Giáo án Ngữ văn 7 (chuẩn kiến thức) - Tuần 12, 13

A. Mục tiêu

- Giúp HS cảm nhận và phân tích được tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước, phong thái ung dung của Bác biểu hiện trong hai bài thơ.

- Biết được thể thơ và chỉ ra những nét đặc sắc nghệ thuật của 2 bài thơ

B. Phương tiện

- SGK, SGV, bài soạn, TLTK, tranh ảnh về Bác Hồ làm việc và ngắm trăng ở Việt Bắc

C. Cách thức tiến hành

- Phát vấn câu hỏi, giảng bình.

D. Tiến trình giờ dạy

1- Ổn định tổ chức (1)

2- Kiểm tra bài cũ (5)

? Đọc thuộc lòng diễn cảm khổ thơ cuối “ Bài ca nhà tranh.” và nêu cảm nhận của em về bài thơ?

3- Bài mới

 

doc12 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1137 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 (chuẩn kiến thức) - Tuần 12, 13, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn : Tuần 12, Tiết 45 Văn bản Cảnh khuya & rằm tháng riêng A. Mục tiêu - Giúp HS cảm nhận và phân tích được tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước, phong thái ung dung của Bác biểu hiện trong hai bài thơ. - Biết được thể thơ và chỉ ra những nét đặc sắc nghệ thuật của 2 bài thơ B. Phương tiện - SGK, SGV, bài soạn, TLTK, tranh ảnh về Bác Hồ làm việc và ngắm trăng ở Việt Bắc C. Cách thức tiến hành - Phát vấn câu hỏi, giảng bình. D. Tiến trình giờ dạy 1- ổn định tổ chức (1’) 2- Kiểm tra bài cũ (5’) ? Đọc thuộc lòng diễn cảm khổ thơ cuối “ Bài ca nhà tranh...” và nêu cảm nhận của em về bài thơ? 3- Bài mới * Giới thiệu bài: “Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta... Hoạt động 1(10’) ?) Trình bày những hiểu biết của em về tác giả? - 2 HS phát biểu -> GV chốt ?) Cho biết hoàn cảnh sáng tác 2 bài thơ? Thể loại thơ? - Thơ thất ngôn tứ tuyệt với bố cục: khai – thừa – cảm – hợp ( 2 câu đầu tả cảnh, 2 câu sau biểu hiện tâm trạng) + Cách ngắt nhịp trong bài Cảnh khuya - C1: 3/4 cách ngắt nhịp khác so với thơ - C4: 2/5 Đường luật ?) Tại sao 2 bài thơ lại được học trong một tiết - Cùng hoàn cảnh sáng tác, cùng thể thơ, cùng phương thức biểu đạt: miêu tả + biểu cảm cùng miêu tả cảnh đẹp -> thể hiện tình yêu quê hương đất nước - GV nêu yêu cầu đọc -> Gọi 2 HS đọc bài - Lưu ý bài thứ 2: Phiên âm: 4/3; 2/2/3 Dịch thơ: 2/2/2; 2/4/2 - GV đọc mẫu 1 bài - Gọi HS giải thích một số từ khó I. Tác giả - tác phẩm 1. Tác giả: ( 1890 – 1969) - Quê: Kim Liên – Nam Đàn Nghệ An - Bác là vị lãnh tụ vĩ đại, là danh nhân văn hoá thế giới 2. Tác phẩm - Sáng tác năm 1947, 1948 Tại Việt Bắc trong những năm kháng chiến chống Pháp - Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt 3. Đọc - tìm hiểu chú thích Hoạt động 2( 20’) ?) Hai câu đầu miêu tả cảnh gì? ở đâu? - Cảnh trăng ở rừng chiến khu Việt Bắc ?) Có gì độc đáo trong cách tả cảnh khuya ở câu 1 - Tả bằng ấn tượng âm thanh -> so sánh tiếng suối với tiếng hát -> Nghệ thuật lấy động tả tĩnh, lấy được tiếng suối đặc tả đềm chiến khu thiêng liêng thanh vắng ?) Các nhà thơ thường ví tiếng suối với tiếng đàn nhưng Bác Hồ lại so sánh tiếng suối với tiếng hát – Tác dụng của cách so sánh này? - Tiếng suối thành tiếng hát, thành giọng người -> Đẹp, gợi cảm, êm dịu... *GV: Cùng với hình ảnh so sánh là vần “a” trong từ “xa” là âm mở đã tạo nên không gian vời vợi. Câu thơ vang dài, bật lên tiếng hát trong đêm tạo nên sự sâu lắng mang sức sống và hơi ấm con người ?) Câu 2 miêu tả ánh trăng như thế nào? Nhận xét về ngôn từ? Tác dụng? - Điệp ngữ: “lồng” -> nhân hoá trăng -> Cảnh hoà hợp, sống động - Đối : Tiểu đối/ (Trăng lồng cổ thụ/ Bóng lồng hoa) => Cân xứng hài hoà - Ngôn ngữ: Trang trọng, điêu luyện ?) Em hình dung như thế nào về cảnh qua câu 2 - 2 cách ánh trăng lồng vào vòm cổ thụ -> Bóng lồng vào bóng hoa ánh trăng chiếu rọi vào vòm cổ thụ -> in bóng xuống mặt đất như muôn ngàn bông hoa *GV : Đây là bức tranh nhiều tầng lớp, nhiều đường nét, hình khối và lung linh ánh sáng với gam màu tối – sáng, trắng- đen, loang loáng ánh bạc bóng trăng, bóng cây, bóng hoa ôm ấp quấn quýt lấy nhau tạo nen vẻ đẹp lung linh ấm áp ?) Hai câu thơ đã tạo được vẻ đẹp thiên nhiên như thế nào? - 2 HS -> GV chốt -> Ghi ?) Hai câu cuối diễn tả nội dung gì? Hãy phân tích? - Diễn tả tâm tình thi sĩ - Câu 3 (câu chuyển) như cái bản lề + Nửa trên khái quát “cảnh khuya như vẽ” có suối, có trăng,hoa... + Nửa dưới là tâm trạng “chưa ngủ” của thi sĩ ?) Lí do “người chưa ngủ” là gì? Nhận xét? - Để thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên => Say đắm, hoà hợp với thiên nhiên - Vì “lo nỗi nước nhà” =>Tâm hồn thi sĩ lồng vào cốt cách chiến sĩ: lo cho cuộc kháng chiến chống Pháp ?) Điệp liên hoàn “chưa ngủ” ở đây có tác dụng gì? - Âm điệu thơ nhịp nhàng, triền miên như dòng chảy của cảm xúc, của tâm tình... - Diễn tả các xúc cảm nội tâm của tác giả + Tha thiết với vẻ đẹp của thiên nhiên + Tha thiết với vận mệnh của tổ quốc * GV: Đây là bài thơ: Thất ngôn tứ tuyệt kiệt tác, là một trong những bài thơ trăng hay nhất của Bác Hồ * GV chuyển ý ?) Hai câu đầu giới thiệu cảnh gì? Nghệ thuật nổi bật? - C1: Bầu trời cao rộng, trong trẻo, tràn ngập ánh trăng - C2: Không gian rộng, bát ngát, con sông, mặt nước tiếp với bầu trời... ?) Điệp từ “xuân” 3 lần có tác dụng gì? - Tả toàn cảnh GV: Bầu trời và vầng trăng như không có giới hạn. Đây là sông mùa xuân, trời mùa xuân, nước mùa xuân tươi đẹp và trong sáng, không gian cao, rộng mênh mông, sức trẻ của mùa xuân đang tràn ngập cả đất trời ?) Đọc 2 câu cuối ?) Em hiểu như thế nào về chi tiết “ Bàn việc quân” - Là bàn công việc kháng chiến chống Pháp đang rất khẩn trương - Là bàn về việc sinh tử của đất nước ?) Hình ảnh “yên ba thâm xứ” gợi cho em suy nghĩ gì? - Là cõi sâu kín, bí mật trên dòng sông -> người thưởng thức trăng không chỉ mang cốt cách của một tao nhân mặc khách xưa kia mà còn là chiến sĩ đánh giặc... GV:Khói sóng nghìn xưa gợi nỗi buồn li quê của khách giang hồ và gợi nỗi đau tuyệt vọng của một tài tử bế tắc trước cuộc đời. Nhưng 3 chữ “Đàm quân sự” đã xoá đi nỗi buồn muôn thuở của khói sóng ?) Em hình dung cảnh tượng như thế nào qua câu cuối? - Con thuyền chở cả trăng và thuyền đang lướt nhanh - Con thuyền chở người kháng chiến lướt trên sông trăng - Con người và cảnh vật gắn bó, hoà hợp -> Tinh thần lạc quan, yêu đời, tin vào chiến thắng ?) Hãy đánh giá thành công của bài thơ? - Là bài thơ trăng tuyệt tác, là một trong những bài thơ trăng tuyệt hay của chủ tịch HCM viết trong những ngày ở chiến khu Việt Bắc II. Phân tích văn bản Bài 1: Cảnh khuya 1. Cảnh trăng rừng Việt Bắc -> Cảnh thiên nhiên trong trẻo, lung linh, sống động ấm áp đầy chất thơ 2. Hình ảnh con người trong đêm trăng - Nhà thơ yêu thiên nhiên gắn liền với tình yêu đất nước Bài 2: Rằm tháng riêng a. Cảnh trăng trên sông nước - Mênh mông bát ngát, tràn đầy ánh sáng và sức sống của mùa xuân b. Phong thái của nhà thơ => Phong thái ung dung lạc quan, rộng mở với thiên nhiên -> yêu quê hương đất nước Hoạt động 3( 5’) ?) ý nghĩa chung của 2 bài thơ? - Cảnh thiên nhiên tươi đẹp với ánh trăng lộng lẫy - Tình yêu thiên nhiên, yêu cách mạng của HCM ?) Qua 2 bài thơ em hãy đánh giá về nghệ thuật? - Lời ít, ý nhiều - Ngôn ngữ hình ảnh gợi cảm - Kết hợp tài tình miêu tả + biểu cảm III. Tổng kết Hoạt động 4( 3’) ?) Hai bài thơ giúp em thấy vẻ đẹp nào trong tâm hồn và cách sống của Bác? - Tâm hồn nhạy cảm, trân trọng vẻ đẹp của tạo hoá - Phong cách lạc quan, giàu chất thi sĩ ?) Hãy nêu tên các bài thơ viết về trăng của Bác - Tin thắng trận, Ngắm trăng IV. Luyện tập 4. Củng cố : - Câu hỏi SGK 5. Hướng dẫn về nhà - Học thuộc lòng và phân tích 2 bài thơ - Chuẩn bị: Tiếng gà trưa - Ôn tập Tiếng việt để kiểm tra 45’ E. Rút kinh nghiệm ...............………………………………………………………………………………… ...............………………………………………………………………………………… Soạn : Tuần 12, Tiết 46 Kiểm tra tiếng việt A. Mục tiêu - Đánh giá được khả năng tiếp thu kiến thức tiếng việt từ đầu năm đến nay - Rèn kĩ năng độc lập, sáng tạo, ý thức tự tin cho HS - Phân loại học sinh để kèm cặp, bồi dưỡng B.Chuẩn bị - Đề bài, biểu điểm, đáp án C. Tiến trình giờ dạy 1- ổn định tổ chức (1’) 2- Kiểm tra bài cũ (5’) 3- Bài mới A. Đề bài I. Trắc nghiệm (4đ): 1. Trong những từ sau, từ nào là từ láy toàn bộ? A. Mạnh mẽ C. Mong manh B. ấm áp D. Thăm thẳm 2. Từ Hán Việt nào sau đây không phải là từ ghép đẳng lập? A. Sơn thuỷ C. Cư trú B. Giang sơn D. Đồng tâm 3. Xếp các từ sau đây vào nhóm từ đồng nghĩa: Bổn phận, siêng năng, thành quả, nghĩa vụ, chăm chỉ, tặng, chịu khó, biếu, thành tích, cho, cần cù, trách nhiệm 4. Điền từ trái nghĩa thích hợp vào những câu sau: a) Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại... b) Xét mình công ít tội.... c) Bát cơm vơi, nước mắt.... d) Khi đi trẻ, lúc về... II. Tự luận (6đ) Câu1 (2đ): Đặt câu với các từ Hán Việt sau a) Tham gia b) Hải quân Câu 2 (2đ) Em hãy viết một đoạn văn ngắn ( 3 ->5 câu) chủ đề tự chọn trong đó có sử dụng 3 từ láy, 2 từ ghép. Em chỉ rõ. Câu 3 (2đ) Em hãy viết một đoạn văn ngắn (3 ->5 câu) trong đó có sử dụng đại từ, quan hệ từ. B. Đáp án - Biểu điểm I. Phần trắc nghiệm (4đ) Câu 1: D (1/2đ) Câu 2: D (1/2đ) Câu 3: 1,5đ a) Bổn phận, nghĩa vụ, trách nhiệm b) Siêng năng, chăm chỉ, chịu khó, cần cù c) Cho, biếu, tặng d) Thành tích, thành quả Câu 4: 1,5đ a) Vui - buồn; khóc - cười (3/4đ) b) ít - nhiều (1/4đ) c) Vơi - đầy (1/4đ) d) Trẻ - già (1/4đ) II. Phần tự luận (6đ) Câu 1(2đ) a) Chúng tôi tham gia lao động của lớp rất tích cực (1đ) b) Các chiến sĩ hải quân đang tuần tra trên biển (1đ) Câu 2(2đ) - Chủ đề tự chọn - Đoạn văn từ 3 - 5 câu (mở đoạn – phát triển đoạn – kết đoạn) - Viết đủ 3 từ láy, 2 từ ghép (chỉ rõ) Câu 3(2đ) - Đoạn văn từ 3 - 5 câu - Chủ đề tự chọn - Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 1 đại từ, 1 quan hệ từ C. Thu bài – NHận xét D. Củng cố và hướng dẫn về nhà - Lập dàn ý để viết bài số 2 - Soạn :Thành ngữ E. Rút kinh nghiệm ...............………………………………………………………………………………… ...............………………………………………………………………………………… Soạn : Tuần 12, Tiết 47 Tập làm văn Trả bài viết số 2 – biểu cảm A. Mục tiêu: - Giúp HS nhận thấy những ưu, nhược điểm của mình qua bài văn biểu cảm đầu tiên - Rèn kĩ năng sửa các lỗi dùng từ, đặt câu - Giáo dục ý thức phê và tự phê B. Chuẩn bị - Bài viết của học sinh đã chấm - Thống kê lỗi sai, cách sửa C. Tiến trình giờ dạy 1- ổn định tổ chức 2- Kiểm tra bài cũ 3- Bài mới Hoạt động 1(2’) I. Đề bài: Loài cây em yêu Hoạt động 2(7’) II. Dàn bài: như T31, T32 tuần 8 Hoạt động 3(7’) III. Nhận xét 1) Ưu điểm - Hầu hết học sinh đều nắm được phương pháp và yêu cầu của đề bài và trình bày sạch đẹp - Một số bài viết tốt, giàu cảm xúc, kết hợp linh hoạt các yếu tố tự sự, miêu tả để biểu cảm 2) Nhược điểm - Một số em nặng về kể và tả - Một số em chép tài liệu - Cảm xúc còn hời hợt, sơ sài - Sai chính tả về từ, câu, diễn đạt còn vụng về, lủng củng Hoạt động 4(15’) Lỗi - Cây che, lời du, bóng dâm, sào sạc, chốn tìm, nồi ra - Rễ cây ăn sâu vào lòng đất chắt lọc những chất tốt để nuôi cây - Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành nhìn như tổ kiến - Cây có bao gắn bó với em và các bạn học sinh trường em IV. Chữa lỗi Chữa 1) Chính tả - Cây tre, lời ru, bóng râm, xào xạc, trốn tìm, lồi ra 2) Từ câu (Diễn đạt) - Rễ... chắt lọc chất dinh dưỡng - Trái sầu riêng... như tổ kiên - Cây ghi lại biết bao kỉ niệm của chúng em với mái trường 4. Hướng dẫn về nhà - Ôn lại cách làm bài văn biểu cảm - Soạn: Biểu cảm về tác phẩm văn học D. Rút kinh nghiệm ...............………………………………………………………………………………… ...............………………………………………………………………………………… Soạn : Tuần 12, Tiết 48 Tiếng việt Thành ngữ A. Mục tiêu: Giúp HS - Hiểu được đặc điểm về cấu tạo, ý nghĩa của thành ngữ - Bồi dưỡng thêm vốn thành ngữ cho học sinh - Rèn ý thức sử dụng thành ngữ trong giao tiếp B.Chuẩn bị - SGK, SGV, bài soạn, TLTK, bảng phụ C. Cách thức tiến hành - Phát vấn câu hỏi, phiếu học tập, thảo luận nhóm D. Tiến trình giờ dạy 1- ổn định tổ chức (1’) 2- Kiểm tra bài cũ (5’) ? Thế nào là từ đồng âm? Nêu cách sử dụng? Tìm 5 cặp từ đồng âm? 3- Bài mới * Giới thiệu bài: Dân ta có một thói quen dùng thành ngữ trong giao tiếp hàng ngày để tạo các sắc thái biểu cảm phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp... Hoạt động 1(7’) ?) Hãy tìm một thành ngữ mà em biết và cho biết có thể thêm – bớt từ ngữ trong đó được không? Vì sao? ?) Trong cụm từ “Lên thác xuống ghềnh” có thể thay hoặc thêm một vài từ khác vào được không? Có thể thay đổi vị trí các từ được không? - Không, vì nó là tổ hợp từ cố định ?) Cụm từ “Lên thác xuống ghềnh” có nghĩa là gì? Tại sao lại nói như thế? - Chỉ sự gian truân vất vả * GV treo bảng phụ chép 2 cột thành ngữ hiểu theo nghĩa đen và nghĩa bóng ( nghĩa hàm ẩn ) * Nhóm 1 - Tham sống sợ chết - Bùn lầy nước đọng - Mưa to gió lớn - Mẹ goá con côi - Nói dối như cuội Suy ra từ nghĩa đen của các từ * Nhóm 2 - Lên thác xuống ghềnh - Ruột để ngoài da - Lòng lang dạ thú - Rán sành ra mỡ - Chó ngáp phải ruồi Nghĩa hàm ẩn (nghĩa bóng) ?) Qua hai cột thành ngữ như trên, em có nhận xét gì về nghĩa của thành ngữ? - Có thể hiểu theo 2 cách * GV chốt kiến thức bằng ghi nhớ 1 * GV lưu ý với HS (Chú ý 144) I. Lý thuyết 1. Thế nào là thành ngữ - Là tổ hợp từ cố định * Nghĩa của thành ngữ +Hiểu được trực tiếp từ nghĩa đen của các từ +Hiểu nghĩa hàm ẩn (so sánh, ẩn dụ) * Lưu ý 2. Ghi nhớ 1: sgk(144) Hoạt động 2(8’) - Gọi HS đọc VD ?) Xác định vai trò ngữ pháp của các thành ngữ gạch chân? - Bảy nổi ba chìm :Vị ngữ - Tắt lửa...: Phụ nữ của DT “khi” * GV treo bảng phụ thay các thành ngữ bằng cụm từ đồng nghĩa để HS so sánh - Bảy nổi ba chìm: long đong, phiêu bạt - Tắt lửa...: khó khăn, hoạn nạn => Dùng thành ngữ có tính hình tượng biểu cảm cao hơn ?) Hãy đặt câu có sử dụng thành ngữ * Lưu ý: Thành ngữ của chúng ta có rất nhiều thành ngữ Hán Việt -> Gọi 1 HS đọc ghi nhớ 3. Sử dụng thành ngữ - Làm Chủ ngữ, Vị ngữ trong câu hoặc làm PN trong các cụm Danh, Động, Tính - Tác dụng: Tính hình tượng biểu cảm cao 4. Ghi nhớ 2: sgk(144) Hoạt động 3 (20’) - Gọi HS trình bày miệng - HS trả lời miệng - HS tìm và giải thích -> GV uốn nắn II. Luyện tập Bài 1 (145) a) Sơn hào hải vị:Món ăn quý trên rừng dưới biển - Nem công chả phượng: Món ăn ngon, sang, quý b) Khoẻ như voi: Sức khoẻ hơn người bình thường - Tứ khố vô thân: Không có người thân thuộc c) Da mồi tóc sương: Tuổi già Bài 3( 145) - Lời ăn.... - Một nắng hai sương... - Ngày...tốt - No... cật - Bách chiến ... - Sinh cơ... Bài 4( 145) - Các thành ngữ +giải thích nghĩa 4. Củng cố : - Thế nào là thành ngữ? Cho ví dụ? Giải nghĩa? 5. Hướng dẫn về nhà - Học và làm bài tập 2 - Ôn văn biểu cảm -> Viết bài số 3 E. Rút kinh nghiệm ...............………………………………………………………………………………… ...............………………………………………………………………………………… ...............………………………………………………………………………………… ----------------------------&0&------------------------------ Soạn : Tuần 13, Tiết 49 Trả bài kiểm tra văn – tiếng việt A. Mục tiêu: - Giúp HS nhận ra ưu – nhược điểm của 2 bài kiểm tra. Từ đó biết phát huy những ưu điểm và khắc khục nhược điểm - Rèn ý thức rèn luyện và tu dưỡng bộ môn - Rèn kĩ năng độc lập, sáng tạo B. Chuẩn bị - Chấm, chữa bài, lựa chọn bài giỏi C. Tiến trình giờ dạy 1- ổn định tổ chức (1’) 2- Kiểm tra bài cũ s 3- Bài mới Hoạt động 1(5’) I. Đọc đề Văn – Tiếng việt Hoạt động 2(10’) III. Nhận xét 1) Ưu điểm - Cả hai bài kiểm tra HS đều hiểu đề,ôn bài kĩ, trình bày sạch đẹp - Điểm số cao 2) Nhược điểm a) Môn Văn - Một số em còn nhầm thể loại bài “Thiên trường... - Phần tự luận còn sơ sài - Phần chép các câu ca dao một số nhầm sang “Bánh trôi nước” - Một số diễn đạt còn yếu, chữ xấu b) Phân môn Tiếng Việt - Một số em không xác định hết các cặp từ trái nghĩa - Phần tự luận làm không triệt để - Đoạn văn có đại từ còn nhầm sang danh từ dùng như ĐT hoặc các danh từ chỉ quan hệ thân thiết Hoạt động 3(22’) Sai * Văn - Diễn tả cuộc đời người con gái xưa như trái bần trôi không bao giơ đạt tới đỉnh cao của xã hội * Tiếng Việt - Các đại từ: đã, này, rất, anh em III. Chữa lỗi Chữa - Bài ca dao.... - Là các phụ từ, phó từ, danh từ... Hoạt động 4(5’) IV. Lấy điểm - Đọc bài giỏi 4. Củng cố 5. Hướng dẫn về nhà - Ôn lại bài đã học - Chuẩn bị: Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học D. Rút kinh nghiệm ...............………………………………………………………………………………… ...............………………………………………………………………………………… Soạn : Tuần 13, Tiết 50 Tập làm văn Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học A. Mục tiêu - Giúp HS biết cách trình bày cảm nghĩ về một tác phẩm văn học - Luyện kĩ năng trình bày cảm nghĩ về một tác phẩm văn học đã học trong chương trình B. Chuẩn bị - SGK, SGV, giáo án, bảng phụ C. Cách thức tiến hành - Phát vấn câu hỏi D. Tiến trình giờ dạy 1- ổn định tổ chức (1’) 2- Kiểm tra bài cũ (5’) 3- Bài mới * Giới thiệu bài: Mỗi bài văn, bài thơ, mỗi tác phẩm văn học thường đọng lại trong ta những cảm xúc, suy tư sâu lắng, những bài học sâu sắc về lẽ sống, về cuộc đời, về con người... Hoạt động 1(5’) - Yêu cầu HS theo dõi SGK: bài văn (146) - Gọi 1 HS đọc bài ?) Bài văn viết về bài ca dao nào? Hãy đọc liền mạch bài ca dao đó? - 1 HS đọ cả bài ca dao 8 câu ?)Tác giả phát biểu cảm nghĩ của mình về bài ca dao như thế nào? - Tác giả hổi tưởng lại cảm xúc của mình khi đọc bài ca dao và những ấn tượng do bài ca dao gợi lên ?) Tác giả cảm nhận như thế nào về 2 câu đầu? - Tưởng tượng một người đàn ông, thậm chí là một người quen nhớ quê => Giả định, cụ thể hoá đặt mình vào trong hoàn cảnh để thử nghiệm bày tỏ cảm xúc ?) ở đoạn văn thứ 2 tác giả đã tưởng tượng cảnh gì? - “Tâm trí và mắt tôi như dính vào... -> tưởng tượng cảnh trông ngóng và tiếng kêu, tiếng nấc của người trông ngóng ?) Đoạn văn 3 tác giả phát biểu cảm nghĩ về hình ảnh nào? - Con sông Ngân Hà, con sông chia cắt, con sông nhớ thương đối với Ngưu Lang, Chức Nữ ?) Hình ảnh, chi tiết nào ở đoạn 4 nói lên cảm xúc của tác giả? .... sông Cầu cũng nhỏ hẹp thôi nhưng cũng chảy xiết lòng người khiến những ai kia đã phải nghẹn ngào... ... dòng nước Tào Khê không bao giờ cạn chính là lòng chung thuỷ của ta => Cảm nghĩ về con sông Tào Khê ?) Để phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao, tác giả đã làm gì? - Phân tích nội dung, nghệ thuật của bài ca dao để nói lên cảm xúc suy nghĩ của mình về bài ca dao đó. * GV: Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học (biểu cảm về tác phẩm văn học) là nói lên những cảm xúc, ý nghĩ của mình về cái hay, cái đẹp của tác phẩm đã làm ta rung động, xúc động (phải tưởng tượng, liên tưởng suy luận) -> Đây là nội dung của Ghi nhớ (SGK 147) ?) Từ bài văn trên em hãy rút ra bố cục của bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học? a) Mở bài: 2 yêu cầu + Tính khái quát: ấn tượng sâu sắc, khái quát... + Tính định hướng... b) Thân bài: Nêu các cảm nghĩ về từng khía cạnh xoáy sâu vào các trọng tâm, trọng điểm c) Kết bài: Cảm nghĩ chung, đánh giá, liên hệ * HS đọc ghi nhớ I. Lý thuyết 1. Tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học - Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm: phân tích nội dung + nghệ thuật để nêu cảm xúc, suy nghĩ - Bố cục 2. Ghi nhớ: sgk (147) Hoạt động 2(15’) - HS làm ra phiếu học tập -> GV thu chấm 5 bài - HS chuẩn bị theo nhóm -> Đại diện trình bày II. Luyện tâp Bài 1 (148) - Phát biểu cảm nghĩ về bài : Cảnh khuya + Bố cục: 3 phần dựa trên quá trình phân tích - 2 câu đầu: tình yêu thiên nhiên -> tâm hồn thi sĩ... - 2 câu cuối: tình yêu đất nước -> tâm hồn chiến sĩ... Bài 2 (148) - Lập dàn ý phát biểu cảm nghĩ về bài “Ngẫu nhiên...” 4. Củng cố - Em hiểu như thế nào về kiểu bài biểu cảm tác phẩm văn học 5. Hướng dẫn về nhà - Học bài, hoàn thiện hết các bài tập - Tập làm dàn ý bài văn biểu cảm về cô giáo em E. Rút kinh nghiệm ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ---------------------------&0&-------------------------- Soạn : Tuần 13, Tiết 51+52 Tập làm văn Bài viết số 3 – Văn biểu cảm A. Mục tiêu - Giúp HS củng cố và khắc sâu kiến thức về văn biểu cảm, đặc biệt là biểu cảm về con người. - Luyện kĩ năng viết bài văn biểu cảm biết kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm - Giáo dục lòng yêu quý, biết ơn những người thân yêu trong gia đình B. Chuẩn bị - SGK, ra đề, đáp án C. Tiến trình giờ dạy 1- ổn định tổ chức (1’) 2- Kiểm tra bài cũ 3- Bài mới I. Đề bài: Cảm nghĩ của em về người thân II. Dàn ý 1. Mở bài - Giới thiệu một đối tượng (ông, bà, bố,mẹ...) - Tình cảm, ấn tượng sâu sắc của mình với đối tượng 2. Thân bài - Tả vài nét về đặc điểm, phẩm chất tiêu biểu - Kể một vài kỉ niệm vui, buồn của bản thân đối với đối tượng. Qua đó bộc lộ tình cảm, cảm xúc 3. Kết bài - Cảm nghĩ chung hoặc đánh giá, liên hệ III. Biểu điểm - Điểm 9, 10: Nội dung và cảm xúc sâu sắc, tự nhiên, hành văn trôi chảy, giàu tính biểu cảm, không phạm lỗi chính tả về từ, câu - Điểm 7, 8: Nội dung, cảm xúc khá sâu sắc, tự nhiên, đôi chỗ thể hiện cảm xúc chưa khéo léo lắm, hành văn trôi chảy, phạm 3, 4 lỗi chính tả - Điểm 5, 6: Biết cách làm bài song cảm xúc còn hời hợt hoặc thể hiện vụng về. Hành văn chưa mạch lạc lắm, còn phạm 5, 6 lỗi chính tả. - Điểm 3, 4: Nội dung, cảm xúc hời hợt hoặc còn gượng ép, diễn đạt lủng củng, sai nhiều lỗi chính tả - Điểm 1, 2: Chưa biết cách làm bài văn, cảm xúc vụng về, hời hợt, sai nhiều chính tả IV. Thu bài - Nhận xét - HS làm bài nghiêm túc 4. Củng cố 5. Hướng dẫn về nhà - Ôn tập lại văn biểu cảm - Soạn: Tiếng gà trưa D. Rút kinh nghiệm ...............………………………………………………………………………………… ……...............……………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docTuan 1213.doc