Giáo án Ngữ văn 7 (chuẩn kiến thức) - Tuần 3

A / MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

Giúp HS :

· Hiểu khái niệm ca dao – dân ca .

· Nắm được nội dung , ý nghĩa 1 số hính thức nghệ thuật tiêu biểu của ca dao – dân ca qua những bài ca thuộc chủ đề tình cảm gia đình .Chủ đề tình yêu quan hệ , đất nước , con người .

· Thuộc những bài ca trong 2 văn bản và biết 1 số bài ca thuộc hệ thống của chúng

B / HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

1 / Ổn Định Lớp :

2 / Kiểm Tra Bài Cũ – Bài Soạn ;

· Tóm tắt truyện : “ Cuộc chia tay của những con búp bê” ?

· Nêu ý nghĩa truyện ?

3 / Bài Mới : Đối với tuổi thơ mỗi người Việt Nam , ca dao – dân ca là dòng sữa ngọt ngào , vô về , an ủi tâm hồn chúng ta qua lời ru ngọt ngào của bà , của mẹ , của chị những buổi trưa hè nắng lửa hay những đêm đông lạnh giá . Chúng ta ngủ say , mơ màng , dần dần lớn lên nhờ nguồn suối trong lành đó . Bây giờ ta cùng nhau đọc lại , lắng nghe và suy ngẫm .

 

doc13 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1393 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 (chuẩn kiến thức) - Tuần 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN : Ngày tháng năm Tiết : CA DAO – DÂN CA NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH A / MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS : Hiểu khái niệm ca dao – dân ca . Nắm được nội dung , ý nghĩa 1 số hính thức nghệ thuật tiêu biểu của ca dao – dân ca qua những bài ca thuộc chủ đề tình cảm gia đình .Chủ đề tình yêu quan hệ , đất nước , con người . Thuộc những bài ca trong 2 văn bản và biết 1 số bài ca thuộc hệ thống của chúng B / HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1 / Ổn Định Lớp : 2 / Kiểm Tra Bài Cũ – Bài Soạn ; Tóm tắt truyện : “ Cuộc chia tay của những con búp bê” ? Nêu ý nghĩa truyện ? 3 / Bài Mới : Đối với tuổi thơ mỗi người Việt Nam , ca dao – dân ca là dòng sữa ngọt ngào , vô về , an ủi tâm hồn chúng ta qua lời ru ngọt ngào của bà , của mẹ , của chị những buổi trưa hè nắng lửa hay những đêm đông lạnh giá . Chúng ta ngủ say , mơ màng , dần dần lớn lên nhờ nguồn suối trong lành đó . Bây giờ ta cùng nhau đọc lại , lắng nghe và suy ngẫm . Phương pháp Ghi bảng Hoạt động 1 : Đọc Văn Bản Và Tìm Hiểu Chú Thích Gv hướng dẫn HS đọc diễn cảm 4 bài ca trong bài học GV hướng dẫn tìm hiểu chú thích khi học từng bài . Hoạt Động 2 : Bài 1 : 1 / Lời nói trong bài ca dao là lời của ai ?Nói với ai ? Bằng hình thức gì ? Là lời của mẹ nói với con bằng lời ru . 2 / Mẹ ru con điều gì ? Công lao của cha mẹ đối với con và bổn phận làm con trước công lao to lớn này . 3 / Bài ca dao đã dùng những hình ảnh nào để nói về công lao của cha mẹ ? Cha ……… Núi ngất trời ; Mẹ …… nước biển đông 4 / Nhân dân đã dùng cách nào để nói đến những hình ảnh đó ? So sánh . 5 / Cách so sánh đó đã thể hiện công lao cha mẹ to lớn như thế nào? Bài ca lấy những cái to lớn , mênh mông , vĩnh hằng của thiên nhiên là hình ảnh so sánh để biểu hiện công cha nghĩa mẹ . Chỉ những hình ảnh to lớn , cao rộng không cùng và vĩnh hằng ấy mới diễn tả hết được công ơn sinh thành , nuôi dạy của cha mẹ . “Núi ngất trời , biển rộng mênh mông không thể nào đo được , cũng như công cha , nghĩa mẹ đối với con không thể kể hết được . Với những hình ảnh so sánh này , bài ca ó phải là lời giáo huấn khó khăn về chữ hiếu , các KN “ Công cha , nghĩa mẹ” trở nên cụ thể sinh động . 6 / Âm điệu : Hát ra bao giờ cũng gắn liền với những sinh họat trong gia đình với ngôi nhà , kỉ niệm thân thương của mỗi con người . Có câu thơ nói rằng : “ Sữa nuôi phần xác , hát nuôi phần hồn” . Lời ru làm cho quan hệ giữa nhưng hát và người nghe gần gũi , ấm áp và thiêng liêng hơn . Do đó , âm điệu của bài ca dao này là âm điệu tâm tình , sâu lắng . 7 / Tìm những câu ca dao cùng ní đến công cha nghia mẹ như bài 1 Bài 2 1 / Lời trong câu ca dao là lời của ai ? nói với ai ? về việc gì ? Lời của người con gái lấy chồng xa quê, nói với mẹ về nỗi nhớ mẹ , nhớ quê . 2 / Thời gian diễn ra tâm trạng của người con gái là vào lúc nào ? Chiều chiều 3 / Thời gian “ Chiều chiều “ gợi cho em cảm giác gì ? Chiều chiều : không phải là 1 buổi mà là nhiều buổi . Trong ca dao , thời gian chiều chiều tường gợi buồn , gợi nhớ . 4 / Không gian để người con gái trông về quê mẹ là ở đâu ? Ngõ sau 5 / Tại sao lại cứ phải đứng ở ngõ sau ? Ngõ sau là nơi vắng lặng làm tăng thêm sự cô đơn ,lạc lõng của người con gái lấy chồng xa quê . Đồng thời , không gian này cũng cho ta biết được số phận của người phụ nữ trong gia đình dưới chế độ PK : Đó là khi người phụ nữ về nhà chồng thì chỉ biết phục vụ cho nhà chồng không có quyền có những cảm xúc , ưu tư . Do đó mà ngõ sau chính là không gian tốt nhất để người con gái được bày tỏ nỗi niềm của mình . 6 / Trong cái không gian vắng lặng của ngõ sau người con gái đã làm gì ? Trông về , nhìn về “mắt và lòng lúc nào cũng hướng về quê nhà 7 / Nỗi nhớ mẹ , nhớ quê da diết đó được so sánh qua cụm từ nào ? Ruột đau chín chiều . Cụm từ này đã thể hiện được nỗi niềm xót xatột đỉnh của người con gái xa quê . Là nỗi đau , buốn tủi của kẻ làm con phải xa cách cha mẹ không thể đỡ đần , đền ơn sinh thành của cha mẹ . 8 / Qua việc phân tích về thời gian , không gian , hành động và nỗi niềm của nhân vật , em hãy nói tâm trạnbg của nhân vật ở đây như thế nào ? Tâm trạng nỗi buồn xót xa của người con gái lấy chồng xa quê , nhớ mẹ nơi quê nhà . Bài 3 1 / Bài ca dao là lời của ai ? nói với ai ? về vấn đề gì ? Lời của con cháu nói về ông bà về nỗi nhớ thương ông bà . 2 / Những tình cảm của con cháu đối với ông bà được diễn tả bằng cách nào ? Những tình cảm đó được diễn tả bằng hình thức so sánh ( so sánh mức độ ). Kiểu so sánh này khá phổ biến trong ca dao như : “ Qua đình ngả nón …. Thương mình bấy nhiêu “ Hoặc “ Qua cầu dừng bước trông cầu Cầu bao nhiêu nhịp em sầu bấy nhiêu “ 3 / Tình cảm đó được so sánh với cái gì ? Nuột lạc mái nhà . 4 / Em hiểu nuột lạc gì ? HS trả lời 5 / Tại sao ngó thấy nuột lạc mái nhà lại nhớ ông bà . Nuột lạc gợi lên hình ảnh gì ? Hình ảnh nuột lacï mái nhà : “ Gợi sự nối kết bền chặt , không tách rời của sự vật cũng như của tình cảm huyết thống và công lao gây dựng ngôi nhà , gây dựng gia đình của ông bà đối với con cháu . 6 / Cách so sánh như vậy nói lên nội nhớ ấy như thế nào ? Nỗi nhớ da diết , khôn nguôi. Giảng : Mái nhà là phần trên cao nhất ngôi nhà , che chở cho toàn bộ ngôi nhà . Ngôi nhà cổ truyền VN thường làm bằng tre hay nứa. Để cố định rất cần đến những nuột lạc , không có nuột lạc thì gió bão cuốn tung tất cả dễ dàng và toàn bộ ngôi nhà sẽ bị phá huỷ . Bởi vậy nhìn những nuột lạc , ngẫm nghĩ đến sự cần thiết của nó đối vơi ngôi nhà , cháu con liên tưởng đến người bà mà động lòng thương nhớ . Câu ca dao chỉ có 15 tiếng mà thấm thía 1 nỗi buồn , nỗi nhớ thật sâu nặng . Có ai lại nằm đếm số nuộc lạc bao giờ , cũng như lời nói nào nói hết được công ơn của ông bà đối với con cháu . Dùng 1 hình ảnh cụ thể , người lao động VN có thể nói lên 1 cáh súc tích tình cảm nhớ thương , lòng biết ơn của lớp con cháu đối với ông bà tổ tiên . 7 / Nhắc lại nội dung của bài ca dao số 3 Bài 4 : 1 / Bài ca dao là lời của ai ? nói với ai ? về vấn đề gì ? Lời nói có thể của cha mẹ , chú bác nói với con cháu về tình cảm anh em trong gia đình . 2 / Tại sao anh em lại phải thương yêu nhau ? Vì cùng cha mẹ sinh ra , cùng chung sống trong 1 gia đình 3 / Tình cảm anh em được nhân dân ta nói đến qua hình ảnh nào khác nữa ? Hình ảnh tay chân . 4 / So sánh như vậy nói lên tình cảm gắn bó đến mức nào ? Không thể tách rời . Tay , chân là những bộ phận trên cơ thể . Tay hỗ trợ cho chân – ngược lại . Nên thiếu 1 trong 2 bộ phận thì cơ thể sẽ trở nên khập khiễng , mất cân đối không họat động tốt nữa . 5 / Bài ca dao trên nhắc nhở chúng ta điều gì ? Anh em phải hòa thuận nương tựa nhau . 6 / Biện pháp nghệ thuật được sử dụng chung trong 4 bài ca dao là những nghệ thuật nào ? Thể thơ lục bát . Âm điệu tâm tình , nhắn nhủ . So sánh . Hoạt động 3 : Ghi nhớ GV cho HS đọc ghi nhớ / 36 SGK Hoạt động 4 : Luyện tập . GV đọc lại 4 bài I . Đọc văn bản và tìm hiểu chú thích : Thế nào là ca dao _ dân ca ( SGK /35) II / Tìm hiểu văn bản : 1 . Nội dung : Bài 1 : Công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái và bổn phận trách nhiệm của người con trước công lao ấy . Bài 2 : Tâm trạng nỗi buồn xót xa, sâu lắng của người con gái lấy chồng xa quê nhớ mẹ nơi quê nhà . Bài 3 : Diễn tả nỗi nhớ sự kính yêu , biết ơn của con cháu đối với ông bà Bài 4 : Thể hiện sự gắn bó của anh em ruột thịt . Nghệ thuật : Thể thơ lục bát Âm điệu tâm tình nhắn nhủ . So sánh . Các hình ảnh truyền thống , quen thuộc. III . Ghi Nhớ : è (SGK / 36 ) IV . Luyện tập : 4 . CỦNG CỐ : GV cho HS đọc phần đọc thêm . 5 . DẶN DÒ : HTL phần ghi nhớ ( SGK tr 36 ) + 4 bài ca dao Sọan : “ Những Câu Hát Về Tình Yêu Quê Hương , Đất Nước , Con Người” Một số bài ca dao tương tự : 1 / Ngày nào em bé cỏn con Bây giờ em đã lớn khôn thế này Cơm cha , áo mẹ , công thầy Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao . 2 / Chiều chiều xách giỏ hái rau Ngó bên mả mẹ ruột đau chín chiều . 3 / Chiều chiều ra đứng bến sông Muốn về quê mẹ mà không có đò . 4 / Đói lòng ăn hột chà là . Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng . 5 / Vẳng nghe chim vịt kêu chiều . Bâng khuân nhớ mẹ chín ciều ruột đau . TUẦN : Ngày tháng năm Tiết : NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH YÊU QUE HƯƠNG - ĐẤT NƯỚC - CON NGƯỜI A / MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS : Nắm được nội dung , ý nghĩa 1 số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của ca dao – dân ca qua những bài ca thuộc chủ đề tình yêu quê hương , đất nước , con người . Thuộc những bài ca trong văn bản biết thêm 1 số bài ca thuộc hệ thống của chúng . B / HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1 / Ổn Định Lớp : 2 / Kiểm Tra Bài Cũ – Bài Soạn ; Khái niệm về ca dao – dân ca ? Đọc 4 bài ca dao đã học ? Nêu nội dung và nghệ thuật của 4 bài ca dao trên ? 3 / Bài Mới : Cùng với những bài ca dao nói về tình cảm gia đình thì tình yêu quê hương đất nước cũng là 1 nội dung vô cùng phong phú trong ca dao – dân ca . Quả thật trong mỗi con người chúng at , ai cũng có 1 tình yêu đất nước tha thiết ,mạnh mẽ . Đằng sau những câu hát đối đáp , những lời mời , lời nhắn giử ấy là cả 1 tình yêu chân chất , niềm tự hào sâu sắc , tinh tế đối với quê hương , đất nước , con người . Hôm nay trong tiết học này cô và các em cùng tìm hiểu những tình cảm ấy qua những câu hát về tìhn yêu , quê hương , đất nước , con người Phương pháp Ghi bảng Hoạt động 1 : Đọc Văn Bản Và Tìm Hiểu Chú Thích Gv hướng dẫn HS đọc văn bản GV hướng dẫn tìm hiểu chú thích thực hiện khi HS đọc từng bài ca dao Hoạt Động 2 : Tìm hiểu văn bản . GV chia lớp thành 3 dãy tổ chức hoạt động của lớp như trò chơi hành trình văn hoá, Dựa trên bản đồ , cho mỗi nhóm chọn địa danh đến tham quan , nhóm chọn địa danh nào thì trả lời các câu hỏi về câu ca dao nói đến địa danh đó Bài ca dao 1 : 1 / Khi đọc câu hát thứ nhất , em thấy các tác giả dân gian đã gợi ra các địa danh phong cảnh nào ? Em hiểu gì về các địa danh , phong cảnh ấy ? SGK / 38, 39 2 / Nhận xét về bài 1 , em đồng ý với ý kiến nào dưới đây ? Bài ca là lời của 1 người và chỉ có 1 phần Bài ca có 2 phần : Phần đầu là câu hỏi chàng trai ,phần sau là ời đáp của cô gái . Hình thức đối đáp này không phổ biến trong ca dao – dân ca Hình thức đối đáp này có rất nhiều trong ca dao – dân ca Ý kiến b và d 3 / Tại sao em lại đồn ý với ý kiền b . Em có thể chỉ ra các dấu hiệu để nhận dạng : “ Bài 1 là bài ca có 2 phần”: Những từ ngữ : Ở đâu ? sông nào ? Núi nào ? Đền nào ?Nêu lên sự thắc mắc của chành trai ? Cách xưng hô : Nàng ơi , chàng ơi Một lọat dấu chấm hỏi : Thể hiện cho 1 lọat kiểu câu nghi vấn đòi hỏi người nghe ( cô gái ) phải trả lời những thắc mắc ,yêu cầu của người hỏi là chàng trai . Có những câu không có dấu chấm hỏi đặt ở cuối câu nhưng khi đọc lên nó cũng đòi hỏi người nghe phải giải đáp : Ở đâu năm cửa nàng ơi Đền nào thiêng nhất xứ Thanh . 4 / Em hãy tìm thêm 1 số ca dao để minh họa cho ý kiến d là đúng . 1 / Đến đây thiếp mới hỏi chàng Cây chi hai gốc nửa vàng nửa xanh ? Nàng hỏi anh kể rõ ràng Cầu vồng hai cội nửa vàng nửa xanh . 2 / Đố anh chi sắc hơn dao Chi sâu hơn bể , chi cao hơn trời ? Em ơi mắt sắc hơn dao Dạ sâu hơn bể , trán cao hơn trời . 3 / Em hỏi anh : Trong các thứ dầu , có dầu gì là dầu không thắp Trong các thứ bắp , có bắp chi là bắp không rang Trong các thứ than , có than chi là than không quạt Trong các thứ bạc , có bạc chi không đổi không mua . Trai nam nhi chàng đối được mới rõ hơn thua phen này . Trong các thứ dầu , có nắng dãi mưa là dầu không thắp Trong các thứ bắp , có bắp mồm bắp miệng là bắp không rang Trong các thứ than , có than hõi than hời là than không quạt Trong các thứ bạc , có bạc nghĩa bạc tình là không đổi không mua . Trai nam nhi đã đối đặng , hỏi thiếp chừ tính sao ? 5 / trong bài 1 , vì sao chàng trai ,cô gái lại dùng những địa danh với những đặc điểm ( của từng địa danh ) như vậy để hỏi đáp ? ( HS thảo luận ) Trong bài 1 , chàng trai ,cô gái hỏi đáp về những địa danh với những đặc điểm ( của từng địa danh như vậy vì : Ơû chặng hát đố của các cuộc hát đối đáp đây là 1 hình thức để trai gái thử tài nhau về kiến thức địa lí , lịch sử Câu hỏi – Lời đáp hướng về nhiều địa danh ở nhiều thời kì của vùng Bắc bộ . những địa danh đó không chỉ có những đặc điểm địa lí tự nhiên mà còn có những dấu vết lịch sử, rất nổi bật . Người hỏi biết chọn nét tiêu biểu của từng địa danh để hỏi . Người đáp hiểu rất rõ và trả lời đúng ý người hỏi . Hỏi đáp như vậy là để thể hiện , chia sẻ sự hiểu biết cũng như niềm tựhào , tình yêu đối với quê hương , đất nước .. Chàng trai cô gái cùng chung sự hiểu biết , cùng chung những tình cảm như thế . Đó là cơ sở , là cách để họ bày tỏ tình cảm với nhau . Qua lời hỏi – lời đáp , có thể thấy chàng trai và cô gái là những người lịch lãm tế nhị Bài ca dao 2 1 / Khi nào người ta nói “ rủ nhau “ ? Người ta dùng cụm từ này khi : Người rủ – người được rủ có quan hệ gần gũi , thân thiết . Họ ( người rủ và người được rủ ) có chung mối quan tâm và niềm say mê cũng muốn chia sẻ tình cảm về 1 việc gì đó . Thể hiện ở bài này là cùng tình cảm yêu mến những thắng cảnh thiên nhiên ở Hà Nội . 2 /Em có nhận xét gì cách tả cảnh bài 2 ? Bài ca ngợi nhiều hơn tả . Chỉ tả = cách nhắc đến Kiếm HỒ , cầu Thê Túc, đền ngọc sơn , Đài Nghiên , Tháp bút . Đó cũng chính là những địa danh , cảnh trí tiêu biểu của hồ Hòan Kiếm 3 / Địa danh và cảnh trí trong bài gợi lên điều gì ? Địa danh và cảnh trí trong bài gợi lên 1 HỒ Gươm , MỘt Thăng Long đẹp , giàu truyền thống lịch sử và văn hóa . Cảnh đa dạng , có hồ , cầu , có chùa , đài và Tháp . Tất cả hợp thành 1 không gian thiên tạo và nhân tạo thơ mộng , thiêng liêng . Địa danh gợi lên âm vang lịch sử và văn hóa về câu chuyện truyền thuyết : “ Sự tích Hồ Gươm” với cuộc khởi nghĩa chốgn quân Minh lâu dài gian khổ , vẻ vang của nghĩa quân Lam sơn ở TK15 dưới sự lãnh đạo của người anh hùng áo vải Lê Lợi . Chính những địa danh , cảnh trí được nhắc đế ngợi lên tình yêu , miền tự hào về HỒ Gươm , về Thăng Long , đất nước . Và vì vậy mọi người đều háo hức rủ nhau đến thăm . 4 / Từ những ý tưởng trên , em hãy nêu những suy nghĩ của mình về câu hỏi cuối bài ca : “ Hỏi ai gây dựng nên non nước này ? (HS thảo luận ) Câu hỏi rất tự nhiên giàu âm điệu nhắn nhủ , tâm tình . Đây cũng là dòng thơ xúc động , sâu lắng nhất trực tiếp tác động vào tình cảm người đọc ,người nghe Câu hỏi khẳng định và nhắc nhở vềc công lao xây dựng non nước của ông cha nhiều thế hệ . Cảnh Kiếm hồ và những cảnh trí khác của hồ gươm trong bài được nâng lên tầm non nước , tượng trưng cho nước Câu hỏi cũng nhắc nhở các thế hệ con cháu , phải biết tiếp tục gữi gìn và xây dựng non nước cho xứng với truyền thống lịch sử văn hóa dân tộc . Bài ca dao 3 1 / Bài ca miêu tả cảnh gỉ của xứ Huế ? Phác họa cảnh đường vào xứ Huế . 2 / Cảnh đẹp đó được miêu tả như thế nào ? Có non và có nước . Non thì xanh , nước thì biết . Màu sắc tòan là màu gợi vẻ đẹp nên thơ , tươi mát , sống động . 3 / Cảnh đẹp đó còn được ví với hình ảnh nào khác ? Non xanh nước biết lại càng đẹp khi được ví với : “ Tranh họa đồ” . Cảnh sơn thủy trên đường vào xứ Huế vừa thóang đạt bao la , vừa quây quần. Cảnh đẹp ấy chính la do tạo hóa và con người tao ra. 4 / Câu cuối “Ai vô ….. “ Em hiểu ai ở đây là những người nào ? Ai có thể chỉ người mà tác giả bài ca muốn nhắn gửi hoặc ai là để chỉ những người chưa quen biềt 5 / Em thấy được những điều gì ẩn chứa trong lời mời , lời nhắn gửi trong câu cuối ? Lời mời , lời nhắn gửi đó , một mặt thể hiện tình yêu , lòng tự hào đối với cảnh đẹp xứ Húê , mặt khác như muốn chia sẻ với mọi người về cảnh đẹp và tình yêu , lòng tự hào đó . Bài ca dao 4 : 1 / 2 dòng thơ đầu bài 4 có những nét gì đặc biệt về từ ngữ ? ( HS quan sát số lượng từ , điệp từ trất tự từ) Những dòng thơ nay , khác dòng thơ bình thường , được kéo dài ra . Dòng thơ nào cũng kéo dài 12 tiếng để gợi sự dài rộng ,to lớn của cánh đồng Cái điệp ngữ , đảo ngữ và phép đố i xứng (Đứng bên ni đồng – đứng bên tê đồng ,mênh mông bát ngát – bát ngát mênh mông ) Nhìn ở phía nào cũng thấy cái mênh mông rộng lớn của cánh đồng . Cánh đồng không chỉ rộng lớn mà còn rất đẹp , trù phú , đầy sức sống . 2 / trong 2 dòng cuối là lời của cô gái . CÔ gái ấy được so sánh với hình ảnh nào ? Cô gái được so sánh : “ Như chẽn lúa đòng đòng “ và ngọn nắng hồng ban mai” . CÔ gái với : “chẽn lúa đòng đòng có nét tương đồng với sự trẻ trung , phơi phới và sức sống đang xuân . So với cánh đồng bao la , bát ngát , cô gái quả là nhỏ bé , mảnh mai . Nhưng chính bàn tay con người nhỏ bé đó đã làm ra cánh đồng mênh mông bát ngát , “Bát ngát mênh mông kia “ . Những dòng thơ ngắn, hai dòng cuối bài có vẻ đẹp riêng trong sự kết hợp với tòan bài 3 / Gv đặc câu hỏi 7 trong SGK ? Bài 4 là lời của chàng trai , người ấy thấy cánh đồng mênh mông , bát ngát , “ bát ngát mênh mông “ , thấy cô gái với vẻ đẹp mảnh mai , trẻ trung , đầy sức sống . Chàng trai đã ngợi ca cánh đồng , ngợi ca vẻ đẹp của cô gái Cách hiểu khác : Bài ca này là lời cô gái trước cánh đồng rộng lớn mênh mông , cô gái nghỉ về thân phận mình như : “ chẽn lúa đòng đòng …ban mai “ đẹp ,cái đẹp của thiên nhiên tươi tắn trẻ trung , đầy sức sống nhưng rồi sẽ ra sao ? Nỗi lo người cô gái thể hiện rõ nhất ở từ phát phơ . Ở sự đối đáp , cánh đồng thì rất rộng mà chẽn lúa thì nhỏ nhoi, vô định” Hoạt động 3 : Ghi nhớ GV cho HS đọc ghi nhớ / 40 SGK Hoạt động 4 : Luyện tập . 1 / A . Nhận xét về thể thơ trong 4 bài ca dao Bài 2 : thể thơ lục bác Bài 1 và 3 : Lục bát biến thể Bài 4 ( 2 đòng đầu ) thể thơ tự do B / Tình cảm chung thể hiện trong 4 bài ca dao Tình yêu và niềm tự hào về quê hương đất nước , con người I / Tìm hiểu văn bản : 1 . Nội dung : Bài 1 : Ở đâu năm cửa ở nàng ơi ……………………… Đền nà thiêng nhất xứ Thanh Thành HÀ nội 5 cửa chàng ơi ………………… Đền lòng thiêng nhất xứ Thanh è Hát đối đáp . è Hát đối đáp è Niềm tự hào tình yêu đối với quê hương , đất nước Bài 2 : Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ …………………………… HỎi ai gây dựng nên non nước này è Câu hát giàu âm điệu nhắn nhủ , tâm tình gợi nhiều hơn tả è Địa danh và cảnh trí gợi lên tình yêu , niềm tự hào về đất nước , nhắc nhở con cháu phải biết giữ gìn và phát huy . Bài 3 : ca ngợi vẻ đẹp Xứ Huế - lời mời chân tình của tác giả . Nghệ thuật : So sánh , điệp từ Ai . Bài 4 : Ca ngợi vẻ đẹp của cánh đồng và cô gái . Nghệ thuật : Dòng thơ kéo dài , điệp từ , đảo từ , so sánh . III . Ghi Nhớ : è (SGK / 36 ) IV . Luyện tập : 4 . CỦNG CỐ : Em hãy nêu lại 1 số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong 4 bài ca dao ? 5 . DẶN DÒ : HTL phần ghi nhớ ( SGK tr 40 ) + 4 bài ca dao Chuẩn bị : “ TỪ LÁY” Sưu tầm 1 số bài ca dao có cùng chủ đề trên . TUẦN : Ngày tháng năm Tiết : TỪ LÁY A / MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS : Nắm được cấu tạo của 2 loại từ láy : từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận Hiểu được cơ chế tạo nghĩa của từ láy tiếng việt . Biết vận dụng những hiểu biết về cấu tạo , cơ chế tạo nghĩa của từ láy để sử dụng tốt từ láy B / HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1 / Ổn Định Lớp : 2 / Kiểm Tra Bài Cũ – Bài Soạn ; Đọc thuộc lòng bài ca dao thuộc chủ đề : “ những câu hát về tình cảm gia đình”? Đọc 1 bài ca dao có nội dung tương tự và nêu ghi nhớ ? 3 / Bài Mới : Gv cho HS nhắc lại từ láy ? VỚi tiết học hôm nay , các em sẽ nắm được cấu tạo của từ láy và từ đó vận dụng những hiểu biết về cấu tạo và cơ chế tạo nghĩa để các em sử dụng tốt từ láy. Phương pháp Ghi bảng Hoạt động 1 : Tìm Hiểu Cấu Tạo Của các Loại Từ Láy . Gv cho HS đọc 2 VD trong SGK /41 1 / Em có nhận xét gì về đặc điểm âm thanh của các từ láy “đăm đăm , mếu máo , liêu xiêu” ? HS trả lời à GV nhận xét 2 / Dựa vào kết qua phân tích trên , hãy phân tích loại các từ láy trên ? Hs trả lời . Gv cho HS đọc VD 3 3 / Các từ láy : bần bật , thăm thẳm thuộc loại từ nào ( Toàn bộ hay bộ phận ) ? Hs trả lời à GV nhận xét Giảng : Nếu thuộc từ láy toàn bộ thì sao không gọi là bật bật hay thẳm thẳm Các từ nói trên thực chất là những từ láy toàn bộ nhưng để cho dễ nói ,xuôi tai nên đã có sự biến đổi . 4 / Ở 2 từ láy trên ,sự biến đổi được thể hiện ờ chỗ nào? Âm cuối và thanh điệu . 5 / Gv đưa ra các câu có các từ tương ứng để HS đọc và rút ra kết luận ? Đường về quê ngoại vẫn còn xa thăm thẳm Anh ta hét lớn làm tôi run bần bật Chiếu váy ấy có màu đo đỏ trông rt lạ . 6 / GV hướng dẫn HS vào phần ghi nhớ I / 42 . Hoạt Động 2 : Tìm Hiểu Về Nghĩa Của Từ Láy . 1 / Nghĩa của các từ láy : Ha hả ,oa oa , gâu gâu được tạo thành do đặc điểm gì về âm thanh ? Nghĩa của các từ láy trên được tạo thành do sự mô phỏng âm thanh . 2 / Các từ láy trong mỗi nhóm sau đây có đặc điểm gì chung về âm thanh và về nghĩa ? Lí nhí , li ti , ti hí Nhấp nhô , phập phồng , bậc bềnh Em hãy giải thích nghĩa của các từ láy trên : Nhấp nhô : Nhô lên thụt xuống 1 cách liên tiệp . Bập bềnh : chuyển động lên xuống . Phập phồng :Phồng lên xẹp xuống 1 cách liên tiếp . 3 / Trong các từ láy này , có âm nào giống nhau ? - Âm “ Ấp “ 4 / Đây là nhóm từ láy bộ phận có tiếng gốc đứng sau , tiếng đứng trước lặp lại phụ âm đầu của tiếng đứng trước và mang theo vần “Ấp” . 5 / SO sánh nghĩa của từ láy với nghĩa của tiếng gốc , nghĩa của các từ láy này có đặc điểm chung là gì ? Biểu thị 1 trạng thái vận động , khi nhô lên khi hạ xuống , khi phồng khi xẹp , khi nội khi chìm …. 6 / So sánh nghĩ

File đính kèm:

  • docTUAN_3.DOC