất kĩ lưỡng, tường tận về tấm lòng của NDC, sau đó mới đi qua các tác phẩm chính của NDC. Có thể coi đây là cách trình bày theo lối diễn dịch (trái với lối quy nạp thông thường). Sỡ dĩ như vậy vì Thủ tướng Phạm Văn Đồng muốn ông, trước hết phải hiểu và cảm được con người ông. Vì trong thực tế, nhiều người còn có thiên kiến thiên lệch về NDC, nên chưa nhìn đúng và thấy hết những giá trị cơ bản trong cuộc đời và thơ văn của ông. Bài tập 2: Cách nhìn mới mẻ về Nguyễn Đình Chiểu. 2. Cách nhìn mới mẻ, sâu sắc về Nguyễn Đình Chiểu. - Vì sao thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu cũng giống như “những vì sao có ánh sáng khác thường” “con mắt chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy” ? a.Vì lâu nay ta co thói quen nhìn các nhà thơ ở bình diện nghệ thuật theo kiểu trau chuốt, gọt giũa lời lẽ hoa mĩ… Điều này ko thõa đáng và ko đúng với hoan cảnh sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu (do bị mù lòa), nên ko thấy hết những vẻ đẹp và đánh giá đúng về thơ văn của ông. GV hướng dẫn HS giải thích cắt nghĩa các cụm từ: “Những vì sao có ánh sáng khác thường”; “con mắt chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy”. b.Giải thích: + “Những vì sao có ánh sáng khác thường” có nghĩa là: ánh sáng đẹp nhưng ta chưa quen nhìn nên khó phát hiện ra vẻ đẹp ấy. + “Con mắt chúng ta … thấy” : có nghĩa là phải dày công kiên trì nghiên cứu thì mới khám phá đc. GV yêu cầu HS nhận xét cách nhìn nhận đánh giá của Phạm Văn Đồng Nhận xét: + Cách nhìn nhận của tác giả mới mẻ, đúng đắn sâu sắc, khoa học + Cách nhìn nhận này có ý nghĩa điều chỉnh định hướng cho việc nghiên cứu và tiếp cận thơ văn Nguyễn Đình Chiểu. Bài tập 3: Tác giả giúp chúng ta nhận ra những “ánh sáng khác thường nào của Nguyễn Đình Chiểu trên bầu trời văn nghệ Việt Nam qua: 3.Cách nhìn nhận đánh giá về nhà thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu: a.Cuộc đời và quan niệm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu. + Cuộc sống và quan niệm sáng tác của nhà thơ - Điều đáng trân trọng kính phục đối với cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương sáng chói về tinht thần yêu nước cháy bỏng và căm thù giặc sâu sắc. + Thơ mà ông sáng tác để phục vụ cuộc chiến đấu chống xâm lược và bảo vệ tổ quốc. - Quan điểm thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu đáng trân trọng ở chỗ: Ông luôn dung thơ văn làm vũ khí chiến đấu chống bọn xâm lược, ngợi ca chính nghĩa đạo đức đáng quý trọng ở đời. + Truyện thơ Lục Vân Tiên * Đối với bài tập này GV tổ chức cho HS thảo luận theo đơn vị tổ - nhóm. GV chia lớp thành 3 tổ. Điều này đã đc tác giả bài viết làm sáng tỏ bằng cách nêu lên 3 luận điểm chính nhằm giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn cao đẹp của Nguyễn Đình Chiểu. Câu hỏi thảo luận: b. Thơ văn sáng tác phục vụ chiến đấu chống Pháp xâm lược bảo vệ Tổ quốc. Tổ 1: Con người và quan diểm sáng tác cảu Nguyễn Đình Chiểu có gì đáng trân trọng, kính phục? Điều này đã đc tác giả bài viết làm sáng tỏ như thế nào? - Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu là thơ văn chiến đấu, đánh thẳng giặc ngoại xâm và tôi tớ của chúng. Tổ 2: Cách viết về thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu của tác giả có gì đặc sắc? Cách đánh giá Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc có gì mới mẻ? - Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu làm sống lại trong tâm trí chúng ta phong trào kháng Pháp oanh liệt và bền bỉ của nhân dân Nam bộ. Tổ 3: Sự đánh giá về tác phẩm Lục Vân Tiên có những kiến giải mới mẻ và sâu sắc như thế nào về cả nội dung và nghệ thuật? Cách viết nghị luận văn học của tác giả? - Ca ngợi những người anh hung suốt đời tận tụy với nước, than khóc những người liệt sĩ đã trọn nghĩa với dân. - Cách đánh giá về Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc mới mẻ, sâu sắc và đúng đắn (Từ mạch nguồn chung của thơ văn yêu nước mà dẫn đến bài văn tế, tóm tắt đầy đủ nội dung tác phẩm, so sánh với Bình Ngô đại cáo..) Lưu ý: thời gian thảo luận 5 - Đại diện các tổ nhóm trình bày. HS nhận xét bổ sung cho nhau. GV nhận xét điều chỉnh và kết luận: - Cách viết: Vừa có sự phân tích khoa học vừa có nghệ thuật. c.Truyện thơ Lục Vân Tiên Tác giả đã có những kiến giải mới mẻ và sâu sắc về Lục Vân Tiên. * Về nội dung: - Mối quan hệ giữa cuộc đời nhà thơ và các nhân vật trong tác phẩm. - NDC suốt đời sống gắn bó với quần chúng nhân dân nên ông đã xây dựng thành công các nhân vật chính nghĩa trong tác phẩm để tạo ra những cảm xúc thẩm mĩ trong lòng người đọc. - Họ là những tấm gương dũng cảm vì những lẽ đó họ gần gũi chúng ta và câu chuyện của họ làm chúng ta cảm xúc và thích thú. * Về nghệ thuật: - Dây là một truyện kể truyện nói: - Thông cảm với điều kiện hoàn cảnh sáng tác của nhà thơ để nhận ra những giá trị nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm. - Tác giả cố viết 1 lối văn “nôm na dễ hiểu, dễ nhớ có thể truyền bá rộng rãi trong dân gian”, “Dẫu sao đôi chỗ sơ sót về văn chương ko hề làm giảm giá trị văn nghệ của bản trường ca thật hấp dẫn từ đầu đến cuối”. - Từ đó mà khẳng định “Trong dân gian miền Nam, người ta thích Lục Vân Tiên, người ta say sưa kể Lục Vân Tiên ko chỉ vì nội dung câu chuyện, còn vì văn hay của Lục Vân Tiên. - Đó là ý kiến có cơ sở khoa học nhưng lại được trình bày 1 cách dung dị mà rõ ràng sáng tỏ. - Cách viết văn nghị luận của tác giả sáng tỏ và dễ hiểu. Bài tập 4: Vì sao tác giả lại cho rằng ngôi sao Nguyễnn Đình Chiểu đáng lẽ ra phải sáng tỏ hơn nữahong6 chỉ torng thời ấy mà cả trong thời đại hiện nay? GV lien hệ với hoàn cảnh đất nước ta năm 1963 vào thời điểm bài viết của Phạm Văn Đồng ra đời để HS hiểu rõ hơn nữa ý nghĩa câu nói của tác giả và vị trí, vai trò to lớn của nhà thơ yêu nước và tấm gương yêu nước Nguyễn Đình Chiểu. Vì: + Có 1 số người chỉ biết NDC là tác giả của Lục Vân Tiên và hiểu Lục Vân Tiên khá thiên lệch về nội dung và về văn. + Còn rất ít biết thơ văn yêu nước của NDC Trong khi đó: Với những phẫm chất và những thành công, hiệu quả của văn chương yêu nước của ông đưa lại, có thễ khẳng định NDC xứng đáng là lá cờ đầu của thơ ca chống Pháp, cần được giương cao hơn nữa trong thời đại của ông và ngay cả thời đại ngày nay Bài tập 5: Có thể nói bài văn nghị luận này rất có sức hấp dẫn lôi cuốn. Vì sao? - Bài văn nghị luận ko khô khan mà trái lại có sức hấp dẫn, lôi cuốn vì: Bài viết có sự kết hợp hài hòa giữa lý lẽ xác đáng và tình cảm nồng hậu của người viết với nhà thơ yêu nước NDC. + Có sự kết hợp giữa cuộc đời và thơ văn NDC với công việc chống Pháp lúc bấy giờ của nhân dân Nam bộ. Nhờ vậy bài viết rõ ràng, mạch lạc dễ hiểu, vừa tác động đến lí trí lại thấm sâu vào tình cảm người đọc tạo nên sức thuyết phục lớn. HĐ3: Tổng kết III. Tổng kết GV hướng dẫn HS tổng kết, đánh giá văn bản, dựa vào ghi nhớ trong SGK. GV nhấn mạnh: Cách nhìn mới mẻ của tác giả đã đem đến 1 sự đánh giá đúng đắn về vị trí cua nhà thơ NDC torng nền văn học dân tộc. - Bằng cách nhìn, cách nghĩ sâu rộng, mới mẻ và nhiệt tình của mình Phạm Văn Đồng đã làm sáng tỏ mối quan hệ khăng khít của những tác phẩm thơ văn của NDC với hoàn cảnh của Tổ quốc lúc bấy giờ và với thời đại hiện nay. Đồng thời tác giả hết lòng ca ngợi NDC 1 con người trọn đời dùng cây viết làm vũ khí chiến đấu cho dân, cho đất nước. - Bài văn có sức lôi cuốn mạnh mẽ do cách nghị luận vừa xác đáng, chặt chẽ vừa xúc động, thiết tha với nhiều hình ảnh, ngôn từ dặc sắc. HĐ4: Luyện tập VI.Luyện tập Có người cho rằng thơ văn NDC xa lạ với giới trẻ ngày nay và việc học những tác phẩm như Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của ông ở nhà trường là ko cần thiết. Anh (chị) hãy viết 1 bài văn nghị luận để phát biểu ý kiến của mình về vấn đề trên? Gợi ý : - Nội dung cũa bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: khóc tế những nghĩa sĩ tử trận tại Cần Giuộc, qua đó dựng lên tượng đài nghệ thuật về những nghĩa binh quên mình vì nước, ghi dấu mốc lịch sử bi thương mà hung tráng của dân tộc. - Nghệ thuật của bài văn tế: tuy viết theo lối cổ nhưng tài hoa và tình cảm lớn của nhà thơ đủ để lay động hàng triệu trái tim con người thời hiện đại… - Vậy: ngày nay. thanh niên có cần học tập tình yêu tổ quốc hay ko? (bình luận và dẫn đến khẳng định có cần phải học bài văn tế hay ko?)

File đính kèm:

  • doctuan 4.doc