Giáo án Ngữ văn 7 (chuẩn kiến thức) - Tuần 12 - Tiết 48: Thành ngữ - Trường THCS Hắc Dịch

 

I.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh :

- Hiểu được đặc điểm về cấu tạo và ý nghĩa của thành ngữ.

- Tăng thêm vốn thành ngữ, có ý thức sử dụng thành ngữ trong giao tiếp.

II.Chuẩn bị :

 -GV : Giáo án, TLTK, DDDH.

 -HS : Soạn bài, DDHT.

III. Các bước lên lớp :

 1).Ổn định lớp : KTSS

 2).Bài cũ :

- Thế nào là từ đồng âm? Cho vd minh họa?

- Hãy phân biệt nghĩa của câu sau : “Mồm bò chẳng phải mồm bò lại mồm bò”

 3).Bài mới : Trong lời ăn tiếng nói hàng ngày ta thường sử dụng thành ngữ một cách tự nhiên tạo nên một hiệu quả giao tiếp tốt, tạo sự sinh động, ấn tượng nơi người đọc, người nghe.

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1400 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 (chuẩn kiến thức) - Tuần 12 - Tiết 48: Thành ngữ - Trường THCS Hắc Dịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12: Tiết 48 THÀNH NGỮÕ I.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh : Hiểu được đặc điểm về cấu tạo và ý nghĩa của thành ngữ. Tăng thêm vốn thành ngữ, có ý thức sử dụng thành ngữ trong giao tiếp. II.Chuẩn bị : -GV : Giáo án, TLTK, DDDH. -HS : Soạn bài, DDHT. III. Các bước lên lớp : 1).Ổn định lớp : KTSS 2).Bài cũ : Thế nào là từ đồng âm? Cho vd minh họa? Hãy phân biệt nghĩa của câu sau : “Mồm bò chẳng phải mồm bò lại mồm bò” 3).Bài mới : Trong lời ăn tiếng nói hàng ngày ta thường sử dụng thành ngữ một cách tự nhiên tạo nên một hiệu quả giao tiếp tốt, tạo sự sinh động, ấn tượng nơi người đọc, người nghe. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ? Hoạt động 1 : Thế nào là thành ngữ? HS đọc phần (1) SGK/143. GV treo bảng phụ Có thể thay một vài từ khác vào cụm từ “lên thác xuống ghềnh” được không? (Thay từ : lên = trèo, xuống = đổ ta thấy tác dụng không sinh động, không tạo ấn tượng mà nhạt nhẽo, ý nghĩa lỏng lẻo). Lên ghềnh - xuống thác : hình ảnh không chặt chẽ, rời rạc dẫn đến không thể chêm xen và hoán đổi được vì là những cụm từ cố định. Không Làm mất đi giá trị của nó mà chỉ có thể đổi trật tự của nó “lên ghềnh xuống thác”. I. Thế nào là thành ngữ? ? Em rút ra kết luận gì về đặc điểm cấu tạo của cụm từ “lên thác xuống ghềnh”? Chặt chẽ, theo thứ tự các từ và nội dung ý nghĩa. ? Cụm từ “Nhanh như chớp” có nghĩa là gì? Rất nhanh và bất ngờ. So sánh Hình ảnh của ánh sánh lóe mạnh rồi tắt nhanh. ? Vậy cụm từ có kết cấu cố định chặt chẽ trật tự không đổi là cụm từ gì? Cho ví dụ? Mở rộng : có một số trường hợp có thể thay đổi chút ít kết cấu của thành ngữ (nếu không thay đổi về nghĩa). Vd : Châu chấu đá xe"châu chấu đấu ông voi (Dẫu có thiêng liêng đành phận gái, Lẽ nào châu chấu đấu ông voi). Đứng núi này trông núi nọ" đứng núi này trông núi khác " đứng núi này trông núi kia. Hoạt động 2 : Tìm hiểu nghĩa của thành ngữ Thành ngữ. Nước đổ lá khoai Đục nước béo cò. Thành ngữ là một loại cụm từ cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Ghi nhớ : SGK/144 ? “Lên thác xuống ghềnh” gợi cho em cách hiểu như thế nào? Thác – ghềnh là những nơi như thế nào? “Lên thác xuống ghềnh” " mượn hình ảnh ẩn dụ để nói lên sự vất vả, long đong. Thác ghềnh là địa hình khó khăn trên sông nước " gian truân, vất vả. ? Em hãy so sánh cách hiểu của thành ngữ “Lên thác xuống ghềnh” và “nhanh như chớp” về biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu? “Nhanh như chớp” " chỉ tốc độ nhanh được so sánh với tia chớp. Ẩn dụ “Lên thác xuống ghềnh” dựa vào nghĩa hàm ẩn (ẩn dụ). “Nhanh như chớp” hiểu theo nghĩa đen. Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn từ nghĩa đen. ? Vậy dựa vào đâu để hiểu được nghĩa của thành ngữ? HS tìm thêm những thành ngữ. Dựa vào nghĩa đen của thành ngữ. Ghi nhớ : SGK/144 Hoạt động 3 : Sử dụng thành ngữ HS đọc phần (1) SGK/144 GV treo bảng phụ. II. Sử dụng thành ngữ: ? Cho biết thành ngữ “Bảy nổi ba chìm” đóng vai trò gì trong câu? Vị ngữ Thành ngữ có thể làm chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu hay phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ … ? Cụm từ“Tắt lửa tối đèn” giữ vai trò cú pháp gì trong câu? Phụ ngữ của danh từ “khi” Phụ ngữ ? Hãy thử thay thế các từ đồng nghĩa với các thành ngữ trong câu và so sánh, phân tích cái hay của việc sử dụng thành ngữ trong câu? Câu văn bóng bẩy, sinh động, giàu tính hình tượng và tính biểu cảm. Thành ngữ thường ngắn gọn, hàm súc, lời ít mà ý lại nhiều. Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc … ? Vậy sử dụng thành ngữ có tác dụng gì? HS đặt câu với các thành ngữ Lưu ý : một số thành ngữ Hán – Việt. Hoạt động 4 :Luyện tập Ghi nhớ : SGK/144 III. Luyện tập: HS đọc các yêu cầu của các bài tập trong SGK và lần lượt làm lên bảng hoặc sử dụng bảng con theo nhóm Bài tập 1 : Tìm và giải thích nghĩa của các thành ngữ sau : a). Sơn hào hải vị : những món ăn ngon, lạ ở vùng núi và biển. Nem công chả phụng : những món ăn ngon, lạ, sang, quý hiếm. b). Tứ cố vô thân : bốn bên không có ai là người thân thuộc (cô độc). Da mồi tóc sương : da bị sẫm, đốm như mai con đồi mồi (tóc bạc như sương). Bài tập 2/145. HS có thể kể lại vắn tắt 3 câu chuyện dựa vào sự hướng dẫn của GV. Bài tập 3/145. Điền thêm các yếu tố để thành ngữ được trọn vẹn. Lời ăn tiếng nói. Một nắng hai sương. Ngày lành tháng tốt. No cơm ấm áo. Bách chiến bách thắng. Sinh cơ lập nghiệp. Bài tập 4/145. HS có thể tự tìm được và đặt câu với các thành ngữ tìm được. Đi sớm về khuya, nước mất nhà tan, chưa đi đã chạy, v.v.v. IV. Củng cố – dặn dò : 1). Củng cố : Hãy phân biệt sự khác nhau giữa thành ngữ và tục ngữ? Khi sử dụng thành ngữ trong câu văn có tác dụng ntn? 2). Dặn dò : Học thuộc phần ghi nhớ SGK/144 Tìm và đặt câu với các thành ngữ mà em tìm được . Soạn bài : “Cách làm văn biểu cảm về tác phẩm văn học”. ……………………………………………………………….

File đính kèm:

  • docV7T124.doc
Giáo án liên quan