.MỤC TIÊU: Giỳp HS:
+ Nhận biết được những ưu điểm và nhược điểm trong bài viết của mỡnh để rút ra kinh nghiệm cho những bài kỡ sau.
+ Tự sửa những lỗi sai đó mắc trong bài làm của mỡnh.
+ Củng cố các kỹ năng miêu tả.
B. CHUẨN BỊ:
- GV: Chấm bài cú lời phờ cụ thể cho từng bài.
- Trũ: ễn tập cỏc bài tập làm văn đó học.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
3. Bài mới:
15 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3214 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 32, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn : 29/ 3 / 2013
Giảng: 1/ 4/ 2013
Tiết 116 TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN, BÀI TẬP LÀM VĂN TẢ NGƯỜI
A.MỤC TIÊU: Giúp HS:
+ Nhận biết được những ưu điểm và nhược điểm trong bài viết của mình để rút ra kinh nghiệm cho những bài kì sau.
+ Tự sửa những lỗi sai đã mắc trong bài làm của mình.
+ Củng cố các kỹ năng miêu tả.
B. CHUẨN BỊ:
- GV: Chấm bài có lời phê cụ thể cho từng bài.
- Trò: Ôn tập các bài tập làm văn đã học.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV: đưa bảng phụ đề bài.
HS: chữa đề .
GV: yêu cầu hs nhắc lại đề bài và xác định yêu cầu của đề bài.
GV: cùng hs lập dàn ý cho đề bài
GV: Nhận xét ưu, nhược điểm của hs qua từng bài kiểm tra.
Hs: Đối chiếu bài làm của mình, sửa lỗi.
Gv: gọi hs lên sửa một số lỗi điển hình.
GV: gọi điểm.
I. Trả bài Kiểm tra văn.
1. Đề bài.
2. Đáp án.ý Như tiết 100
II. Trả bài viết văn tả người.
1. Đề bài.
2. Đáp án.ý Như tiết 107+108
III. Nhận xét:
1. Ưu điểm:
* Bài kiểm tra văn: Đại đa số HS xác định đúng yêu cầu của đề bài.
- Biết cách trình bày bài.
- Một số bài làm tốt: Hà, Dung, Nguyễn Phương,...
* Bài viết văn tả người:
- Có một số HS viết đúng thể loại, đúng yêu cầu của đề ra, đã miêu tả được các ý cơ bản của bài.
- Bài làm có cách trình bày rõ ràng, mạch lạc:
- Một số em trình bày sạch sẽ, chữ viết đúng chính tả: Yến, Hà, Hoàng Phương..
2. Nhược điểm:
* Bài kiểm tra văn:
- Một số bạn chưa hiểu đề (câu 1.)
- Chép thơ sai, viết đoạn văn ngắn, sơ sài.
* Bài viết văn:
- Nội dung chưa đầy đủ các bước hoặc các bước trình bày đại khái, sơ sài.
- Có em mắc nhiều lỗi diễn đạt và viết sai chính tả quá nhiều, thậm chí cả bài không có dấu chấm câu: Quỳnh, Hùng, Sự, Bắc...
IV. Chữa lỗi
- HS tự sửa những lỗi đã mắc.
- Trao đổi bài cho nhau để kiểm tra bài cho bạn.
- Đọc bài tốt.
V. Trả bài, gọi điểm
4.Củng cố:
- GV nhận xét rút kinh nghiệm giờ trả bài.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn lại các bài Văn và tập làm văn đã học.
- Ôn tập truyện và kí.
Soạn : 29/ 3 / 2013
Giảng: 1/ 4/ 2013 (Bù chiều)
Tiết 117 ÔN TẬP TRUYỆN VÀ KÍ
A.MỤC TIÊU: Giúp HS:
+ Hình thành được những hiểu biết sơ lược về các thể loại truyện, kí trong loại hình tự sự.
Nhớ được nội dung cơ bản và những nét nghệ thuật đặc sắc của các tác phẩm truyện, kí hiện đại đã học.
+ GD t/y thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước, con người.
+ Rèn kỹ năng tổng hợp kiến thức, hệ thống, khái quát, so sánh.
B. CHUẨN BỊ:
- GV: Soạn bài, Sgk, sgv, TLTK, bảng phụ.
- Trò: Soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn SGK.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Xen kẽ trong giờ.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới:
I. Nội dung cơ bản của các truyện. kí đã học.
GV: Hướng dẫn HS kẻ bảng, hệ thống kiến thức. Làm mẫu 1 VB, y/c HS lên bảng điền vào bảng câm.
TT
Tên TP,
đoạn trích
Tác giả
Thể loại
Tóm tắt nội dung
1
Bài học…
Tô Hoài
Truyện
Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của một chàng dế thanh niên, nhưng tính tình xốc nổi, kiêu căng. Trò đùa ngỗ nghịch của Mèn đã gây ra cái chết thảm thương cho Choắt, Mèn rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.
2
Sông nước Cà Mau
Đoàn Giỏi
Tuyện ngắn
Cảnh quan độc đáo của vùng Cà Mau với sông ngòi, kênh, rạch bủa giăng chi chít, rừng đước trùng điệp hai bên bờ và cảnh chơ Năm Căn trù phú, tấp nập ngay trên mặt sông.
3
Bức tranh của em gái tôi
Tạ Duy Anh
Truyện ngắn
Tài năng hội hoạ, têm hồn trong sáng và lòng nhân hậu ở cô em gái đã giúp cho người anh vượt lên được lòng tự ái, tự ti của mình.
4
Vượt thác
Võ Quảng
Truyện
Hành trình ngược sông Thu Bồn vượt thác của con thuyền do dượn Hương Thư chỉ huy. Cảnh sông nước và hai bên bờ, sức mạnh và vẻ đẹp của con người trong cuộc vượt thác.
5
Buổi học cuối cùng
An-phông-xơ Đô-đê
Truyện ngắn
Buổi học tiếng Pháp cuối cùng của lớp học trường làng vùng An-dát bị Phổ chiếm đóng và hình ảnh thầy giáo Ha-men qua cái nhìn và tâm trạng của cậu bé Ph-răng.
6
Cô Tô
Nguyễn Tuân
Kí
Vẻ đẹp tươi sáng, phong phú của cảnh sắc thiên nhiên vùng đảo Cô Tô và một nét sinh hoạt của người dân trên đảo.
7
Cây Tre Việt Nam
Thép Mới
Kí
Cây tre là người bạn gần gũi, thân thiết của nhân dân Việt Nam trong cuộc sống hàng ngày, trong lao động và trong chiến đấu. Cây tre đã thành biểu tượng của đất nước và con người Việt Nam.
8
Lòng yêu nước
I-li-a Ê-ren-bua
Tuỳ bút chính luận
Lòng yêu nước khởi nguồn từ lòng yêu những vật bình thường, gần gũi, từ tình yêu gia đình, quê hương. Lòng yêu nước được thử thách và bộc lộ mạnh mẽ trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
9
Lao xao
Duy Khán
Hồi kí tự truyện
Miêu tả các loài chim ở đồng quê qua đó bộc lộ vẻ đẹp, sự phong phú của thiên nhiên làng quê và bản sắc văn hoá dân gian.
- Cho HS thống kê theo mẫu SGK sau đó GV bổ sung:
Nhìn bảng hệ thống nhận xét đặc điểm của truyện và kí?
? Các văn bản đã học cho em cảm nhận gì về thiên nhiên và cuộc sống con người?
- HS trao đổi, phát biểu theo ý kiến riêng, sau đó Gv tổng hợp, tóm tắt chung:
? Em thích nhất nhân vật nào trong các văn bản tuyện, kí đã học? Vì sao?
II. Đặc điểm của truyện kí.
1. Truyện và phần lớn các thể kí đều thuộc loại hình tự sự.
- Tự sự là phương thức tái hiện bức tranh đời sống bằng tả và kể là chính.
- Tác phẩm tự sự đều có lời kể, các chi tiết và hình ảnh về thiên nhiên, xã hội, con người, thể hiện cái nhìn và thái độ của người kể.
2. Truyện phần lớn dựa vào sự tưởng tượng, sáng tạo của tác giả trên cơ sở quan sát, tìm hiểu đời sống và con người theo sợ cảm nhậ, đánh giá của tác giả.
- Kí lại kể về những gì có thực đã từng xảy ra.
3. Trong truyện, thường có cốt truyện, nhân vật. Còn trong kí, thường không có cốt truyện, có khi không có cả nhân vật.
III. Những cảm nhận sâu sắc về đất nước, con người qua các truyện, kí đã học.
+ Các truyện, kí đã học giúp cho chúng ta hình dung và cảm nhận được nhiều cảnh sắc thiên nhiên đất nước và cuộc sống con người ở nhiều vùng, miền.
+ Cùng với cảnh sắc thiên nhiên đất nước là hình ảnh con người và cuộc sống của họ, trước hết là những người lao động.
+ Một số truyện. kí đã đề cập những vấn đề gần gũi, quan trọng trong đời sống tình cảm, tư tưởng và mối quan hệ của con người.
IV. Tổng kết:
- Ghi nhớ SGK.
4.Củng cố:
- Thế nào là truyện, kí ?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn lại các bài truyện, kí đã học theo nội dung trên.
- Trong các nhân vật đã học trong truyện, kí, nhân vật nào để lại ấn tượng sâu sắc nhất ? Hãy viết một đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về nhân vật ấy.
- Chuẩn bị bài: Câu trần thuật đơn không có từ là.
Soạn : 29/ 3 / 2013
Giảng: 1/ 4/ 2013 (Bù chiều)
Tiết 118 CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN KHÔNG CÓ TỪ LÀ
A.MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Nắm được kiểu câu trần thuật đơn không coá từ là.
Nắm được tác dụng của kiểu câu này.
- Có ý thức phân biệt câu trần thuật đơn có từ là và câu trần thuật đơn không có từ là.
- Rèn kỹ năng nhận diện, phân biệt, đặt câu trần thuật đơn không có từ là.
B. CHUẨN BỊ:
- GV: Sgk, sgv, bảng phụ.
- Trò: Đọc trước bài ở SGK.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là câu trần thuật đơn có là là ? Cho ví dụ.
3. Bài mới:
GV: Dùng bảng phụ, HDHS tìm hiểu VD:
1- Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau?
2- VN của các câu trên do những từ hoặc cụm từ nào tạo thành?
3- Chọn những từ hoặc cụm từ phủ định thích hợp cho sau đây điền vào trước vị ngữ của các câu trên: Không, không phải, chưa, chưa phải.
- Rút ra nhận xét?
HS: Trả lời, KL, đọc ghi nhớ. Tr.119.
GV: Nhận xét, bổ sung.
GV: HDHS tìm hiểu VD:
1. Xác định CN, VN trong các câu sau?
2. Chọn trong hai câu đã dẫn một câu thích hợp để điền vào chỗ trống trong đoạn dưới đây. Giải thích vì sao em chọn câu này mà không chọn câu khác?
- Kết luận?
+ Thế nào là câu miêu tả?
+ Thế nào là câu tồn tại?
Xác định CN, VN trong các câu sau. Cho biết những câu nào là câu miêu tả và những câu nào là cấu tồn tại?
HS: Thảo luận, KL.
GV: Nhận xét, bổ sung.
- GV HDHS làm bài 1.
- HS lên bảng làm.
- GV: Nhận xét, cho điểm.
2. Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu tả cảnh trường em, trong đó có sử dụng ít nhất là một câu tồn tại.
3. GV đọc cho HS viết chính tả.
I. Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là.
1. Ví dụ:
2. Nhận xét
a. Phú ông / mừng lắm.
CN VN (cụm TT)
b. Chúng tôi / tụ hội ở góc sân.
CN VN (cụm ĐT)
c. Nam / nói chuyện.
CN VN ( ĐT)
d. Tôi / vui.
CN VN (TT)
¨VN = (không/ chưa) + tính từ (cụm tính từ), động từ (cụm động từ) tạo thành.
3. Kết luận: Ghi nhớ: (SGK)
II. Câu miêu tả và câu tồn tại.
1. Ví dụ (SGK).
2. Nhận xét
a.Đằng cuối bãi, hai cậu bé con/tiến lại.
TN CN VN
(Câu miêu tả)
b. Đằng cuối bãi, tiến lại/hai cậu bé con.
TN VN CN
(Câu tồn tại)
+ Chọn câu b (Đằng cuối bãi, tiến lại hai cậu bé con.) Vì:
+ Nếu chọn câu a, thì có nghĩa là những nhân vật đó đã biết từ trước.
+ Chọn câu b, vì nó hợp với từ “bỗng” (thông báo sự xuất hiện bất ngờ, đột ngột của hai cậu bé).
3. Kết luận: Ghi nhớ: (Tr. 119.)
III. Luyện tập.
- HS làm bài tập.
Bài 1.
a.- …../trùm lên…xóm thôn. (Câu miêu tả)
CN VN
- …../thấp thoáng/mái đình….cổ kính.
TN VN CN
(Câu tồn tại)
- …..ta / gìn giữ…lâu đời.
CN VN
(Câu miêu tả)
b. Bên …có / cái hang của Dế Choắt.
VN CN
(Câu tồn tại)
- Dế Choắt / là…thế.
CN VN
(Câu miêu tả)
c. Dưới…tre,/ tua tủa / những mầm măng.
TN VN CN
(Câu tồn tại)
- Măng / trồi….trỗi dậy.
CN VN
(Câu miêu tả)
Bài 2.
Tham khảo: Ngoài đê, ven ruộng ngô cánh bãi, xanh um một màu lá mướt của ngô xen đỗ, xen cà, lại có cả tiếng chim khác. Nó khoan thai, dìu dặt như ngón tay thon thả búng vào dây đàn thập lục, nẩy ra tiếng thép lúc đầu vang to sau nhỏ dần rồi tắt lịm. Đó là con chim vít vịt.
Bài 3.
- HS nghe chép chính tả.
4.Củng cố:
- Thế nào là câu trần thuật đơn có từ là ?
- Đặc điểm của câu miêu tả, câu tồn tại ?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, làm bài tập.
- Chuẩn bị bài: Ôn tập văn miêu tả.
Soạn : 29/ 3 / 2013
Giảng: 3/ 4/ 2013 (Bù chiều)
Tiết 119 ÔN TẬP VĂN MIÊU TẢ
A.MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Nắm vững đặc điểm và yêu cầu của một bài văn miêu tả. Nhận biết và phân biệt được đoạn văn miêu tả, đoạn văn tự sự.Thông qua các bài tập thực hành đã nêu trong Ngữ văn 6, tập 2, tự rút ra những điểm cần ghi nhớ chung cho cả văn tả cảnh và văn tả người.
- Có ý thức ôn tập tự giác, tích cực.
- Rèn kỹ năng ôn tập, hệ thông kiến thức, so sánh.
B. CHUẨN BỊ:
- GV: Sgk, sgv.
- Trò: Ôn tập văn tả cảnh và văn tả người.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra: (Tiến hành trong giờ ôn tập)
3. Bài mới:
GV: HDHS ôn tập:
- Tự sự và miêu tả có giống nhau không ?
- Trong văn miêu tả, ta thường tả những gì
- Ta thường tả người trong những hoàn cảnh nào ?
- Có những KN cơ bản nào trong văn miêu tả ?
- Bố cục của bài văn miêu tả gồm mấy phần ? Nhiệm vụ chính của mỗi phần ?
HS: Trả lời:
GV: Nhận xét, bổ sung.
- GVHDHS làm bài tập.
- Bài 1: Điều gì đã tạo lên cái hay và độc đáo ấy ? (Đoạn văn của NT đã đạt được cả 4 yêu cầu trên, thực sự là đoạn văn tả cảnh thiên nhiên mẫu mực.
- Bài 2: Hướng dẫn học sinh lập dàn ý.
- Bài 3: Hướng dẫn học sinh tìm chi tiết, hình ảnh để miêu tả một em bé ngây thơ, bụ bẫm đang tập nói, tập đi ?
- Học sinh đọc yêu cầu BT.
-Hướng dẫn học sinh đọc kỹ 2 đoạn trích: DMPLK và BHCC.
I. So sánh văn tự sự với văn miêu tả:
1. Văn tự sự: Kể lại sự vật, sự việc.
2. Văn miêu tả: Là giúp cho người đọc, người nghe hình dnng những đặc điểm, tính chất của sự vật, sự việc, con người…làm cho những cái đó hiện lên trước mắt người đọc, người nghe.
II. Mấy điều cần nhớ về văn miêu tả:
- Tả cảnh
- Tả người:
+ Tả chân dung;
+ Tả người trong lao động;
+ Tả người trong cảnh.
- Quan sát tưởng tượng, liên tưởng, so sánh, lựa chọn, hồi tưởng, hệ thống hoá, nhận xét, đánh giá.
- Bố cục: 3 phần
+ MB: Tả khái quát.
+ TB: Tả chi tiết.
+ KB: Nêu ấn tượng, nhận xét về đối tượng.
* Ghi nhớ: ( SGK tr 121)
III. LUYỆN TẬP:
Bài 1 (Tr.20)
- Đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc trên biển rất hay và độc đáo.
- Tác giả đã lựa chọn những chi tiết, hình ảnh đặc sắc, thể hiện được linh hồn của tạo vật.
- Có những so sánh liên tưởng mới mẻ, độc đáo, kỳ lạ và rất thú vị.
- Có vốn ngôn từ thật phong phú, sắc sảo - > cảnh sống động như thật.
- Tình cảm, thái độ rõ ràng đối với cảnh vật.
Bài 2 (121) : Miêu tả cảnh đầm sen đang mùa hoa nở.
*Mở bài: Giới thiệu chung về cảnh đầm sen.( Đầm sen nào? ở đâu)
- Khái quát toàn cảnh ?
* Thân bài:
- Từ xa: đầm sen hiện lên với những sắc màu thật đẹp.
+ lá xanh ngắt như tấm thảm lớn;
+ hoa sen hồng vươn lên đầy sức sống.
- Đến gần:
+ lá xanh;
+ bông trắng, hồng;
+ Nhị vàng;
+ Hương thơm ngan ngát.
- Khi bơi thuyền ra giữa đầm, cảm giác thú vị: bao phủ quanh mình là những sắc màu, hương vị thanh tao, quyến rũ.
* Kết bài:
- Những cảm xúc của em trước cảnh đầm sen.
Bài 3 (121)
* MB:- Giới thiệu: Em bé con nhà ai ? Tên ? Tháng tuổi ? Quan hệ với em như thế nào ?
* TB: + Tả gương mặt, dáng hình;
+ Tả em bé đang tập đi: tay, chân, mắt, dáng đi;
+ Tả em bé tập nói: miệng, môi, lưỡi, mắt, ...
* KB. + Hình ảnh chung về em bé;
+ Thái độ của mọi người đối với em.
Bài 4 (121)
- Tìm 2 đoạn miêu tả, 2 đoạn tự sự ?
* Căn cứ để phân biệt:
- Hành động tả hay kể ?
- Tả, kể về ai ?
- Chân dung hay việc làm ?
- Dùng nhiều động từ hay tính từ ?
4.Củng cố:
- Muốn làm văn miêu tả, ta phải nắm được những đặc điểm nào ?
- Đọc thêm tài liệu Tr. 121.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Chọn 2/4 đề (SGK-tr 122)
- Chuẩn bị dàn ý bài viết tập miêu tả sáng tạo.
- Chuẩn bị bài HDĐT: Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử.
Soạn : 29/ 3 / 2013
Giảng: 3/ 4/ 2013 (Bù chiều)
Tiết 120 HDĐT: CẦU LONG BIÊN - CHỨNG NHÂN LỊCH SỬ
(Thuý Lan)
A.MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Bước đầu nắm được khái niệm văn bản nhật dụng và ý nghĩa của nó. Thấy được vị trí và tác dụng của các yếu tố nghệ thuật đã tạo lên hấp dẫn của bài bút ký mang nhiều tính chất hồi ký này.
- Hiểu được ý nghĩa làm "chứng nhân lịch sử" của cầu Long Biên, từ đó nâng cao, làm phong phú thêm tâm hồn, tình cảm đối với quê hương, đất nước, đối với các di tích lịch sử.
- Rèn kỹ năng tìm hiểu VB nhật dụng.
B. CHUẨN BỊ:
- GV: Sgk, sgv, trang cây cầu Long Biên.
- Trò: Soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn SGK.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu các đặc điểm của truyện và ký ? Em thích tác phẩm truyện, kí nào nhất? Vì sao?
3. Bài mới:
GV: Hướng dẫn đọc; đọc mẫu, gọi HS đọc.
GV: HDHS tìm hiểu:
- Thế nào là văn bản nhật dụng
- Thể loại của văn bản này? Trích ở đâu?
- Thể bút ký có đặc điểm gì ?
HS: Thực hiện.
- Văn bản này có thể chia làm mấy đoạn ? Nội dung từng đoạn?
- Phương thức biểu đạt nào được tác giả sử dụng trong văn bản này ?
( Kết hợp miêu tả, tự sự, biểu cảm.)
HS: Làm theo hướng dẫn.
* HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
- Cầu LB bắc qua sông nào ? Ai thiết kế ? Xây dựng từ bao giờ ?
- Cầu long Biên khi mới hoàn thành mang tên gì ?
- Cây cầu có chiều dài như thế nào ? Được tác giả so sánh với gì ?
- Hình ảnh so sánh ấy gợi cho em cảm xúc như thế nào ?
* HS đọc: "Hiện nay ... làm cầu".
- Thực dân Pháp xây dựng cầu nhằm mục đích gì ?
- Thái độ, tình cảm của tác giả được thể hiện như thế nào khi nói về quá trình xây dựng cầu
* H S đọc "Cầu LB ... áo hào hoa", trả lời câu hỏi:- Tại sao chúng ta lại quyết định đổi tên là cầu Long Biên ?
- Bài ca dao và bài hát "Ngày về" được đưa vào bài ký có tác dụng gì ?
- Tác giả sử dụng phương pháp miêu tả xen kẽ với phát biểu cảm xúc như thế nào
- Cầu Long Biên thời kỳ này là nhân chứng cho điều gì ?
* Sau khi HS trả lời, GV nhận xét, bình.
- Đặc sắc của nghệ thuật văn bản này ?
- Em cảm nhận được điều gì qua văn bản ?
- Tình cảm của em đối với cây cầu này ?
I. Đọc- hiểu chú thích:
1. Đọc:
2. Chú thích:
* Văn bản nhật dụng:
- Là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại (thiên nhiên, môi trường, dân số, ...)
3. Thể loại:
- Thể loại: bút ký mang nhiều yếu tố hồi ký.
- Trích trên báo “Người Hà Nội”.
4. Bố cục: 3 đoạn.
- Đoạn 1: "... Thủ đô Hà Nội"- Khái quát về cầu Long Biên trong một thời kỳ tồn tại.
- Đoạn 2: "...dẻo dai, vững chắc"- Biểu hiện nhân chứng lịch sử của cầu Long Biên.
- Đoạn 3: Còn lại - Cầu Long Biên, chứng nhân của tình yêu đất nước Việt Nam.
II. Đọc, hiểu văn bản:
1. Khái quát về cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử:
- Bắc qua sông Hồng;
- Kỹ sư Ép-phen, người Pháp thiết kế.
- Xây dựng 1898, hoàn thành 1902.
2. Cầu Long Biên qua những chặng đường lịch sử:
* Thời thuộc Pháp:
- Mang tên toàn quyền Pháp: Pôn-Đu-me.
- Như một dải lụa uốn lượn vắt qua sông Hồng, nặng 17.000 tấn.
NT: so sánh bất ngờ, độc đáo, lí thú vì sức mạnh của cầu sắt, vì sự tiến bộ của công nghệ làm cầu, lần đầu tiên được áp dụng ở Việt Nam.
* Cầu Long Biên từ cách mạng tháng Tám đến nay:
- Chứng tỏ ý thức, chủ quyền độc lập của nhân dân ta.
3. Cầu Long Biên trong hiện tại và tương lai.
- Làm nhân chứng cho thời kỳ đổi mới nhanh chóng của đất nước, cho tình yêu của mọi người đối với dân tộc VN; là nhịp cầu của hoà bình và thân thiện; là tình yêu bền chặt trong tâm hồn tác giả.
III.Tổng kết:
* Ghi nhớ: (Sgk)
IV. Luyện tập
4.Củng cố:
- Vì sao Cầu Long Biên lại là một nhân chứng lịch sử ?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Đọc kỹ lại văn bản; nắm nghệ thuật, nội dung.
- Chuẩn bị bài : "Chữa lỗi về CN, VN".
Soạn : 29/ 3 / 2013
Giảng: 4/ 4/ 2013
Tiết 121 CHỮA LỖI VỀ CHỦ NGỮ, VỊ NGỮ
A.MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Củng cố bài 25, 26, tiết 107.
Phát hiện và sửa lỗi về CN-VN khi nói, viết.
- Củng cố và nhấn mạnh ý thức viết câu đúng ngữ pháp.
- Rèn kỹ năng viết câu.
B. CHUẨN BỊ:
- GV: Sgk, sgv, bảng phụ.
- Trò: Ôn tập về chủ ngữ, vị ngữ.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là câu trần thuật đơn không có từ "là" ?
- Thế nào là câu miêu tả ? Câu tồn tại ? Cho VD và phân tích ?
3. Bài mới:
Hoạt đông của thầy và trò
Nội dung
GV: HDHS đọc ví dụ trong SGK, trên bảng phụ, tìm hiểu VD:
- Em hãy xác định CN và VN
- Vậy em có nhận xét gì về cấu trúc của mỗi câu ?
- Theo em, nguyên nhân nào khiến câu a) mắc lỗi như vậy
- Sửa như thế nào ?
- Tìm CN, VN trong mỗi câu
- Em có nhận xét gì về cấu trúc của mỗi câu ?
- Nguyên nhân mắc lỗi là gì
- Cách sửa ?
- Đặt câu hỏi để kiểm tra các câu có đủ CN, VN không ?
- Phát hiện câu sai, sửa.
HS: Tìm hiểu.
GV: Nhận xét, bổ sung, KL.
- Bài 1: Học sinh trình bày, nhận xét => KL:
- Bài 2: HS lên bảng làm.
- Bài 3: HS lên bảng làm.
- Bài 4: HS lên bảng làm.
I. Chữa lỗi câu thiếu CN:
a) Qua …DMPLK / cho ……. phục thiện.
TN VN
b) Qua …DMPLK, em /thấy… phục thiện.
TN CN VN
- Câu a): thiếu CN ( Nhầm TN với CN).
- Sửa: + Thêm CN: Tác giả / cho ta thấy ...
CN
+ Biến TN -> CN, bỏ từ "qua".
+ Như câu b).
II. Chữa lỗi câu thiếu VN:
a) TG / cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt xông thẳng vào quân thù.
b) Hình ảnh TG cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt xông thẳng vào quân thù. (chỉ có CN).
c) Bạn Lan – người học giỏi nhất lớp 6A.
CN TPGT
d) Bạn Lan / là người học giỏi nhất lớp 6A.
CN VN
- Đủ CN, VN: a), d).
- Thiếu VN : c), b).
- Câu b): Lầm định ngữ với VN;
- Câu c): Lầm TP giải thích với VN.
- b) Thêm VN:
+ đã để lại cho em niềm kinh phục.
+ là hình ảnh hào hùng và lãng mạn.
+ bỏ "hình ảnh" -> viết như câu a).
- c) Thêm VN:
+ ... là bạn thân của tôi.
+ ... đang phổ biến kinh nghiệm học tập cho chúng tôi.
+ thay dấu phẩy (,) bằng từ "là" để viết như câu a).
III. Luyện tập
Bài 1 (129)
Các câu đều đủ các thành phần CN, VN.
Bài 2 (130)
Câu b): + Thiếu CN.
+ Sửa: - bỏ "với" để viết như câu a):
- biến tr. ngữ -> CN.
Câu c) + Thiếu VN.
+ Sửa: Thêm VN : ... đã đi theo tôi suốt cuộc đời.
Bài 3 (130)
a) Chúng em / bắt đầu học hát.
b) Chim hoạ mi / hót líu lo.
c) Những bông hoa / đua nhau nở rộ.
d) Cả lớp / cười đùa vui vẻ.
Bài 4 (130)
a) Khi học lớp 5, Nam / rất hồn nhiên.
b) Lúc DC chết, DM / rất ân hận.
c) Buổi sáng, mặt trời / bừng lên thật là đẹp.
d) Trong thời gian nghỉ hè, chúng tôi / đi du lịch ở MN.
4.Củng cố:
- Các lỗi về CN, VN thường mắc ?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Xem lại các bài tập.
- Làm bài tập 5 và bài tập trong SGK.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
Soạn : 30/ 3 / 2013
Giảng: 5/ 4/ 2013 (Bù chiều)
Tiết 122 CHỮA LỖI VỀ CHỦ NGỮ-VỊ NGỮ
(Tiếp theo)
A/ MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Nắm được các loại lỗi viết câu: Thiếu cả CN-VN hoặc thể hiện sai quan hệ ngữ nghĩa giữa các bộ phận trong câu.
- Biết tự phát hiện các lỗi và chữa lỗi.
- Rèn kỹ năng viết câu đúng.
B. CHUẨN BỊ:
- Thầy: Giáo án, bảng phụ.
- Trò: Soạn bài.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu cách chữa câu thiếu CN ? Vận dụng chữa câu sau:
Qua "Truyện Kiều" của Nguyễn Du cho ta thấy bản chất của xã hội phong kiến.
- Nêu cách chữa câu thiếu VN ? Vận dụng chữa câu sau: Bạn Loan lớp 6A.
3. Bài mới:
GV: HD học sinh đọc VD trong SGK, trên bảng phụ, tìm hiểu VD.
- Hãy chỉ ra các chỗ sai trong mỗi VD ?
- Nguyên nhân sai ?
- Cách chữa ?
- HS đọc VD trong SGK, trên bảng phụ.
- Mỗi bộ phận in đậm trong câu nói về ai ?
- Câu này sai về mặt nào?
(Cách sắp xếp như vậy khiến người đọc hiểu phần in đậm trước dấu phẩy (hai hàm răng ... nảy lửa) miêu tả hành động của CN trong câu "Ta / thấy…").
- Nêu cách chữa ?
HS: Thực hiện.
GV: Nhận xét, bổ sung, chốt.
- GV hướng dẫn học sinh làm một số các bài tập.
- Bài 1: Xác định CN – VN phần (a).
- HS làm tiếp các phần theo cách tương tự.
- Bài 2: HS lên bảng bổ sung CN-VN vào chỗ trống.
- Bài 3: Xác định lỗi.
- Bài 4: HS thảo luận.
- HS làm theo hướng dẫn.
- GV nhận xét, cho điểm.
I. Câu thiếu chủ ngữ và vị ngữ:
a) Mỗi khi đi qua cầu Long Biên¦ (chỉ có TN)
-> Câu thiếu cả CN, VN .
b) Bằng khối óc ... trong vòng 6 tháng ¦ Chỉ có TN.
¦ Thiếu cả CN, VN).
-> Chưa phân biệt được TN với CN hay VN.
- Bổ sung thêm CN và VN vào mỗi câu cho hợp lý:
a) Mỗi khi ... LB, tôi lại say mê ngắm nhìn phong cảnh nơi đây.
b) Bằng ... sáu tháng, CN nhà máy đã hoàn thành kế hoạch cả năm.
II. Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu:
- Nói về dượng Hương Thư
Ta / thấy dượng Hương Thư ... hùng vĩ.
- Sai về mặt ngữ nghĩa giữa các thành phần câu.
- Viết lại cho đúng trật tự ngữ pháp:
Ta thấy Dượng ... hai hàm răng ... oai linh hùng vĩ.
III. Luyện tập:
Bài 1
a) CN: Cầu. (Trả lời câu hỏi: Cái gì ?).
VN: được đổi tên thành cầu LB. (Trả lời câu hỏi: ra sao ?).
Bài 2
a) ... học sinh ùa ra đường.
b) ... lúa đã chín vàng.
Bài 3
- Cả 3 câu đều thiếu cả CN & VN (Mới chỉ có TN).
- Cách chữa: Bổ sung CN & VN vào mỗi câu.
Bài 4
CN : cây cầu.
VN1: đa những ... qua sông.
VN2: bóp còi ... yên tĩnh.
-> Về mặt nghĩa, CN chỉ phù hợp với VN1, không phù hợp với VN2 (cây cầu không thể bóp còi rộn vang cả dòng sông yên tĩnh.)
- Cách chữa: Nên chữa thành một câu ghép hoặc 2 câu đơn có 2 CN khác nhau.
- Phần b, c: HS làm tương tự.
4. Củng cố:
- Các lỗi câu thường mắc ?
5. Hướng dẫn về nhà :
- Học thuộc cách chữa lỗi.
- Làm các bài tập còn lại.
- Chuẩn bị bài tiếp theo: “Viết bài Tập làm văn miêu tả sáng tạo”.
Soạn : 30/ 3 / 2013
Giảng: 5/ 4/ 2013
Tiết 123+124 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN MIÊU TẢ SÁNG TẠO
A.MỤC TIÊU:
- Đánh giá năng lực sáng tạo trong miêu tả, năng lực vận dụng các kỹ năng, kiến thức về văn miêu tả nói chung.
- Có ý thức viết bài tự giác, độc lập.
- Rèn kỹ năng nói và viết.
B. CHUẨN BỊ:
- GV: Ra đề có biểu điểm cụ thể.
- Trò: Ôn tập về văn miêu tả.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
3. Bài mới:
I. Đề bài:
- Từ bài văn "Lao xao" của Duy Khán, em hãy tả lại khu vườn trong một buổi sáng đẹp trời.
II. Yêu cầu và biểu điểm:
1.Yêu cầu chung:
* Thể loại: Miêu tả sáng tạo.
* Hình thức:
- Bố cục rõ ràng, mạch lạc, có liên kết.
- Chữ viết rõ ràng, đẹp, không sai chính tả, câu đúng ngữ pháp, chính xác.
- Diễn đạt tốt, không mắc lỗi. Văn có hình ảnh, cảm xúc, sáng tạo trong diễn đạt.
* Nội dung:
a. Mở bài:
(Lưu ý vào bài tự nhiên, hấp dẫn). Giới thiệu chung về cảnh khu vườn.
b. Thân bài:
- Dựa vào gợi ý bài "Lao xao" - tham khảo nhưng phải có sáng tạo, không phải chép lại một cách máy móc mà là học tập cách miêu tả cảnh thiên nhiên.
(Lưu ý: Phần tưởng tượng sáng tạo nhưng không viển vông.)
c. Kết luận: + Nêu cảm nghĩ về cảnh.
+ Nên kết thúc bất ngờ, gọn gàng, tạo ấn tượng.
2. Biểu điểm:
- Điểm 9, 10: Đạt các y/c trên, văn viết sáng tạo, giàu hình ảnh, diễn đạt tốt, không mắc lỗi.
- Điểm 7, 8 : Đạt các y/c trên, còn sai sót nhỏ.
- Điểm 5, 6 : Đạt phần lớn các y/c trên, có sai sót về diễn đạt, chưa sáng tạo.
- Điểm dưới 5: Không đạt các thang điểm trên, không sáng tạo, sai chính tả, diễn đạt yếu.
(Tuỳ mức độ bài làm, sai sót mà trừ điểm. Khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo).
4.Củng cố:
- GV thu bài.
- GV nhận xé
File đính kèm:
- GA van 6 tuan 32.doc