A. Mức độ cần đạt
- Hiểu và cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh”.
- Nắm được những nét chính về nghệ thuật của truyện.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
1. Kiến thức
- Nhân vật, sự kiện trong truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh”.
- Cách giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ và khát vọng của người Việt cổ trong việc chế ngự thiên tai lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của mình trong truyền thuyết.
- Những nét chính về nghệ thuật của truyện: sử dụng nhiều chi tiết kỳ lạ, hoang đường.
2. Kỹ năng
- Đọc – hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại.
- Nắm bắt các sự kiện chính trong truyện.
- Xác định ý nghĩa của truyện.
- Kể lại được truyện.
3. Thái độ: Chủ động nắm bắt nội dung câu chuyện để hiểu ước mơ của nhân dân ta thời xưa.
C. Phương pháp
Thuyết trình, vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề.
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (Lớp 6A3 vắng .) 2. Kiểm tra bài cũ: Kể lại truyện Thánh Gióng. Nêu ý nghĩa của truyện.
3. Bài mới: Từ thời xa xưa, dân tộc ta đã lấy nghề nông làm nghề nghiệp chính để sinh sống. Với điều kiện như nước ta, làm ruộng không chỉ khắc phục những trở ngại của thiên nhiên mà còn tìm cách thích nghi với tính chất phức tạp của nó. Dựa vào thực tế đấu tranh không mệt mỏi để khắc phục nạn lũ lụt trên lưu vực sông Hồng, với trí tưởng tượng phong phú, người xưa đã sáng tạo ra câu chuyện kì thú: truyền thuyết “Sơn Tinh Thuỷ Tinh”.
7 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 6291 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 Tuần 03 Tiết 09 SƠN TINH, THỦY TINH (Truyền thuyết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 03 Ngày soạn: 02/09/2013
Tiết: 09 Ngày dạy : 04/09/2013
SƠN TINH, THỦY TINH
(Truyền thuyết)
A. Mức độ cần đạt
- Hiểu và cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh”.
- Nắm được những nét chính về nghệ thuật của truyện.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
1. Kiến thức
- Nhân vật, sự kiện trong truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh”.
- Cách giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ và khát vọng của người Việt cổ trong việc chế ngự thiên tai lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của mình trong truyền thuyết.
- Những nét chính về nghệ thuật của truyện: sử dụng nhiều chi tiết kỳ lạ, hoang đường.
2. Kỹ năng
- Đọc – hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại.
- Nắm bắt các sự kiện chính trong truyện.
- Xác định ý nghĩa của truyện.
- Kể lại được truyện.
3. Thái độ: Chủ động nắm bắt nội dung câu chuyện để hiểu ước mơ của nhân dân ta thời xưa.
C. Phương pháp
Thuyết trình, vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề...
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (Lớp 6A3 vắng …………………………………………….) 2. Kiểm tra bài cũ: Kể lại truyện Thánh Gióng. Nêu ý nghĩa của truyện.
3. Bài mới: Từ thời xa xưa, dân tộc ta đã lấy nghề nông làm nghề nghiệp chính để sinh sống. Với điều kiện như nước ta, làm ruộng không chỉ khắc phục những trở ngại của thiên nhiên mà còn tìm cách thích nghi với tính chất phức tạp của nó. Dựa vào thực tế đấu tranh không mệt mỏi để khắc phục nạn lũ lụt trên lưu vực sông Hồng, với trí tưởng tượng phong phú, người xưa đã sáng tạo ra câu chuyện kì thú: truyền thuyết “Sơn Tinh Thuỷ Tinh”.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Giới thiệu chung
Nêu những hiểu biết của em về truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh”?
Hs dựa vào phần Chú thích, trả lời.
Hoạt động 2: Hướng dẫn Đọc – hiểu văn bản
Gv hướng dẫn giọng đọc: đọc rõ ràng, dứt khoát, nhấn mạnh ở những từ ngữ, chi tiết quan trọng.
* Tìm hiểu văn bản
Văn bản có thể chia làm mấy phần? 3 phần
- Từ đầu đến “mỗi thứ 1 đôi”: Vua Hùng kén rể.
- Tiếp theo đến “thần Nước đành rút quân”: ST – TT cầu hôn và cuộc giao tranh của hai vị thần.
- Đoạn còn lại: Sự trả thù hằng năm của Thủy Tinh và chiến thắng của Sơn Tinh.
Nêu phương thức biểu đạt của văn bản? -> Tự sự.
* Phân tích
Nêu hoàn cảnh, mục đích vua Hùng kén rể? Những ai đã đến cầu hôn Mị Nương?
Họ có ưu điểm gì khiến vua Hùng băn khoăn không biết chọn ai?
Cuối cùng vua chọn cách nào để kén rể?Em có nhận xét gì về sính lễ của vua Hùng?
Hs suy nghĩ, trả lời.
Nêu nguyên nhân dẫn đến cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh?
Em hãy thuật lại ngắn gọn cuộc giao tranh giữa hai vị thần?
Gv giới thiệu bức tranh về cuộc giao tranh giữa hai vị thần.
Cuộc giao tranh đó giải thích điều gì?Kết quả ra sao?
Thảo luận: Theo em, truyền thuyết “Sơn Tinh Thủy Tinh” kể về sự thật lịch sử nào trong quá khứ của nhân dân ta?
Gv: Đằng sau câu chuyện mối tình ST, TT và nàng Mị Nương là cốt lõi lịch sử về cuộc sống lao động chống lại thiên tai, lũ lụt hằng năm và khát vọng chế ngự thiên tai, xây dựng, bảo vệ cuộc sống…
Gv liên hệ hiện trạng lũ lụt để giáo dục Hs.
* Tổng kết
Em hãy khái quát một số đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu và nội dung của câu chuyện?
Em hãy phát biểu ý nghĩa của văn bản?
Hs trả lời. Gv chốt ý, cho Hs ghi ý nghĩa văn bản.
* Luyện tập: Gv yêu cầu Hs làm bài tập 2.
Chủ trương xây dựng, củng cố đê điều, nghiêm cấm chặt phá rừng của nhà nước ta hiện nay là cách hữu hiệu để ngăn chặn nạn lũ lụt.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv hướng dẫn Hs một số nội dung tự học.
I. Giới thiệu chung
- “Sơn Tinh Thủy Tinh” thuộc nhóm các truyền thuyết về thời đại Hùng Vương.
- Truyện bắt nguồn từ thần thoại cổ đã được lịch sử hóa.
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Đọc, tìm hiểu nghĩa từ khó
2. Tìm hiểu văn bản
2.1. Bố cục: 3 phần
2.2. Phương thức biểu đạt: Tự sự
2.3. Phân tích
a. Vua Hùng kén rể
- Hoàn cảnh: Vua yêu thương con gái…
- Mục đích: Muốn chọn cho con một người chồng thật xứng đáng.
- Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đến cầu hôn: Cả hai người đều có tài cao phép lạ…
-> Chi tiết tưởng tượng kì ảo.
=> Tạo tình huống truyện hấp dẫn.
- Sính lễ: Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.
-> Có lợi cho Sơn Tinh.
=> Cái nhìn thiện cảm của vua Hùng với ST.
b. Nguyên nhân và cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh – Thuỷ Tinh
* Nguyên nhân: Sơn Tinh mang sính lễ đến trước, cưới được Mị Nương.
* Cuộc giao tranh giữa hai vị thần:
- Thuỷ Tinh: Hô mưa, gọi gió làm thành giông bão.
-> Giải thích hiện tượng lũ lụt.
- Sơn Tinh: Bốc đồi, dời núi, ngăn dòng nước lũ.
-> Khát vọng chế ngự thiên tai của người Việt cổ.
* Kết quả:
- Sơn Tinh thắng.
- Hằng năm, TT dâng nước đánh ST nhưng đều thua.
3. Tổng kết
a. Nghệ thuật
b. Nội dung: Ghi nhớ: (Sgk/34)
* Ý nghĩa văn bản: Sơn Tinh, Thủy Tinh giải thích hiện tượng mưa bão, lũ lụt xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ thuở các vua Hùng dựng nước; đồng thời thể hiện sức mạnh, ước mơ chế ngự thiên tai, bảo vệ cuộc sống của người Việt cổ.
4. Luyện tập
III. Hướng dẫn tự học
- Đọc kỹ truyện, nhớ và kể lại được truyện.
- Liệt kê những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo trong truyện. Hiểu ý nghĩa tượng trưng của hai nhân vật Sơn Tinh, Thủy Tinh.
- Soạn bài mới: Nghĩa của từ.
E. Rút kinh nghiệm
Tuần: 03 Ngày soạn: 02/09/2013
Tiết: 10 Ngày dạy : 04/09/2013
NGHĨA CỦA TỪ
A. Mức độ cần đạt
- Hiểu thế nào là nghĩa của từ.
- Biết cách tìm hiểu nghĩa của từ và giải thích nghĩa của từ trong văn bản.
- Biết dùng từ đúng nghĩa trong nói, viết và sửa các lỗi dùng từ.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
1. Kiến thức
- Khái niệm nghĩa của từ.
- Cách giải thích nghĩa của từ.
2. Kỹ năng
- Giải thích nghĩa của từ.
- Dùng từ đúng nghĩa trong nói và viết.
- Tra từ điển để hiểu nghĩa của từ.
3. Thái độ: Tích cực tìm hiểu nghĩa của từ để sử dụng có hiệu quả khi nói cũng như khi viết.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề…
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (Lớp 6A3 vắng …………………………………………….)
2. Kiểm tra bài cũ: Cho biết nguồn gốc và cách viết từ mượn? Cho ví dụ minh họa. Nêu nguyên tắc mượn từ. Bản thân em đã làm gì để bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt?
3. Bài mới: Từ như các em đã biết là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu. Và mỗi từ ít nhất có một nghĩa. Vậy nghĩa của từ là gì? Tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được nghĩa của từ.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Hướng dẫn Tìm hiểu chung
* Tìm hiểu nghĩa của từ
Nếu lấy dấu (:) làm chuẩn thì ví dụ trong Sgk gồm mấy phần? Đó là những phần nào?
-> 2 phần: nội dung và hình thức.
Bộ phận nào trong chú thích nêu lên nghĩa của từ? Nghĩa của từ ứng với hình thức hay nội dung?
- Gv giảng: Nội dung của từ mang ý nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm và nghĩa tình thái, hay nói cụ thể hơn nội dung mà từ biểu thị sẽ bao gồm: sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ.
Vậy, nghĩa của từ là gì?
Hs trả lời – Gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ 1. Hs đọc.
* Tìm hiểu các cách giải thích nghĩa của từ.
Thảo luận: Trong hai câu sau đây, hai từ “tập quán”, “thói quen” có thể thay thế cho nhau được không? Vì sao?
a. Người Việt có tập quán ăn trầu.
b. Bạn Nga có thói quen ngủ dậy muộn.
=> Câu (a) có thể dùng cả hai từ nhưng câu (b) chỉ dùng được từ “thói quen” vì: Từ tập quán có nghĩa rộng (phạm vi biểu vật rộng), thường gắn với chủ thể là số đông. Từ thói quen có nghĩa hẹp (phạm vi biểu vật hẹp), gắn với chủ thể là một cá thể.
Vậy từ tập quán được giải nghĩa bằng cách nào?
-> Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
Trong câu “Tư thế lẫm liệt của người anh hùng.” 3 từ “lẫm liệt, hùng dũng, oai nghiêm” có thay thế cho nhau được không? Vì sao?
-> Có thể thay thế vì 3 từ này đồng nghĩa với nhau.
Tìm từ trái nghĩa với từ cao thượng?
-> Nhỏ nhen, ti tiện, đê tiện, hèn hạ…
Vậy có mấy cách giải nghĩa từ? Đó là những cách nào? Nêu ví dụ minh họa?
Hs trả lời – Gv chốt ý dẫn đến ghi nhớ 2 – 1 Hs đọc
Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập
Bt1: Đọc lại một vài chú thích ở các văn bản đã học và cho biết những chú thích đó được giải nghĩa bằng cách nào?
Hs trả lời miệng – Gv sửa bài cho các em.
Bt2: Bài tập 2 yêu cầu gì?
- Gv treo bảng phụ ghi những ví dụ còn bỏ trống ở bài tập 2.
- Gv gọi 4 Hs lần lượt lên bảng điền vào những chỗ còn bỏ trống.
- Hs khác nhận xét bài làm của bạn.
- Gv sửa bài cho các em.
Bt3: Làm miệng.
Bt4: Làm miệng
Bt5: Hs thảo luận bài tập 5.
- Đại diện 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận – nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Gv chữa bài cho các em .
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv hướng dẫn Hs một số nội dung tự học ở nhà.
I. Tìm hiểu chung
1. Nghĩa của từ là gì?
a. Phân tích ví dụ
- Lẫm liệt: hùng dũng, oai nghiêm.
- Nao núng: lung lay, không vững lòng tin...
Từ Nghĩa
=> Nghĩa của từ ứng với nội dung.
b. Ghi nhớ 1: (Sgk/35)
2. Cách giải thích nghĩa của từ
a. Phân tích ví dụ
Vd1: Tập quán: thói quen của một cộng đồng được hình thành từ lâu đời trong đời sống, được mọi người làm theo.
-> Giải nghĩa từ bằng cách trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
Vd2:
- Lẫm liệt: hùng dũng, oai nghiêm.
- Nao núng: lung lay, không vững lòng tin ở mình nữa.
-> Giải nghĩa từ bằng cách đưa ra từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.
b. Ghi nhớ 2: (Sgk/35)
II. Luyện tập
Bt1:
Bt2:
- Học tập: Học và luyện tập để có hiểu biết, có kĩ năng.
- Học lỏm: Nghe hoặc thấy người ta làm rồi làm theo.
- Học hỏi: Tìm tòi, hỏi han để học tập.
- Học hành: Học văn hoá có thầy, có chương trình hướng dẫn.
Bt5
- Mất theo cách giải nghĩa của Nụ là không biết ở đâu.
- Mất theo nghĩa thông thường như trong mất cái ví, mất cái bút có nghĩa là không được sở hữu nữa, không thuộc về mình nữa.
-> Nhân vật Nụ trong truyện đã có một cách giải nghĩa thông minh.
III. Hướng dẫn tự học
- Lựa chọn từ để đặt câu trong hoạt động giao tiếp.
- Soạn bài mới: Sự việc và nhân vật trong văn tự sự.
E. Rút kinh nghiệm
Tuần: 03 Ngày soạn: 06/09/2013
Tiết: 11 - 12 Ngày dạy : 08/09/2013
SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ
A. Mức độ cần đạt
- Nắm được thế nào là sự việc, nhân vật trong văn bản tự sự.
- Hiểu được ý nghĩa của sự việc và nhân vật trong văn bản tự sự.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
1. Kiến thức
- Vai trò của sự việc và nhân vật trong văn bản tự sự.
- Ý nghĩa và mối quan hệ của sự việc và nhân vật trong văn bản tự sự.
2. Kỹ năng
- Chỉ ra được sự việc, nhân vật trong một văn bản tự sự.
- Xác định sự việc, nhân vật trong một đề bài cụ thể.
3. Thái độ: Có ý thức tìm hiểu sự việc và nhân vật trong văn bản tự sự.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề...
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (Lớp 6A3 vắng …………………………………………….)
2. Bài cũ: Tự sự là gì? Tác dụng của tự sự? Cho ví dụ về một văn bản tự sự mà em biết.
3. Bài mới: Tự sự là “kể sự việc” do đó sự việc là yếu tố quan trọng, cốt lõi của tự sự. Nhưng nếu không có nhân vật thì sự việc được kể không có ý nghĩa. Vậy để biết sự việc và nhân vật có vai trò quan trọng như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu tiết học hôm nay.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Hướng dẫn Tìm hiểu chung
* Tìm hiểu sự việc trong văn tự sự
Gọi Hs đọc các sự việc trong truyện ST – TT và trả lời các câu hỏi trong Sgk, trang 37.
Trong 7 sự việc trên, em hãy chỉ ra sự việc khởi đầu, sự việc phát triển, sự việc cao trào, sự việc kết thúc?
Trong 7 sự việc trên ta có thể bỏ sự việc nào không? -> Không thể bỏ được vì chuỗi các sự việc sẽ rời rạc, không có tính liên tục, nhất quán và không đạt được mục đích tự sự.
Các sự việc kết hợp với nhau theo quan hệ nào?
-> Quan hệ nhân quả.
* Gv treo bảng phụ đảo trật tự các sự việc.
Em có nhận xét gì về trật tự trước sau của các sự việc ấy?
-> Không thể thay đổi trật tự các sự việc vì sự việc trước giải thích lý do cho sự việc sau, cả chuỗi sự việc khẳng định sự chiến thắng của Sơn Tinh.
* Dựa vào truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh trả lời các câu hỏi sau:
Sự việc do ai làm? Xảy ra ở đâu? Vào lúc nào? Nguyên nhân? Diễn biến? Kết thúc?
6 yếu tố trên đủ yêu cầu cho văn tự sự chưa? (đã sáng tỏ)
Theo em, có thể xóa bỏ yếu tố thời gian và địa điểm trong truyện được không? Vì sao. -> Không. Vì như vậy cốt truyện sẽ thiếu tính thuyết phục và không còn mang ý nghĩa truyền thuyết.
Việc giới thiệu Sơn Tinh có tài có cần thiết không? -> Cần, vì như vậy việc Sơn Tinh thắng Thủy Tinh nhiều lần mới có sức thuyết phục người đọc.
Nếu bỏ sự việc vua Hùng ra điều kiện kén rể có được không? -> Không, vì sẽ làm cho truyện không có nguyên nhân, không có tính thuyết phục.
Sự việc nào thể hiện mối thiện cảm của người kể đối với Sơn Tinh và vua Hùng?
-> Sính lễ hỏi vợ có lợi cho Sơn Tinh.
Có thể để Thủy Tinh thắng Sơn Tinh được không? -> Không, đó là điều không có.
Xoá bỏ sự việc “Hàng năm TT lại dâng nước đánh ST…” có được không? Vì sao?
-> Truyền thuyết giải thích hiện tượng lũ lụt, nếu bỏ đi không thể hiện được tư tưởng tp.
Qua việc tìm hiểu truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh”, em thấy sự việc trong văn tự sự có đặc điểm gì? Hs trả lời, dẫn đến ghi nhớ 1, Sgk. Hs đọc
* Tìm hiểu nhân vật trong văn tự sự
Gọi Hs đọc mục 2 / Sgk.
Trong văn bản “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” ai là nhân vật chính? Ai là nhân vật phụ?
Nhân vật phụ có cần thiết không? Có thể bỏ được không?
Gv: Nhân vật chính có vai trò quan trọng trong việc thể hiện tư tưởng nhưng nhân vật phụ lại rất cần thiết cho nhân vật chính.
Hết tiết 11 chuyển tiết 12
Gv lập bảng liệt kê nhân vật trong truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” với các mục tên gọi, lai lịch, chân dung, tài năng, việc làm để hs điền trống và rút ra kết luận.
Hs làm ra nháp trong 5 phút.
Gọi 1 hs lên làm vào bảng phụ. Lớp nhận xét. Gv chữa bài.
Nhân vật có vai trò gì trong văn tự sự? Nêu vai trò của nhân vật chính và phụ?
Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ 2.
Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập
Bt1: Chỉ ra những việc mà các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh đã làm?
Căn cứ vào bảng phụ, mục 2 bài học để làm.
Em hãy nhận xét về vai trò, ý nghĩa của các nhân vật trong truyện?
Em hãy thử tóm tắt truyện ngắn nhất theo các sự việc gắn với nhân vật chính?
Hs thực hiện. Gv nhận xét, chữa bài.
Nêu ý nghĩa tên truyện?
Bt2: Gv hướng dẫn Hs làm ra nháp
Gv nhận xét, chữa bài.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv hướng dẫn Hs một số công việc để làm ở nhà.
I. Tìm hiểu chung về đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự
1. Sự việc trong văn tự sự
1.1. Tìm hiểu ví dụ
a. Các sự việc trong truyện “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”:
- Sự việc khởi đầu (1)
- Sự việc phát triển (2,3,4,5)
- Sự việc cao trào (6)
- Sự việc kết thúc (7)
-> Các sự việc được sắp xếp theo mối quan hệ nhân - quả.
b. Sự việc trong văn tự sự phải được kể cụ thể:
* Truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”:
- Nhân vật chính: Sơn Tinh – Thủy Tinh.
- Địa điểm: Thành Phong Châu nay thuộc tỉnh Phú Thọ.
- Thời gian: Thời vua Hùng thứ 18.
- Nguyên nhân: Vua Hùng kén rể.
- Diễn biến: Đánh nhau hàng tháng trời rất ác liệt.
- Kết quả: Sơn Tinh thắng và luôn thắng Thuỷ Tinh.
-> Đảm bảo yêu cầu của văn tự sự.
c. Sự việc và chi tiết trong văn tự sự được lựa chọn phù hợp với chủ đề, tư tưởng muốn biểu đạt
- Sơn Tinh có khả năng khống chế lũ lụt.
- Sính lễ là sản vật của núi rừng - điều kiện thuận lợi cho Sơn Tinh -> Sơn Tinh lấy được vợ.
- Không thể bỏ sự việc “hàng năm TT dâng nước đánh ST…” vì hiện tượng lũ lụt hàng năm vẫn xẩy ra và nhân dân ta đã kiên cường chống lại.
1.2. Ghi nhớ 1: (Sgk/38)
2. Nhân vật trong văn tự sự
2.1. Tìm hiểu ví dụ
a. Nhân vật trong văn tự sự vừa là kẻ thực hiện các sự việc, vừa là kẻ được nói tới, được biểu dương hay bị lên án:
* Truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”:
- Sơn Tinh, Thủy Tinh là nhân vật chính.
-> Thực hiện các hành động.
- Vua Hùng, Mị Nương là những nhân vật phụ.
-> Giúp nhân vật chính hoạt động.
Hết tiết 11 chuyển tiết 12
b. Nhân vật trong văn tự sự được kể cụ thể:
Bảng liệt kê về các nhân vật trong văn bản “Sơn Tinh, Thủy Tinh”. (Xem bảng phụ)
2.2. Ghi nhớ 2: (Sgk/38)
II. Luyện tập
Bt1:
- Vua Hùng: Kén rể, bàn bạc với các Lạc hầu, đưa ra yêu cầu về sính lễ.
- Mị Nương: Làm vợ Sơn Tinh.
- Sơn Tinh: cầu hôn, đem lễ vật và đánh nhau với Thuỷ Tinh.
- Thuỷ Tinh: cầu hôn, đem lễ vật (đến sau), đánh nhau với Sơn Tinh.
a. Nhân vật Mị Nương: nguyên nhân để vua cha kén rể à Sự xuất hiện của Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
- Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đánh nhau xuất phát từ việc Thuỷ Tinh không lấy được Mị Nương…
à Giải thích hiện tượng lũ lụt hàng năm.
c. Truyện mang tên “Sơn Tinh, Thủy Tinh” là gọi theo tên nhân vật chính. Đó là cách gọi truyền thống, theo thói quen của dân gian. Ví dụ truyện “Tấm Cám”, “Thạch Sanh”…
Bt2:
III. Hướng dẫn tự học
- Nắm vững nội dung bài học; học thuộc Ghi nhớ.
- Tập phân tích sự việc và nhân vật trong một văn bản tự sự tự chọn.
- Soạn bài mới: Sự tích Hồ Gươm.
E. Rút kinh nghiệm
Bảng phụ:
Nhân vật
Tên gọi
Lai lịch
Tài năng
Việc làm
Chân dung
Vua Hùng
Vua Hùng
Thứ 18, thành Phong Châu
Không
Kén rể, bàn bạc…
Không
Sơn Tinh
Sơn Tinh
Núi Tản Viên
Làm nổi
cồn bãi
Cầu hôn, đánh Thủy Tinh
Không
Thuỷ Tinh
Thuỷ Tinh
Miền biển
Hô mưa
gọi gió
Cầu hôn, đánh Sơn Tinh
Không
Mị Nương
Mị Nương
Con gái
vua Hùng, thành Phong Châu
Không
Làm vợ Sơn Tinh
Đẹp như hoa, tính rất hiền dịu.
File đính kèm:
- NV6 tuan 3.doc