Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 34, 35: Ông lão đánh cá và con cá vàng

A. Mục tiêu cần đạt :

1. Kiến thức: giúp hs hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện cổ tích .

- Nắm được biện pháp nt chủ đạo và một số chi tiết nt tiêu biểu đặc sắc trong truyện.

2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng kể chuyện diễn cảm .

3. Thái độ:

- Giáo dục hs có lòng biết ơn những người nhân hậu, tốt bụng và căm ghét kẻ tham lam bội bạc .

B. Chuẩn bị phương tiện dạy và học:

- Máy tính điện tử, máy chiếu.thơ Pus- kin

C. Tổ chức giờ học:

* Bài cũ: Kể ngắn gọn truyện: Cây bút thần và nêu ý nghĩa của truyện?

(HS kể chuyện theo các sự việc của tiết 34, dùng lời kể của mình)

* Bài mới:

- GV: Chúng ta đã học 4 truyện cổ tích: Sọ Dừa, Thạch Sanh, Em bé thông minh, Cây bút thần . Nhưng hôm nay cô cùng các em tìm hiểu truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” - truyện dân gian Nga được A Pus -kin viết bằng 205 câu thơ (tiếng Nga) được Vũ Đình Liên và Lê Trí Viễn dịch qua văn tiếng Pháp. Câu chuyện vẫn giữ đươc nét chất phát dung dị với những biện pháp nt rất quen thuộc của truyện cổ tích dân gian .

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3747 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 34, 35: Ông lão đánh cá và con cá vàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 34, 35 :Ông lão đánh cá và con cá vàng. A. Mục tiêu cần đạt : 1. Kiến thức: giúp hs hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện cổ tích . - Nắm được biện pháp nt chủ đạo và một số chi tiết nt tiêu biểu đặc sắc trong truyện. 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng kể chuyện diễn cảm . 3. Thái độ: - Giáo dục hs có lòng biết ơn những người nhân hậu, tốt bụng và căm ghét kẻ tham lam bội bạc . B. Chuẩn bị phương tiện dạy và học: - Máy tính điện tử, máy chiếu.thơ Pus- kin C. Tổ chức giờ học: * Bài cũ: Kể ngắn gọn truyện: Cây bút thần và nêu ý nghĩa của truyện? (HS kể chuyện theo các sự việc của tiết 34, dùng lời kể của mình) * Bài mới: - GV: Chúng ta đã học 4 truyện cổ tích: Sọ Dừa, Thạch Sanh, Em bé thông minh, Cây bút thần . Nhưng hôm nay cô cùng các em tìm hiểu truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” - truyện dân gian Nga được A Pus -kin viết bằng 205 câu thơ (tiếng Nga) được Vũ Đình Liên và Lê Trí Viễn dịch qua văn tiếng Pháp. Câu chuyện vẫn giữ đươc nét chất phát dung dị với những biện pháp nt rất quen thuộc của truyện cổ tích dân gian . Hoạt động của thầy và trò Yêu cầu đạt - GV đọc mẫu một đoạn – Hs đọc- nhận xét cách đọc - đọc tiếp . - HS đọc chú thích. I. Đọc - Tìm hiểu chung 1. Đọc - Chú thích H: Em giải thích từ : "rong biển, cái máng, “nhất phẩm phu nhân" theo cách nào? - Cách giải thích các từ đó theo cách trình bày khái niệm mà từ biểu thị H: Bố cục của văn bản? - Phần 1: đầu-> kéo sợi (giới thiệu nhân vật và hoàn cảnh). - Phần 2: Tiếp -> ý muốn của mụ( ông lão thả cá vàng, cá vàng nhiều lần đền ơn cho lão). - Phần 3: còn lại (vợ chồng ông lão trở về cuộc sống ngày xưa). 2. Bố cục : 3 phần . - HS tóm tắt các sự việc. H: Theo em trong các sự việc đó, sự việc nào thắt nút, sự việc nào là cao trào? Sự việc nào mở nút? HS tóm tắt các sự việc : - Sự việc thắt nút : + Mụ vợ biết cá vàng đền ơn nên nổi lòng tham . - Sự việc cao trào: Mụ vờ đòi trở thành Long Vương, bắt cá vàng hầu hạ . - Sự việc mở nút: mụ vợ về với cuộc sống bên cái máng lợn ăn sứt mẻ. II. Tìm hiểu văn bản : H: Truyện có những nhân vật nào? Nhân vật nào là nhân vật chính? Truyện có 4 nhân vật: ông lã, mụ vợ, cá vàng, biển cả (nhân vật ông lão, mụ vợ) . - HS đọc đoạn đầu, phần 2. H: Hoàn cảnh của ông lão? Thái độ của ông lão đối với cá vàng? H: Ông lão là đại diện cho lớp người nào ở Nga? 1. Nhân vật ông lão : - Ông lão là người đánh cá nghèo, chăm chỉ làm ăn lương thiện, nhân hậu, rộng lượng" thả cá vàng không cần cá vàng đền ơn" . - Ông lão là lớp người lao động ở Nga, không tham lam, tốt bụng . H: Kể lại những lần ông lão đi ra biển? Nhận xét của em về thái độ và hành động của ông lao truớc sự đòi hỏi của mụ vợ? - Ông lão ra biển 5 lần. Ông nghe theo mụ vợ, biết mụ vợ tham lam, tính tình quái ác, bội bạc nhưng vẫn nhẫn nhục và phải làm theo. - Ông không phải là người ngu dốt, ông hiểu rõ bản chất của vợ nhưng vẫn van xin cá vàng -> ông là người cam chịu, nhẫn nhục, nhu nhược, đã là một nạn nhân khốn khổ của vợ mình. H: Tác giả xây dựng nhân vật ông lão như vậy muốn gửi gắm đến chúng ta điều gì? - Qua nhân vật ông lão, tác giả muốn gửi gắm đến một bộ phận người nông dân Nga có tính nhu nhược cam chịu để thức tỉnh họ, tiếp thêm dũng khí cho họ, chống lại cường quyền bất công. H: Như vậy có ý kiến cho rằng ông quá ngu dốt? Theo ý kiến em? Nhận xét của em về ông lão? H: Đối lập với ông lão là mụ vợ, em hãy kể những lần mụ vợ yêu cầu chồng ra biển đòi cá vàng đề ơn? - HS kể lại: + Lần 1: đòi máng + Lần 2: đòi nhà đẹp + lần 3: đòi nhất phẩm phu nhân + Lần 4: đòi làm nữ hoàng + Lần 5 “đòi làm Long Vương, bắt cá vàng hầu hạ”. H: Lòng tham đó bộc lộ với mức độ ntn? - Lần đầu: đòi máng lợn -> đáng thương. - Lần 2: tham của + Lần 3,4,5: tham danh vọng -> mụ là người tham lam, thực dụng, lòng tham ngày càng tăng, từ vật chất đến danh vọng. - Không thoả mãn, mụ hành hạ chồng. H: Hành động, cử chỉ của mụ đối với ông lão? + Mụ mắng: Đồ ngốc. + Mụ quát: Đồ ngu, xưng tao, bắt quét chuồng ngựa, nổi giận tát vào mặt ông đuổi đi H: Đối với chồng và cá vàng, mụ là người vợ ntn?-> mụ là nguời vợ bội bạc, tàn nhẫn, vong ân bội nghĩa. H: Mụ xuất thân từ nguời nghèo khổ nhưng mụ lại có bản chất của giai cấp nào? - Bản chất của mụ: là bản chất của giai cấp thống trị, bóc lột tàn ác, chà đạp lên tình cảm, đạo đức, để đạt được danh vọng. H: Cá vàng trừng trị mụ vì lòng tham hay vì bội bạc? - Cá vàng trừng trị mụ vì lòng tham nhưng cũng vì cả bội bạc. Xong bội bạc là chủ yếu. H: Cảm nghĩ của em về nhân vật mụ vợ? -> Nhân vật đáng ghét, khinh, ghê tởm, bất bình trước thái độ đó. 2. Nhân vật mụ vợ: H: Bốn lần đầu, cá vàng đã đáp ứng đòi hỏi của mụ vợ, điều đó muốn nói lên điều gì? - Vì cá vàng giữ lời hứa trả ơn cho ông lão, vì ông lão là ân nhân của nó. H: Tại sao lần thứ 5, cá vàng không đền ơn cho ông lão? - Bởi vì cá vàng chống lại thái độ tham lam bội bạc của mụ vợ và thói nhu nhược của ông lão. -> Chứng tỏ cá vàng cũng rất sáng suốt và nghiêm khắc. H: Hình ảnh cá vàng tượng trưng cho điều gì? - Cá vàng tượng trưng cho khả năng kì diệu của con người, tượng trưng cho công lí, ca ngợi lòng tốt, lòng biết ơn nhưng lên án lòng tham lam và bội bạc. H: Trong truyện có hình ảnh thiên nhiên, đó là biển cả, biển có thái độ ntn khi đòi hỏi của mụ vợ tăng lên? - Thái độ của biển cũng tăng dần khi lòng tham của mụ vợ tăng lên: Biển êm ả -> gợn sóng -> nổi sóng -> sóng dữ dội -> giông tố mù mịt. H: Cảnh biển cả tượng trưng cho điều gì? => Biển cả có ý nghĩa tượng trưng cho công lí của nhân dân. H: Kết thúc câu chuyện ra sao? Có hợp với đặc điểm truyện cổ tích không? - Kết thức truyện mụ vợ trở về bên máng lợn ăn sứt mẻ. Đó là kết thúc có hậu, vì công lí xã hội là công bằng: kẻ tham lam, bội bạc không thể hưởng giàu sang, phú quí. 3. Nhân vật cá vàng và biển cả: - Cá vàng tượng trưng cho khả năng kì diệu của con người, tượng trưng cho công lí, ca ngợi lòng tốt, lòng biết ơn nhưng lên án lòng tham lam và bội bạc. => Biển cả có ý nghĩa tượng trưng cho công lí của nhân dân. H: Nêu ý nghĩa của truyện? III. Tổng kết: 1. ý nghĩa: Truyện cổ tích dân gian Nga do A. Puskin kể lại, ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu ra bài học đích đáng cho những kẻ nhu nhược, tham lam và bội bạc. H: Nghệ thuật rõ nhất của tác phẩm là gì? 2. Nghệ thuật - Truyện có yếu tố hoang đường - Lặp lại tăng tiến - Đối lập tương phản, nhân hoá. - Kết cấu vòng tròn (người vợ lại quay về với cái máng lợn ăn sứt mẻ) - Câu chuyện hấp dẫn và mang ý nghĩa sâu xa. 1. Cho 2 HS kể 2. Tên khác của tác phẩm. - Đặt tên tác phẩm như vậy cũng được vì: + Mụ vợ là nhân vật chính + ý nghĩa của truyện cũng xoay quanh nhân vật mụ vợ, truyện phê phán đích đáng những kẻ tham lam, bội bạc như mụ. - Đọc thêm: + Thấy bở đào mãi, + Tham thì thâm, đuợc voi đòi tiên IV. Luyện tập V. Hướng dẫn học bài ở nhà - HS nắm được ý nghĩa của truyện - kể diễn cảm câu chuyện - Chuẩn bị bài : Thứ tự kể trong văn tự sự . …………………………………………………………………………….. IV. Phần điều chỉnh bổ sung: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

File đính kèm:

  • docNgu van 6(19).doc