A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp học sinh
1. Hiểu được cuộc sống cực nhục, tối tăm của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao dưới ách áp bức, kìm kẹp của thực dân và chúa đất thống trị. Quá trình người dân các dân tộc thiểu số từng bước giác ngộ cách mạng đấu tranh giải phóng.
2. Thấy được những đóng góp của nhà văn trong nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật, diễn tả nội tâm, quan sát, trần thuật
3. Rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu tp.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
- SGK, SGV
- Giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏiphat vấn.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
I: Ổn định tổ chức
II: Kiểm tra bài cũ:
III: Bài mới. Giới thiệu bài mới
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 11702 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Vợ chồng A phủ của Tô Hoài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VỢ CHỒNG A PHỦ
TÔ HOÀI
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp học sinh
1. Hiểu được cuộc sống cực nhục, tối tăm của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao dưới ách áp bức, kìm kẹp của thực dân và chúa đất thống trị. Quá trình người dân các dân tộc thiểu số từng bước giác ngộ cách mạng đấu tranh giải phóng.
2. Thấy được những đóng góp của nhà văn trong nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật, diễn tả nội tâm, quan sát, trần thuật …
3. Rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu tp.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
- SGK, SGV
- Giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh …
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏiphat vấn.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
I: Ổn định tổ chức
II: Kiểm tra bài cũ:
III: Bài mới. Giới thiệu bài mới
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tiểu dẫn.
- Đọc tiểu dẫn và rút ra ý chính về tác giả.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tóm tắt đoạn trích.
- Truyện ngắn ra đời trong hoàn cảnh nào ?
- Gọi học sinh tóm tắt cốt truyện ?
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cuộc đời và số phận nhân vật Mỵ.
- Trước khi trở thành con dâu gạt nợ Mỵ là cô gái như thế nào ?
- Phản ứng lúc đầu của Mỵ khi về nhà Thống Lý Pá Tra như thế nào?
- My bị đầy đoạ như thế nào về thể xác và tinh thần?
=> Em có nhận xét gì về số phận nv Mỵ?
- Điều gì đã khiến cho sức sống trỗi dậy trong tâm hồn Mỵ ?
- Phân tích diễn biến tâm trạng Mỵ trong đêm tình mùa xuân ?
Tiết 2:
GV: chia HS thành 4 nhóm thảo luận theo câu hỏi và đánh giá nhận xét.
- Tâm trạng Mỵ lúc bị trói được miêu tả như thế nào ?
- Phân tích diễn biến nội tâm của Mỵ trong hành động cởi trói cho A Phủ ?
- Vì sao Mỵ cởi trói cho A Phủ ?
(Hành động mang tính tự phát, táo bạo, quyết liệt và cao cả.Mị cắt dây trói cứu A Phủ)
(Từ hành động mang tính tự phát dẫn đến hành động tự giác: Mị vùng chạy trốn theo A Phủ )
Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cuộc đời và số phận nhân vật A Phủ.
- Nhân vật A Phủ trước khi bị bắt về làm nô lệ như thế nào ?
- Cuộc đời A Phủ ra sao khi trở thành nô lệ ?
Hoạt động 5: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về nghệ thuật tp.
- Tác phẩm đạt được những thành công nào về mặt nghệ thuật ?
Hoạt động 6: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chủ đề tp.
- Qua phần tìm hiểu trên em hãy rút ra chủ đề tác phẩm?
Hoạt động 7: Hướng dẫn học sinh tổng kết.
- Giá trị nội dung và nghệ thuật tp?
A. GIỚI THIỆU CHUNG:
I. Tác giả: (sgk)
II. Tác phẩm(sgk)
Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” là tác phẩm thành công nhất trong tập truyện “Tây Bắc”.
B.TRÍCH GIẢNG:
I. Hoàn cảnh ra đời:
II. Tóm tắt cốt truyện:
III.ĐỌC HIỂU:
1. Nhân vật Mỵ
a) Cuộc đời của Mỵ trước khi làm dâu gạt nợ :
Trẻ đẹp, tài hoa, yêu đời.
Khao khát tự do, hiếu thảo.
Nhà nghèo
b) Cuộc đời của một con dâu gạt nợ.
Vì món nợ truyền kiếp của cha mẹ ® Mỵ trở thành con dâu gạt nợ => nô lệ.
* Lúc đầu : Trốn về nhà, đêm nào cũng khóc, định tự tử bằng lá ngón => đau đớn, phản kháng nhưng thương cha ® ném lá ngón => hiếu thảo.
* Một thời gian sau
Thể xác :Công việc nặng nhọc : xe đay, dệt vải, hái củi, bung ngô . . . . mỗi mùa mỗi năm, đầu năm, giữa năm, cuối năm.......
Tâm trạng : nguội lạnh, tê dại, cam phận như con rùa lùi lũi trong xó cửa, mặt cúi xuống, buồn rười rượi, không buồn nói năng => tê liệt tinh thần phản kháng
* Diễn biến tâm lý trong đêm tình mùa xuân:
Sự tác động của ngoại cảnh
- Mùa xuân tràn về trên núi cao Tây Bắc
Tiếng sáo gọi bạn tình tha thiết
=> Xao xuyến bồi hồi
- Diễn biến tâm lý của Mỵ trong đêm tình mùa xuân:
+Lắng nghe tiếng sáo, nhẩm thầm ® nhớ lại kỷ niệm quá khứ.
+Uống rượu, say lịm người, sống lại kỉ niệm thời con gái hạnh phúc, nhận thức về thực tại, đột nhiên vui sướng.
Sức sống trỗi dậy : ® hành động - thắp đèn cho sáng lấy váy, quấn tóc ® đi chơi => khao khát tự do, hạnh phúc.
Bị A Sử trói:
+ Quên nỗi đau ® bay bổng cùng tiếng sáo, sống lại quá khứ.
+ Chân muốn bước đi.
=> Khẳng định sức mạnh của sự sống, lòng ham sống, khát vọng tình yêu, hạnh phúc.
Thân phận PN miền núi dưới ách thống trị phong kiến.
c) Mỵ cởi trói cho A Phủ.
- Theo thói quen Mỵ ngồi sưởi lửa, lúc đầu: Ngọn lửa bùng lên, nhìn thấy A Phủ ® Mỵ dửng dưng, thản nhiên.
- Nhìn thấy dòng nước mắt => Mỵ nhớ lại cảnh bị A Sử trói năm trước => đồng cảm, thương xót => cắt dây cởi trói cho A Phủ.
Bừng tỉnh chạy theo A Phủ giải thoát cuộc đời của mình.
=> Mỵ chiến thắng thần quyền, cường quyền
=> Khát vọng tự do, khát vọng giải phóng con người.
2. Nhân vật A Phủ:
a) Lai lịch, tính cách.
Khoẻ mạnh
Gan góc.
Nghèo khổ ® không lấy được vợ
b) Cuộc đời nô lệ:
A Phủ đánh A Sử ® bị trói, bị đánh đập => nô lệ
Mất bò : Phải tự chôn cột, lấy dây mây trói mình thế mạng.
Thân phận của kẻ nghèo hèn bị áp bức, bóc lột
3. Vài nét về nghệ thuật.
Khắc hoạ tính cách nhân vật sinh động, có cá tính.
Tả cảnh đặc sắc.
Nghệ thuật kể chuyện.
- Ngôn ngữ sinh động, chọn lọc, sáng tạo.
IV. CHỦ ĐỀ:
Thông qua số phận và cuộc đời khổ nhục của Mỵ và A Phủ, tác giả đã tố cáo tội ác dã man của giai cấp thống trị đối với người dân miền núi, đặc biệt là người phụ nữ. Qua đó đề cao khát vọng về tình yêu, hạnh phúc, khát vọng sống, khát vọng tự do của con người.
V. TỔNG KẾT:
- Nội dung:
+ Giá trị hiện thực: Tố cáo xã hội phong kiến miền núi độc ác và dã man.
Tố cáo tư tưởng thần quyền.
+ Giá trị nhân đạo: Phát hiện và khẳng định sức sống mãnh liệt của Khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc, tự do của con người.
- Nghệ thuật:
Nghệ thuật xây dựng tâm lý và tính cách nhân vật độc đáo.
Ngôn ngữ chọn lọc sinh động sáng tạo …
IV.Cũng cố:
- Giá trị hiện thực của tác phẩm?
- Giá trị nhân đạo?
V. Dặn dò:
Học bài và chuẩn bị bài viết số 5
File đính kèm:
- ngu van 12.doc