A. Mức độ cần đạt
- Bước đầu nắm được khái niệm “Văn bản nhật dụng” và ý nghĩa của việc học tập loại văn bản này.
- Hiểu được ý nghĩa làm “chứng nhân lịch sử” của cầu Long Biên qua một bài bút kí có nhiều yếu tố hồi kí.
- Tăng thêm hiểu biết và tình yêu đối với cầu Long Biên và các cây cầu có ý nghĩa là nhân chứng khác trên đất nước và ở mỗi vùng miền; từ đó nâng cao, làm phong phú thêm tâm hồn, tình cảm đối với quê hương, đất nước, đối với các di tích lịch sử.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
6 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1123 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn 6 - Tuần 32 - Trường THCS Lê Hồng Phong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 32 Ngày soạn: 12/04/13
Tiết: 121 Ngày dạy : 15/04/13
Hdđt: CẦU LONG BIÊN – CHỨNG NHÂN LỊCH SỬ
- Thúy Lan -
A. Mức độ cần đạt
- Bước đầu nắm được khái niệm “Văn bản nhật dụng” và ý nghĩa của việc học tập loại văn bản này.
- Hiểu được ý nghĩa làm “chứng nhân lịch sử” của cầu Long Biên qua một bài bút kí có nhiều yếu tố hồi kí.
- Tăng thêm hiểu biết và tình yêu đối với cầu Long Biên và các cây cầu có ý nghĩa là nhân chứng khác trên đất nước và ở mỗi vùng miền; từ đó nâng cao, làm phong phú thêm tâm hồn, tình cảm đối với quê hương, đất nước, đối với các di tích lịch sử.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
1. Kiến thức
- Khái niệm văn bản nhật dụng.
- Cầu Long Biên là “chứng nhân lịch sử” của thủ đô, chứng kiến cuộc sống đau thương mà anh dũng của dân tộc ta.
- Tác dụng của những biện pháp nghệ thuật trong bài.
2. Kỹ năng
- Biết đọc diễn cảm một văn bản nhật dụng có yếu tố thuyết minh kết hợp với biểu cảm theo dòng hồi tưởng.
- Bước đầu làm quen với kĩ năng đọc – hiểu văn bản nhật dụng có hình thức là một bài bút kí mang nhiều yếu tố hồi kí.
- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm, lòng tự hào của bản thân về lịch sử hào hùng, bi tráng của đất nước.
3. Thái độ: Qua việc học văn bản làm phong phú thêm tình cảm đối với quê hương đất nước, đối với di tích lịch sử.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình, phân tích và cảm nhận nội dung, ý nghĩa tác phẩm.
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số:Lớp 6a1……………….6a2…………….6a4………………
2. Bài cũ: Kiểm tra vở soạn của 2 học sinh.
3. Bài mới: Nước ta có nhiều di tích lịch sử nối tiếng và Cầu Long Biên là một trong những di tích đó. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ đến thăm cầu Long biên nổi tiếng ở Hà Nội. Một trong những cây cầu được xếp vào loại xưa nhất ở Việt Nam.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung: CVăn bản này do ai viết?
CNêu xuất xứ của văn bản? Văn bản được CThúy Lan viết theo thể loại nào?
CHs dựa vào chú thích */Sgk trả lời.
Hoạt động 2: Hướng dẫn Đọc - hiểu văn bản
Gv hướng dẫn Hs đọc bài.
CTìm ý nghĩa của từ “chứng nhân”.
CVăn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung từng phần? Đoạn 1: Từ đầu... “thủ đô Hà Nội”: Giới thiệu tổng quát cầu Long Biên; Đoạn 2: “Cầu Long Biên... vững chắc”: Cầu như một chứng nhân lịch sử sống động, đau thương và anh dũng; Đoạn 3: Phần còn lại: Ý nghĩa lịch sử của cầu Long Biên trong xã hội hiện đại.
Nêu những phương thức biểu đạt của văn bản?
Hs trả lời. Gv nhận xét, bổ sung.
Hướng dẫn phân tích cụ thể
CMở đầu, tác giả giới thiệu cầu Long Biên với những chi tiết nào?
Hs tìm chi tiết ở văn bản, trả lời.
CỞ đây, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Qua đó, chúng ta thấy cầu Long Biên là cây cầu ntn?
Hs suy nghĩ, trả lời.
* Phân tích ý “chứng nhân lịch sử”.
CvTác giả đã trình bày ý chứng nhân lịch sử theo mốc thời gian như thế nào?
- Trước 1945.
- Sau 1945.
CvTrước 1945, tác giả đã đưa ra các đặc điểm nào để giới thiệu về cầu Long Biên?
CỞ đây tác giả sử dụng phương thức biểu đạt nào là chủ yếu? Tác dụng là gì?
CSau 1945, cầu Long Biên có những đổi thay ntn? Nó đã là chứng nhân của những sự kiện gì?
Hs dựa vào văn bản trả lời.
Gv lưu ý: Bài văn có tính chất hồi ký nên một số chỗ tác giả viết theo mạch cảm xúc chứ không theo trình tự chuyện xẩy ra trước kể trước, chuyện xẩy ra sau kể sau như truyền thuyết, cổ tích.
Vậy ý nghĩa tư tưởng của văn bản là gì?
-> Nâng cao nhận thức và lòng tự hào.
CTác giả đã sử dụng thành công nghệ thuật gì trong văn bản? Tác dụng ra sao?
Hướng dẫn Tổng kết
CKhái quát giá trị về nội dung và nghệ thuật vb?
C Em rút ra được ý nghĩa gì khi học xong vb này?
Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ. Hs đọc.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv hướng dẫn, Hs nghe, thực hiện.
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả: Thúy Lan
2. Tác phẩm
- Xuất xứ: Trích từ báo “Người Hà Nội”.
- Thể loại: Bút kí - Hồi kí
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc, tìm hiểu nghĩa từ khó
2. Tìm hiểu văn bản
2.1. Bố cục: 3 đoạn
2.2. Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm kết hợp thuyết minh.
2.3. Phân tích
a. Giới thiệu về cầu Long Biên
- Được khởi công xây dựng năm 1898, hoàn thành sau 4 năm.
- Hơn một thế kỷ, cầu đã chứng kiến bao sự kiện lịch sử hào hùng, bi tráng của dân tộc.
- Cầu trở thành chứng nhân lịch sử.
-> Tự sự kết hợp với so sánh.
=> Giới thiệu khái quát về lịch sử cầu Long Biên.
b. Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử
* Trước 1945:
- Cầu mang tên Toàn quyền Pháp: Đu-me.
- Giới thiệu các đặc điểm của cầu…
- Kết quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
- Thành tựu quan trọng trong thời văn minh cầu sắt.
- Xây dựng bằng mồ hôi, xương máu của hàng nghìn người Việt Nam.
-> Phương thức thuyết minh.
-> Thuật rõ đặc điểm và quá trình xây dựng cầu.
* Sau 1945:
- Cầu được đổi tên là Long Biên.
- Những năm tháng hòa bình cầu được đưa vào Sgk.
- Những ngày đầu năm 1947…
- Những năm tháng chống đế quốc Mĩ oanh liệt…
-> Miêu tả kết hợp hồi tưởng, biểu cảm.
=> Cầu Long Biên đau thương và anh hùng trong chiến tranh.
c. Ý nghĩa cầu Long Biên trong xã hội hiện đại
- Cầu đã rút về vị trí khiêm nhường…
- Cầu Long Biên trở thành “nhịp cầu vô hình” rút ngắn cự ly giữa những trái tim.
-> So sánh, nhân hóa.
=> Mang sự sống, linh hồn cho vật vô tri vô giác.
3. Tổng kết
a. Nghệ thuật:
b. Nội dung:
* Ý nghĩa: Bài văn cho thấy ý nghĩa trọng đại của cầu Long Biên: chứng nhân dau thương mà anh dũng của dân tộc ta trong chiến tranh và sức mạnh vươn lên của đất nước ta trong sự nghiệp đổi mới. Bài văn là chứng nhân cho tình yêu sâu nặng của tác giả đối với cầu Long Biên cũn như thủ đô Hà Nội.
III. Hướng dẫn tự học
- Đọc kĩ văn bản, nhớ chi tiết, hình ảnh đặc sắc.
- Hiểu ý nghĩa “chứng nhân lịch sử” của cầu.
- Chuẩn bị bài mới: Ôn tập về dấu câu.
E. Rút kinh nghiệm
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
Tuần: 32 Ngày soạn: 12/04/13
Tiết: 122 Ngày dạy 15/04/13
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
(Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than)
A. Mức độ cần đạt
Củng cố kiến thức và cách sử dụng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
1. Kiến thức
Công dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
2. Kĩ năng
- Lựa chọn và sử dụng đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than trong khi viết.
- Phát hiện và chữa đúng một số lỗi thường gặp về dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
3. Thái độ: Biết công dụng và sử dụng đúng các loại dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề.
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số Lớp 6A1…………………….…….6A2…………………..6A4…………..
2. Bài cũ: Kiểm tra vở soạn của HS
3. Bài mới:Dù đã được hoc7 về công dụng của dấu câu từ Tiểu học và sử dụng thường xuyên trong khi viết nhưng nhiều em vẫn ử dụng sai dấu câu. Bài học này sẽ giúp ghúng ta ôn tập lại công dụng của dấu câu và có ý thức sử dụng cho đúng.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
Tìm hiểu công dụng của các dấu câu
- Gv treo bảng phụ ghi ví dụ trong sgk.
- Gọi Hs đọc ví dụ 1, Sgk/149.
- Cho Hs phân tích các ví dụ ở bài 1 Sgk/149 để xác định kiểu câu và điền dấu cho thích hợp với các kiểu câu như: Câu cảm thán; Câu nghi vấn; Câu cầu khiến; Câu trần thuật.
Gọi Hs đọc ví dụ 2.
Phân tích: Hướng dẫn tình thái trong câu, thể hiện thái độ nghi ngờ châm biếm đối với nội dung câu.
- Đặt cuối câu cầu khiến dấu chấm: Thái độ khinh miệt, kể cả, nghi ngờ.
- Đặt cuối câu trần thuật cả hai dấu chấm hỏi và chấm than: Thái độ châm biếm, nghi ngờ.
CVậy các dấu câu có những công dụng nào? Dấu câu có trường hợp nào đặc biệt?
Hs trả lời dẫn đến Ghi nhớ. Gọi Hs đọc.
Chữa một số lỗi thường gặp
Hs chia nhóm thực hiện các bài tập. Trình bày cách giải bài:
Bài tập 1: (Sgk/150). So sánh cách dùng dấu câu trong từng cặp câu?
Gv hướng dẫn để học sinh phát hiện lỗi, sửa lại và so sánh từng cặp câu.
Bài tập 2: (Sgk/151). Phát hiện lỗi ở cách dùng dấu chấm hỏi và dấu chấm than. Giải thích chỗ sai và nêu cách sửa lại. Gv gợi ý cho học sinh cách xác định kiểu câu phân loại theo mục đích nói và tìm chỗ sai.
+ Câu a: Cuối câu để dấu chấm hỏi là sai vì đây không là câu nghi vấn.
+ Câu b: Cuối câu trần thuật không nên để dấu chấm than.
Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập
Bt1: Gọi Hs đọc yêu cầu bt1.
Cho Hs dùng bút chì gạch chéo vào chỗ hết câu, cần đặt dấu chấm. Hs thảo luận, lên bảng làm bài.
Bt2: Cho Hs đọc bài tập 2, phát hiện chỗ dùng dấu chấm hỏi chưa đúng, sửa lại.
Gv: Câu nào dùng để hỏi thì dùng dấu chấm hỏi. Nếu không phải mà dùng dấu chấm hỏi là sai.
Hs làm miệng.
Bt3: Đặt dấu chấm than vào cuối câu thích hợp.
Gv: Muốn đặt dấu chấm than, xác định câu nào là câu cầu khiến hoặc cảm thán. Nếu không phải dùng dấu câu khác.
Hs lên bảng làm.
Bt4: Đặt dấu câu thích hợp.
Hs thảo luận. Một Hs lên bảng làm.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv yêu cầu, hs thực hiện ở nhà
I. Tìm hiểu chung:
1. Công dụng
1.1. Phân tích ví dụ
*. Ví dụ 1
a.Ôi thôi, chú mày ơi!
->Bộc lộ cảm xúc => Câu cảm thán
b. Con có nhận ra con không?
-> Dùng để hỏi =>Câu nghi vấn
c..Cá ơi, giúp tôi với! Thương tôi với!
-> Tỏ ý van xin, mong được giúp đỡ => câu cầu khiến.
c. Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm.
-> Giới thiệu, miêu tả sự vật => Câu trần thuật.
*. Ví dụ 2
a. Dấu chấm đặt cuối câu cầu khiến thể hiện thái độ khinh miệt, kể cả, nghi ngờ, mỉa mai.
- Dấu chấm hỏi và dấu chấm than đặt trong ngoặc đơn để thể hiện thái độ nghi ngờ, châm biếm.
1.2. Ghi nhớ: (Sgk/150)\
2. Chữa một số lỗi thường gặp
a. Ví dụ 1
Câu 1: Dùng dấu chấm tách thành 2 câu là đúng.
Câu 2: Dùng dấu phẩy, làm cho câu trở thành câu ghép có 2 vế, nhưng 2 vế không liên quan chặt chẽ với nhau nên sai.
Câu 1: Dùng dấu chấm tách câu không hợp lý.
Câu 2: Dùng dấu chấm phẩy đúng.
b. Ví dụ 2
a. Dùng dấu hỏi không đúng vì đây không phải là câu hỏi.
b. Câu 3 là câu trần thuật, không phải câu cảm thán nên dùng dấu chấm than là sai.
II. Luyện tập
BT1:
- Câu a:
+ Câu trên: Dùng dấu câu đúng.
+ Câu dưới: Dùng dấu câu sai, vì đây có hai vế câu không liên quan chặt chẽ tới nhau để tạo thành câu ghép.
- Câu b:
+ Câu trên: Dùng dấu chấm sai.
+ Câu dưới: Dùng dấu chấm phẩy đúng.
Dấu chấm dùng chỗ các từ ngữ: … sông Lương. … đen xám. …đã đến. … tỏa khói. … trắng xóa.
BT2:
- Chưa.
- Nếu tới đó, bạn mới hiểu vì sao mọi người lại thích đến thăm động như vậy.
BT3:
Động Phong Nha thật đúng là “Đệ nhất kỳ quan” của nước ta!
BT4:
Mày nói gì?
Lạy chị, em nói gì đâu!
Rồi Dế Choắt lủi vào.
Chối hả? Chối này! Chối này!
Mỗi câu “Chối này”, chị Cốc lại giáng một mỏ xuống.
III. Hướng dẫn tự học
- Tìm các ví dụ về việc sử dụng nhiều dấu câu trong một văn bản tự chọn.
- Ôn tập phần văn miêu tả sáng tạo để tiết sau làm bài.
E. Rút kinh nghiệm…………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
TUẦN 31 Ngày soạn: 12/04/13
TIẾT 123,124 Ngày dạy: 15/04/13
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN MIÊU TẢ SÁNG TẠO
I . Mục đích của đề kiểm tra:
- Phát huy năng lực sáng tạo trong khi thực hành viết văn miêu tả.
-Nhằm đánh giá năng lực của bản thân vào việc vận dụng các kỹ năng và kiến thức về văn miêu tả nói chung.
II. Hình thức đề kiểm tra:
- Hình thức: Tự luận
- Tổ chức: + Cho HS làm bài tại lớp
+ Thời gian: 90 phút
III. Câu hỏi đề kiểm tra:
( Có đề và đáp án kèm theo)
IV. Hướng dẫn chấm, đáp án và biểu điểm
V. Xem xét lại việc ra đề kiểm tra:
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- NGU VAN 6 TUAN 32.doc