MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Giúp học sinh:
· Hiểu sơ lược thế nào là tục ngữ. Hiểu nội dung và một số nghệ thuật (Kết cấu, nhịp điệu, cách lập luận) và ý nghĩa của những câu tục ngữ trong bài học. Thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản.
· Nắm được yêu cầu và cách thức sưu tầm Ca dao, Dân ca, Tục ngữ địa phương.
· Hiểu rõ nhu cầu nghị luận trong đời sống và đặc điểm chung của văn bản nghị luận.
140 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1341 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Học kỳ I, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20
Ngày soạn : 04/01/2014
BÀI 18:
Tiết 77: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
Tiết 78: Chương trình địa phương (phần văn và tập làm văn).
Tiết 79+80 : Tìm hiểu chung về văn nghị luận.
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Giúp học sinh:
Hiểu sơ lược thế nào là tục ngữ. Hiểu nội dung và một số nghệ thuật (Kết cấu, nhịp điệu, cách lập luận) và ý nghĩa của những câu tục ngữ trong bài học. Thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản.
Nắm được yêu cầu và cách thức sưu tầm Ca dao, Dân ca, Tục ngữ địa phương.
Hiểu rõ nhu cầu nghị luận trong đời sống và đặc điểm chung của văn bản nghị luận.
Tiết 77:
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Hiểu được thế nào là tục ngữ . Hiểu được nội dung, ý nghĩa và moat số hình thức kết hợp với nhịp điệu , cách lập luận của những câu tục ngữ trong bài học .
- Học thuộc lòng những câu tục ngữ đó.
- Nắm được các cách thức sưu tầm ca dao – dân ca- tục ngữ địa phương.
II- CHUẨN BỊ :
GV: GÁ , tài liệu về tục ngữ .
HS: đọc trước bài và trả lời câu hỏi SGK.
III.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
Ổn định lớp:
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh:
Bài mới: Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian. Nó được ví là kho báu của kinh nghiệm và trí tuệ dân gian . Tục ngữ là thể lọai triết lý nhưng cũng là cây đời xanh tươi.
Giới thiệu:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Ghi Bảng
Giáo viên đọc mẫu
Gọi học sinh đọc chú thích sách giáo khoa (SGK) à Khái niệm tục ngữ.
- Về hình thức, tục ngữ có đặc điểm gì.
- Về nội dung, tục ngữ chứa đựng điều gì?
- Tục ngữ được nhân dân ta sử dụng để làm gì?
- Có thể chia 8 câu tục ngữ vừa đọc thành mấy nhóm. Mỗi nhóm gồm những câu nào? Gọi tên từng nhóm.
Thảo luận: Chia 4 nhóm, mỗi nhóm nhận nhiệm vụ tìm hiểu 1 cặp tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất (1,5; 2,6; 3,7; 4,8)
Yêu cầu:
Giải nghĩa 1 câu.
Nêu cơ sở hình thành kinh nghiệm trong câu đó.
Các trường hợp áp dụng.
Giá trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện.
Giáo viên vẽ khung bảng thống kê và ghi các đề mục.
Giáo viên cho ghi nghĩa của từng câu là chính, các yêu cầu khác giảng lướt qua để học sinh tự ghi.
Giáo viên giúp học sinh tìm hiểu nghệ thuật của tục ngữ bằng cách phân tích một câu tục ngữ. Sau đó học sinh tự tìm hiểu, có sự góp ý của giáo viên.
- Nêu nghệ thuật có trong các câu tục ngữ còn lại?
- Tục ngữ thường có đặc điểm gì trong cách diễn đạt?
Học sinh đọc các câu tục ngữ, xem chú thích để hiểu các câu khó
Câu 1,2,3,4: Tục ngữ về thiên nhiên.
Câu 5,6,7,8: Tục ngữ về lao động sản xuất.
Thời gian các nhóm thảo luận mỗi nhóm là 5 phút.
Các nhóm lần lượt trình bày theo bảng thống kê.
Học sinh sau khi được giáo viên nhận xét, đánh giá, bổ sung.. Từ đó có thể tự điền vào bảng thống kê.
- Học sinh tìm hiểu tục ngữ, bổ sung vào bảng thống kê.
Hình thức ngắn gọn.
Lặp luận chặt, giàu hình ảnh.
Thường có vần nhất là vần lưng.
Các vế đối xứng về hình thức lẫn nội dung.
I. Đọc, hiểu văn bản:
1. Khái niệm tục ngữ:
(SGK trang 3&4)
2. Phân nhóm:
a/ Tục ngữ về thiên nhiên: câu 1,2,3,4.
b/ Tục ngữ về lao động sản xuất: câu 5,6,7,8.
II. Tìm hiểu nội dung các câu tục ngữ:
Lập bảng thống kê
Bảng thống kê ( Đồ dùng dạy học )
Câu tục ngữ
Ý nghĩa
Cơ sở khoa học
Aùp dụng
Nghệ thuật
1
Ở nước ta, tháng năm (Âm lịch) ngày dài đêm ngắn, tháng mười thì ngược lại.
Do trái quỹ đạo của trái đất với mặt trời và trái đất xoay xung quanh trục nghiêng.
Sử dụng thời gian hợp lý vào mùa hè và mùa đông.
2 vế, quan hệ tương phản, vần lưng, nói quá
2
Đêm trời có nhiều sao, ngày nắng.
Đêm trời có ít sao, ngày mưa
Đêm ít sao do trời có nhiều mây mù nên sẽ có mưa vào ngày hôm sau.
Chuẩn bị công việc thích nghi với thời tiết.
2 vế đối, vần lưng.
3
Chân trời có màu vàng (Mỡ gà) báo hiệu sắp có dông bão.
Sự thay đổi áp suất, luồng không khí di chuyển tạo màu sắc ánh mặt trời phản chiếu khác nhau
Phòng chống thiệt hại do dông bão gây ra.
2 vế, vần lưng.
4
Tháng 7 ở Bắc bộ thường có lũ lụt, kiến bò lên cao tránh lũ.
Một số loài vật có giác quan nhạy bén biết được sự thay đổi của thiên nhiên.
Phòng tránh thiệt hại do bão lụt
2 vế, vần lưng, hình ảnh
5
Đề cao giá trị của đất đai
Đồng bằng Bắc bộ hẹp, dân đông
Tận dụng đất đai canh tác
2 vế, so sánh
6
Thứ tự lợi ích các ngành nghề trong nông nghiệp.
Trong nông nghiệp thì nuôi cá, làm vườn có thể có thu nhập khá.
Cải thiện đời sống
Liệt kê, vần lưng
7
Thứ tự quan trọng trong việc trồng lúa để đạt năng suất cao.
Nước là yếu tố quan trọng nhất trong canh tác
Nâng cao năng suất cây trồng
Các vế đối xứng, Liệt kê
8
Canh tác phải đúng thời vụ, kế đó phải đầu tư công sức khai khẩn và cải tạo đất trồng.
Canh tác muốn có hiệu quả cần theo trình tự hợp lý
Kết quả cao trong canh tác
à Giá trị: Vận dụng vào thực tiễn trong sinh hoạt và lao động.
à Ghi nhớ: SGK trang 5
Củng cố: Nêu hiểu biết của em về tục ngữ ?
Đọc lại các câu tục ngữ đã tìm hiểu .
Qua 8 câu tục ngữ trên em đã học tập được những gì ?
Dặn dò:
Học thuộc các câu tục ngữ .Nắm ghi nhớ .
Đọc và giải thích các câu tục ngữ ở phần đọc thêm. Sưu tầm tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
Chuẩn bị bài « Chương trình địa phương »
III. RÚT KINH NGHIỆM :
..............................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 78:
I- Mục Tiêu :
- Giúp HS biết sưu tầm ca dao – tục ngữ theo chủ đề và bước đầu biết chọn lọc , sắp xếp tìm hiểu ý nghĩa của chúng .
- Tăng thêm hiểu biết và tình cảm gắn bó với địa phương quê hương mình .
II- Chuẩn bị :
GV: Một số câu ca dao , tục ngữ ở địa phương .
Sưu tầm thêm moat số câu ca dao , tục ngữ ở địa phương.
III- TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ:
Tục ngữ là gì? Đọc thuộc lòng 2 câu tục ngữ về thiên nhiên và 2 câu tục ngữ về lao động sản xuất.
Đọc thuộc lòng các câu tục ngữ, phân tích một trong các câu tục ngữ vừa nêu.
Bài mới: Đất nước Việt Nam rộng lớn , có biết bao nhiêu là dân tộc sinh sống trãi dài từ Bắc chí Nam . Mỗi vùng đất với biết bao phong tục tập quán đa dạng khác nhau. Cũng chính vì vậy mà mỗi vùng, mỗi địa phương có nền văn hoọc khác nhau. Tiết học này ta cùng tìm hiểu và sưu tầm những sáng tác ca dao, tục ngữ ở những địa phương .
Ghi bảng: Chương trình địa phương (Phần Văn và Tập Làm Văn).
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Ghi Bảng
- Em sưu tầm Ca dao, Tục ngữ, Dân ca ở đâu?
- Em phải sắp xếp Ca dao, Tục ngữ sưu tầm như thế nào?
- Giáo viên phân nhóm và yêu cầu các nhóm trưởng, đúng hạn sẽ thu các bài sưu tầm của các thành viên trong nhóm. Tập hợp và làm sổ sưu tầm.
- Tổ chức và nhận xét kết quả sưu tầm và phương pháp sắp xếp.
- Giáo viên bộ môn tổng kết và rút kinh nghiệm
- Tìm hỏi người địa phương.
- Chép lại từ sách, báo ở địa phương.
- Tìm các sách Ca dao, Tục ngữ viết về địa phương.
- Chia 4 nhóm, mỗi nhóm có nhiệm vụ thu phần sưu tầm của các thành viên trong nhóm. Sau đó lập thành một sổ sưu tầm chung có chọn lọc và sắp xếp lại.
- Thảo luận về những đặc sắc của Ca dao, Tục ngữ của địa phương mình
Sưu tầm Ca dao, Tục ngữ, Dân ca ở địa phương: Mỗi học sinh nộp ít nhất 20 câu.
Sắp xếp: Xếp riêng Ca dao, Tục ngữ theo trật tự ABC của chữ cái đầu câu.
Hạn nộp: 3 tuần nộp một đợt (10 tuần đầu của học kỳ 2)
Tổ chức và nhận xét
Tổng kết, rút kinh nghiệm
Ghi chú:
Mục 1,2,3 ở phần ghi bảng, học sinh thực hiện ngoài giờ trong 10 bài đầu của HK2.
Mục 4,5 học sinh thực hiện trên lớp ở tiết luyện tập.
Củng cố: Sưu tầm, nộp bài vào tuần 21, 24, 26 của HK2
Dặn dò: Chuẩn bị bài “ Tìm hiểu chung về văn Nghị luận. ”
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 79-80
I. Mục đích cần đạt .
Giúp học sinh :
- Hiểu được nhu cầu nghị luận trong đời sống và đặc điểm chung của văn bản nghị luận.
- Nhận biết được văn nghị luận .
- Có ý thức đúng đắn khi bàn luận vấn đề .
II. Chuẩn bị .
1. Giáo viên : Sgk , sgv , rèn luyện viết kĩ năng nghị luận , bảng phụ .
2. Học sinh : Đọc , chuẩn bị bài theo gợi dẫn câu hỏi sgk .
III- TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
Giới thiệu: Trong cuộc sống, không phải lúc nào ta cũng chỉ giao tiếp dưới hình thức thông báo theo kiểu: Kể, tả mà còn phải trình bày quan điểm riêng, cách nghĩ, cách hiểu của mình. Ví dụ: Theo em, trẻ em có nên thức khuya không? Thế nào là cách sống đẹp? Vì sao con người cần phải học mãi? … Nội dung bài học hôm nay sẽ giúp ta trình bày ý kiến của mình một cách mạch lạc, có sức thuyết phục.
Ghi bảng: Tìm hiểu chung về văn Nghị luận.
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Ghi Bảng
- Em hãy đặt vài câu hỏi có yêu cầu thể hiện bằng các từ “Tại sao?”, “Thế nào?”, “Tốt hay xấu?”, “Lợi hay hại?”…
- Gặp kiểu văn bản như thế em sẽ trả lời bằng các kiểu văn bản như: Kể chuyện, miêu tả, biểu cảm, được hay không? Vì sao?
- Trong cuộc sống, qua báo chí, đài phát thanh truyền hình, em gặp văn bản nghị luận dưới dạng nào? Kể tên các văn bản nghị luận mà em biết?
Để có thể sử dụng văn bản nghị luận chính xác, các em cần phải nắm đặc điểm của nó.
- Giáo viên gọi học sinh đọc văn bản trang 7 SGK.
- Bác Hồ viết bài này làm gì? Bác kêu gọi nhân dân làm gì? Bác phát biểu ý kiến dưới hình thức, luận điểm nào?
- Để có sức thuyết phục, bài viết nêu những lý lẽ nào? Hãy liệt kê?
- Vì sao ai cũng phải biết đọc, biết viết?
Chống mù chữ có thực hiện được không?
-Có thể thực hiện mục đích trên bằng miêu tả, kể chuyện được không? Vì sao?
-Lập luận của bài viết trên của Bác có chặt chẽ không?
-Có giải quyết được vấn đề gì không?
-Qua văn bản, em thấy Bác đã có những lý lẽ gì?
- Giáo viên gọi học sinh đọc toàn bộ phần ghi nhớ SGK
- Học sinh đặt câu hỏi.
- Vì tự sự, miêu tả, biểu cảm không đáp ứng yêu cầu trả lời cho các câu hỏi trên.
- Vì thiếu luận điểm, lý lẽ, dẫn chứng không có phương pháp lập luận thiếu sức thuyết phục, diễn đạt không rõ ràng.
à Ta phải dùng lời văn nghị luận có thể đáp ứng nhu cầu trên.
Học sinh đọc văn bản Chống nạn thất học.
Lời kêu gọi nhân dân đi học để xóa nạn mù chữ
Luận điểm:
Pháp thị hành chính sách ngu dân.
Ta giành được độc lập à Nâng cao dân trí (Mọi người dân phải biết quyền lợi của mình).
-Vì quyền lợi, bổn phận, phải có kiến thức mọi người phải biết đọc, biết viết để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước.
-Thực hiện được vì: Người đã biết dạy cho người chưa biết; Người chưa biết gắng sức học cho biết; Phụ nữ càng cần phải học.
-Lập luận không chặt, thiếu thuyết phục không giải quyết được vấn đề trong cuộc sống.
-Lập luận của bài viết trên của Bác chặt chẽ là vì:
Hướng giải quyết vấn đề đặt ra trong cuộc sống lúc bấy giờ (ngay cả hiện nay)
Xoay quanh ba lý lẽ: Tình trạng thất học, lạc hậu trước Cách mạng tháng 8; những điều kiện cần phải có để người dân tham gia xây dựng đất nước; Những khả năng thực tế trong cuộc chống nạn thất học lúc bấy giờ.
Nhu cầu nghị luận:
- Ý kiến trong cuộc họp.
- Xã luận, bình luận, phát biểu cảm nghĩ trên báo chí, trên đài.
Văn bản: Chống nạn thất học
2. Đặc điểm chung của văn bản nghị luận:
Có:
Luận điểm
Lý lẽ, dẫn chứng
Giải quyết được vấn đề có thực trong cuộc sống.
Ghi nhớ: SGK trang 9
Luyện tập:
Bài tập 1:
Bài văn nghị luận vì bàn luận về một vấn đề xã hội.
Đề xuất ý kiến : tạo thói quen tốt, bỏ thói quen xấu.
Đúng, tán thành vì thói quen tốt làm cho cuộc sống tốt hơn.
Củng cố: Nêu nhu cầu, đặc điểm của văn nghị luận.
Dặn dò:
Học bài.
Làm các bài tập 1,2,3,4 .
Xem và chuẩn bị bài 19 « Tục ngữ về con người và xã hội » (tuần 20)
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................
Duyệt của BGH
Tuần 21 Ngày soạn : 11/01/2014
Tiết 81: Tục ngữ về con người và xã hội.
Tiết 82 : Rút gọn câu
Tiết 83: Đặc điểm của văn bản nghị luận.
Tiết 84: Đề văn nghị luận và việc lập dàn ý cho bài văn nghị luận
Bài 19
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh :
-Hiểu nội dung, ý nghĩa và mộ số hình thức diễn đạt( so sánh, ẩn dụ, nghĩa đen và nghĩa bóng) của những câu tục ngữ trong bài học.
-Thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản.
-Nắm được cách rút gọn câu, tác dụng của câu rút gọn.
- Biết rõ các yếu tố cơ bản của bài văn nghị luận và mối quan hệ của chúng với nhau.
- Làm quen với các đề văn nghị luận, biết tìm hiểu đề và cách lập ý cho bài văn nghị luận.
Tiết 81
I. Mục đích cần đạt .
Giúp học sinh :
- Hiểu nội dung , ý nghĩa và một số hình thức diễn đạt (so sánh, ẩn dụ, nghĩa đen, nghĩa bóng) của những câu tục ngữ trong bài.
- Thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản.
- Thấu hiểu những bài học bổ ích vô giá về giá trị con người trong cách học , cách sống và ứng xử hàng ngày .
II. Chuẩn bị .
1. Giáo viên : Sgk , sgv , tục ngữ Việt Nam .
2. Học sinh : Đọc , chuẩn bị bài theo câu hỏi định hướng sgk , sưu tầm tục ngữ có liên quan đến nội dung bài học .
III- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1)Ổn định lớp:
2)Kiểm tra bài cũ: Nhắc lại khái niệm thế nào là tục ngữ?
Nêu những đặc điểm chung của văn bản nghị luận?
3)Bài mới:
Tục ngữ là lời vàng ngọc là sự kết tinh kinh nghiệm trí tuệ của nhân dân bao đời. Ngoaì những kinh nghiệm về thiên nhiên và lao động sản xuất, tục ngữ còn là kho báu những kinh nghiệm của nhân gian về con người và xã hội. Hôm nay ta tìm hiểu thêm một số câu tục ngữ về con người và xã hội .
* Đồ dùng dạy học : Bảng phụ ghi tất cả các câu tục ngữ SGK
bảng phụ ghi các câu tục ngữ sưu tầm ngòai SGK
Hoạt động của GV
Họat động của trò
Phần ghi bảng
-Hướng dẫn HS đọc chú thích (SGK trang 12) văn bản, đọc ngắt nhịp đúng-GV đọc mẫu. Gọi hs đọc lại.
-Theo em, câu tục ngữ số 1 muốn nói với chúng ta điều gì?
-Em có đồng tình với nhận xét này của người xưa hay không?
-Để diễn đạt ý nghĩa này, câu tục ngữ đã dùng nghệ thuật gì ?
-Câu 2: Em hiểu gì về câu tục ngữ này?
-Răng , tóc đẹp và tốt đã thể hiện được phần nào khía cạnh gì ở con người ?
-GV gợi dẫn một vài VD cụ thể trong đời sống minh họa.
Qua việc lưu ý tới răng và tóc của con người, câu tục ngữ thể hiện những quan niệm gì của người xưa trong cách cách nhìn con người?
Câu 3
-Từ “sạch”, “thơm” có nghĩa là gì ?
-Hiểu theo nghĩa đen, câu tục ngữ khuyên ta điều gì?
-Tuy nhiên, ta nên hiểu câu này theo nghĩa nào?
-Hai vế có ý nghĩa mâu thuẫn hay bổ sung cho nhau?
Câu 4: câu tục ngữ có mấy vế? Mỗi vế đều có từ nào? Câu tục ngữ nhấn mạnh điều gì ?
-Học ăn, học nói, theo em là học điều gì ?
-Học gói, học mở theo nghĩa đen là gì ?
-Hiểu theo nghĩa bóng,Học gói, học mở là học điều gì? GV: mỗi hành vi của con người đều là “sự tự giới thiệu ”mình với người khác và đều được người khác đánh giá .
Vậy, con người phải học ăn, học nói, học gói, học mở để chứng tỏ mình là người như thế nào?
-Câu tục ngữ khuyên ta điều gì ?
-Câu 5,6
-Em hiểu gì về hai câu tục ngữ này?
-Vậy về nội dung, hai câu tục ngữ này có liên quan với nhau như thế nào?
-Để nhấn mạnh vai trò của việc học thầy và học bạn, câu tục ngữ này dùng lối nói gì? ( nói quá)
Câu 7: Câu tục ngữ này khuyên nhủ ta điều gì ?
GV nêu một vài VD cụ thể để HS biết vì sao phải có tình yêu thương đồng loại.
Câu 8 : Em hiểu gì về câu tục ngữ này ?
-câu tục ngữ được hiểu theo những nghĩa nào? (nghĩa đen, nghĩa bóng )
-Em hãy kể 1 vài sự việc nói lên lòng biết ơn của mình .
-Để diễn đạt về lòng biết ơn, câu tục ngữ dùng hình ảnh cụ thể nào?
Câu 9: Từ “một cây”, “ba cây ” “chụm lại” có ý nghĩa gì ?
-Vậy ý nghĩa khuyên răn của câu tục ngữ này là gì ?
HS đọc câu 4 ( SGK / 13) và trả lời câu hỏi.
-Qua những câu tục ngữ vừa tìm hiểu em thấy tục ngữ và xã hội thường đề cao điều gì ở con người ?
-Đưa ra những nhận xét , lời khuyên như thế nào với con người?
-Về nghệ thuật, các câu tục ngữ về con người và xã hội có đặc điểm gì đặc sắc?
-HS đọc lại
-HS đọc thầm lại từng câu tục ngữ.
HS trả lời
Đề cao giá trị con người , con người là nhân tố quyết định mọi chuyện . ( người làm ra của, chứ của không làm ra người )
Câu tục ngữ so sánh đối lập : “một” “mười”, giữa 2 vế
Câu tục ngữ nói lên quan niệm thẩm mỹ về nét đẹp của con người ( sức khỏe, tính tình, tư cách )
Hs thảo luận
Nghĩa đen : dù đói phải ăn uống sạch sẽ, dù nghèo cũng ăn mặc tươm tất .
Nghĩa chuyển : Đừng nghèo túng mà làm điều xấu xa.
HS trả lời
Hs thảo luận
( Học cách nói năng trong giao tiếp )
( học để biết làm , biết giữ mình và giao tiếp với người khác)
Hs thảo luận
Hs trả lời
HS trả lời
Hs thảo luận
I Giới thiệu chung
1. Tục ngữ
2. Chú thích từ ngữ ( SGK trang 12)
II Đọc – tìm hiểu văn bản
1)Nội dung
Câu 1: Con người quí hơn của cải.
Câu 2: Thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá về con người.
Câu 3: khuyên ta phải giữ gìn phẩm giá trong bất cứ hoàn cảnh nào , đừng vì nghèo túng mà làm điều xấu xa, tội lỗi.
Câu 4: Khuyên ta phải có tinh thần học hỏi để biết đối nhân xử thế, trong giao tiếp và thành thạo trong công việc.
Câu 5: nhấn mạnh vai trò của người thầy trong việc hướng dẫn, giúp đỡ học sinh học tập.
Câu 6: Đề cao việc học hỏi bạn bè
àKhuyên ta phải biết tận dụng cả hai hình thức học bạn và học thầy để nâng cao trình độ.
ðBổ sung cho nhau
Câu 7 : Khuyên con người phải coi người khác như bản thân mình để quí trọng , thương yêu đồng loại.
Câu 8 : Lời khuyên về lòng biết ơn đối với những đã làm ra thành quả cho mình hưởng thụ.
Câu 9 : Sức mạnh của sự đoàn kết .
2)Nghệ thuật
-Diễn đạt bằng so sánh : câu 1. 6,7
-Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ; câu 8,9
-Từ và câu có nhiều nghĩa câu 2,3,4,8,9.
III Tổng kết :
Ghi nhớ ( SGK trang 13)
IV Luyện tập
Tục ngữ đồng nghĩa và trái nghĩa
(S GV)
4) Củng cố: Đọc lại các câu tục ngữ vừa tìm hiểu.
Đọc thêm một số câu tục ngữ về con người và xã hội mà em biết .
5) Dặn dò: Học bài- Chuẩn bị bài ” Rút gọn câu”
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 82
I. Mục tiêu cần đạt .
Giúp học sinh :
-Nắm được cách rút gọn câu. Hiểu tác dụng của câu rút gọn .
-Chuyển đổi được câu đầy đủ sang câu rút gọn và ngược lại.
- Ý thức đúng đắn trong việc rút gọn câu khi nói , viết.
II. Chuẩn bị .
1. Giáo viên : Sgk , sgv , ngữ pháp Tiếng việc .
2. Học sinh : Đọc , chuẩn bị bài theo định hướng câu hỏi sgk .
III-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1) Ổn định lớp
2)Kiểm tra bài cũ:
Hãy đọc những câu tục ngữ về con người và xã hội?
Nêu nội dung và nghệ thuật các câu tục ngữ ?
3) Bài mới:
Trong giao tiếp hằng ngày đôi khi để thông tin nhanh và gọn nên khi nói ta bỏ một số thành phần câu . Tiết học hôm nay ta tìm hiểu đặc điểm của lọai câu đó.
* Đồ dùng dạy học : bảng phụ
Các hoạt động của GV
Hoạt động của ø HS
Phần ghi bảng
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về câu rút gọn . Gv đưa các ví dụ bằng bảng phụ
Vd 1 : Học ăn, học nói, học gói,học mở.
-Hãy tìm những từ ngữ có thể dùng làm chủ ngữ trong VD trên ?
-Theo em vì sao chủ ngữ này được lược bỏ ?
-Vd 2: Hai ba người đuổi theo nó. Rồi ba bốn người, sáu bảy người .
-Hãy xác định những câu in đậm thiếu thành phần nào ?
-Vậy ta có thể khôi phục lại TPVN đó như thế nào ?
Vd3: -Bao giờ cậu đi Hà Nội?
-Ngày mai.
-Xác định câu trả lời thiếu những thành phần nào ? -Có thể khôi phục lại không ?
-Ta gọi những trường hợp trên là rút gọn câu .
-Vậy em hiểu thế nào là câu rút gọn ?
+ Vd1:Sáng chủ nhật, …Chạy loăn quăng. Nhảy dây. Chơi kéo co.
-Những câu in đậm của VD trên thiếu thành phần nào ?
-Ta có nên rút gọn câu như vậy không ? Vì sao ?
-Em hãy khôi phục lại câu này cho đầu đủ ?
Vd 2 : -Mẹ ơi, hôm nay con được một điểm 10.
-Con ngoan quá! Bài nào được điểm 10 thế ?
-Bài kiểm tra toán.
-Có thể thêm những từ ngữ nào vào câu in đậm để thể hiện thái độ lễ phép ?
-Vậy khi rút gọn câu cần chú ý những gì ?
-Do đó các em cần lưu ý không nên rút câu khi nói với người lớn như ( ông ,bà, cha, mẹ, thầy cô…)
BT 1
b.Aên quả nhớ kẻ trồng cây .( rút gọn chủ ngữ )
c.Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.( rút gọn chủ ngữ )
à Câu gọn hơn
BT2
a.( Tôi) Bước tới Đèo Ngang,…
b.( Tôi )Dừng chân đứng lại,…
c.câu 1 , 2 , 3 ,4, 5,6,8 ( Khôi phục lại TPCN )
HS đọc ví dụ và trả lời câu hỏi:
Thiếu TPCN
Có thể hiểu là“Chúng ta”
àlàm câu gọn hơn, thông tin nhanh hơn .
HS phát hiện và trả lời
(Hai ba người đuổi theo nó. Rồi ba bốn người, sáu bảy người cũng theo nó.)
HS phát hiện và trả lời
( TPCN, TPVN )
( Ngày mai, tớ sẽ đi Hà Nội)
HS phát hiện và trả lời
( Không nên rút gọn câu như vậy vì không đầy đủ nội dung câu nói )
HS phát hiện và trả lời
( Dạ thưa vào đầu câu hoặc ạ vào cuối câu ).
HS làm bài tập trong SGK
I Thế nào là rút gọn câu ?
Vd 1 : Học ăn, học nói, học gói,học mở.
àThiếu TPCN (có thể hiểu là “Chúng ta ”)
-V
File đính kèm:
- Giao an Ngu van 7 HKII theo phan hoa HS.doc