A / MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
Giúp HS :
· Thấy được những tình cảm chân thành ,sâu nặng của hai anh em trong câu truyện . Cảm nhện được nỗi đau đớn , xót xa của những bạn nhỏ chẳng may rơi vào hoàn cảnh gia đình bất hạnh . Biết thông cảm và chia sẻ với những người bạn ấy .
· Thấy được cái hay của truyện là ở cách kể rất chân thật và cảm động .
B / HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1 / Ổn Định Lớp :
2 / Kiểm Tra Bài Cũ – Bài Soạn ;
· Tóm tắt nội dung văn bản : “ CỔng trường mở ra”
· Nêu các chi tiết để thấy được tâm trạng của mẹ
3 / Bài Mới : Một trong những nỗi đau của các em về mặt tinh thần là sống thiếu cha mẹ . Được sống trong vòng tay yêu thương của đình là 1 điều vô cùng hạnh phúc . Vậy mà trong cuộc sống hiện tại có những em rơi vào hoàn cảnh không may : Cha mẹ ly hôn . Bài học hôm nay sẽ giúp các em thấy được tình cảm của những đứa trẻ trong cảnh ngộ đó để thông cảm và chia sẻ với họ .
13 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1402 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 (chuẩn kiến thức) - Tuần 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN : Ngày tháng năm
Tiết :
CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ
A / MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
Giúp HS :
Thấy được những tình cảm chân thành ,sâu nặng của hai anh em trong câu truyện . Cảm nhện được nỗi đau đớn , xót xa của những bạn nhỏ chẳng may rơi vào hoàn cảnh gia đình bất hạnh . Biết thông cảm và chia sẻ với những người bạn ấy .
Thấy được cái hay của truyện là ở cách kể rất chân thật và cảm động .
B / HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1 / Ổn Định Lớp :
2 / Kiểm Tra Bài Cũ – Bài Soạn ;
Tóm tắt nội dung văn bản : “ CỔng trường mở ra”
Nêu các chi tiết để thấy được tâm trạng của mẹ
3 / Bài Mới : Một trong những nỗi đau của các em về mặt tinh thần là sống thiếu cha mẹ . Được sống trong vòng tay yêu thương của đình là 1 điều vô cùng hạnh phúc . Vậy mà trong cuộc sống hiện tại có những em rơi vào hoàn cảnh không may : Cha mẹ ly hôn . Bài học hôm nay sẽ giúp các em thấy được tình cảm của những đứa trẻ trong cảnh ngộ đó để thông cảm và chia sẻ với họ .
Phương pháp
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Đọc Tóm Tắt Văn Bản Và Tìm Hiểu Chú Thích
Vì văn bản khá dài , GV có thể chọn những đoạn tiêu biểu cho HS đọc.
Gv cho HS tóm tắt cốt truyện trước , sau đó hướng dẫn đọc 1 vài đoạn hay và xúc động .
Tóm Tắt Truyện :
2 anh em Thành và Thủy rất thương yêu và gắn bó với nhau . Thế mà gia đình tan vỡ , cha mẹ ly hôn , chúng sắp phải chia xa . Tài sản mà chúng từng sở hữu , chơi chung với nhau là các thứ đồ chơi , bây giờ cũng phải chia đôi trong nỗi đau đớn xót xa. Rồi trước khi về nhà ngoại , Thủy đã đề nghị cùng anh đến trường để chào cô giáo và chia tay với bạn bè trong niềm cảm xúc dâng trào . Sau đó , chúng đã phải đột ngột chia tay vừa về tới nhà vào giây phút ấy , anh em Thuỷ và Thành vẫn còn nhường nhau những món đồ chơi thân thương dặn dò nhau những lời đầy xúc cảm và cuối cùng Thuỷ đã quyết định để 2 con búp bê ở lại nhà với người anh để chúng nó không cách xa nhau như hoàn cảnh của anh em mình .
Đọc Đoạn Hay :
Mời Hs đọc đoạn 2 anh em chia đồ chơi “Đồ chơi chúng tôi cũng chẳng nhiều …….Tôi cố vui vẻ theo em ,nhưng nước mắt đã ứa ra”
Hoặc đoạn Thuỷ đến trường chia tay cô giáo và bạn bè : “ Gần trưa , chúng tôi mới tới trường học …… Nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật” .
Hoặc đoạn cuối cảnh 2 anh em chia tay : “cuộc chia tay đột ngột quá …… hết bài”.
Tìm Hiểu Chú Thích :
Gv cho HS đọc các chú thích (2) à (6)
1 / Em biết gì về xuất xứ của truyện ngắn này ?
Hs đọc chú thích (1)
Gv nói thêm : Trẻ em có rất nhiều quyền được ghi trong : “công ước quốc tế về quyền trẻ em” của Liên Hiệp Quốc 1989. Tuy vậy các đề tài sáng tác về quyền trẻ em thì không nhiều . Các tác giả thường khai thác nỗi khổ về cuộc sống vật chất và nỗi đau về tinh thần . Còn ở truyện này , người đọc còn thấy 1 khía cạnh khác về tình cảm và tấm lòng của nhân vật à Đó là điều chúng ta cần khám phá qua việc tìm hiểu văn bản này .
Hoạt Động 2 : Tìm Hiều Văn Bản
1 / Truyện viết vềai , về việc gì ? Ai là nhân vật chính ?
Truyện viết về những em bé không may đứng trước sự đổ vỡ của gia đình , đó là 2 anh em Thuỷ và Thành phải đau đớn chia tay nhau vì bố mẹ li hôn .
2 / Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy ? Việc lựa chọn ngôi kể này có tác dụng gì ?
Truyện được kể theo ngôi thứ nhất . Người xưng Tôi trong truyện ( Thành ) là người chứng kiến các sự việc xảy ra , cũng là người cùng chịu nỗi đau như em gái của mình .
Cách chọn lựa ngôi kể này đã giúp tác giả thê hiện được 1 cách sâu sắc những suy nghĩ , tình cảm tâm trạng của các nhân vật. Mặt khác , kể theo ngôi này cũng làm tăng thêm tính chân thực của truyện và do vậy sức thuyết phục của truyện cũng cao hơn .
3 / Tại sao tên truyện là “ Cuộc chia tay của 2 con búp bê” . Tên truyện có liên quan gì đến ý nghĩa của truyện không ?(Hs thảo luận
Gợi ý :+ Những con búp bê gợi cho em suy nghĩ gì ? Chúng có mắc lỗi gì hay không ? Chúng có chia tay thật không ?
( Những con búp bê vốn là những đồ chơi của tuổi thơ , thường gợi lên thời gian trẻ em với sự ngộ nghĩnh , trong sáng , ngây thơ vô tội .Những con búp bê trong truyện cũng như 2 anh em Thành và Thuỷ , trong sáng , vô tư , không có tội lỗi gì …………Thế mà lại phải chia tay nhau
+ Như vậy , tên truyện có liên quan gì đến nội dung ( ý nghĩa ) , chủ đề của chuyện ?
( Tên chuyện đã gợi ra 1 tình huốn buộc người đọc phải theo dõi và góp phần thê hiện được ý đồ tư tưởng mà người việt muốn thể hiện . Chẳng hạn :
Phê phán những bậc cha mẹ ….
Ca ngợi tình cảm nhân hậu , … của 2 bé
Miêu tả và thể hiện nỗi đau xót ….
4 / Hãy tìm những chi tiết trong truyện để thấy 2 anh em Thành _ Thuỷ rất mực gần giũ thương yêu , chia sẻ và quan tâm lẫn nhau ?
Thủy mang kim chỉ ra tận sân vận động vá áo cho anh.
Thành giúp em mình học
Chiều nào Thành cũng đón em đi học về , dắt tay nhau vừa đi vừa trò truyện .
Thành nhường hết đồ chơi cho em nhưng Thuỷ lại sợ “ lấy ai gác đêm cho anh” nên lại nhường cho anh con vệ sĩ.
5 / Em có nhận xét gì về tình cảm của 2 anh em Thành và Thuỷ trong câu truyện này ?
2 anh em đối với nhau = 1 tình cảm chân thành , sâu nặng .
6 / Chính vì có tình cảm sâu nặng như thế nên gặp cảnh ngộ phải chia tay , chúng đã biểu lộ cảm xúc ra sao ?
( Tùy HS phát hiện chi tiết . GV không khai thác ở điểm này nhiều.)
7 / Lời nói và hành động của Thuỷ khi thấy anh chia 2 con búp bê Vệ sĩ và em nhỏ ra 2 bên , nó mâu thuẫn gì ? (HS thảo luận )
Mâu thuẫn ở chỗ 1 mặt Thủy rất giận dữ không muốn chia sẻ 2 con búp bê nhưng mặt khác em lại rất thương Thành , không muốn nhận hết 2 con sợ đêm không có con Vệ sĩ canh giấc ngủ cho anh , nên em rất bối rối sau khi đã “ tru tréo lên …”
8 / Theo em có cách gì để giải quyết mâu thuẫn đó không ?
Đưa ra tình huống này , tác giả gợi lên trong bạn đọc suy nghĩ , chỉ có cách giai đình Thủy _ Thành phải đòan tụ , 2 anh em không phải chia tay .
9 / Kết thúc truyện , Thủy đã lựa chọn cách giải quyết như thế nào ? Chi tiết này gợi lên trong em những suy nghĩ và tình cảm gì ?
Thủy đặt con Em nhỏ quàng tay vào con Vệ sĩ . Ở trên chiếc gường , cho nó ở lại vói anh mình để chúng ở bên cạnh nhau và không bao giờ xa nhau
Cách lựa chọn của Thủy gợi lên trong lòng người đọc lòng thương cảm đối với em , thương cảm 1 em gái vừa giầu lòng vị tha , vừa thương anh , thương cả những con búp bê , thà mình chia lìa chứ không để búp bê chia tay , thà mình chịu thiệt thòi để anh luôn có con vệ sĩ gác ngủ đêm đêm . Chi tiết này cũng khiến cho người đọc thấy sự chia tay của 2 em nhỏ là rất vô lí , là không nên có .
Cuộc chia tay của Thủy với lớp học :
1 / Chi tiết nào trong cuộc chia atay của Thủy với lớp học làm cô giáo bàng hòang ?
Chi tiết : “ Nhà bà ngọai em ở xa trường học lắm , Mẹ em bảo sẽ sắm cho em 1 thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán.
2 / Vì sao cô bàng hòang ?
Cô bàng hòang vì học trò mình cũng không được đến trường.
3 / Theo em từ chi tiết trên , truyện muốn đề cập đến quyền lợi gì của trẻ em ?
Trẻ em phải được nuôi dạy , được chăm sóc yêu thương , được đi học và đến trường.
4 / Trong đọan này , chi tiết nào khiến em cảm động nhất . Vì sao ?
Cô giáo Tâm tặng cho Thủy quyển vở cây bút máy nắp vàng à tình yêu thương và sự quan tâm của cô giáo đối với học trò .
Khi nghe Thủy cho biết không đi học nữa cô Tâm thốt lên : “ Trời ơi” , “ Cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa”.
5 / Hãy giải thích vì sao khi dắt tay Thủy ra khỏi trường , tâm trạng của Thành “kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”
Có thể vì trong khi mọi việc diễn ra đều rất bình thường , cảnh vật rất đẹp , cuộc đời vẫn bình yên ….ấy thế mà Thành và Thủy lại phải chịu đựng sự mất mát và đổ vỡ quá lớn . Nói cách khác , Thành ngạc nhiên vì trong lòng mình đang nổi giông , nổi bão vì sắp phải chia lìa với đứa em gái bé nhỏ , thân thiết ,cả trời đất như sụp đổ trong tâm hồn em ấy thế mà bên ngòai mọi người và đất trời vẫn không có gì thay đổi à đây là 1 diễn biến tâm lý đã được tác giả miêu tả rất chính xác . Nó làm tăng thêm nỗi buồn sâu thẳm, trạng thái thất vọng , bơ vơ , lạc lỏng của nhân vật trong truyện .
Hoạt động 3 : Tổng Kết
1 / Hãy nhận xét về cách kể chuyện của tác giả cách kể này có tác dụng gì trong việc làm nổi bật nội dung, tư tưởng của truyện ?
Cách kể bằng sự miêu tả cảnh vật xung quanh và cách kể = nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật ( nhân vật Thành _ Thủy người kể xưng tôi ) của tác giả
Lời kể chân thành , giản dị phù hợp với tâm trạng nhân vật nên có sức truyền cảm .
2 / Qua câu chuyện này , átc giả muốn giử gắm đến mọi người điều gì ? ( HS thảo luận ).
GV cho HS đọc và chép ghi nhớ / 27 SGK
I . Đọc tóm tắt văn bản và tìm hiểu chú thích :
Tác giả : Khánh Hoài
Tóm tắt truyện :
II / Tìm hiểu văn bản :
1 . Cuộc chia tay của Thủy với ánh trai
Đem kim chỉ ra tận sân vận động vá áo cho anh
Chiều nào tôi cũng đi đón em
Không phải chia nữa. Anh cho em tất cả .
Không …… Em để lại hết cho anh .
…… lấy ai gác đêm cho anh.
Đặc con Em nhỏ quàng tay vào con Vệ Sĩ.
è Tình cảm trong sáng cao đẹp , tấm lòng nhân hậu , vị tha
2 . Cuộc chia tay của Thủy với lớp
Cô giáo … lấy quyển sổ cùng với chiếc bút máy nắp màu vàng đưa cho em è Tình yêu thương và sự quan tâm .
Em không được đi học nữa … sắm cho em 1 thúng hoa quả ra chợ ngồi bán è cần quan tâm đến quyền lợi trẻ em .
II . Ghi Nhớ : (SGK/27)
4 . CỦNG CỐ :
Cho HS đọc thêm :”thế giới rộng vô cùng “ / 28 SGK
5 . DẶN DÒ :
Tập tóm tắt truyện
HTL phần ghi nhớ ( SGK tr 27 )
Xem trước : “ BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN”
TUẦN : Ngày tháng năm
Tiết :
BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN
A / MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
Giúp HS hiểu rõ:
Tầm quan trọng của bố cục trong văn bản , trên co sở đó có ý thức xây dựng bố cục khi tạo lập văn bản .
Thế nào là 1 bố cục rành mạch và hợp lý để bước đầu xây dựng được những bố cục rành mạch và hợp lí cho những bài làm .
Tính phổ biến và sự hợp lí của dạng bố cục 3 phần , nhiệm vụ mỗi phần trong bố cục, để từ đó có thể làm mở bài ,thân bài, kết bài đúng hướng , đạt kết quả tốt hơn .
B / HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1 / Ổn Định Lớp :
2 / Kiểm Tra Bài Cũ – Bài Soạn ;
Thế nào là liên kết trong văn bản ?
Tại sao văn bản phải có tính liên kết ?
3 / Bài Mới : Ở lớp 6 , các em đã được học 6 kiểu văn bản trong đó có 2 kiểu được tìm hiểu là tự sự và miêu tả . Ta thấy dù là kiểu văn bản nào nó cũng đ2oi hỏi phải có 1 bố cục chặt chẽ.
Trên thực tế ,có rất nhiều em chưa quan tâm đến bố cục trong lúc làm bài . Vì thế bài học hôm nay sẽ cho ta hiểu rõ tầm quan trọng của bố cục và bước đầu biết xây dựng được bố cục .
Phương pháp
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Tìm hiểu bố cục của văn bản :
GV treo bảng phụ có viết sẵn lá đơn xin phép nghỉ học .
1 / Có thể viết lí do nghỉ học trước rồi mới viết họ và tên sau được không ?Hoặc là nêu lời hứa trước rồi mới nêu lí do nghỉ được hay không ? Vì sao ?
Không . Vì như thế nó sẽ không phù hợp với trình tự 1 lá đơn mà các em đã được học ở lớp 6
2 / Vậy để hiểu được nội dung lá đơn , các câu trong lá đơn ấy phải được trình bày như thế nào ?
Thứ tự và hợp lí .
Giảng : Các phần các đọan trong 1 văn bản được sắp xếp theo 1 trình tự hợp lí nào đó , ta gọi đó là bố cục .
3 / Bố cục trong văn bản là gì ?
GV cho HS đọc ghi nhớ 1
GV cho HS làm bài tập 1 _ Luyện tập (5 phút)
HS nhận xét _ GV bổ sung .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu những yêu cầu về bố cục trong văn bản
1 / Bố cục trong 1 văn bản có những yêu cầu gì hay không ?
Gv gọi HS đọc lại văn bản : “Ếch ngồi đáy giếng” (NV6 ) trên bảng phụ
GV gọi 1 HS khác đọc vd 1 (SGK7 tr 29).
2 / Em hãy so sánh văn bản trong sách NV 6 với câu truyện trong NV 7 có gì khác nhau ?
Văn bản của sách NV 6 được kể theo thứ tự các sự việc , các ý.
Văn bản của sách NV 7 : Các sự việc các nội dung bị xếp lộn xộn không theo thứ tự
3 / Trong 2 văn bản trên , thì câu truyện nào dễ hiểu , gây hứng thú cho người đọc hơn ? Vì sao?
Trình tự kể của văn bản trong sách NV 6 dễ hiểu và gây hứng thú hơn vì các sự việc ấy diễn ra 1 cách hợp lý , tự nhiên .
4 / Tại sao câu chuyện trong sách NV 7 lại không gây hứng thú và khó nắm được nội sung ? ( Thảo luận )
Các câu trong đoạn văn đó có liên kết với nhau để tập trung làm nổi bật 1 nội dung thống nhất không ?
Nội dung của các đọan có phân biệt được với nhau không?
HS trả lời . Gv nhận xét và chốt lại .
/ Từ những điều trên , ai có thể rút ra yêu cầu đầu tiên trong bố cục của văn bản ?
GV gọi HS đọc đọan 1 ghi nhớ 2/ SGK
/ GV gọi HS đọc văn bản : “ Lợn cưới , áo mới” ở SGK NV 6 trên bảng phụ?
GV gọi HS đọc ví dụ 2 (sách NV 7 )
/ Văn bản này thuộc thể lọai gì ? ( Truyện cười )
/ Thể lọai truyện cười được sáng tác nhằm mục đích gì ?
Chế giễu , phê phán những thói hư tật xấu của con người .
/ Văên bản được nêu trong ví dụ 2 gồm mấy đọan văn ?
2 đọan
10 / Nội dung của mỗi đọan ấy có thống nhất hay không ?
Đọan 1 : Nói đến việc 1 anh hay khoe , đang muốn khoe mà chưa khoe được .
Đọan 2 : Thì anh ta đã khoe được .
/ Vậy kể chuyện theo cách này có quá thiếu rành mạch hay không ?
Không thiếu rành mạch
/ Nhưng cách kể ấy có nêu bật được ý nghĩa phê phán và làm cho ta buồn cưới như trong văn bản kể ở sách NV 6 hay không? Tại sao?
Gợi ý :
So với văn bản trong sách NV 6 thì sự sắp đặt các câu , các ý ở Vd trên đã có gì thay đổi ?
Đọan 2 : của văn bản được nêu trong vd đã có sự thay đổi về trình tự các sự việc
Sự thay đổi đó dẫn đến kết quả như thế nào ?
Làm cho câu chuyện mất đi yếu tố bất ngờ, khiến cho tiếng cười không bật ra mạnh và câu chuyện không thể tập trung vào việc phê phán nhân vật chính được nữa.
16 / Vậy bố cục của văn bản ngòai việc diễn đạt mạch lạc còn cần phải đạt được yêu cầu nào khác nữa ?
Yêu cầu 2 : Đạt được mục đích giao tiếp đã đề ra
Gv cho HS đọc đặc điểm ghi nhớ 2 / 30
Hoạt động 3 : Tìm Hiểu Các Phần Của Bố Cục .
1 / Trong 2 thể lọai tự sự và miêu tả , bố cục của nó thường gồm mấy phần ?
3 phần : Mở bài , thân bài , kết bài .
2 / Mỗi phần có nhiệm vụ như thế nào trong văn bản ?
HS trả lời _ GV chốt ý
GV gọi HS dọc lại tòan bộ phần ghi nhớ SGK .
Họat Động 4 : Luyện tập
BT 2 / 30
Bt 3 / 30
I . Tìm hiểu bài :
1 . Bố cục của văn bản:
VD : Đơn xin phép nghỉ học
à trình tự , hợp lí
2 .Những yêu cầu về bố cục trong văn bản :
VD : Chưa liên kết chặt chẽ.
3 / Các phần của bố cục :
Mở bài
Thân bài
Kết bài
II . Ghi nhớ ( SGK/30 )
III / Luyện tập :
BT 2/30
BT 3 / 30
4. CỦNG CỐ :
Cho HS đọc lại phần ghi nhớ.
5. DẶN DÒ :
Học thuộc lòng ghi nhớ
Xem trước : “ MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN”.
TUẦN : Ngày tháng năm
Tiết :
MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN
A / MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
Giúp HS :
Có những hiểu biết bước đầu về mạch lạc trong văn bản . SỰ cần thiết phải làm cho văn bản có mạch lạc , không quẩn quanh hoặc đứt đọan .
Chú ý đến sự mạch lạc trong các bài TLV .
B / HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1 / Ổn Định Lớp :
2 / Kiểm Tra Bài Cũ – Bài Soạn ;
Khi trình bày lá đơn nhập học ở lớp nghệ thuật về môn họa . Em trình bày như thế nào ?
Một bố cục như thế nào được coi là rành mạch hợp lí . Cho vd để minh họa?
3 / Bài Mới :
Nói đến bố cục là nói đến sự sắp đặc sự phân chia . Nhưng văn bản lại không thể không liên kết . Vậy làm thế nào để các phần , các đọan của 1 văn bản vẫn rành mạch mà lại không mất đi sự liên kết chặt chẽ với nhau ? Bài học hôm nay sẽ trã lời cho chúng ta câu hỏi này à GV ghi tựa
Phương pháp
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Tìm hiểu mạch lạc trong văn bản :
GV gọi HS đọc câu 1 a
1 / Khái niệm mạch lạc trong văn bản có được dùng theo nghĩa đen không ?
Không
2 / Tuy nhiên , nội dung của khá niệm mạch lạc trong văn bản có hòan tòan xa rời với nghĩa đen không ?
Nội dung của KN mạch lạc trong văn bản không hòan tòan xa rời với nghĩa đen của nó bởi mạch lạc trong văn bản cũng giống như mạch máu trong cơ thể con người vậy , phải chảy thành dòng , thành mạch rồi tuần tự chảy qua các bộ phận trong cơ thể người như : Tim ,gan … đồng thời mạch máu ấy phải chảy 1 cách liên tục , thông suốt . Nếu đứt đọan thì các bộ phận của cơ thể sẽ ngưng họat động và con người sẽ chết .
3 / Như vậy , em hãy xác định mạch lạc trong văn bản có những tính chất gì ?
3 tính chất được nêu ở đặc điểm 1 a
4 / Gv đặt câu hỏi 1 b
Ý kiến trên lá hòan tòan chính xác . Vì dựa vào tính chất của mạch lạc trong văn bản ta sẽ có được định nghĩa này.
5 / Nhắc lại cho cô biết : Mạch lạc trong văn bản là gì ?
HS trả lời
Hoạt động 2 :
1 / Gv đặt câu hỏi 2 a ( HS thảo luận )
Tòan bộ sự việc trong văn bản xoay quanh sự việc chính : Sự chia tay của Thành _ Thủy
Sự chia tay và “Những con búp bê” đóng vai trò là sợi dây nối liền các sự việc
Hai anh em Thành _ Thủy là những nhân vật chính trong truyện, do đó mà nội dung truyện luôn luôn xoay quanh 2 nhân vật này . Nấu không có sự xuất hiện của 2 nhân vật Thành và thủy thì cũng sẽ không có cuộc chia tay nào cả .
2 / Gv đặt câu hỏi 2 b ( HS thảo luận ) ?
Các từ ngữ như : Chia tay , chia đồ chơi , chia ra … cùng với những chi tiết khác : Anh cho em tất cả chẳng muốn chia bôi . … liên kết với nhau nhằm làm nổi bật 1 chủ đề duy nhất : Sự chia tay và đây có thể xem là mạch văn của câu chuyện . Không 1 chi tiết nào trong truyện lại không liên quan đến chủ đề trên . Về mặt mạch lạc và liên kết có sự thống nhất với nhau .
3 / Từ những phân tích , ai cho cô biết 1 văn bản có tính mạch lạc phải có điều kiện gì trước tiên ?
HS đọc đặc d89iểm 1 của ghi nhớ 2 / SGK
4 / Gv đặt câu hỏi 2 c :
Các bộ phận trong văn bản nhất thiết phải liên kết chặt chẽ với nhau . Tuy nhiên không nên lầm tưởng rằng giữa các bộ phận ấy chỉ có mối liên hệ về mặt thời gian ( việc xảy ra trước kể trước , việc xảy ra sau kể sau ) mà 1 văn bản cẫn có thể mạch lạc khi các đoạn văn trong đó liên hệ với nhau về không gian , về tâm lý , về ý nghĩa miễn là sự liên hệ ấy tự nhiên , hợp lý .
/ Gv cho HS đọc đặc điểm 2 của ghi nhớ 2
Hoạt động 3 : Ghi Nhớ .
GV cho HS đọc – chép tòan bộ ghi nhớ ( SGK / 32 )
Họat Động 4 : Luyện tập
BT 1 / 33
Bt 2 / 33
I . Tìm hiểu bài :
1 . Mạch lạc trong văn bản :
2 .Các điều kiện để văn bản có tính mạch lạc :
Văn bản : “Cuộc chia tay của những con búp bê”
è sự việc chính : Sự chia tay giữa anh em Thành _ Thủy
II . Ghi nhớ ( SGK/32 )
III / Luyện tập :
BT 1/33
BT 2 / 33
4. CỦNG CỐ :
Các điều kiện để văn bản có tính mạch lạc ?
5. DẶN DÒ :
Học thuộc lòng ghi nhớ và làm bài tập 2 / 33 SGK
Xem trước : “ Ca Dao – Dân Ca : Những Câu Hát Về Tình Cảm Gia Đình”.
File đính kèm:
- TUAN_2.DOC