Giáo án Ngữ văn 7 học kỳ I - Tuần 12 - Trường THCS Ứng Hòe

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

* Kiến thức:

- Sơ giản về tác giả HCM

- Tình yêu TN gắn liền với tình cảm CM của chủ tịch HCM

- Tâm hồn chiến sĩ - nghệ sĩ vừa tài hoa tinh tế vừa ung dung, bình tĩnh, lạc quan.

- NT tả cảnh, tả tình, ngôn ngữ và hình ảnh đặc sắc trong bài thơ.

* Kĩ năng:

- Đọc hiểu tác phẩm thơ hiện đại viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

- Phân tích để thấy được chiều sâu nội tâm của người chiến sĩ CM và vẻ đẹp mới mẻ của những chất liệu cổ thi trong sáng tác của lãnh tụ HCM

- So sánh sự khác nhau giữa nguyên tác và văn bản dịch bài thơ: Rằm tháng giêng

* Thái độ:

- Sự kết hợp hài hòa giữa tình yêu thiên nhiên, cuộc sống và bản lĩnh người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh

-Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, phân tích thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

 

doc11 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1017 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 học kỳ I - Tuần 12 - Trường THCS Ứng Hòe, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 Ngày dạy: / /2012 Tiết 45: VB: rằm tháng giêng (Hồ Chí Minh) A. mục tiêu cần đạt * Kiến thức: - Sơ giản về tác giả HCM - Tình yêu TN gắn liền với tình cảm CM của chủ tịch HCM - Tâm hồn chiến sĩ - nghệ sĩ vừa tài hoa tinh tế vừa ung dung, bình tĩnh, lạc quan. - NT tả cảnh, tả tình, ngôn ngữ và hình ảnh đặc sắc trong bài thơ. * Kĩ năng: - Đọc hiểu tác phẩm thơ hiện đại viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. - Phân tích để thấy được chiều sâu nội tâm của người chiến sĩ CM và vẻ đẹp mới mẻ của những chất liệu cổ thi trong sáng tác của lãnh tụ HCM - So sánh sự khác nhau giữa nguyên tác và văn bản dịch bài thơ: Rằm tháng giêng * Thái độ: - Sự kết hợp hài hòa giữa tình yêu thiên nhiên, cuộc sống và bản lĩnh người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh -Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, phân tích thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật B. Chuẩn bị của giáo viên, học sinh: *Giáo viên: soạn GA, tuyển tập thơ HCM, tranh HCM tại chiến khu VB, bảng phụ. *Học sinh: Soạn bài, tập ngâm thơ. C. tiến trình dạy học: I.Tổ chức lớp (1’) II. Kiểm tra bài cũ(4’) H. Đọc thuộc lòng bài thơ ‘Cảnh khuya” và nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật/ III. Bài mới(35’) Chủ tịch Hồ Chí Minh là một con người có tâm hồn nghệ sĩ. Những ngày hoạt động ở chiến khu Việt Bắc dù bận trăm công nghìn việc nhưng có những phút nghỉ ngơi trong đêm khuya thanh vắng, nơi rừng sâu núi thẳm, tình cờ bắt gặp một cảnh đẹp, vẳng nghe một tiếng hát, dõi theo một mảnh trăng xa. Người lại làm thơ. Bài thơ “Rằm tháng giêng”là bài thơ ra đời trong hoàn cảnh như thế. Tiết học này chúng ta cùng tìm hiểu để thấy được tâm hồn và phong thái của Người. Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt Khái quát nét chính về BH=1 câu văn) H. Hoàn cảnh sáng tác ? Bằng hình thức lịch sử nêu hiểu biết của em về chiến khu này và chiến dịch mang tên Việt Bắc. GV hướng dẫn đọc: giọng đọc thanh thản, chậm rãi, sâu lắng. Giải nghĩa một số từ Hán Việt để hiểu nghĩa bài thơ. H. HS dịch nghĩa cả bài thơ, đọc bản dịch thơ của XT=> hay nhất so sánh bản dịch thơ và phiên âm (thể, chữ, giá trị…) H. Có thể tạm chia bài thơ thành mấy phần? Tranh sgk minh họa cho cảnh gì. H. Hai câu thơ đầu miêu tả cảnh gì Tưởng tượng miêu tả cảnh trong 2 câu thơ này H. Câu thơ thứ 2 trong nguyên tác có gì đặc biệt về từ ngữ. Điệp từ làm cho không gian thu hẹo hay mở rộng H. Hai câu thơ đầu có đơn giản tả cảnh không? (gợi tả tâm trạng thi nhân) ( GV: Cách miêu tả vẫn theo truyền thống của bút pháp phương Đông: Chú ý gợi thần của cảnh = nét vẽ chấm phá ít khi tả cảnh cụ thể, chi tiết, màu sắc, đường nét) H. Hai câu thơ cuối chủ yếu miêu tả cảnh gì. Em hiểu 2 câu thơ này như thế nào. H. Nhận xét gì về hình ảnh: “khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền” H. Câu thơ gợi nhớ tứ thơ cổ nào của Trung Quốc cũng bắt đầu bằng “dạ bán” có gì mới mẻ trong ý thơ của Bác. H. Cả 2 bài thơ đều miêu tả cảnh trăng ở chiến khu VB. Nhận xét cảnh trăng trong mỗi bài. H. Cả 2 bài thơ đều thể hiện tâm hồn và phong thái của Bác Hồ như thế nào. H. Nối cột A-B về sự giống và khác nhau của 2 bài thơ “Rằm tháng giêng” và “Cảnh khuya” GV: Nét nổi bật trong thơ HCM là màu sắc cổ điển mà hiện đại. Tâm hồn thi sĩ hòa quyện với tâm hồn người chiến sĩ. Sự thống nhất này đạt tới độ tự nhiên, khó tách bạch. I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả - HCM(1890-1969), lãnh tụ vĩ đại, danh nhân văn hóa, nhà thơ lớn 2. Tác phẩm - Chiến khu Việt Bắc, năm đầu kháng chiến chống Pháp. - Chiến dịch Việt Bắc II. Đọc hiểu văn bản: 1. Đọc - chú thích: - Kim: Nay (từ cổ chí kim) Nguyên tiêu: Rằm tháng giêng Quy lại: quay trở về Mãn: Đầy - Nguyên tác: Thể thơ…(Tuyệt cú) - dịch thơ: Lục bát, t thơ thêm 1 số từ ngữ gợi cảm (lồng lộng, bát ngát, ngân) nhưng chưa sát nghĩa các từ 3 xuân, yên ba thâm sứ, câu 3 2. Bố cục: 2 phần 3. Phân tích: a. Cảnh trăng trên sông nước nơi núi rừng Việt Bắc: - Trăng vừa độ tròn đầy, vành vạnh trên bầu trời trong xanh không gian cao rộng mênh mông tràn ngập ánh trăng. - Dưới trăng, dòng sông mùa xuân, nước mùa xuân như tiếp liền với bầu trời xuân. - Điệp từ “xuân” gợi ra không gian bao la, mênh mông, lồng lộng tràn ngập sức xuân, sức xuân phơi phới trong lòng người và tỏa ngát cả đất trời. - Hẳn lòng người có một niềm vui mới vẽ lên cảnh vật tươi đẹp, trong sáng, dạt dào sức sống như thế. b. Cảnh con thuyền bàn việc quân trở về trong đêm trăng: - ở nơi sóng khói mịt mù sâu thẳm bàn việc quân. Quan điểm những vấn đề quân sự lien quan đến vận mệnh đất nước gợi bí mật, không khí khẩn trương. Nửa đêm, con thuyền trở về trong cảnh dòng sông trăng, con thuyền bàn việc quân cũng bát ngát, ăm ắp ánh trăng vàng=> hình ảnh vừa thực vừa lãng mạn nên thơ. Câu: “Dạ bán trung thanh đáo khach thuyền”. Một bên là tiếng chuông chùa ngân vang, lan tỏa trong đêm thanh tĩnh gợi tâm trạng cô đơn, người lữ khách. Một bên là ánh trăng lan tỏa lai láng, sóng sánh trên thuyền gợi tâm trạng phấn chấn, lạc quan của vị lãnh tụ vừa quyết định những vấn đề trọng đại cho dân, cho nước. - Cả 2 bài thơ tả cảnh trăng khuya nơi núi rừng Việt Bắc. Song “Cảnh khuya” tả cảnh núi rừng điệp trùng, cảnh nhiều tầng, hùng vĩ và thơ mộng của đại ngàn dưới trăng. + Rằm tháng giêng: Tả cảnh trăng trên sông nước với 1 không gian bát ngát tràn trề sức xuân. Cả 2 bài kết hợp tạo nên bức tranh toàn cảnh về VB đêm trăng. - Tâm hồn yêu thiên nhiên nhạy cảm với vẻ đẹp của thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước. Suy cho cùng tình cảm gốc rễ là lòng yêu dân, yêu nước. Tình yêu thiên nhiên cũng là biểu hiện cụ thể phong thái ung dung tâm hồn lạc quan tin tưởng vào tương lai CM. * Ghi nhớ : (sgk/143) III. Luyện tập: * Giống nhau: - Sáng tác ở VB trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp. - Viết về cảnh trăng đẹp theo thể thơ tứ tuyệt lời ít, ý nghĩa nhiều. - Viết bằng chữ Hán. - Tả cảnh trăng nơi núi rừng và trăng trên sông nước. * Khác nhau: + Tình yêu thiên nhiên gắn với lòng yêu nước. + Phong thái ung dung, lạc quan của người chiến sĩ, vị lãnh tụ trong khó khăn, gian khổ + Kết hợp phương thức miêu tả, biểu cảm để tạo sự phong phú của nội dung bài thơ. + Nhiều hình ảnh thiên nhiên đẹp, có màu sắc cổ điển mà bình dị, tự nhiên IV. Củng cố(3’) Tìm những bài miêu tả cảnh trăng đẹp. Vì sao ngày thơ Việt Nam lại là ngày rằm tháng giêng. V. Hướng dẫn về nhà(2’) Học thuộc bài thơ, thuộc ghi nhớ ( sgk/143), phân tích bài thơ Soạn: “Thành ngữ”. *Rút kinh nghiệm .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tuần 12 Ngày dạy: / /2012 Tiết 46 : kiểm tra 45 phút A. Mục tiêu cần đạt: *Kiến thức - Kiểm tra nhận thức của HS về cấu tạo từ, từ loại, nghĩa của từ và từ HV. * Kĩ năng - Rèn kỹ năng trình bày bài trắc nghiệm, kỹ năng viết đoạn văn. *Thái độ - Có thái độ nghiêm túc khi làm bài kiểm tra. B. Chuẩn bị của giáo viên, học sinh: * * Giáo viên: Ra đề, lập ma trận, đáp án biểu điểm , vi tính, phô tô. * Học sinh: : Ôn lại các kiến thức phần TV. C. Tiến TRìNH dạy học: I.Tổ chức lớp (1’) II. Kiểm tra bài cũ III. Bài mới Ma trận đề kiểm tra Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Thấp Cao 1. Từ ghép, Từ láy Khái niệm từ ghép, các loại từ ghép, từ láy Lấy VD về từ ghép, từ láy Số câu Số điểm Tỉ lệ% 0,5 1,0 10% 0,5 1 10% 1 2,0 20% 2. Đại từ Thế nào là đại từ ; Các loại đại từ Tìm đại từ trong các VD Số câu Số điểm Tỉ lệ 0,5 1,0 10% 0,5 1,0 10% 1 2,0 20% 3. Từ đồng âm Đặt câu với các từ đồng âm Số câu Số điểm Tỉ lệ 1 2,0 20% 1 2,0 20% 4. Quan hệ từ Viết một đoạn văn sử dụng QHT Số câu Số điểm Tỉ lệ 1 4,0 40% Tổng số câu Tổng số điểm Tổng % 1,0 2,0 20% 1,0 1,5 15% 1,0 2,0 20% 1,0 4,0 40% 4 10 100% Đề bài 7B Câu 1 : Thế nào là từ ghép? Có mấy loại từ ghép? Cho VD? Câu 2. Đại từ là gì? Timg đại từ trong các VD sau Đảng ta đó trăm tay nghìn mắt Đảng ta đây xương sắt da đồng Nó là một học sinh chăm ngoan, học giỏi. Vì thế mọi người rất yêu quý nó. Câu 3. Đặt câu với những cặp từ đồng âm sau : Thu (Danh từ) – Thu (Động từ) Ba (Danh từ) – Ba ( Số từ) Câu 4. Viết một đoạn văn biểu cảm về một người bạn thân của em trong đó có sử dụng QHT (Gạch chân để xác định) 7C Câu 1 : Thế nào là từ láy? Có mấy loại từ láy? Cho VD? Câu 2. Có mấy loại đại từ ? Tìm đại từ trong các VD sau: a)Tôi là học sinh trường THCS ứng Hòe b)Bởi hắn ăn uống điều độ nên hắn chóng lớn lắm Câu 3. Đặt câu với những cặp từ đồng âm sau. Hầm(Danh từ) – Hầm(Động từ) Đông (Danh từ) – Đông ( Tính từ) Câu 4. Viết một đoạn văn biểu cảm về một người bạn thân của em trong đó có sử dụng QHT (Gạch chân để xác định) Đáp án về biểu điểm 7B: Câu 1. - Từ ghép là những từ có 2 tiếng trở nên được tạo thành bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về mặt nghĩa(1đ) - Có 2 loại từ ghép : từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ(1đ) - VD : + Đẳng lập : bàn ghế + Chính phụ : Hoa hồng Câu 2: Đại từ là những từ dùng để trỏ người ,vật, hoạt động, tính chất ... trong một ngữ cảnh nhất định hoặc dùng để hỏi (1đ) a) Tôi (0,5đ) b) Hắn (0,5đ) Câu 3. Đặt câu đúng ngữ pháp, sử dụng đúng các từ (Mỗi câu 0,5đ) Câu 4. Đoạn văn đúng nội dung (3đ) Có sử dụng QHT , xác định (1đ) 7C: Câu 1. - Từ láy là những từ có 2 tiếng trở nên được tạo thành bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về mặt âm(1đ) - Có 2 loại từ láy : từ hoàn toàn và từ láy không hoàn toàn(1đ) - VD : + Đẳng lập : bàn ghế + Chính phụ : Hoa hồng Câu 2: Đại từ có hai loại : Đại từ để trỏ và đại từ để hỏi(1đ) a) Ta (0,5đ) b) Nó (0,5đ) Câu 3. Đặt câu đúng ngữ pháp, sử dụng đúng các từ (Mỗi câu 0,5đ) Câu 4. Đoạn văn đúng nội dung (3đ) Có sử dụng QHT , xác định (1đ) IV. Củng cố Nhận xét giờ kiểm tra V. Hướng dẫn về nhà Soạn bài : “ Thành ngữ”. *Rút kinh nghiệm ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Tuần 12 Ngày dạy: / /2012 Tiết 47 : Tập làm văn: trả bài tập làm văn số 2 A. Mục tiêu cần đạt: *Kiến thức: -HS tự đánh giá được năng lực viết văn biểu cảm của mỡnh và tự biết sửa lỗi trong bài viết * Kĩ năng: -Củng cố kiến thức về văn biểu cảm và kĩ năng liên kết văn biểu cảm. *Thái độ: -Có thái độ tích cực trong việc nhận và sửa lỗi. B. Chuẩn bị của giáo viên, học sinh: *Giáo viên: Soạn giáo án * Học sinh: Soạn bài C. Tiến trình dạy học: I.Tổ chức lớp (1’) II. Kiểm tra bài cũ(4’) Trình bày các cách lập ý cho bài văn biểu cảm? III. Bài mới(25) Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt HS đọc lại đề bài GV hướng dẫn lập dàn ý theo bố cục 3 phần GV trả bài và thông báo kết quả GV nhận xét ưu, khuyết điểm để học sinh sửa cho những bài sau. I.Đề bài: 1.Loài cây em yêu. 2.Loài hoa em yêu II. Lập dàn ý *Mở bài: - Giới thiệu về loài cây, loài hoa mà em yêu thích * Thân bài: - Miêu tả một vài đặc điểm tiêu biểu của cây, hoa => Bộc lộ tình cảm - Kể lại một vài kỉ niệm gắn bó với cây, hoa - ý nghĩa của loài cây, hoa với đời sống con người - ý nghĩa của cây, hoa với bản thân em ( Quá khứ, hiện tại, tương lai) * KB: - Tình cảm của em dành cho cây, hoa III. Trả bài , thống kê điểm Lớp Đạt yêu cầu Chưa đạt 7B 7C IV. Nhận xét 1.Ưu điểm - Đa số học sinh đã bước đầu biết làm văn biểu cảm - Học sinh xác định đúng đối tượng biểu cảm - Bài viết có bố cục rõ ràng, biết tách đoạn - Trình bày khoa học 2. Hạn chế - Một số bài chưa xác định đúng đối tượng biểu cảm - Đa số diễn đạt lủng củng ( Hùng, Thủy) - Một số bài trình bày cẩu thả ( Hương , Mai) V. Sửa lỗi 1. Lỗi chính tả- Sấu xí (xấu xí), chở nên(trở nên) , khoảng khắc (khoảnh khắc) , cây che (tre), đấu chanh )tranh) 2. Lỗi diễn đạt - Cây đề chưa bao giờ bị gió bão. - Chiều chiều em cũng ra cây mít tâm sự - Em không bao giờ xa cây đề ở đầu làng đang đứng sừng sững như một chiến sĩ canh giữ cho làng 3. Lỗi dùng từ - Cây tre đã trở thành lỗi lạc ( không phù hợp) IV. Củng cố (2’) -Ôn lại những kiến thức về văn biểu cảm. V. Hướng dẫn về nhà(2’) Chuẩn bị : “ Thành ngữ” *Rút kinh nghiệm ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Tuần 12 Ngày dạy: /9/2012 Tiết 48 : Tiếng Việt : Thành ngữ A. Mục tiêu cần đạt * Kiến thức: - Khái niệm thành ngữ - Nghĩa của thành ngữ - Chức năng của thành ngữ trong câu - Đặc điểm diễn đạt và tác dụng của thành ngữ * Kĩ năng: - Nhận biết thành ngữ - Giải thích ý nghĩa của 1 số thành ngữ thông dụng Ra quyết định : lựa chọn cách sử dụng thành ngữ phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ quan điểm cá nhân về cách sử dụng thành ngữ * Thái độ: - Có ý thức sử dụng thành ngữ trong khi giao tiếp B. Chuẩn bị của giáo viên, học sinh: * Giáo viên: soạn giáo án, sách giáo viên, bảng phụ, hệ thống bài tập bổ sung. * Học sinh: soạn bài, chuẩn bị theo hướng dẫn của GV. C. Tiến trình dạy học: I.Tổ chức lớp (1’) II. Kiểm tra bài cũ(4’). Nhắc lại những đơn vị kiến thức tiếng Việt đã học III. Bài mới(35’) Trong văn thơ cũng như trong giao tiếp hang ngày, chỳng ta phải sử dụng số lượng thành ngữ rất lớn. Vậy thành ngữ là gỡ? Vỡ sao nhõn dõn ta lại thớch dựng thành ngữ? Tiết học hụm nay chỳng ta cựng tỡm hiểu. Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt H/s đọc v/d trong SGK. - Nhận xét về cấu tạo của cụm từ “lên thác xuống ghềnh” trong câu ca dao? ? Có thể thay một vài từ trong cụm từ này bằng những từ khác được không? ? Có thể thêm xen vào trong cụm từ một vài từ khác được không? ? Có thể thay đổi vị trí của các từ trong cụm từ được ko? ? Từ đó em rút ra nhận xét gì về đặc điểm cấu tạo của cụm từ đó. ? Cụm từ đó có ý nghĩa là gì? Tại sao lại nói “lên thác xuống ghềnh”? ? Em hiểu nghĩa của cụm từ đó bằng cách nào? ? Em có thể khái quát lại những đ2 vừa phân tích được của cụm từ “LTXG” .-> Đó là thành ngữ. Bài tập nhanh: - Giải nghĩa các thành ngữ sau và cho biết em hiểu nghĩa các thành ngữ đó theo cách nào? + Nước đổ đầu vịt. ( ẩn dụ) + Nhanh như chớp. (so sánh) + Da mồi tóc sương (hoán dụ) ? Tìm xem trong v/d sau có s/d thành ngữ không? “MN là máu của… Sông có thể cạn, núi có thể mòn ... -> Có s/d thành ngữ: “Sông cạn, đá mòn”. ? Qua đó em có lưu ý gì về tích cố định của thành ngữ? Đọc các vd Sgk. ? Xác định vai trò ngữ pháp của TN trong các v/d? ? Phân tích cái hay của việc s/d thành ngữ trong các văn bản? ? Nêu ghi nhớ? ? Cái hay của TN được tạo nên nhờ các yếu tố nào? (TN s/d từ trái nghĩa, đồng nghĩa, từ HV, điển tích, điển cố,..) ? BT nhanh: ? Cho ví dụ TN. ? Tìm và giải nghĩa các thành ngữ trong các v/d: - GV h/d h/s kể các t/n có liên quan đến các thành ngữ. - Đặt câu với các thành ngữ đó. I)Thế nào là thành ngữ ? 1. Ví dụ: - Cụm từ “lên thác xuống ghềnh” 2.Nhận xét: - Không thể thay một vài từ trong cụm từ này bằng những từ khác. - Không thể thêm hay bớt từ nào (ở) trong cụm từ đó. - Không thể thay đổi vị trí các từ trong cụm từ đó. => Cụm từ đó có tính cố định => ý nghĩa: Trôi nổi, lênh đênh, phiêu dạt =>(không hiểu theo nghĩa đen của cụm từ mà hiểu theo phép chuyển nghĩa ẩn dụ). *Ghi nhớ: SGK. Lưu ý Tính cố định của thành ngữ không phải là cứng nhắc mà vẫn có thể thay đổi qua sáng tạo của người s/d TN. II. Sử dụng thành ngữ 1.Ví dụ: SGK. 2. Nhận xét - Thành ngữ làm thành phần câu: CN, VN, phụ ngữ trong cụm từ - Thành ngữ thường ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao * Ghi nhớ: SGK: III. Luyện tập Bài tập 1 a, Sơn hào hải vị Nem công chả phượng. b, Khoẻ như voi: Tứ cố vô thân: - Món ăn quý hiếm, đẹp mắt. - Rất khoẻ. - Không có ai thân thích. Bài tập 2 - Chúng ta đều là dòng dõi con Rồng cháu Tiên cả ấy mà. - Đừng đánh giá bạn bè theo kiểu thầy bói xem voi ấy. IV. Củng cố(3’) - Đặc điểm cấu tạo, ý nghĩa, chức vụ ngữ pháp của thành ngữ? - Trong lời ăn tiếng nói sử dụng hợp lý thành ngữ có tác dụng gì? V. Hướng dẫn về nhà(2’) - Chuẩn bị “Trả bài kiểm tra văn, TV”- Làm các bài tập cẩn thận vào vở bài tập *Rút kinh nghiệm .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ban giám hiệu Tổ chuyên môn

File đính kèm:

  • docTuan 12.doc