Giáo án Ngữ văn 6 tiết 11, 12 - Làm văn: Sự việc và nhân vật trong văn tự sự

LÀM VĂN: SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂNTỰ SỰ

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

- Giúp HS nắm được thế nào là sự việc, nhân vật trong văn tự sự, quan hệ giưã sự việc và nhân vật trong văn bản tự sự

- Tích hợp với phần Văn bản qua bài Sơn Tinh Thủy Tinh,với Tiếng Việt qua bài nhĩa của từ

- Bước đầu rèn kỹ năng nhận diện, phân loại nhân vật, tìm hiểu, xâu chuỗi các sự việc, chi tiết.

- Giáo dục cách sắp xếp các sự việc theo trật tự nhất định

B.CHUẨN BỊ:

- 1 số văn bản tự sự

- Chuẩn bị các nội dung bài học

C. LÊN LỚP:

 1.On định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ: thế nào là văn tự sự? Mục đích tự sự?

3. Bài mới

Hoạt động 1: Giới thiệu bài

Hoạt đông 2: Hình thành kiến thức:

 

doc2 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3144 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 tiết 11, 12 - Làm văn: Sự việc và nhân vật trong văn tự sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 3 Ngày soạn: 23/09/07 Tiết: 11,12 Ngày dạy: 26/09/07 LÀM VĂN: SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂNTỰ SỰ A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: - Giúp HS nắm được thế nào là sự việc, nhân vật trong văn tự sự, quan hệ giưã sự việc và nhân vật trong văn bản tự sự - Tích hợp với phần Văn bản qua bài Sơn Tinh Thủy Tinh,với Tiếng Việt qua bài nhĩa của từ - Bước đầu rèn kỹ năng nhận diện, phân loại nhân vật, tìm hiểu, xâu chuỗi các sự việc, chi tiết. - Giáo dục cách sắp xếp các sự việc theo trật tự nhất định B.CHUẨN BỊ: - 1 số văn bản tự sự - Chuẩn bị các nội dung bài học C. LÊN LỚP: 1.On định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: thế nào là văn tự sự? Mục đích tự sự? 3. Bài mới Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt đông 2: Hình thành kiến thức: Hoạt động của giáo viên, học sinh - HS xem các sự việc trong truyện Sơn Tinh Thủy Tinh: - GV Chỉ ra sự việc khởi đầu, sự việc phát triển, sự việc cao trào và sự việc kết thúc trong các ví dụ trên? Mối quan hệ nhân quả của chúng? - HS : - Sự việc khởi đầu:(1) vua Hùng kén rể - Sự việc phát triển: (2,3,4) - Sự việc cao trào (5) - Sự việc kết thúc: (6,7) - Quan hệ nhân quả: cái trước là nguyên nhân của cái sau, cái sau là kết quả của cái trước, và là nguyên nhân của cái sau nữa, cứ thế cho đến hết truyện - Hãy chỉ ra sáu yếu tố trong truyện “Sơn Tinh Thủy Tinh” theo em,có thể xóa bỏ yếu tố thời gian và địa điểm trong truyện này được không?vì sao? - Sáu yếu tố: Hùng Vương, Sơn Tinh Thủy Tinh, ở Phong Châu, đất vua Hùngthời gian; thời vua Hùng - Nguyên nhân: sự ghen tuông - Diễn biến: hai bên đánh nhau - Kết quả: Thủy Tinh thua - Nếu xóa bỏ yếu tố thời gian và địa điểm trong truyện thì không được , vì nếu vậy thì cốt truyện sẽ không hấp dẫn, không còn mang ý nghĩa truyền thuyết. - GV việc giới thiệu Sơn Tinh có tài có cần thiết không? Nếu bỏ sự việc vua Hùng ra điều kiện kén rể đi có được không? - Thủy tinh nổi dận có lý hay không, lí ấy thể hiện ở những sự việc nào? Sự việc nào thể hiện mối thiện cảm của người kể với Sơn Tinh và vua Hùng? Việc Sơn Tinh thắng Thủy Tinh nhiều lần có ý nghĩa gì? HS đọc ghi nhớ SGK - Hãy kể trên các nhân vật trong truyện và cho biết ai là nhân vật chính, có vai trò quan trọng nhất , ai là nhân vật phụ, họ có cần thiết không, có bỏ được không? - HS Sơn Tinh là nhân vật quan trọng nhất, Thuỷ Tinh là nhân vật được nhắc tới nhiều nhất, các nhân vật phụ là Hùng Vương, mị Nương đều cần thiết. - GV nhân vật trong tự sự được kể như thế nào? - Được gọi tên, đặt tên, giới thiệu lai lịch, tính tình, tài năng, hành động, ý nghĩa, lời nói, miêu tả chân dung, trang phục Hoạt động 3 luyện tập: - Em hãy chỉ ra những việc mà các nhân vật trong truyện đã làm? Nhận xét vai trò, ý nghĩa của các nhân vật Nội dung bài học I/ ĐẶC ĐIỂM CỦA SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ: 1.Sự việc trong tác phẩm tự sự: Ví dụ: SGK - Sự việc khởi đầu:(1) vua Hùng kén rể - Sự việc phát triển: (2,3,4) - Sự việc cao trào (5) - Sự việc kết thúc: (6,7) - Quan hệ nhân quả: cái trước là nguyên nhân của cái sau, cái sau là kết quả của cái trước, và là nguyên nhân của cái sau nữa, cứ thế cho đến hết truyện - Sáu yếu tố: cụ thể cần thiết trong tác phẩm tự sự là: do ai làm? Xảy ra ở đâu? Lúc nào? - - Nguyên nhân, diễn biến, kết quả - Cụ thể qua tác phẩm: - Hùng Vương, Sơn Tinh Thủy Tinh, ở Phong Châu, đất vua Hùng - Thời gian; thời vua Hùng - Nguyên nhân: sự ghen tuông - Diễn biến: hai bên đánh nhau - Kết quả: Thủy Tinh thua - Việc giới thiệu Sơn tinh có tài là cần thiết, vì Sơn Tinh thể hiện ước nguyện của nhân dân - Không thể bỏ điều kiện vua Hùng kén rểvì đó là đầu mối củ truyện - Thủy tinh nổi giận vì không lấy được vợ và còn vì thái độ thiên vị của vua Hùng đối với Sơn Tinh, viiệc ra điều kiện kén rể có lợi cho sơn tinh. - Sơn tinh tháng Thủy Tinh nhiều lần cho thấy con người khắc phục thiên nhiên, vượt qua sự khắc nghiệt của thiên nhiên Ghi nhớ: SGK 2. Nhân vật trong văn bản tự sự: a.Nhân vật trong tác phẩm tự sự - Là những kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ được nói tới, được biểu dương hay lên án b.Nhân vật trong tự sự được kể: - Được gọi tên, đặt tên, giới thiệu lai lịch, tính tình, tài năng, hành động, ý nghĩa, lời nói, miêu tả chân dung, trang phục II/ LUYỆN TẬP: 1.Những việc mà các nhân vật đã làm: - Vua Hùng kén rể, mời các lạc hầu, bàn bạc, gả mị nương cho Sơn Tinh - Mị Nương theo chồng về núi - Thủy Tinh đem sính lễ đến cầu hôn, đến sau, hô mây gọi gió đánh Sơn Tinh 2.Vai trò , ý nghĩa của các nhân vật: - Vua Hùng : nhân vật phụ, không thể thiếu - Mị Nương : nhân vật phụ - Sơn Tinh, thủy Tinh: nhân vật chính, hai nhân vật này đối lập nhau 4. Củng cố – dặn dò: - Thế nào là sự việc và nhân vật trong văn tự sự?vai trò, ý nghĩa của nhân vật? - HS về nhà học bài, chuẩn bị bài : Sự tích hồ gươm

File đính kèm:

  • docTUAN 3 TIET 11,12.doc