I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Gip HS:
- Hiểu v cảm phục phẩm chất vơ cng cao đẹp của một bậc lương y chn chính.
- Hiểu cch viết truyện gần với cch viết kí, sử thời trung đại.
II/ CHUẨN BỊ:
1. GV: Gio n, SGK, SGV, tư liệu.
2. HS: SGK, xem bi ở nh.
III/ LN LỚP:
1. Ổn định lớp: (1')
Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp.
2. Kiểm tra bi cũ: (2)
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bi mới:
8 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1245 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn 6 - Tuần 17 - Trường THCS Huỳnh Hữu Nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Văn bản Tuần 17 - Tiết 65
THẤY THUỐC GIỎI CỐT NHẤT Ở TẤM LÒNG
(Truyện trung đại Việt Nam)
(Hồ Nguyên Trừng)
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
- Hiểu và cảm phục phẩm chất vô cùng cao đẹp của một bậc lương y chân chính.
- Hiểu cách viết truyện gần với cách viết kí, sử thời trung đại.
II/ CHUẨN BỊ:
1. GV: Giáo án, SGK, SGV, tư liệu.
2. HS: SGK, xem bài ở nhà.
III/ LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: (1')
Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: (2’)
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
Tg
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài ghi
1’
Æ Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Trong xã hội có nhiều nghề và nghề nào cũng phải có đạo đức. Nhưng có hai nghề mà xã hội đòi hỏi phải có đạo đức nhất, do đó người được tôn vinh nhất là dạy học và thầy thuốc. Truyện Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng của Hồ Nguyên Trừng nói về một bậc lương y chân chính, giỏi về nghề nghiệp, nhưng quan trong hơn là giàu lòng nhân đức.
10’
25’
Æ Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tiếp xúc văn bản.
(?) Em hãy tóm tắt đôi nét về tác giả Hồ Nguyên Trừng?
à Tiếp tục GV gọi 1 HS đọc diễn cảm lại văn bản.
à HS khác nhắc lại từ khó.
(?) Cho biết văn bản này chia làm mấy đoạn, nội dung chính của mỗi đoan?
- HS suy nghĩ trả lời. HS khác bổ sung.
- GV kết luận.
Æ Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.
à GV cho HS tìm hiểu các câu hỏi trong SGK.
(?) Qua chi tiết trong truyện, em hãy cho biết nhân vật Thái y lệnh họ Phạm là người như thế nào?
- HS tìm trả lời. GV nhận xét.
(?) Trong những hành động của ông, điều gì làm em cảm phục và suy nghĩ nhiều nhất?
- HS trả lời. GV định hướng đúng.
(?) Qua các sự việc trên cho ta thấy nhân vật thầy thuốc này là người như thế nào?
(?) Trước cách xử sự của vị Thái y lệnh, thái độ của Trần Anh Vương diễn biến như thế nào?
* HS: Nhà vua lúc đầu có tức giận nhưng sau khi nghe Thái y lệnh tường trình đã thay đổi thái độ, hết lời ca ngợi lương y.
(?) Qua sự việc này, em thấy nhân cách của vua Trần Anh Vương thể hiện ra sao?
(?) Qua câu chuyện có thế rút ra cho những người làm nghề y hôm nay và mai sau bài học gì?
* HS: Không chỉ có tài chữa bệnh mà quan trọng hơn là lòng thương yêu và quyết tâm cứu sống người bệnh tới mức không sợ quyền uy, không sợ mang vạ.
(?) Vậy em hãy so sánh nội dung y đức của thầy Tuệ Tĩnh trong truyện Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng?
* HS: Đều là những bậc y đức, độ lượng, hết lòng vì người bệnh.
(?) Em hãy nêu nội dung chính của truyện?
- HS trả lời ghi nhớ. GV cho ghi bài.
I/ Tiếp xúc văn bản:
1. Tác giả:
- Hồ Nguyên Trừng (1374 – 1446), là con trưởng của Hồ Quý Ly.
- Truyện ra đời khoảng giữa thế kỉ XV trên đất TQ nói về một bậc lương y chân chính, giàu lòng nhân đức.
2. Đọc văn bản: Rõ ràng, diễn cảm.
3. Từ khó: SGK164
4. Bố cục: 3 đoạn
- Đoạn 1: (từ đầu …trọng vọng ): Giới thiệu tung tích, chức vị, công đức đã có của bậc lương y.
- Đoạn 2: (Một lần … mong mỏi): Tình huống gay cấn bộc lộ y đức của thầy thuốc.
- Đoạn 3: (Phần còn lại): Hạnh phúc của thầy thuốc theo luật nhân quả “Ở hiền gặp lành”.
II/ Tìm hiểu văn bản:
* Nhân vật Thái y lệnh họ Phạm:
- Đem hết của cải ra mua thuốc, thóc gạo; nuôi ăn, chữa bệnh cho người nghèo.
- Không quản ngại bệnh dầm dề máu mủ.
- Cứu sống hơn ngàn người trong nhiều năm đói kém, dịch bệnh nổi lên.
- Cứu người bệnh nặng trước, không ngại hi sinh tính mạng của mình.
- Quyền uy không thắng nỗi y đức.
à Thái y lệnh là người có tấm lòng, một lương y có y đức.
* Thái độ của Trần Anh Vương: Từ tức giận, quở trách đến mừng, khen ngợi.
à Là một vị vua có lương tâm, có lòng nhân đức.
III/ Tổng kết:
Ghi nhớ
Với hình thức ghi chép chuyện thật, trong đó biết xoáy vào một tình huống gay cấn để tính cách nhân vật được bộc lộ rõ nét, truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng ca ngợi phẩm chất cao quý của vị Thái y lệnh họ Phạm: không chỉ có tài chữa bệnh mà còn quan trọng hơn là có lòng thương yêu và quyết tâm cứu sống người bệnh tới mức không sợ quyền uy, không sợ mang vạ vào thân.
4. Củng cố: (5’)
à GV lồng vào phần luyện tập.
(?) Một bậc lương y chân chính theo mong mỏi của Trần Anh Vương phải như thế nào?
(?) Hãy so sánh nội dung đó với nội dung trong lời thề của Hi-pô-cờ-rát được trích ở phần Đọc thêm?
à GV cho HS đọc phần Đọc thêm.
5. Dặn dò: (2')
- Đọc lại truyện. Học thuộc phần ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài tt “Ôn tập TV”
. Đọc yêu cầu.
. Trả lời các câu hỏi.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiếng việt Tuần 17 - Tiết 66
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
- Nắm lại về cấu tạo từ TViệt.
- Các loại từ và cụm từ cơ bản: Dtừ - cụm dtừ, đtừ - cụm đtừ, tính từ - cụm ttừ.
II/ CHUẨN BỊ:
- GV: SGK, giáo án.
- HS: SGK, bài soạn ở nhà.
III/ LÊN LỚP:
1. Ổn định: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ:
à GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới: (42’)
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
Æ Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
GV giới thiệu về yêu cầu tiết học hôm nay.
37’
ÆHoạt động 2: Tiến hành ôn tập.
à GV cho HS quan sát các sơ đồ trong SGK, đặt những câu hỏi ôn và HS trả lời.
à Do các bài đều đã học kĩ nên GV không cần cho HS ghi lại.
(?)1. Từ là gì? Từ chia làm mấy loại?
(?)2. Từ mượn?
(?)3. Nghĩa của từ là gì?
(?)4. Từ nhiều nghĩa?
(?)5. Chữa lỗi dùng từ ...
(?)6. Danh từ - Cụm danh từ.
1. - Từ là đơn vị nhỏ nhất dùng để đặt câu.
- Từ chia làm 2 loại:
+ Từ đơn: vua, cha ...
+ Từ phức: học sinh, cô giáo ...
. Từ ghép.
. Từ láy.
2. Từ mượn là từ vay mượn của nước ngoài Anh , Pháp, Nga. Nhưng chủ yếu là mượn tiếng Hán (gồm từ gốc Hán và từ Hán Việt).
3.
– Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động quan hệ, ...) mà từ biểu thị.
- Có thể giải thích nghĩa của từ bằng 2 cách:
4. Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa.
- Chuyển nghĩa là hướng tới thay đổi nghĩa của từ tạo ra những từ nhiều nghĩa.
- Trong từ nhiều nghĩa có:
+ Nghĩa gốc.
+ Nghĩa chuyển.
5. Lỗi lặp từ dư thừa không cần thiết.
- Lẫn lộn các từ gần âm. VD (thăm quan, nhấp nháy bộ ria mép, bàng quang với lớp).
- Dùng từ không đúng nghĩa (chứng thực cảnh nước mất ...) (Yếu điểm khác với điểm yếu).
6. Danh từ là nhữn g từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm ...
- Dtừ có thể kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước, các từ này, ấy, đó, ... ở phía sau và 1 số từ ngữ khác để lập thành cụm dtừ.
- Chức vụ điển hình trong câu của dtừ là chủ ngữ. Khi làm vị ngữ, dtừ cần có từ là đứng trước.
Danh từ
Dtừ chỉ đvị Dtừ chỉ sự vật
Dtừ chỉ đvị Dtừ chỉ đvị Dtừ chung Dtừ riêng
tự nhiên quy ước
Dtừ chỉ đvị Dtừ chỉ đvị
Chính xác ước chừng
(?) Cụm danh từ
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
t2
t1
T1
T2
S1
S2
Tất cả
những
em
học sinh
chăm ngoan
ấy
(?)7. Động từ - Cụm động từ?
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
Cũng/còn/đang/chưa
tìm
được/ngay/ câu trả lời.
(?)8. Tính từ - Cụm tính từ.
(?)9. Số từ và lượng từ.
(?)10. Chỉ từ.
* Cụm dtừ có cấu tạo 3 phần.
- Phần trước: có 2 thành tố.
t2: chủ lượng toàn thể: tất cả, hết thảy ...
t1: chỉ lượng phân phối và số lượng chính: mọi, những, các, hai, ba ...
- Phần trung tâm: có 2 thành tố.
T1: chỉ chủng loại khái quát.
T2: chỉ đối tượng cụ thể.
- Phần sau: có 2 thành tố.
S1: nêu lên đặc điểm của sự vật nêu ở T2.
S2: xác định vị trí của sự vật ấy trong không gian hay thời gian.
7. Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
- Động từ kết hợp với đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ ... để tạo thành cụm đtừ.
- Chức vụ điển hình trong câu của đtừ là vị ngữ. Khi làm chủ ngữ, đtừ mất khả năng kết hợp với các từ đủ, sẽ ...
- Động từ chia làm 2 loại:
+ Đtừ tình thái: dám, toan, định, phải ...
+ Đtừ chỉ hành động, trạng thái: đi, đứng, buồn, vui ...
* Cấu tạo của cụm đtừ
Các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho đtừ các ý nghĩa: quan hệ thời gian; sự tiếp diễn tương tự; sự khuyến khích hoặc ngăn cản hành động; sự khẳng định hoặc phủ định hành động ...
- Các phụ ngữ ở phần sau bổ sung cho đtừ các chi tiết về đối tượng, hướng, địa điểm, thời gian, pdiện và cách thức hành động.
8. Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hđộng, trạng thái.
- Tính từ có thể kết với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn ...để tạo thành cụm tính từ khả năng kết hợp với các từ hãy, chớ, đừng của tính từ rất hạn chế.
- Tính từ có thể làm vị ngữ, chủ ngữ. Tuy vậy khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn động từ.
- Có 2 loại tính từ:
+ Tính từ chỉ đặc điểm tương đối (có thể kết hợp với từ chỉ mức độ).
+ Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối (không thể kết hợp từ chỉ mức độ)
* Cụm tính từ:
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
vẫn, còn, đang
trẻ
như một thanh niên
- Các phụ ngữ ở phần trước có thể biểu thị quan hệ thời gian; sự tiếp diễn tương tự; mức độ của đặc điểm; tính chất, sự khẳng định hay phủ định; ...
- Các phụ ngữ ở phần sau có thể biểu thị vị trí; sự so sánh; mức độ, phạm vi hay nguyên nhân của đặc điểm; tính chất ...
9. Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật.
- Khi đứng trước thì biểu thị số lượng. Khi biểu thị thứ tự, số từ đứng sau dtừ.
* Lượng từ là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.
10. Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian.
- Chỉ từ thường làm phụ ngữ trong cụm dtừ. Ngoài ra, chỉ từ còn có thể làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ trong câu.
4. Củng cố: (1’)
GV nhấn mạnh lại yêu cầu tiết học.
5. Dặn dò: (2')
- Xem kĩ lại tất cả các nội dung này.
- Xem lại kiến thức Văn, TLV.
- Chuẩn bị thi học kì I.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Ngữ văn Tuần 17 - Tiết 67, 68
KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI KÌ I
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Nhằm đánh giá HS ở phương diện:
- Vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kĩ năng của 3 phân môn: Văn, TV, TLV.
- Năng lực vận dụng kĩ năng viết TLV đối với thể tự sự.
II/ CHUẨN BỊ:
1. GV: Đề thi.
2. HS: Giấy, viết, học bài ở nhà.
III/ LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: (1')
2. Kiểm tra: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Phát đề:
à GV phát đề, yêu càu làm bài trật tự, không quay cop, trao đổi.
à GV trả lời thắc mắc của HS trong giới hạn cho phép.
File đính kèm:
- Tuan 17.doc